Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là khi
Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ
hội lớn nhưng cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn và thách thức. Đó là
sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường đã tạo nên sức ép buộc các doanh
nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản
phẩm là vấn đề sống còn của mình. Đặc biệt là khi nhu cầu của người dân ngày một
cao và họ ngày càng coi trọng đến chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Bởi vậy, chất lượng
sản phẩm trở thành một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong cạnh
tranh, quy ết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
quan trọng của chất lượng sản phẩm, trong thời gian thực tập em đã đi sâu vào nghiệp
vụ quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tổng quan, em đã thực tập ở Công ty cổ phần Hồng
Phát sản xuất kinh doanh về lĩnh vực lắp ráp xe máy, nhưng khi đi vào nghiệp vụ tìm
hiểu về chất lượng sản phẩm để phù hợp hơn với mục đích thực tập của mình em đã
xin chuy ển sang thực tập tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa Hải Phòng.
Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa là một trong những Xí nghiệp có số
lượng hàng da giầy xuất khẩu ra nước ngoài lớn ở Hải Phòng do sản phẩm da giầy của
doanh nghiệp có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng trong nước và
quốc tế. Hơn thế, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa luôn đề cao vấn đề chất lượng
sản phẩm là yếu tố quyết định để khách hàng đến với doanh nghiệp. Bởi vậy, Xí
nghiệp luôn quan tâm đến việc thực hiện và duy trì các biện pháp kiểm soát và nâng
cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Bởi vậy, trong thời
gian thực tập nghiệp vụ tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa em đã lựa chọn đề
tài: “Áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên
doanh giầy Niệm Nghĩa” để đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu với sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Thanh và các cán bộ công nhân viên trong
Xí nghiệp .
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng cụng cụ thống kờ kiểm sóat chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
1
BÁO CÁO THỰC TẬP:
“Áp dụng cụng cụ thống kờ kiểm sóat
chất lượng sản phẩm tại Xớ nghiệp liờn
doanh giầy Niệm Nghĩa”
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là khi
Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ
hội lớn nhưng cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn và thách thức. Đó là
sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường đã tạo nên sức ép buộc các doanh
nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản
phẩm là vấn đề sống còn của mình. Đặc biệt là khi nhu cầu của người dân ngày một
cao và họ ngày càng coi trọng đến chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Bởi vậy, chất lượng
sản phẩm trở thành một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong cạnh
tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
quan trọng của chất lượng sản phẩm, trong thời gian thực tập em đã đi sâu vào nghiệp
vụ quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tổng quan, em đã thực tập ở Công ty cổ phần Hồng
Phát sản xuất kinh doanh về lĩnh vực lắp ráp xe máy, nhưng khi đi vào nghiệp vụ tìm
hiểu về chất lượng sản phẩm để phù hợp hơn với mục đích thực tập của mình em đã
xin chuyển sang thực tập tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa Hải Phòng.
Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa là một trong những Xí nghiệp có số
lượng hàng da giầy xuất khẩu ra nước ngoài lớn ở Hải Phòng do sản phẩm da giầy của
doanh nghiệp có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng trong nước và
quốc tế. Hơn thế, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa luôn đề cao vấn đề chất lượng
sản phẩm là yếu tố quyết định để khách hàng đến với doanh nghiệp. Bởi vậy, Xí
nghiệp luôn quan tâm đến việc thực hiện và duy trì các biện pháp kiểm soát và nâng
cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Bởi vậy, trong thời
gian thực tập nghiệp vụ tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa em đã lựa chọn đề
tài: “Áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên
doanh giầy Niệm Nghĩa” để đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu với sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Thanh và các cán bộ công nhân viên trong
Xí nghiệp .
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
3
Kết cấu của báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có ba phần:
Phần thứ nhất: Lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng.
Phần thứ hai: Thực trạng về quản lý chất lượng sản phẩm và việc áp dụng công
cụ thống kê kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa.
Phần thứ ba: Các đánh giá và giải pháp.
Phần thứ nhất
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG:
1.1.1.Khái niệm về chất lượng.
Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp phản ánh các nội dung kỹ
thuật, kinh tế và xã hội. Tuỳ theo từng phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu, người ta đã
đưa ra những khái niệm khác nhau về chất lượng. Mỗi khái niệm tuy xuất phát từ
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
4
những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhưng đều góp phần thúc đẩy khoa học
quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Theo giáo sư IshiKawa- Chuyên gia chất lượng Nhật Bản:
“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất ”
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International organization for
standardization):
“Chất lượng là một tập hợp những tính chất và những đặc trưng của sản phẩm
và dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn của khách
hàng”
Cục đo lường chất lượng Việt Nam đã đưa ra khái niệm :
“ Chất lượng là tổng hợp tất cả tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp nhu
cầu xã hội xác định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo tiêu
chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước.” (TCVN 5814-1994).
1.1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm:
- Các thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm: thể hiện rõ tính năng, công dụng và
điều kiện sử dụng sản phẩm,… Bởi vậy, đây là chỉ tiêu quan trọng được giới thiệu rộng
rãi đến người tiêu dùng để họ lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của
mình.
- Tuổi thọ của sản phẩm: đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ
được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian
nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế
độ bảo dưỡng quy định.
- Tính thẩm mỹ của sản phẩm: Hình dáng, kích thước, trang trí, màu sắc...tính
năng này ngày càng được đánh giá cao.
- Độ tin cậy của sản phẩm: thể hiện sự hoạt động chính xác và giữ được đúng
những yêu cầu về mặt kỹ thuật trong một giai đoạn nhất định. Đây là một trong những
yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh
nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình.
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
5
- Tính an toàn về sản phẩm, mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vận
hành là hai tính chất bắt buộc, tối thiểu phải có, thường phải tuân thủ theo tiêu chuẩn
quốc gia quản lý.
- Tính kinh tế của sản phẩm như tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, chi phí sử
dụng...Đây là một thuộc tính quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường.
- Tính tiện lợi của sản phẩm phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ sử
dụng, bảo quản, lắp đặt, khả năng thay thế khi những bộ phận bị hỏng...
- Các đặc tính chất lượng không phản ánh cụ thể như: dịch vụ sau bán,nhãn
hiệu, uy tín của sản phẩm...có tác dụng thu hút sự chú ý và kích thích ham muốn mua
hàng của khách hàng.
1.1.3.Đặc điểm của chất lượng sản phẩm:
* Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế-kỹ thuật-xã hội tổng hợp luôn
thay đổi theo thời gian , không gian, môi trường và điều kiện kinh doanh:
Chất lượng là khả năng đáp ứng các yêu cầu, vì vậy một sản phẩm muốn đáp
ứng được nhu cầu sử dụng thì phải có tiêu chuẩn về chức năng phù hợp. Để tạo ra tiêu
chuẩn đó thì phải có những giải pháp kỹ thuật thích hợp, không thể tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao bằng khả năng kỹ thuật non kém. Chỉ có công nghệ cao, máy móc thiết
bị tiên tiến phù hợp trình độ lao động, nguyên vật liệu tốt mới làm ra sản phẩm có tính
năng sử dụng cao thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề kinh tế, sự thỏa mãn
nhu cầu khách hàng không chỉ bằng những tiêu chuẩn về chức năng sản phẩm mà còn
bằng chi phí tạo ra nó. Đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người luôn
thay đổi họ không chỉ muốn “ Ăn no mặc ấm” mà còn “Ăn ngon mặc đẹp”. Như vậy,
chất lượng sản phẩm là sự kết hợp ba yếu tố kinh tế - kỹ thuậ - xã hội.
*Chất lượng sản phẩm phải được đánh giá qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể:
Không thể tạo ra một mức chất lượng cao nếu chỉ dựa trên những ý tưởng, nhận
xét về mặt định tính. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tiêu chuẩn, đặc điểm
riêng biệt nội tại của nó phụ thuộc vào trình độ thiết kế sản phẩm và được biểu thị bằng
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
6
các chỉ tiêu cơ, lý, hóa nhất định có thể đo lường và đánh giá được nhờ đó ta có thể so
sánh được chất lượng các sản phẩm.
*Chất lượng sản phẩm có tính tương đối:
Tính tương đối của chất lượng sản phẩm thể hiện ở cả hai mặt không gian và
thời gian. Một loại sản phẩm có thể được đánh giá có chất lượng cao ở thị trường này
nhưng lại không được đánh giá cao ở thị trường khác.
Ngay trên một thị trường, cùng một loại sản phẩm nhưng lại được đánh giá
khác nhau về mặt chất lượng với những người tiêu dùng khác nhau. Nhu cầu khách
hàng lại luôn thay đổi và ngày một cao hơn, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải luôn
được đổi mới, linh hoạt và phải đón trước được nhu cầu khách hàng thì các doanh
nghiệp mới thành công cao.
*Chất lượng sản phẩm cần được đánh giá trên cả hai mặt khách quan và chủ
quan:
Tính chủ quan của chất lượng thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp
hay còn gọi chất lượng thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của
khách hàng. Nâng cao loại chất lượng này có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng khả năng
tiêu thụ của sản phẩm.
Tính khách quan của chất lượng thể hiện thông qua các thuộc tính vốn có trong
từng sản phẩm. Nhờ tính khách quan này chất lượng có thể đo lường, đánh giá thông
qua các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể. Tính khách quan của chất lượng thể hiện thông qua
chất lượng tuân thủ thiết kế. Nâng cao chất lượng loại này giúp các doanh nghiệp giảm
chi phí chất lượng.
Như vậy, chất lượng sản phẩm có tính tương đối và luôn vận động liên tục, luôn
thay đổi theo không gian, thời gian cũng như nhu cầu của khách hàng, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới việc quản lý chất lượng để cải tiến không ngừng
vì sự phát triển của doanh nghiệp.
1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
1.2.1.Khái niệm về quản lý chất lượng:
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
7
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt
các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần
quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của
chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý
trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.
Hiện nay, khái niệm về Quản lý chất lượng được rất nhiều đối tượng quan tâm,
và được rất nhiều tổ chức nghiên cứu. Mỗi tổ chức đều đưa ra một khái niệm dựa trên
mục đích nghiên cứu khác nhau, mỗi khái niệm đều đóng góp một phần vào sự phát
triển của khoa học quản lý chất lượng. Khái niệm sau của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế ISO 9000 được coi là đầy đủ và phù hợp với mục đích nghiên cứu về lĩnh vực quản
lý hơn cả:
Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục
đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp
như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất
lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng :
Quản lý chất lượng không chỉ là bộ phận hữu cơ của quản lý kinh tế mà quan
trọn hơn nó là bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh. Khi nền kinh tế và sản xuất
- kinh doanh phát triển thì quản trị chất lượng càng đóng vai trò quan trọng và trở
thành nhiệm vụ cơ bản không thể thiếu được của doanh nghiệp và xã hội.
Quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó
quyết định chất lượng sản phẩm tung ra trên thị trường như thế nào, cao hay thấp, ...
Qua đó quyết định sự tồn vong và thịnh suy của sản phẩm trên thị trường. Đối với mọi
doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm nhằm duy trì, đảm bảo và nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tăng
lợi nhuận. Kono Suke Matuhita - chủ tịch tập đoàn điện tử Nhật Bản đã nói: “ Nếu cho
rằng mọi hàng hoá có linh hồn thì chất lượng chính là linh hồn của nó” ( Bản lĩnh
trong kinh doanh - NXB quốc gia 1994).
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
8
Với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tiết
kiệm được lao động xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sức lao động, công
cụ lao động,…Như vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm là tư liệu sản xuất có ý nghĩa
quan trọng tới tăng năng suất xã hội, thực hiện tiến bộ khoa học - công nghệ, tiết kiệm.
Với người tiêu dùng, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được các yêu
cầu của người tiêu dùng, sẽ tiết kiệm cho người tiêu dùng và góp phần cải thiện nâng
cao chất lượng cuộc sống. Từ đó tạo lòng tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng với
người sản xuất, góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh.
Như vậy, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Tầm quan
trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng lên, do đó phải không ngừng nâng
cao trình độ quản lý chất lượng và đổi mới không ngừng công tác quản lý chất lượng.
1.2.3.Chức năng của quản lý chất lượng:
* Chức năng hoạch định:
Hoạch định là chức năng quan trọng nhất và là khâu mở đầu của quản lý chất
lượng. Hoạch định chính xác là cơ sở giúp cho doanh nghiệp định hướng tốt các hoạt
động tiếp theo. Đây là cơ sở làm giảm đi các hoạt động điều chỉnh.
Hoạch định chất lượng làm cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn
nhờ việc khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp chủ
động hơn trong việc đưa ra các biện pháp về đảm bảo và cải tiến chất lượng.
Hoạch định chất lượng xác định một cách rõ ràng và chính xác các mục tiêu của
doanh nghiệp nói chung và chất lượng nói riêng để phục vụ chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.
* Chức năng tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động tác nghiệp bằng
các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng theo đúng
theo yêu cầu đặt ra.
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
9
Tổ chức thực hiện giúp cho từng người, từng bộ phận nhận thức được mục tiêu
của mình một cách rõ ràng và đầy đủ; phân giao nhiệm vụ cho từng người, từng bộ
phận một cách cụ thể và khoa học, tạo sự thoải mái trong quá trình làm việc; giải thích
cho mọi người biết chính xác nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện; tổ chức các
chương trình đào tạo và cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo
mỗi người đạt được kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, tổ chức thực hiện còn cung cấp các nguồn lực về tài chính, phương
tiện kỹ thuật để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
* Chức năng kiểm tra, kiểm soát:
- Theo dõi, thu thập, đánh giá thông tin và tình hình thực hiện các mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp theo kế hoạch đã đề ra.
- Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ và tìm ra những nguyên nhân dẫn
đến không hoàn thành nhiệm vụ đó, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh, cải tiến
kịp thời.
- So sánh các hoạt động thực tế với kế hoạch đã đề ra để có sự điều chỉnh hợp
lý, phù hợp.
- Tìm kiếm nguyên nhân gây ra sự bất ổn khi thực hiện các hoạt động bằng việc
kiểm tra hai vấn đề chính:
+ Mức độ tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, kỷ luật lao động xem có
đảm bảo đầy đủ không và có được duy trì hay không.
+ Kiểm tra tính chính xác cũng như tính khả thi của kế hoạch đã đề ra.
Có thể tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra bất thường.
* Chức năng điều chỉnh và cải tiến:
Điều chỉnh và cải tiến nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống trong doanh
nghiệp có khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Đồng thời
cũng là hoạt động nâng chất lượng lên một mức cao hơn, đáp ứng với tình hình mới.
Điều đó cũng có nghĩa là làm giảm khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và
thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức độ cao hơn.
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
10
Đối với những chỉ tiêu không đạt yêu cầu, phải phân tích nguyên nhân nhằm
xác định xem vấn đề thuộc về khách hàng hay việc thực hiện của doanh nghiệp, từ đó
tìm ra cái sai để tiến hành hoạt động điều chỉnh hợp lý, có thể cải tiến hoặc đổi mới.
1.2.4.Nội dung quản lý chất lượng trong doanh nghiệp:
* Quản lý chất lượng trong thiết kế sản phẩm : Đây là hoạt động hết sức quan
trọng và ngày nay được coi là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp vì mức độ thoả
mãn khách hàng phụ thuộc lớn vào chất lượng của các thiết kế, mặt khác việc thiết kế
ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ không chỉ nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của
khách hàng trong nước mà còn ở thị trường quốc tế khó tính.
Trong giai đoạn này phải tổ chức được một nhóm thực hiện công tác thiết kế
phối hợp linh hoạt với những bộ phận có liên quan. Đây là giai đoạn sáng tạo ra những
sản phẩm mới với đầy đủ những chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật, do đó cần đưa ra nhiều
phương án sau đó lựa chọn phương án tốt nhất mà phản ánh được nhiều đặc điểm quan
trọng của sản phẩm như: thoả mãn nhu cầu thị trường, phù hợp với khả năng của doanh
nghiệp, có tính cạnh tranh, chi phí sản xuất, tiêu dùng hợp lý,…Từ đó, đánh giá các
phương án và lựa chọn phương án tối ưu. Đó chính là việc so sánh lợi ích thu được từ
mỗi đặc điểm của sản phẩm với chi phí bỏ ra.
Những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá trong quá trình thiết kế là trình độ chất
lượng: chỉ tiêu về việc thẩm định bản vẽ thiết kế, chất lượng công việc chế tạo thử sản
phẩm, chỉ tiêu hệ số khuyết tật và chất lượng của các biện pháp điều chỉnh cũng như hệ
số chất lượng của thiết bị để chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt,…
* Quản lý chất lượng trong giai đoạn cung ứng :
Mục tiêu cơ bản trong phân hệ này là cần đáp ứng đầy đủ năm yêu cầu cơ bản
sau:
+ Sự chính xác về mặt thời gian.
+ Sự chính xác về địa điểm.
+ Sự chính xác với số lượng.
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
11
+ Đảm bảo về chất lượng.
+ Đúng chủng loại yêu cầu
Vì vậy quản lý chất lượng trong giai đoạn này cần:
+ Lựa chọn nhà cung ứng phù hợp để đảm bảo tính ổn định cao của đầu vào
trong quá trình sản xuất. Đây chính là việc lựa chọn một số ít trong các nhà cung ứng
để xây dựng mối quan hệ ổn định, tin tưởng, lâu dài và thường xuyên.
+ Đánh giá chính xác và đầy đủ các nhà cung ứng đồng thời cùng với họ thiết
lập các hệ thống thông tin về chất lượng. Một trong những yêu cầu đặt ra là giữa nhà
cung ứng, doanh nghiệp và nhà tiêu dùng phải luôn luôn có sự trao đổi thông tin, tài
liệu của hệ thống đảm bảo chất lượng để có thể kiểm soát đánh giá lẫn nhau.
+ Thoả thuận về việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu
cung ứng cũng như các phương pháp kiểm tra thẩm định và xác minh.
+ Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất những điều khoản trong việc giải quyết
những trục trặc và khiếm khuyết khi cung ứng cũng như phương án giao nhận sao cho
nhanh chóng và hiệu quả.
+ Trong phân hệ cung ứng thì số lần cung ứng nguyên vật liệu không đúng thời
hạn, tỉ lệ nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn và tổng chi phí cho việc kiểm tra quá
trình cung ứng là các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của nhà cung ứng. Vì vậy để đảm
bảo tính thống nhất thì chúng ta phải đảm bảo quản lý phân hệ này một cách thường
xuyên.
* Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất:
Mục đích của giai đoạn này là huy động và khai thác có hiệu quả quy trình công
nghệ, thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất lượng phù hợp
với tiêu chuẩn của khách hàng và quốc tế đã đặt ra. Điều đó có nghĩa là chất lượng sản
phẩm phải hoàn toàn phù hợp với các thiết kế.
Để đạt được mục đích đó chúng ta phải tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Viện ĐH Mở HN Báo cáo thực tập nghiệp vụ
12
+ Phân công công việc rõ ràng: là việc thông báo đến các thành viên về mục
tiêu, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành cũng như là đưa ra những chuẩn mực về thao
tác, những phương pháp phải làm như kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra máy
móc thiết bị trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra các chi tiết, bộ phận trong từng giai
đoạn, kiểm tra tình hình kỷ luật lao động, kiểm tra các phương tiện đo lường chất
lượng,…
+ Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong các giai đoạn sản xuất đó là những
thông số về tiêu chuẩn kĩ thuật của các chi tiết, bộ phận của máy móc thiết bị phải luôn
luôn được cập nhật, đổi mới và kiểm soát thường xuyên. Các chỉ tiêu đánh giá các tổn
thất lãng phí do các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cũng như các chỉ tiêu đánh giá tình
hình thực hiện các quy trình quy phạm phải luôn luôn được ghi chép một cách chi tiết
và đầy đủ để có thể kiểm soát được sự thay đổi, biến động của giá thành trong quá
trình sản xuất.
* Quản lý chất lượng trong phân phối và tiêu dùng:
Mục đích của giai đoạn này là cung cấp các sản phẩm một cách nhanh nhất, kịp
thời đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng v