Ảnh hưởng của đạo đức nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay

Tính cấp thiết của đề tài Nho giáo là một trong những trào lưu triết học Trung Hoa cổ đại do Khổng Tử (551 - 479TCN) sáng lập. Nhìn chung, Nho giáo là cả một hệ thống quan niệm về thế giới, xã hội và con người. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của Nho giáo là nói về đạo đức, nhấn mạnh vào đạo đức, cường điệu tác động của đạo đức trong xã hội và lịch sử, đây có thể coi là một đặc tính cơ bản của Nho giáo. Nho giáo được du nhập vào nước ta từ những năm cuối trước công nguyên chủ yếu theo “gót giày” quân xâm lược phương Bắc. Là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội lấy con người làm trọng tâm, Nho giáo đã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam qua nhiều thế kỷ (từ giữa thế kỷ XV về sau). Với vị trí, vai trò là hệ tư tưởng, là công cụ cai trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo, đạo đức Nho giáo đã len lỏi, tác động trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam mất đi tư cách là học thuyết thống trị xã hội, đạo đức Nho giáo không còn giữ vai trò nền tảng chi phối toàn bộ đời sống tinh thần cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam. Từ đó, có những nơi, những lúc người ta đã phủ nhận sạch trơn vai trò của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với dân tộc ta và muốn nhanh chóng xóa bỏ nó hoàn toàn bởi những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại trong xã hội cũ như đầu óc gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, bệnh gia đình chủ nghĩa Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện đại, những dư âm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo vẫn hiện hữu trong các quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong phong tục, tập quán, trong nghi thức thờ cúng, trong những tín ngưỡng cổ truyền và vô vàn những lát cắt khác nhau của đời sống. Đạo đức Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực cho dù người ta có muốn hay không.

pdf164 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 4710 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU TRANG ¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI §êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU TRANG ¶NH H¦ëNG CñA §¹O §øC NHO GI¸O §èI VíI §êI SèNG TINH THÇN CñA NG¦êI VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT 2. TS. PHAN MẠNH TOÀN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Hoàng Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 10 1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 18 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 21 Chương 2: ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO Ở VIỆT NAM 24 2.1. Nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc 24 2.2. Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam 42 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 67 3.1. Đời sống tinh thần và phương thức ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay 67 3.2. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 81 3.3. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với một số lĩnh vực trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 113 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 121 4.1. Phương hướng phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 121 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay 128 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nho giáo là một trong những trào lưu triết học Trung Hoa cổ đại do Khổng Tử (551 - 479TCN) sáng lập. Nhìn chung, Nho giáo là cả một hệ thống quan niệm về thế giới, xã hội và con người. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của Nho giáo là nói về đạo đức, nhấn mạnh vào đạo đức, cường điệu tác động của đạo đức trong xã hội và lịch sử, đây có thể coi là một đặc tính cơ bản của Nho giáo. Nho giáo được du nhập vào nước ta từ những năm cuối trước công nguyên chủ yếu theo “gót giày” quân xâm lược phương Bắc. Là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội lấy con người làm trọng tâm, Nho giáo đã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam qua nhiều thế kỷ (từ giữa thế kỷ XV về sau). Với vị trí, vai trò là hệ tư tưởng, là công cụ cai trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo, đạo đức Nho giáo đã len lỏi, tác động trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam mất đi tư cách là học thuyết thống trị xã hội, đạo đức Nho giáo không còn giữ vai trò nền tảng chi phối toàn bộ đời sống tinh thần cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam. Từ đó, có những nơi, những lúc người ta đã phủ nhận sạch trơn vai trò của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với dân tộc ta và muốn nhanh chóng xóa bỏ nó hoàn toàn bởi những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại trong xã hội cũ như đầu óc gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, bệnh gia đình chủ nghĩa Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện đại, những dư âm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo vẫn hiện hữu trong các quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong phong tục, tập quán, trong nghi thức thờ cúng, trong những tín ngưỡng cổ truyền và vô vàn những lát cắt khác nhau của đời sống. Đạo đức Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực cho dù người ta có muốn hay không. Vấn đề nảy sinh ở chỗ, đúng là những hạn chế, tiêu cực trong đạo đức Nho giáo cần phải được loại bỏ để nó không cản trở sự phát triển của xã hội mới nhưng những ảnh hưởng tích cực của nó thì cần được lưu giữ và phát huy. Vai trò của đạo 2 đức Nho giáo càng được khẳng định nhất là trong bối cảnh ngày nay khi chúng ta đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của thể chế kinh tế thị trường và quá trình hội nhập đã góp phần làm cho đạo đức xã hội xuống dốc một cách nghiêm trọng. Không ít vấn đề được xem như đạo lý xưa nay bị đảo lộn khi mà sự lên ngôi của đồng tiền đã khiến cho tình cảm giữa con người với con người trở thành một thứ xa xỉ, khi mà cha mẹ bị con cái bạc đãi, đánh đập, khi mà người ta có thể sống vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác Trước thực trạng đó, nhiều người tỏ ra nuối tiếc đạo đức Nho giáo. Không những thế, gần đây, một số nước trong khu vực vốn chịu ảnh hưởng của lễ giáo đạo Nho như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo do biết khai thác tốt những ảnh hưởng tích cực của đạo đức Nho giáo đã góp phần tạo nên những bước phát triển kinh tế vượt bậc càng củng cố thêm sự nuối tiếc ấy. Thực tế, cách làm của một số nước Châu Á trong việc khai thác những giá trị tích cực của Nho giáo, đạo đức Nho giáo nhằm xây dựng và phát triển xã hội hiện đại đã trở thành bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với Việt Nam trong việc lựa chọn cách thức ứng xử hợp lý với Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng. Với vai trò là nền tảng của hệ tư tưởng phong kiến, Nho giáo đã hết thời từ lâu ở Việt Nam cũng như ở quê hương của nó. Nhưng với tính cách là giá trị của di sản văn hóa, nó vẫn không bị lãng quên. Do đó, việc tìm ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần của người Việt hiện tại, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của nó trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh ở nước ta hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Những suy nghĩ đó đã thôi thúc tác giả đi vào nghiên cứu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của luận án Góp phần làm rõ nội dung chính của đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Trình bày một cách có hệ thống một số nội dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo Trung Quốc và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. - Phân tích và làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó. - Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Vì đời sống tinh thần nói chung rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trên ba lĩnh vực cơ bản trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay, cụ thể là: đời sống chính trị, đời sống pháp luật và đời sống đạo đức. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về con người và văn hóa, đạo đức, về đời sống tinh thần - Tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị khoa học của một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung của luận án. - Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp qui nạp và diễn dịch, phương pháp đối chiếu, so sánh để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà luận án đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án - Bước đầu làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc và quá trình du nhập, biến đổi của chúng trong Nho giáo ở Việt Nam trên cơ sở luận giải những nhân tố tác động đến sự biến đổi ấy. 4 - Phân tích những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến một số lĩnh vực cụ thể của đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay như: đời sống chính trị, đời sống pháp luật, đời sống đạo đức và chỉ ra những nguyên nhân của của sự ảnh hưởng. - Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần vào việc tìm hiểu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. - Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn lịch sử triết học phương Đông ở các trường Đại học, các Học viện hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHO GIÁO, ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRUNG QUỐC VÀ NHO GIÁO, ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO Ở VIỆT NAM Cho đến nay đã có rất nhiều công trình tập trung nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo Trung quốc cũng như Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu tập trung vào việc trình bày nguồn gốc ra đời của Nho giáo, đạo đức Nho giáo, những yêu cầu cơ bản của đạo đức Nho giáo Trung Quốc; quá trình du nhập và sự tiếp biến của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam, tiêu biểu có thể kể đến các công trình sau: - Dưới dạng các cuốn sách chuyên khảo hay tham khảo về Nho giáo và đạo đức Nho giáo (ở cả Trung Quốc và Việt Nam) của các học giả trong nước có thể kể đến như: Nho giáo tại Việt Nam [98] của Lê Sỹ Thắng, Bàn về văn hiến Việt Nam [48] và Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49] của Vũ Khiêu, Nho giáo xưa và nay [25] của Quang Đạm, Bàn về đạo Nho [123] của Nguyễn Khắc Viện, Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam [20] do Phan Đại Doãn chủ biên, Góp phần tìm hiểu Nho giáo, nho sỹ, trí thức Việt Nam trước năm 1945 [100] của Chương Thâu, Nho giáo [56] của Trần Trọng Kim, Sự kế thừa và phát triển đạo đức Nho giáo của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115] của Hoàng Trung Trong đó: + Ở cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam [48], tác giả Vũ Khiêu đã dành một phần dung lượng để khái quát mấy nét về nội dung học thuyết của Khổng Tử, trong đó, tác giả tập trung vào làm rõ quan niệm của Khổng Tử về đạo và đức. Tác giả chỉ rõ, theo quan niệm của Khổng Tử, đạo chính là năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn; còn đức bao gồm nhân, trí, dũng - những điều kiện cần thiết để thực hiện năm mối quan hệ trên. Khổng Tử cũng cho rằng, con người ta có năm quan hệ tức là ngũ luân, phải biến ngũ luân đó thành tình cảm sâu sắc là nhân và xác định trách nhiệm của mình với ngũ luân là nghĩa. Nhân nghĩa là lẽ sống của con người, do đó phải được đặt lên trên cả danh vị và tính mệnh. Nêu ra những nét chung trong học thuyết Nho giáo của Khổng Tử cũng chính là cơ sở để tác giả phân tích những ảnh 6 hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần người Việt Nam từ trong quá khứ cho tới hiện tại ở những phần tiếp theo của cuốn sách. + Tác giả Vũ Khiêu, ở phần I cuốn sách Nho giáo và phát triển ở Việt Nam [49] đã tập trung vào việc khái quát một cách có hệ thống sự ra đời và phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo trong lịch sử từ hoàn cảnh ra đời, các bước thăng trầm trên chính quê hương nó tại Trung Quốc cho đến sự du nhập và phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. Tiếp theo đó, tác giả phân tích sự trì trệ của xã hội Việt Nam cùng quá trình suy thoái của Nho giáo, đạo đức Nho giáo và cuối cùng là sự thất bại đầy bi kịch của nó ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự xâm lược của thực dân Pháp năm 1858. Thông qua việc nghiên cứu một cách khá hệ thống đó, tác giả đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện sự ra đời, phát triển và suy tàn của Nho giáo, đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, đồng thời, tác giả khẳng định: trên con đường phát triển, xã hội Việt Nam đã kế thừa rất nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có sự đóng góp của Nho giáo. Không thể phủ nhận ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam khi nó đã được kẻ xâm lược truyền bá suốt 1000 năm và nhất là sau đó đã được Nhà nước chủ động sử dụng như là hệ tư tưởng chính thống. Tuy nhiên, Nho giáo là một vấn đề lớn và phức tạp cần được nghiên cứu nghiêm túc và giải quyết trên cơ sở khoa học, tránh những kết luận cực đoan và vội vã [49, tr.9-10]. + Với tác phẩm Bàn về đạo Nho [123], tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đi sâu vào khái quát đặc điểm của Nho giáo, đạo đức Nho giáo cùng với những mặt tích cực và tiêu cực của nó qua các thời kỳ gắn liền với các triều đại phong kiến và sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Ở đây, tác giả cũng nêu lên những điều tâm đắc của mình khi nghiên cứu về đạo đức Nho giáo với các phạm trù cụ thể như: nhân, lễ, nghĩa. Ông đánh giá cao tính “vừa phải” trong đạo làm người của Nho giáo và vấn đề “xử thế” trong mọi tình huống với mọi đối tượng khác nhau khi đưa ra nhận xét “Tôi thích thú tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phải của đạo Nho” [123, tr.89]. + Trong cuốn Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam [20], các tác giả đã phác thảo lịch sử phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV 7 đến đầu thế kỷ XX. Thông qua việc nghiên cứu đó, các tác giả khẳng định: ở Việt Nam, Nho giáo đã truyền nhập vào từ thời Bắc thuộc, trải qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Nho giáo, đạo đức Nho giáo ngày càng có ảnh hưởng sâu trong xã hội. Đặc biệt, các tác giả cũng cho rằng, Nho giáo khi được du nhập vào Việt Nam được các nhà nho Việt Nam khai thác chủ yếu ở khía cạnh luân lý đạo đức, các yêu cầu, phạm trù đạo đức mà Nho giáo đưa ra trong các mối quan hệ xã hội nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Ở phần 1 trong chương 1 của cuốn sách Sự kế thừa và phát triển đạo đức Nho giáo của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam [115], tác giả Hoàng Trung đã chỉ ra những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo. Tác giả cho rằng, nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo là luân thường, cụ thể luân có năm điều chính gọi là Ngũ luân dùng để chỉ các quan hệ xã hội của con người: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn. Trong đó, có 3 mối quan hệ cơ bản nhất gọi là Tam cương: vua tôi, cha con, chồng vợ. Thường cũng có năm điều chính gọi là Ngũ thường, bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Sau đó tác giả đi vào luận giải từng phẩm chất đạo đức cụ thể trong quan niệm Nho giáo và chủ yếu dừng lại ở tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử - Một số công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về Nho giáo, đạo đức Nho giáo dưới dạng những cuốn sách chuyên khảo được dịch ra tiếng Việt trong những năm trở lại đây cũng cho chúng ta một cái nhìn khá toàn diện về nội dung cơ bản trong những quan niệm đạo đức Nho giáo. Đồng thời, các công trình này cũng đưa ra những đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo theo ý kiến riêng của từng tác giả căn cứ vào góc độ nghiên cứu khác nhau ở cùng một vấn đề. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình như: Bàn về Khổng Tử [87] của Quan Phong, Lâm Duật Thời, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc [128] của Lã Trấn Vũ, Nho gia với Trung Quốc ngày nay [101] của Vi Chính Thông, Luận ngữ ứng dụng trong kinh doanh [127] của Thiệu Vũ, Đạo hiếu trong Nho gia [13] của Cao Vọng Chi, Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30] do Tần Tại Đông chủ biên Đặc biệt, hai trong số các công trình kể trên thể hiện sự nghiên cứu rất sâu sắc của các tác giả về đạo đức Nho giáo phải kể đến là Nho giáo với Trung Quốc ngày nay [101] và Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30]. 8 + Tác giả Vi Chính Thông đã nghiên cứu những quan điểm đạo đức Nho giáo trên cơ sở phân tích những khiếm khuyết căn bản của nó với tư cách là một bộ phận chủ yếu trong tư tưởng nhân sinh của Nho giáo trong cuốn sách Nho gia với Trung Quốc ngày nay [101]. Với thái độ phê phán khách quan, khoa học được đề cao từ sau phong trào văn hóa mới cho đến thời điểm bấy giờ tại Trung Quốc, tác giả không hề phủ nhận những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo nhưng đồng thời tác giả cũng cho rằng, phải chỉ rõ những hạn chế chủ yếu của nó ví như: sự hiểu biết nông cạn về cuộc sống hay căn bệnh của đạo hiếu Chỉ khi nghiên cứu và chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của đạo đức Nho giáo mới giúp cho thế hệ trẻ tránh khỏi những suy tưởng phiến diện khi nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo như một trong những nhân tố quan trọng nhất trong tư tưởng truyền thống của người Trung Hoa. + Trong cuốn Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay [30] do Tần Tại Đông chủ biên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu những phạm trù đạo đức Nho giáo như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu và những biểu hiện cụ thể của nó trong 6 lĩnh vực: lập thân, tu thân, xử thế, kết bạn, chức vụ, quản lý. Qua đó, ta có thể hình dung khá rõ nét về diện mạo và nội dung trong những quan điểm của Nho giáo về đạo đức. Không chỉ dừng lại ở đó, những quan niệm đạo đức Nho giáo này vẫn còn có những ý nghĩa hết sức thiết thực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hiện nay - Một số bài viết của các tác giả được đăng tải trên các tạp chí, chẳng hạn như: Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến triều Lý [99] của Trần Việt Thắng, Sự phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý - Trần [16] của Doãn Chính và Phạm Thị Loan, Mấy vấn đề Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XVI và XVII [93] của Nguyễn Đức Sự, Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam [111] của Nguyễn Tài Thư, Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam [53] của Nguyễn Thế Kiệt Trong khuôn khổ của những bài viết này, các tác giả phần nào đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầy đủ về quá trình du nhập, phát triển của Nho giáo, đạo đức Nho giáo
Luận văn liên quan