Cá Tra(Pangasianodon hypophthalmus) là nguồnlợitự nhiên qúy báocủanớc
ta, là nguồn cungcấp thực phẩm cho tiêu dùngnội địa và là nguồn nguyên li ệu
xuất khẩu thủysản quan trọng, giải quyết đợc nhiều công ăn việc làm và đem
lại thu nhập cho hàng trăm ngàn nông dân. Làmột trongsố các đốitợng nuôi
chính trong nuôi trồng thuỷsản có giá trị xuất khẩu cao.Năm 2007tổng kim
ngạch xuất khẩu ngành thủysản đạt 3,75tỷ USD trong đó cá tra và cá basa đạt
974,12 triệu USD
Oxy hòatan trongnớcrất cần thiết chosựhôhấpcủa thủy sinhvật. Trong nuôi
thủysản khi hàmlợng oxy hòa tan thấp gây ảnhhởng đến quá trình phát triển
cũng nhưtỷlệsốngcủa đốitợng nuôi. Ngoàitự nhiên hàmlợng oxy hòa tan
cũng ảnhhởng đếnsự phong phú và đadạngcủa chuỗi thức ăn trong thủyvực.
Hàm lợng oxyhòa tan trongnớcthích h ợp cho nuôi trồng thủysản là > 5mg/L
(Trơng Quốc Phú, 2006).
Cá tra là loài cá cócơ quan hôhấp phụ là bóng khí nên ch ịu được môi trờng
nớc thiếu oxy hoà tan (Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Nhà xuấtbản Nông
nghiệp 2004). TheoYến (2003) thì cá tra có ngỡng oxydới 1,88±0,07 mg/L.
Do khảnăng chịutốt trong môi trờng khắc nghiệt nên cá Tra đợc nuôicả môi
trờngnớc chảylẫnnớctĩnhvới nhiều hình thức nuôi thâm canh trong ao, bè
và đăng quầngvớimật độvà năng suấtrất cao- Nuôiao:mật độ 80con/m3
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3156 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của oxy hoà tan lên tăng trởng của cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong bể ở điều kiện ngoài trời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
---------*****---------
NGUYỄN TRẦN TRỌNG THẮNG
ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HOÀ TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA
GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI TRONG BỂ Ở ĐIỀU KIỆN
NGOÀI TRỜI.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THUỶ SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
CẢM TẠ
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Đỗ Thị Thanh Hương người đã
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn tất cả thầy, cô, cán bộ Khoa Thủy Sản đã giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Kim Hà đã giúp đỡ và chỉ dẫn tôi rất
nhiệt tình trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Xin cảm các bạn sinh viên lớp bệnh học thủy sản K31, lớp nuôi trồng thủy sản K31
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TÓM TẮT
Nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sự tăng trưởng của cá tra (
Pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể được tiến hành từ tháng
09/2008 đến tháng 01/2009 tại khoa thủy sản trường Đại học Cần Thơ. Hàm lưọng
oxy hoà tan trong các nghiệm thức (30%, 60%, 100%) được điều khiển bằng máy
oxy Guard. Thí nghiệm nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của oxy hoà tan lên tốc độ tăng
trưởng của cá tra. Kết quả cho thấy sự tăng trưởng của cá tra giống nuôi trong bể ở
điều kiện ngoài trời ở các hàm lượng oxy khác nhau thì sự khác biệt là có ý nghĩa
(p>0,05) giữa nghiệm thức 30%, 60% vời nghiệm thức 100%. Sau 90 ngày thí
nghiệm thì tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 30% là 0.24±0,07g/ngày; ở
nghiệm thức 60% 0,12±0,09 g/ngày và ở nghiệm thức 100% là 0,64±0,19 g/ngày.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
MỤC LỤC
Trang
Cảm tạ ..................................................................................................................... i
Tóm tắt ................................................................................................................... ii
Danh sách hình ..................................................................................................... iv
Danh sách bảng ...................................................................................................... v
Chương 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
Mục tiêu đề tài .................................................................................. 2
Nội dung đề tài ................................................................................... 2
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2
2.1. Một số đặc điểm sinh học ............................................................... 3
2.1.1 Vị trí phân loại ............................................................................. 3
2.1.2 Phân bố ........................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái sinh lý ........................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................. 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................. 5
2.2. Oxy hòa tan ...................................................................................... 5
2.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy lên các đối tượng nuôi ....... 5
2.4 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy hòa tan lên các chỉ tiêu
huyết học ................................................................................................................ 7
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 8
3.1 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 8
3.2 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 8
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 8
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ................................................... 8
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 8
3.3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................... 8
3.3.2 Chăm sóc và theo dõi ................................................................... 9
3.4 Phương pháp thu thập tính toán và xử lý số liệu .............................. 9
3.4.1 Phương pháp thu mẫu .................................................................. 9
3.4.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu huyết học .......................... 10
3.4.2.1 Phương pháp đếm hồng cầu ................................................... 10
3.4.2.2 Phương pháp đo Hemoglobin ................................................. 10
3.4.2.3 Phương pháp đo Hematocrit VII ............................................ 11
3.4.3 Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống ............ 12
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 14
4.1 Các yếu tố môi trường ................................................................... 14
4.1.1 Biến động tổng đạm Ammonia .................................................. 14
4.1.2 Biến động nitrite ........................................................................ 14
4.1.3 Biến động nitrate........................................................................ 15
4.1.4 Biến động pH ............................................................................. 16
4.1.5 Biến động nhiệt độ ..................................................................... 16
4.1.6 Biến động DO ............................................................................ 17
4.2 Tốc độ gia tăng về trọng lượng ...................................................... 18
4.2.1 Gia tăng trọng lượng .................................................................. 18
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng .................................................................... 19
4.2.3 Tỉ lệ sống và hệ số chuyển hoá thức ăn FCR ............................ 20
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
4.2.4 Tỉ lệ mang trên khối lượng, tỉ lệ bóng khí trên khối lượng, tỉ lệ
tim trên khối lượng .............................................................................................. 21
4.3 Các chỉ tiêu huyết học .................................................................... 22
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 24
5.1 Kết luận ........................................................................................... 24
5.2 Đề xuất ........................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 25
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ............................................... 3
Hình 2.2 Vị trí và hình dạng bong bóng khí của loài cá Tra ................................ 4
Hình 3.1 (a): Máy so màu quang phổ; (b): Máy li tâm hematorcit ....................... 8
Hình 3.2 Hệ thống máy Oxy Guard ...................................................................... 9
Hình 3.3 Buồng đếm Neubauer .......................................................................... 10
Hình 4.1. Biến động TAN của các nghiệm thức ................................................. 14
Hình 4.2. Biến động NO2- của các nghiệm thức .................................................. 15
Hình 4.3. Biến động NO3- của các nghiệm thức ................................................. 16
Hình 4.4. Biến động pH của các nghiệm thức ..................................................... 17
Hình 4.5. Biến động nhiệt độ của các nghiệm thức ............................................. 18
Hình 4.6 Sự gia tăng trọng lượng được ở 3 nghiệm thức sau 3 lần thu mẫu ....... 19
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trung bình nghiệm thức (mg/L)...18
Bảng 4.2: Sự gia tăng trọng lượng giữa các nghiệm thức....................................20
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: DWG (g/ngày) và Tốc độ tăng trưởng tương
đối: SGR (%) ........................................................................................................21
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) và Hệ số thức ăn (FCR) .......................................... .... 22
Bảng 4.5 Tỷ lệ bóng khí (%) tỷ lệ mang và tỷ lệ tim trên khối lượng (%) ......... 23
Bảng 4.6. Các chỉ tiêu huyết học....................................................................... 24
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là nguồn lợi tự nhiên qúy báo của nước
ta, là nguồn cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và là nguồn nguyên liệu
xuất khẩu thủy sản quan trọng, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và đem
lại thu nhập cho hàng trăm ngàn nông dân. Là một trong số các đối tượng nuôi
chính trong nuôi trồng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao. Năm 2007 tổng kim
ngạch xuất khẩu ngành thủy sản đạt 3,75 tỷ USD trong đó cá tra và cá basa đạt
974,12 triệu USD (
Oxy hòa tan trong nước rất cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh vật. Trong nuôi
thủy sản khi hàm lượng oxy hòa tan thấp gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển
cũng như tỷ lệ sống của đối tượng nuôi. Ngoài tự nhiên hàm lượng oxy hòa tan
cũng ảnh hưởng đến sự phong phú và đa dạng của chuỗi thức ăn trong thủy vực.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là > 5mg/L
(Trương Quốc Phú, 2006).
Cá tra là loài cá có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí nên chịu được môi trường
nước thiếu oxy hoà tan (Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Nhà xuất bản Nông
nghiệp 2004). Theo Yến (2003) thì cá tra có ngưỡng oxy dưới 1,88±0,07 mg/L.
Do khả năng chịu tốt trong môi trường khắc nghiệt nên cá Tra được nuôi cả môi
trường nước chảy lẫn nước tĩnh với nhiều hình thức nuôi thâm canh trong ao, bè
và đăng quầng với mật độ và năng suất rất cao - Nuôi ao: mật độ 80 con/m3 nước
năng suất đạt 400 tấn/ha; Nuôi đăng quầng, năng suất 500 tấn/ha; Nuôi bè mật độ
150 con/m3, năng suất 120 kg/m3 (Nguyễn Văn Hảo, 2006).
Do việc thâm canh hoá ngày càng cao nên tình hình nuôi cá tra ngày càng thiếu
bền vững. Các vấn đề về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thị trường xuất khẩu…
diễn ra theo chiều hướng phức tạp. Để nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL phát triển theo
hướng bền vững thì các vấn đề trên cần được giải quyết và khắc phục. Từ tình
hình thực tế diễn ra như vậy các nghiên cứu về cá tra đựơc tiến hành như ảnh
hưởng của dinh dưỡng, bệnh tật lên sự sinh trưởng của cá, bên cạnh đó theo Đỗ
Thị Thanh Hương và ctv (2004) các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng quan
trọng đến đời sống thuỷ sinh vật. Xuất phát từ đó mà đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của oxy hoà tan lên tăng trưởng của cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus) giống nuôi trong bể” được thực hiện.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
2
Mục tiêu đề tài
So sánh sự tăng trưởng của cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) ở các
hàm lượng oxy hoà tan khác nhau. Nhằm xác định được hàm lượng oxy hoà tan
nào thích hợp cho sự sinh trưởng của chúng để phục vụ cho thực tế sản xuất.
Nội dung đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng oxy hoà tan lên sự tăng trưởng của cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể.
Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên chỉ tiêu huyết học của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
3
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Một số đặc điểm sinh học
2.1.1 Vị trí phân loại
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae Bleeker, 1858
Giống: Pangasius Valenciennes in Cuvier and Valenciennes, 1840
Loài cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)
Hệ thống phân loại được cập nhật từ 16/02/2008 (Bởi
Nguyễn Văn Thường, 2008)
Hình 2.1 Cá Tra (Pangasanodon hypophthalmus)
(Nguyễn Văn Thường,2008)
2.1.2. Phân bố
Cá Tra phân bố giới hạn trong hạ lưu sông Mêkong bao gồm Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan.
2.1.3. Đặc điểm hình thái, sinh lí
Theo Trương Thủ Khoa và Trần thị Thu Hương, 1993 (Trích bởi Nguyễn Văn
Thường, 2008) thì cá Tra được mô tả như sau:
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
4
Đầu rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn, nhìn từ trên xuống chót mõm tròn.
Miệng trước, rộng ngang, không co duỗi được có hình vòng cung và nằm trên
mặt phẳng ngang.
Răng nhỏ mịn
Lỗ mũi sau gần lỗ mũi trước hơn mắt và nằm trên đường thẳng kẻ từ lỗ mũi
trước đến cạnh trên của mắt.
Có hai đôi râu, râu mép kéo dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu càm ngắn hơn.
Thân thon dài, phần sau dẹp bên. (Hình 2.1)
Cá Tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ nồng
độ muối từ 7-10%, có thể chịu đựng được nước phèn có pH > 5, dễ chết ở nhiệt
độ thấp dưới 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC (Hội nghề cá Việt Nam
(VINAFIS), 2004).
Cá có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí nên chịu đựng được môi trường nước
thiếu oxy hoà tan. Tiêu hao oxy của cá Tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng
(Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), 2004).
Hình 2.2 Vị trí và hình dạng bong bóng khí của loài cá Tra
(Nguyễn Văn Thường,2008)
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Dạ dày cá Tra phình to hình chữ U và co giản được, ruột cá Tra ngắn, không gấp
khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục.
Dạ dày và ruột ngắn là đặc điểm của cá ăn thiên về động vật. Ngay khi vừa hết
noản hoàng cá đã thể hiện tính ăn thịt và ăn lẫn nhau (Trích dẫn Hội nghề cá Việt
Nam (VINAFIS), Nhà xuất bản Nông nghiệp 2004). Song cá Tra có thể sử dụng
thức ăn viên rất tốt cả thức ăn nổi lẫn thức ăn chìm.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều
dài. Cá trong ao ương sau 2 tháng đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Khi đạt
kích cỡ 2,5 kg trở lên, mức tăng trọng lượng thân nhanh hơn so với tăng chiều
dài cơ thể. Cá trong tự nhiên có thể sống 20 năm. Trong tự nhiên đã gặp cá 18 kg
hoặc có con dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi 1 năm cá đạt 1-1,5 kg/con.
2.2 Oxy hòa tan
Theo (Trương Quốc Phú 2006) oxy hòa tan trong nước chủ yếu là khuếch tán từ
không khí đối với thủy vực nước chảy và do quang hợp của thực vật trong nước
đối với thủy vực nước tỉnh. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào
nhiệt độ và độ mặn khi nhiệt độ và độ mặn càng cao thì độ hòa tan của oxy
(mg/L) càng giảm, ở 0oC và độ mặn của nước là 0 %0 thì hàm lượng oxy hòa tan
trong nước là 14,6 mg/L và ở 40 oC và độ mặn của nước là 40 %0 thì hàm lượng
oxy hòa tan trong nước là 5,2 mg/L.
2.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy hòa tan lên các đối tượng nuôi
Hàm lượng oxy hoà tan trong nước có ảnh hưởng đến đời sống và sự tồn tại của
nhiều động vật sống ở biển (Vetter RAH và ctv ,1999). Khi nghiên cứu về ảnh
hưởng của hàm lương oxy lên sự trao đỗi chất và tăng trưởng của cá bơn sao
(Scophthalmus maximus) giống (120g) ở các hàm lượng oxy hoà tan 3,5 mg/L
(45% bão hoà), 5,0 mg/L (65% oxy bão hoà) và 7,2 mg/L (95% oxy bão hoà)
trong nước mặn 34,5%o và 17oC của K.Pichavant và ctv (2000) cho thấy ở hàm
lượng oxy 7,2 mg/L thì hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) là tốt nhất. FCR tương
ứng cho các hàm lượng oxy là 3,2; 1,5và 0,9.
A Foss, T H Evensen, V Qiestad, (2002) khi nghiên cứu ảnh hưởng của oxy lên
sự tăng trưởng và tiêu hoá thức ăn ở cá sói chấm (Anarhichas minor, Olafse)
thấy rằng hàm lượng oxy thích hợp cho sự tăng trưởng và tiêu hóa thức ăn của cá
là 6,0 – 14,5 mg/L.
Sự tiêu hao oxy có liên quan tới khẩu phần ăn của cá hồi (Salmo salarL.). Khi
tăng lượng thức ăn sự tiêu hao oxy của cá hồi cũng tăng (O I Forberg, 1996)
Khi đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra thâm canh Lê Bảo Ngọc
(2006) cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi biến động trong khoãng
7,07±4,1 mg/L đến 8,57±3,69 mg/L thì hoàn toàn thích hợp cho sự phát triển của
cá.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
6
Cheng W.; C. H. Liu; C. M. Kuo (2003). Sự thay đổi hàm lượng oxy hòa tan
trong nước sẽ làm thay đổi tình trạng sinh ly trong cơ thể của giáp xác. Hàm
lượng oxy hòa tan trong nước thấp đã làm thay đổi tỉ lệ sống, tần số hô hấp, hệ
thống tuần, và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như quá trình lột xác
của một số loài tôm nước lợ.(Seidman và Lowrence, 1985; Clark, 1986;
Aquacopetal.,1988).
Tôm càng xanh bị sốc nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột dưới
2mg/L và ngưỡng oxy của tôm càng xanh là 0.5 mg/L (Avault, 1986). Trong thí
nghiệm này áp suất thẩm thấu và nồng độ các ion Na+, K+ và Cl- đã giảm có
nghĩa (P<0.05) sau 24 giờ đưa tôm vào môi trường có nồng độ oxy thấp (2.75 và
1.75 mg/L), và chỉ số này được duy trì cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Hàm
lượng oxyhemocyanin và protein tăng cao đến 1.8 và 1.89 mmol/L và 188 mg/L
và 190 mg/L theo thứ tự. Điều này cho thấy khi môi trường bi giảm nồng độ oxy
hòa tan tôm đã tăng cường lượng hemocyanin kết hợp với oxy đến mức cao
nhằm cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp. Khi đưa tôm vào môi trường có
nồng độ oxy thấp cũng dẫn đến hiện tượng gia tăng pH máu một cách có ý nghĩa,
pH tăng từ 7.54 lên 7.85 sau 12 giờ ở nồng độ oxy hòa tan là 1.75 mg/L. Sự giảm
hàm lượng oxy hòa tan trong nước cũng dẫn đến hiện tượng gia tăng áp suất của
CO2 trong máu tôm, chính điều này giải thích tại sao tôm lờ đờ bỏ ăn khi nồng
độ oxy ngòai môi trường nuôi giảm. Trong thí nghiệm này cho thấy ở nồng độ
oxy hòa tan trong nước là 1.75 mg/L áp suất CO2 trong máu tôm tăng từ 7.6
mmHg lên đến 11.54 mmHg sau 12 giờ. Một chỉ tiêu sinh ly máu quan trường
nửa liên quan đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu duy trì môi trường trong
thích hợp cho các tế bào máu hoạt động đó là ion Cl- và HCO3-, nồng độ HCO3-
trong máu tôm tăng cao nhất sau 12 giờ (14.6 mg/L) ở nồng độ oxy hòa tan là
2.75 mg/L, và 18.4 mg/L ở nồng độ oxy hòa tan là 1.75 mg/L. Nồng độ này có
thể trở lại ở mức bình thường sau 24 giờ nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước
ở mức cao hơn 2.75 mg/L, đối với môi trường có nồng độ oxy thấp hơn thì tôm
không có khả năng điều hòa được, do đó chúng phải duy trì ở mức cao 8.9-9.3
mg/L. Như vậy trong điều kiện thiếu oxy các chỉ số như hàm lượng hemocyanin,
protein, pH và áp suất của khí CO2 trong máu gia tăng có y nghĩa, trong khi áp
suất thẩm thấu và các thành phần ion trong máu giảm một cách đáng kể, điều này
khuyến cáo về khía cạnh kỹ thuật cho người nuôi giáp xác là yếu tố oxy hòa tan
trong môi trường nuôi là yếu tố rất quan trọng nó liên quan nhiều đến các hoạt
động của đối tượng nuôi, từ đó dẫn đến mức độ thành công của người nuôi.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
7
2.4 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy hòa tan lên các chỉ tiêu huyết học
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước khác nhau không ảnh hưởng nhiều (p>0.5)
đến chỉ tiêu huyết học của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Số lượng tế bào
hồng cầu của cá (21g/con) trước khi thí nghiệm 1,88 ± 0,27 triệu tế bào/mm3 so
với 1,85± 0,07 triệu tế bào/mm3 (3,0mg/L) và 1,83 ± 0,14 triệu tế bào/mm3
(5,6mg/L) (An Tran Duy và ctv, 2008).
2.5 Môi trường ao n