Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường THPT lương Thế Vinh - Thành phố Thái Nguyên)

Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại ở hai dạng cơ bản là nói và viết. Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi “phong cách nói” hoặc “phong cách khẩu ngữ” đặt trong thế đối lập với “phong cách viết” hoặc “phong cách sách vở”. Xét về mặt lịch sử, tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nói bắt đầu có sự chuyển biến tích cực từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số nhà ngôn ngữ học đã đạt được sự nhất trí rằng, lời nói mới là sự hoạt động chính của ngôn ngữ còn dạng viết chỉ là thứ cấp. Trên thực tế, ngôn ngữ nói cũng từng bị xếp ở vị trí thứ yếu do bị quy vào bản chất không cố định, không có hệ thống và không có cấu trúc. Từ những tồn tại trong nghiên cứu ngôn ngữ cần thiết phải có cái nhìn đầy đủ, toàn diện không thể áp đặt cái nhìn phiến diện đối với ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Việc nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết không chỉ giúp xác định lại một cách đúng đắn những nhận định đã có về ngôn ngữ nói và viết trong phạm vi ngôn ngữ học cơ bản và phân tích diễn ngôn, mà còn có ý nghĩa thiết thực đối những bộ môn khoa học khác như phong cách khoa học ngôn ngữ, lý thuyết dạy và học tiếng. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, dù nói hay viết con người không chỉ cần xác định nội dung giao tiếp tức nói, viết cái gì mà còn quan tâm đến việc nói như thế nào, viết như thế nào. Sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của chủ thể giao tiếp không ngừng bị chi phối bởi các nhân tố như: mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và đối tượng giao tiếp hoặc kênh giao tiếp. Sự lựa chọn này thể hiện năng lực giao tiếp ở mỗi người. Nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra cấp thiết thì cần thiết 4 phải giáo dục cho thế hệ trẻ thói quen nói đúng và viết đúng tiếng Việt. Vấn đề này được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và một trong số đó là Cao Xuân Hạo, người đã từng nhắc đến thực trạng này như sau: “Đặc biệt những lỗi về tiếng Việt, những cách dùng từ sai, những câu bất thành cú (thường là vì cách dịch sát từng chữ do tính cẩu thả của những người dịch tin nước ngoài truyền bá), đã được nêu lên không biết bao nhiêu lần từ hơn nửa thế kỷ nay mà các biên tập viên cũng cứ lặp lại hàng mấy chục lần trong một buổi truyền hình hay phát thanh, và mỗi năm lại được bổ sung thêm hàng chục kiểu lỗi mới phát minh. Những người lớn có văn hoá chỉ khinh bỉ, nhún vai, nhưng thế hệ trẻ nhất là học sinh phổ thông lại tưởng đâu đó lại là một kiểu nói “ hiện đại” hơn, vội vàng bắt chước hoặc tuy không cố bắt chước nhưng nghe nhiều lần đâm quen, không thấy chướng tai nữa, và cứ thế nói ẩu, viết ẩu dần dần phổ biến và rốt cục tiếng Việt trở thành một thứ tiếng tạp nham không còn quy tắc ngữ pháp gì nữa.” [ 7, tr.340]

pdf77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5882 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường THPT lương Thế Vinh - Thành phố Thái Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- NGUYỄN HOÀI THU ẢNH HƢỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI ĐẾN NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TRÊN CỨ LIỆU NHỮNG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT LƢƠNG THẾ VINH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- NGUYỄN HOÀI THU ẢNH HƢỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI ĐẾN NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TRÊN CỨ LIỆU NHỮNG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT LƢƠNG THẾ VINH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG Thái Nguyên, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Hoài Thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Khang. Nhân đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang - Người Thầy đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này . Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy, cô giáo, những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngôn ngữ khoá 2007 - 2009 tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh, những người đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Hoài Thu 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT...................................................................... 7 1.1 Khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ............................................. 7 1.1.1 Ngôn ngữ nói ...................................................................................... 7 1.1.2 Ngôn ngữ viết ................................................................................... 11 1.1.3 Những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ...................... 14 1.1.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết ............................................ 16 1.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường THPT Lương Thế Vinh ..... 20 Tiểu kết ......................................................................................................... 21 Chƣơng 2. KHẢO SÁT NĂNG LỰC VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƢƠNG THẾ VINH DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI ...................................................................... 23 2.1 Khái niệm về năng lực ngôn ngữ ............................................................. 23 2.1.1 Năng lực ngôn ngữ ............................................................................ 23 2.1.2 Năng lực giao tiếp ............................................................................. 24 2.2 Khảo sát thực tế về ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh ............................................................. 25 2.2.1 Về phương diện chữ viết ................................................................... 25 2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa .................................................. 29 2.2.3 Về phương diện ngữ pháp ................................................................. 34 Tiểu kết ......................................................................................................... 43 2 Chƣơng 3. NHỮNG NHÂN TỐ TẠO RA ẢNH HƢỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ............... 45 3.1 Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết ..... 45 3.1.1 Học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ....... 45 3.2.2 Môi trường giao tiếp.......................................................................... 48 3.2.3 Ảnh hưởng của ngôn ngữ chat ........................................................... 51 3.2 Cách khắc phục ....................................................................................... 53 3.2.1 Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết ............................................................................................................. 53 3.2.3 Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp ............................ 55 Tiểu kết ........................................................................................................ 57 KẾT LUẬN .................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 62 PHỤ LỤC......................................................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại ở hai dạng cơ bản là nói và viết. Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi “phong cách nói” hoặc “phong cách khẩu ngữ” đặt trong thế đối lập với “phong cách viết” hoặc “phong cách sách vở”. Xét về mặt lịch sử, tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nói bắt đầu có sự chuyển biến tích cực từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số nhà ngôn ngữ học đã đạt được sự nhất trí rằng, lời nói mới là sự hoạt động chính của ngôn ngữ còn dạng viết chỉ là thứ cấp. Trên thực tế, ngôn ngữ nói cũng từng bị xếp ở vị trí thứ yếu do bị quy vào bản chất không cố định, không có hệ thống và không có cấu trúc. Từ những tồn tại trong nghiên cứu ngôn ngữ cần thiết phải có cái nhìn đầy đủ, toàn diện không thể áp đặt cái nhìn phiến diện đối với ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Việc nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết không chỉ giúp xác định lại một cách đúng đắn những nhận định đã có về ngôn ngữ nói và viết trong phạm vi ngôn ngữ học cơ bản và phân tích diễn ngôn, mà còn có ý nghĩa thiết thực đối những bộ môn khoa học khác như phong cách khoa học ngôn ngữ, lý thuyết dạy và học tiếng. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, dù nói hay viết con người không chỉ cần xác định nội dung giao tiếp tức nói, viết cái gì mà còn quan tâm đến việc nói như thế nào, viết như thế nào. Sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của chủ thể giao tiếp không ngừng bị chi phối bởi các nhân tố như: mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và đối tượng giao tiếp hoặc kênh giao tiếp. Sự lựa chọn này thể hiện năng lực giao tiếp ở mỗi người. Nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra cấp thiết thì cần thiết 4 phải giáo dục cho thế hệ trẻ thói quen nói đúng và viết đúng tiếng Việt. Vấn đề này được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và một trong số đó là Cao Xuân Hạo, người đã từng nhắc đến thực trạng này như sau: “Đặc biệt những lỗi về tiếng Việt, những cách dùng từ sai, những câu bất thành cú (thường là vì cách dịch sát từng chữ do tính cẩu thả của những người dịch tin nước ngoài truyền bá), đã được nêu lên không biết bao nhiêu lần từ hơn nửa thế kỷ nay mà các biên tập viên cũng cứ lặp lại hàng mấy chục lần trong một buổi truyền hình hay phát thanh, và mỗi năm lại được bổ sung thêm hàng chục kiểu lỗi mới phát minh. Những người lớn có văn hoá chỉ khinh bỉ, nhún vai, nhưng thế hệ trẻ nhất là học sinh phổ thông lại tưởng đâu đó lại là một kiểu nói “ hiện đại” hơn, vội vàng bắt chước hoặc tuy không cố bắt chước nhưng nghe nhiều lần đâm quen, không thấy chướng tai nữa, và cứ thế nói ẩu, viết ẩu dần dần phổ biến và rốt cục tiếng Việt trở thành một thứ tiếng tạp nham không còn quy tắc ngữ pháp gì nữa.” [ 7, tr.340] Nghiên cứu ngôn ngữ nói và viết sẽ góp phần vào việc phát triển, nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của học sinh trong nhà trường. Thực trạng của học sinh phổ thông hiện nay là năng lực phân tích còn yếu kém. Các em chỉ có thể mô tả lại sự vật, hiện tượng, còn khi được yêu cầu phân tích, đánh giá lập tức các em sẽ gặp khó khăn và thường là không thể làm được. Hơn thế nữa, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em rất yếu. Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của các em và đã được học rất nhiều năm qua, thế mà khi sử dụng, các em vẫn mắc nhiều lỗi về dùng từ, viết câu, dựng đoạn, liên kết ý, diễn đạt… Đa phần các em viết lung tung, lộn xộn, không có cấu trúc rõ ràng, ý nghĩa tối tăm, nhiều khi không thể diễn đạt rõ ràng suy nghĩ của mình khi được giáo viên hỏi… Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, luận văn này tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của tiếng Việt nói tới tiếng Việt viết ở một trường học cụ thể - nơi 5 mà chúng tôi đang làm công tác giảng dạy, đó là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, thành phố Thái Nguyên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên, luân văn mong muốn góp phần vào làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đặc biệt là những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông. Qua đó, luận văn đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung, tiếng Việt nói riêng trong nhà trường nhằm nâng cao khả năng nói và viết tiếng Việt của học sinh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ như sau: 1). Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 2). Giới thiệu những nét cơ bản về môi trường dạy học của trường THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên (Có tác động đến tiếng Việt của học sinh). 3). Khảo sát đặc điểm sử dụng tiếng Việt của học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh khi viết, chú trọng tác động của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết. 4) Chỉ ra những nhân tố tạo ra những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết và đề ra cách khắc phục. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt học sinh sử dụng ở trường THPT Lương Thế Vinh – nơi mà chúng tôi đang tham gia giảng dạy . - Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các bài kiểm tra, các bài thi của học sinh và quan sát tiếng Việt các em học sinh sử dụng khi phát biểu trong lớp. 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp của ngôn ngữ học xã hội và phương pháp phân tích lỗi của dụng học. Phương pháp của ngôn ngữ học nhằm điều tra thực tế ảnh hưởng của tiếng Việt nói đến tiếng Việt viết của học sinh. Phương pháp phân tích lỗi của dụng học nhằm thống kê, phân loại những lỗi xuất hiện trong bài văn của học sinh 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: đề tài góp phần chứng minh cho luận điểm: giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có sự tác động qua lại với nhau. - Về mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra năng lực ngôn ngữ của học sinh THPT hiện nay và năng lực vận dụng chúng như thế nào, luận văn bước đầu khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THPT, hy vọng sẽ giúp cho việc dạy - học tiếng Việt có hiệu quả hơn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Khảo sát năng lực sử dụng tiếng Việt khi viết của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh dưới tác động của ngôn ngữ nói. Chương 3: Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh và cách khắc phục. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và viết như: tính tự nhiên và tính nhất thời, tính trực tiếp và tính không gọt giũa của ngôn ngữ nói; tính hoàn chỉnh và tính cố định, tính không đối mặt và vững bền, tính gọt giũa của ngôn ngữ viết. 1.1 Khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 1.1.1 Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ nói có vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Cuộc sống của các cá thể là một chuỗi nối tiếp của những hành động có chủ ý (và không có chủ ý), với một hoặc một số người nghe xác định, nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp trước mắt hoặc để đạt một mục đích nào đó. 1.1.1.1 Tính tự nhiên và tính nhất thời Lời nói thường trải ra một cách tự nhiên, ít gò bó. Người nói có khả năng phát ra một tràng dài, thường là các ngữ đoạn ngắn hơn một câu, và các ngữ đoạn này dường như thiếu liên kết bề mặt như cách tổ chức một văn bản viết. Tính tự nhiên cũng có nguyên nhân từ tính tức thời, từ tính chất không dàn dựng trước, hoặc không được lập trình trước. Cho rằng người nói có thể chuẩn bị trước một số ý cơ bản trước khi gặp gỡ, trò chuyện với đối tượng mà mình quan tâm, nhưng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày không ai có thể chuẩn bị đến từng chi tiết như khi soạn thảo văn bản trên giấy hoặc bằng máy vi tính. Trong tương tác mặt đối mặt, người nói và người nghe thường luân phiên đưa ra và chấp nhận các lượt lời, luân phiên đổi vai cho nhau. Phát ngôn kế tiếp của người nói thứ nhất không hoàn phụ thuộc vào ý chủ định của người ấy, mà trái lại, phụ thuộc rất lớn vào hồi đáp tức thời của người nghe, tức là người sẽ luân phiên đảm nhận vị trí người nói thứ hai. Nếu cuộc thoại 8 không diễn tiễn như dự kiến, người nói phải lựa chọn cách bổ sung sửa chữa hoặc chuyển hướng đề tài. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tự nhiên. Tuy vậy đặc tính tự nhiên của ngôn ngữ nói không đồng nghĩa với “tự do”, “hồn nhiên” hoặc “phi nghệ thuật”. Ngôn ngữ nói không chỉ có những ràng buộc thông thường tùy vào mục đích và nội dung giao tiếp, nhất là những quy định mang màu sắc văn hoá, phong cách ứng xử chung của cộng đồng người bản ngữ. Ngôn ngữ nói tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới được cấu thành bởi những yếu tố ngôn ngữ mang tính chất tuỳ chọn, nhưng thực chất cũng bị ràng buộc một cách chặt chẽ: từ cách xưng hô đến cách mở đầu, cách phát triển đề tài diễn ngôn, cho đến cách kết thúc cuộc thoại. Những yếu tố này thuộc đặc trưng mang tính dân tộc, thể hiện thói quen tiềm tàng trong cách nghĩ, trong tập tục đời sống văn hoá của cộng đồng suốt chiều dài lịch sử. Một trong những điểm nổi bật khác tạo nên sự khác biệt lớn giữa nói và viết đó là bản chất nhất thời, tức là bản chất không cố định được trong không gian của ngôn ngữ nói. Có thể thấy rằng người nghe phải xử lý nguồn thông tin mà họ nghe được bằng cách ghi nhớ, tóm tắt nội dung được trình bày hơn là tập trung ghi nhớ từng chữ từng lời. Họ phải lưu ý để nhận biết phần ý mà người nói muốn truyền đạt, hơn là phần lời đã được nói ra. Một mặt, tính nhất thời là điểm thuận lợi đối với người nói khi cần chuyển hướng đề tài sửa chữa các phát ngôn, hoặc thậm chí phủ định lời nói đã được nói ra. Mặt khác, bản chất nhất thời khiến lời nói miệng chỉ có hiệu lực tức thời và có thể gây ra những khó khăn nhất định khi người nghe chỉ dựa trên những “hợp đồng miệng” nhất là trong giao dịch mua bán, trong những mối quan hệ tình cảm, …vv… 9 1.1.1.2 Tính trực tiếp Khi người nói quyết định nói điều gì thì cũng là lúc người ấy phát đi các tín hiệu ngôn ngữ bằng một chuỗi âm thanh. Đồng thời người nghe cũng lập tức tiếp nhận và giải mã các tín hiệu âm thanh ấy. Khác với giao tiếp bằng chữ viết, trong giao tiếp bằng lời nói người nghe có cơ hội để hỏi lại và có thể được giải thích ngay tại chỗ. Điều này cũng có đóng góp đáng kể đến mức độ thành công trong việc truyền đạt và nhận hiểu nội dung giao tiếp. Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói khó có thể đạt hiệu quả nếu giữa hai phía đối thoại không có hiểu biết chung, hoặc giả định chung về nhau. Điều này cũng có nghĩa là trong những tình huống giao tiếp mặt đối mặt, các bên tham gia hội thoại có được những thuận lợi nhất định như biết được khi nào nên nói hay nên dừng, đều nhận thức được về môi trường vật lý xung quanh, về các mối quan hệ xã hội và văn hoá giữa họ với nhau và do đó có thể điều chỉnh được tác động của những điều họ nói ra đối với người nghe. Tóm lại, nhờ vào tính chất trực tiếp của tình huống giao tiếp cụ thể mà người nói có thể tạo ra những phát ngôn để người nghe có thể hiểu được một cách dễ dàng. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người đọc chỉ có thể có thêm các tín hiệu ngoài văn bản như tranh ảnh, sơ đồ (nếu có), chữ viết tay hoặc hình thức của chữ in, hoặc xuất xứ của văn bản (từ sách, tạp chí,…vv..). Trong khi đó, người nghe với tư cách là người thụ ngôn hoàn toàn có thể dựa vào nét mặt, ánh mắt, cử chỉ cũng như giọng điệu của người nói để hiểu đúng ý định chức năng mà người nói muốn thể hiện. Nhờ có thể quan sát trực tiếp trong giao tiếp mặt đối mặt mà hai phía người nói và người nghe có thể cùng thương lượng nghĩa, thậm chí họ có thể sửa chữa kịp thời để làm tăng hoặc giảm tác động phát ngôn đối với bên còn lại, điều mà người viết trong những điều kiện thông thường khó có thể thực hiện được. 10 1.1.1.3 Tính không gọt giũa Ngay cả người nói ngôn ngữ thứ nhất đôi khi cũng có một số khó khăn do phải tổ chức các phát ngôn trong một thời gian tương đối ngắn. Các lỗi thường gặp khi nói là: những lỗi về từ ngữ, cú pháp, việc bỏ lửng những ý định mình định nói lúc đầu hoặc quên đi phần mình vừa phát biểu xong và lặp lại cùng một ý. Trong tương tác mặt đối mặt, người phát ngôn tổ chức lời nói của mình một cách nhanh chóng. Do thời gian cho phép để vừa tổ chức phát ngôn, vừa thao tác để sản sinh phát ngôn bị hạn chế, và do người nói và người nghe thường có những hiểu biết chung nên người nói thường không nói hết và nhường phần tham chiếu lại cho người nghe. Sự thiếu hụt về thời gian nêu trên được đền bù bằng cách người nói có điều kiện để vừa suy nghĩ vừa diễn tả ngay những hình ảnh, ý nghĩ trong đầu thành những sản phẩm lời nói có tính tự phát. Kết quả là những sản phẩm nói tức thời thường ít trau chuốt và không hoàn chỉnh (theo cách đánh giá đối với văn bản viết), bởi vì một người bình thường khó có thể làm cả hai việc một lúc là vừa nói tự nhiên vừa nói trau chuốt được. Tính không gọt giũa của ngôn ngữ nói được thể hiện ở những nét đặc thù mà người viết có xu hướng loại bỏ khi tạo lập diễn ngôn viết. Trong ngôn ngữ nói tiếng Việt, thường sử dụng rất nhiều trợ từ tình thái như: à, á, đấy, ứ, ừ, chớ, nhớ, nhá, nhỉ…v.v..; các trợ từ nhấn mạnh: chính, cái, cóc, đích, mới, hẳn…vv.. Một mặt, trợ từ là cái thêm vào, là bộ phận lời nói có thể bị lược bỏ khi văn bản được trình bày lại ở dạng viết. Mặt khác, trợ từ là phương tiện ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt. Trợ từ tiếng Việt vừa là những từ công cụ chuyển tải một số ý nghĩa ngữ pháp nhất định, vừa góp phần diễn đạt tư tưởng, tình cảm một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Ngoài ra trợ từ còn có chức năng “đánh dấu” (hoặc làm đầy) văn bản nói. Trợ từ là những yếu tố làm cho ngôn ngữ nói không bao giờ bị đồng nhất với ngôn ngữ viết. 11 Có ý kiến cho rằng chính những yếu tố dư này là những yếu tố làm cho ngôn ngữ nói luôn biến đổi một cách sinh động, mới mẻ và truyền cảm. Có thể nói rằng sự phong phú, đa dạng của trợ từ tình thái x