Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến thanh toán quốc tế

Trong điều kiện toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt đựơc vị trí thuận lợi trong sự phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đối với nước ta phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta vẫn đang trong qúa trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo đựơc nguồn ngoại tệ cần thiết để phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công nghệ thiết bị, đồng thời phát huy tiềm năng của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng sôi động đó, sự giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày một lớn đã đòi hỏi qúa trình thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thuận tiện cho các bên,thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, Em đã chọn phân tích đề tài: “ Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến thanh toán quốc tế” (Nghiên cứu tại SGD I - NHĐT&PTVN) .Thông qua việc phân tích thực trạng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến SGD I_NHĐT & PTVN thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để tận dụng những cơ hội và thách thức do tự do hóa mang lại cho dịch vụ thanh toán quốc tế ở SGD I _NGĐT & PTVN.

doc21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3 1.1.Hướng phân tích: 3 1.2.Cách tiếp cận: 3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN SGD I_NHĐT&PTVN TRONG GIAI ĐOẠN 2003_2009 5 2.1.Giới thiệu tổng quan về phía doanh nghiệp: 5 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của SGDI-ngân hàng ĐT&PT VN : 5 2.1.2.Mô hình hoạt động kinh doanh của SGDI-ngân hàng ĐT&PT VN: 8 2.1.3 Hoạt động của phòng Thanh toán quốc tế. 8 2.2.Thực trạng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ thanh toán quốc tế từ 2003 đến 2008 của BIDV: 9 2.3.Đánh giá các nhân tố và nhận xét: 17 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC NGÂN HÀNG 19 3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước. 19 3.2. Đối với SGDI-NHĐT&PTVN. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong điều kiện toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để đạt đựơc vị trí thuận lợi trong sự phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đối với nước ta phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta vẫn đang trong qúa trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo đựơc nguồn ngoại tệ cần thiết để phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công nghệ thiết bị, đồng thời phát huy tiềm năng của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng sôi động đó, sự giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày một lớn đã đòi hỏi qúa trình thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thuận tiện cho các bên,thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, Em đã chọn phân tích đề tài: “ Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến thanh toán quốc tế” (Nghiên cứu tại SGD I - NHĐT&PTVN) .Thông qua việc phân tích thực trạng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến SGD I_NHĐT & PTVN thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để tận dụng những cơ hội và thách thức do tự do hóa mang lại cho dịch vụ thanh toán quốc tế ở SGD I _NGĐT & PTVN. 2.Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài: _Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tê. _Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại SGDI_NHĐT&PTVN. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: _Đối tượng:nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại SGD I-NHĐT&PTVN khi Việt Nam tự do hóa thương mại. _Phạm vi đề tài: +Phạm vi nghiên cứu ở tầm vi mô. +Phạm vi về thời gian :giai đoạn từ năm 2003 đến 2008. 4.Kết cấu của bài viết: Bài viết được thiết kế gồm 3chương: _Chương 1:Khung lý thuyết phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ thanh toán quốc tế: Chương này gồm 2 vấn đề: +Hướng tiếp cận +Các nhân tố ảnh hưởng _Chương 2:Phân tích thực trạng của SGDI _NHĐT&PTVN trong giai đoạn 2003 đến 2008. Chương này giải quyết các vấn đề sau: +Giới thiệu tổng quan về phía doanh nghiệp. +Phân tích thực trạng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ thanh toán quốc tế tại SGDI –NHĐT&PTVN. +Đánh giá các nhân tố và nhận xét. _Chương 3: Đề xuất giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong thời kì tự do hóa thương mại. CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.Hướng phân tích: Quá trình tự do hóa thương mại tác động mạnh mẽ lên toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng,mà nổi bật là hoạt động thanh toan quốc tế của các ngân hàng.Đề tài xin được tiếp cận các tác đọng dó theo hướng chủ yếu là nhân tố cơ hội và nhân tố thách thức dưới khía cạnh chủ quan và khách quan.Đầu tiên là các tác động lên hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nói chung và sau đó sẽ là của ngân hàng Agribank nói riêng. 1.2.Cách tiếp cận: Nghiên cứu các nhân tố: -Tự do hóa thương mại thúc đẩy quá tình ngoại thương giữa các quốc gia ,đòi hỏi hoạt động thanh toán quốc tế phải điều chỉnh để phù hợp.Các hoạt động ngoại thương diễn ra càng nhiều thì dịch vụ thanh toán quốc tế có doanh thu càng lớn. -Tự do hóa thương mại diễn ra ngay cả trong bản thân ngành ngân hàng,khi tự do hóa,sự cạnh tranh gay gắt là tất yếu,vì bây giờ sẽ có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài vào thị trường trong nước,đây vừa là cơ hội vì các ngân hàng trong nước có khả năng phát huy lợi thế của mình,nhưng đồng thời cũng là nguy cơ khi các tập đoàn tài chính nước ngoài hùng mạnh về vốn và giàu kinh nghiệm.Sự mất dần thị phần cũng là nguy cơ của các ngân hàng trong nước. -Tự do hóa làm các nước phải có những điều chỉnh nhất định trong luật pháp,chính sách…..điều này làm thay đổi cơ cấu tổ chức các ngân hàng,và ngân hàng trong nước sẽ được nhà nước có những chính sách bảo hộ thời gian đầu của quá trình tự do hóa ,nhưng sau 1 thời gian nhất định,các ngân hàng phải tự tìm ra chiến lược để bảo vệ chính mình trước các doanh nghiệp nước ngoài và cạnh tranh với những tập đoàn lớn vào Việt Nam.Vì đã tham gia sân chơi quốc tế,thì nhà nước cũng phải tuân theo những quy định chung của khối mà mình gia nhập. -Tự do hóa làm cho tỷ giá giữa các đồng tiền biến biến động,như thời gian qua,đã xảy ra khan hiếm đôla……. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN SGD I_NHĐT&PTVN TRONG GIAI ĐOẠN 2003_2009 2.1.Giới thiệu tổng quan về phía doanh nghiệp: 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của SGDI-ngân hàng ĐT&PT VN : Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( NHĐT&PTVN ) là một trong các ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam với 100 chi nhánh tại các tỉnh thành phố, gần 5000 cán bộ, quan hệ đại lý với hơn 500 ngân hàng trong và ngoài nước, cùng với hơn 50 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung và sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng VN nói riêng. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với tư cách là một NHTM của Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước giao. Vì vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng đã có những bước thay đổi có tính chất lịch sử nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ mới đề ra.Ngày 26/4/1957, theo quyết định số 177- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập với nhiệm vụ chính là cấp phát vốn xây dựng đầu tư cơ bản theo kế hoạch Nhà nước. Năm 1981, với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý vốn xây dựng đầu tư cơ bản, Chính phủ ra quyết định 259- CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài Chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ của Ngân hàng là cho vay vốn đầu tư cho các công trình XDCB không do NSNN cấp và cho vay vốn lưu động đối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực XDCB, bên cạnh hoạt động cho vay từ nguồn vốn do Ngân sách cấp. Năm 1990 cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước, Ngân hàng đổi mới theo mô hình đa năn và chính thức lấy tên là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ) với chức năng nhiệm vụ sau: - Huy động vốn trung dài hạn để cho vay dự án đầu tư phát triển. - Nhận vốn ngân sách cấp để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. - Kinh doanh lĩnh vực tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ năm 1995 hoạt động cấp phát vốn đầu tư xây dựng được giao hoàn toàn cho Tổng Cục đầu tư bên cạnh nghiệp vụ cho vay đầu tư XDCB theo kế hoạch Nhà Nước. Ngày 28/3/1996 theo quyết định 186- TTg cho phép Ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Quyếtđịnh này chính thức đưa NHĐT&PT chính thức trở thành một bộ phận trong hệthống NHTM, tạo điều kiện cho Ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cũngnhư các hình thức huy động vốn để đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cũng như cáchình thức huy động vốn để tăng khả năng cạnh tranh, củng cố vị thế của mình trênthị trường góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Đến nay, sau 45 năm xây dựng và trưởng thành gắn liền với các giai đoạn lịch sử của đất nước, NHĐT&PTVN trở thành Ngân hàng có uy tín lớn trong nước và quốc tế, ngày càng khẳng định vị thế một trong bố NHTM chủ chốt của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như sự phát triển và thành đạt của các doanh nghiệp VN nói riêng. SGD I là đại diện pháp nhân của NHĐT&PTVN , hạch toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, trụ sở đặt tại tầng 1 và tầng 2 toà nhà số 53 phố Quang Trung, Hà Nội. Sở giao dịch I được thành lập theo thông báo 572 TCBB/ĐT ngày 26/12/1990 của vụ tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước về tổ chức bộ máy Ngân hàng ĐT & PT và theo quyết định349 QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về điều lệ phê chuẩn tổ chức hoạt động của NHĐT&PTVN. Các chức năng chủ yếu của Sở giao dịch I: SGD I được huy động vốn trung và dài hạn , ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ từ nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức chủ yếu sau: - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư. - Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu dưới tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các loại giấy tờ có giá khác. - Vay vốn của các Tổ chức tín dụng trên các thị trường. Các nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu Sở giao dịch I thực hiện là: - Cho vay ngắn trung dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành. - Chiết khấu các hình thức có giá. - Các nghiệp vụ bảo lãnh. - Trực tiếp thực hiện hoặc làm đại lý cho thuê tài chính theo sự uỷ nhiệm của Tổng giám đốc hoặc Công ty cho thuê Tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối. - Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu chính phủ, trái phiếu Ngân hàng Nhà nước tổ chức khi được Giám đốc cho phép. - Dịch vụ tư vấn cho khách hàng. SGD I là nơi thử nghiệm đầu tiên cho những cơ chế chính sách, dịch vụ mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Từ khi thành lập SGD không ngừng phát triển góp phần không nhỏ vào sự thành công cũng như mở rộng uy tín về hệ thống ngân hàng. 2.1.2.Mô hình hoạt động kinh doanh của SGDI-ngân hàng ĐT&PT VN: Về cơ cấu tổ chức, hiện nay SGDI có trụ sở chính tại 53 Quang Trung –Quận Hai Bà Trưng-HN. Có 14 phòng ban với hơn 200 cán bộ công nhân viên và 14 đơn vị trực thuộc. Ban giám đốc gồm giám đốc và 3 phó giám đốc. 2.1.3 Hoạt động của phòng Thanh toán quốc tế. Cùng xu thế phát triển mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của cácdoanh nghiệp, đầu năm 1999 phòng Thanh toán Quốc tế trước đây trực thuộc Trung Ương đã tách ra thành trực thuộc SGD I. Bước đầu phòng đã gặp rất nhiều khó khăn do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, máy móc thiết bị lạc hậu, thêm vào đó, bản thân các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu cũng chưa có những cán bộ am hiểu về Thanh toán Quốc tế cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức thanh toán này. Vì vậy, để hoạt động Thanh toán quốc tế của ngân hàng diễn ra một cách an toàn, hiệu quả và tuân thủ những quy định của pháp luật về Thanh toán quốc tế, bản thân SGD đã tự xác định hoạt động Thanh toán quốc tế phải phù hợp với thông lệ về thanh toán do phòng thương mại quốc tế(ICC) ban hành như UCP500, URR525, URC522 cùng các quy định của pháp luật, Chính phủ, NHNN Việt Nam và các hiệp định, thoả thuận quốc tế mà tổng giám đốc NHĐT & PT đã ký kết. Tuy nhiên, do hoạt động trên địa bàn Hà Nội, một địa bàn đầy khó khăn phức tạp với sự tồn tại của nhiều ngân hàng thương mại trong và ngoài nước nên hoạt động Thanh toán quốc tế của SGD vấp phải sức ép cạnh tranh rất lớn. Song với quan điểm cho rằng cạnh tranh là động lực của sự phát triển nên trong quá trình hoạt động ban lãnh đạo Ngân hàng đã chỉ đạo sát sao mọi nghiệp vụ ngân hàng, một mặt không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như tư vấn miễn phí cho khách hàng khi mở L/C, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết gây phiền hà cho khách hàng khi thực hiện các dịch vụ Thanh toán Quốc tế, mặt khác Ngân hàng còn không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn , dài hạn về ngoại ngữ, nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế, tăng số lượng cán bộ của phòng lên 13 người để xử lý công việc được nhanh hơn, không ngừng đầu tư phát triển hệ thống Thanh toán Điện tử, củng cố và mở rộng các quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoại trong khu vực và trên Thế giới. Do đó, hoạt đông Thanh toán quốc tế dần được củng cố và hoàn thiện. 2.2.Thực trạng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ thanh toán quốc tế từ 2003 đến 2008 của BIDV: * Quá trình tự do hóa thương mại thúc đấy xuất nhập khẩu năm 2003 tiếp tục tăng trưởng cao….:kim ngạch thương mại hai chiều năm 2003 đạt 44,8 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 19,87 tỷ USD ,tăng 18,8 % so với năm 2002,vượt 7,4% so với kế hoạch năm 2003.Trong đó chỉ riêng 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô,dệt may,thủy sản và giầy da đã đóng góp vào tổng kim ngạch 11,82 tỷ USD (xấp xỉ 60%).Đồng thời Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước đứng đầu về xuất khẩu hà tiêu ,cà phê và hạt điều .Kim ngach nhập khẩu cả năm là 24,945 tỷ USD ,tăng 26,4% so với kế hoạch năm 2003.Đây là năm có kim ngạch nhập khẩu cao nhất so với các năm trước. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh gọn trong xuất nhập khẩu,khu vực ngân hàng cũng không ngừng phát triển,có thêm sự ra đời của các ngân hàng trong và ngoài nước,cạnh tranh nhau cho ra nhiều dịch vụ phù hợp và thuận tiện cho người xuất nhập khẩu. Và BIDV,với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống ,hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn qua các năm .Đến cuối năm 2003,hơn 50 chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp .Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2003 đạt 3,8 tỷ USD ,tăng 12% so với năm 2002,phí dịch vụ đạt 56 tỷVNĐ,tăng 27% so với năm 2002 vượt 5% so với kế hoạch. Ngoài ra các sản phẩm thanh toán truyền thống ,BIDV còn mở rộng các dịch vụ như thanh toán biển mậu,thanh toán CAD,mua bán thanh toán sec du lịch,phát hành séc thanh toán ngân hàng ,đại lý thanh toán thẻ Visa,master,kiều hối…….. Cuối năm 2003,BIDV đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa phân hệ tài trợ thương mại tại hội sở chính và 7 chi nhánh.Một trong những điểm nổi bật của hệ thống mới là giao dịch trực tuyến và tập trung dữ liệu tại hội sở chính.Đây là công cụ đắc lực giúp cho bộ máy quản trị điều hành tại hội sở chính quản lý tốt hoạt động của ngân hàng và có được những thông tin cập nhật thường xuyên về tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ,hỗ trợ kịp thời trong việc đưa ra quyết định của các cấp lãnh đạo từ chi nhánh tới cấp hội sở chính .Đồng thời hệ thống này cung cấp thêm 1 loạt sản phẩm ngân hàng hiện đại để phục vụ ngân hàng tốt hơn và có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác như:cho vay theo biên lai tín thác,tín dụng trọn gói,tài trợ xuất khẩu…… * Sang năm 2004_kinh tế đối ngoại thể hiện sức trẻ và tầm cao: Chói lọi hơn cả bức tranh kinh tế xã hội năm 2004 là sự tăng hết sức đáng mừng trong hoạt động kinh tế đối ngoại . Trong năm 2004 xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 26,5 tỷ USD ,tăng 31,4%so với năm trước .là mức tăng cao nhất trong thời kì 1998 đến 2004 và vượt tới 19% kế hoạch năm 2004,đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thời kì 2001_2004 lên 78,4 tỷ USD ,tăng bình quân 16,7%/năm. Xuất khẩu năm 2004 tăng là do tăng sản lượng xuất khẩu và cả giá trị xuất khẩu.Xuất khẩu tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng ,đóng góp 3,9 tỷ USD vào tổng kim ngạch ,cho thấy sức sản xuất ngày càng mở rộng ,năng lực tiếp cận thị trường của hàng hóa xuất khẩu nước ta ngày càng cao .Bên cạnh đó giá xuất khẩu cũng tăng và đóng góp 1,9 tỷ USD vào tổng kim ngạch. Thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn.Đến 2004 hàng hóa nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ.Các thị trường xuất khẩu trọng điểm đều đạt được mức tăng cao như EU tăng gần 34%,Nhật Bản tăng 20%,Mỹ tăng 27%.......song chúng ta vẫn không ngừng đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường .Hàng loạt chủng hàng hóa xuất khẩu đã vào được các thị trường mới ,giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Năm 2004,xuất khẩu gạo đã lập được một đồ thị tăng ổn định qua các tháng ,đạt mức bình quân 2,17 tỷ USD /tháng.Thành công của hoạt động xuất khẩu năm 2004 còn thể hiện trên khía cạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu 3,9%,nhờ đó nhập siêu năm 2004 chỉ bằng 21,2% kim ngạch xuất khẩu ,giảm 4% so với năm 2003. Biến động cùng chiều với xuất nhập khẩu,doanh số doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 2,5 tỷ USD ,doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 4,2 tỷ USD .Phí thu dịch vụ thanh toán quốc tế cả năm 2004 đạt 68,7 tỷ VNĐ tăng 22% so với 2003.Dịch vụ kiều hối: cả năm đạt 170 triệu USD nhờ việc tăng cường tiếp thị,quảng cáo nghiệp vụ chi trả kiều hối và hợp tác chặt chẽ với Western Union,VinaUSA và nhiều đối tác khác.Ngoài ra,BIDV đã kí thỏa thuận và triển khai có hiệu quả dịch vụ chuyển tiền kiều hối với ngân hàng Metropolitan của Philippin,tại Korea Exchange Bank….. * Năm 2005,hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV đã có những bước tiến đáng kể :trung tâm tài trợ thương mại hoạt động với quy mô lớn hơn,các sản phẩm thanh toán quốc tế đã được thay đổi và bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng thời đảm bảo tốc độ xử lý giao dịch nhanh và an toàn .Doanh số thanh toán quốc tế năm 2005 đạt 6,45 tỷ USD tăng 33,6% so với 2004 ,trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu của BIDV đạt 1,2 tỷ USD ,doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 2,6 tỷ USD . *Sau 20 năm đổi mới, đặc biệt là trong năm 2006, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và kế hoạch 5 năm 2006-2010, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Chính phủ đã tiến hành một loạt biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư như ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 và tổ chức thành công APEC Việt Nam - 2006 đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, XNK phát triển sôi động. Theo nhận định của các nhà kinh tế, kim ngạch xuất khẩu (XK) cả nước có thể đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD trong năm 2006 và tỷ lệ XK so với GDP đạt trên 65%. Tăng trưởng XK cao gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số liệu 11 tháng năm 2006 cho thấy, tổng kim ngạch XNK ước đạt 77,04 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, XK tăng 23,7% và nhập khẩu (NK) tăng 21,4%. Đây là mức lưu chuyển ngoại thương được coi là lớn nhất từ trước tới nay. Kim ngạch XK tính theo đầu người năm 2006 ước đạt 475 USD, gấp 2,5 lần so với năm 2001 (190,46 USD) và trên 43 lần so với năm 1986 (11 USD). Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với mức 670,65 USD là mức kim ngạch XK bình quân đầu người của các nước ASEAN vào năm 2003. Tính chung 11 tháng, kim ngạch XK đạt 36,28 tỷ USD, bằng 96,1% kế hoạch, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 15,25 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 13,28 tỷ USD, tăng 32,3%. Về kim ngạch XK các mặt hàng chủ lực năm 2006, có 8 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là dầu thô (8,2 tỷ USD), hàng dệt may (5,9 tỷ USD), giày dép (3,5 tỷ USD), hà
Luận văn liên quan