Ba hình thái của quá trình tuần hoàn

1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Công thức : T – H Sx H’ – T’ Phản ánh rõ động cơ ,mục đích của vận động là làm tăng giá trị 2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất. Công thức : Sx Lt Sx Chỉ rõ nguồn gốc của tư bản đó là lao động của công nhan tích lũy lại, là từ quá trình SX 3. Tuần hoàn của tư bản hàng hóa. Công thức : Lt Sx Trực tiếp phản ánh quan hệ giữa những người SX hàng hóa

doc10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba hình thái của quá trình tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba hình thái của quá trình tuần hoàn Khái quát chung của ba hình thái của quá trình tuần hoàn. 1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Công thức : T – H … Sx … H’ – T’ Phản ánh rõ động cơ ,mục đích của vận động là làm tăng giá trị 2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất. Công thức : Sx … Lt … Sx Chỉ rõ nguồn gốc của tư bản đó là lao động của công nhan tích lũy lại, là từ quá trình SX 3. Tuần hoàn của tư bản hàng hóa. Công thức : Lt … Sx Trực tiếp phản ánh quan hệ giữa những người SX hàng hóa Đặc điểm chung của ba hình thái của quá trình tuần hoàn. Điều kiện chung cho sự vận động của ba hình thái. Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành một cách bình thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Trong tuần hoàn của tư bản tiền tệ thì nếu tư bản bị ngừng lại trong giai đoạn thứ nhất T – H, thì tư bản tiền tệ sẽ đọng lại thành tiền tích trữ; nếu tư bản ngừng lại trong giai đoạn sản xuất, thì một bên, tư liệu sản xuất sẽ nằm im không hoạt động và trong khi đó thì bên kia, sức lao động sẽ không có việc làm; nếu tư bản ngừng lại trong giai đoạn cuối cùng H’ – T’, thì hàng hóa không bán được bị chất đống lại sẽ làm nghẽn luồng lưu thông. Nó cũng sẽ không được hoàn lại bằng các yếu tố sản xuất ra nó, sự thay đổi về mặt chức năng của những bộ phận kế tiếp đang đi ra khỏi quá trình sản xuất với tư cách là H’, sẽ bị những bộ phận đi trước chúng kìm hãm lại. nếu tình hình này kéo dài một thời gian, thì sản xuất sẽ bị thu hẹp lại và toàn bộ quá trình sẽ có thể bị dừng lại. Mỗi sự đình trệ trong sự vận động nối tiếp nhau của các bộ phận đều làm rối loạn sự tồn tại bên cạnh nhau của chúng; mỗi một sự đình trệ ở một giai đoạn nào đó, sẽ dẫn đến một sự đình trệ ít nhiều nghiêm trọng không những trong toàn bộ tuần hoàn của bộ phận tư bản bị đình trệ ấy, mà cả trong tuần hoàn của toàn bộ tư bản cá biệt nữa. Mục đích của ba hình thái của quá trình tuần hoàn. Nếu chúng ta xét toàn bộ cả ba hình thái, thì tất cả các tiền đề của quá trình tuần hoàn đều là kết quả của nó, là tiền đề do bản thân nó tạo ra. Mỗi một yếu tố đều là điểm xuất phát, điểm quá độ và là điểm quay trở lại. Toàn bộ quá trình biểu hiện ra thành sự thống nhất của quá trình sản xuất và quá trình lưu thông; quá trình sản xuất trở thành khâu trung gian của quá trình lưu thông và ngược lại. Cả ba tuần hoàn đều có một điểm chung là: chúng đều lấy việc làm tăng giá trị làm mục đích có tính chất quyết đinh, làm động cơ. Trong hình thái I, điều đó biểu hiện ra trong bản thân hình thái. Sự vận động của hình thái này là T – H … Sx … H’ – T’ hay hình thái đầy đủ của nó: T – H ( Sld, Tlsx ) … Sx … H’ ( H + h ) – T’ ( T + t ). Ở đây tư bản là một giá trị thông qua một chuỗi liên tiếp những biến hóa có quan hệ lẫn nhau, quyết định lẫn nhau. Trong mỗi giai đoạn như vậy, giá trị tư bản đều nằm trong một hình thái đặc thù tương ứng với một chức năng đặc thù, đặc biệt. Trong sự vận động ấy giá trị ứng trước không những được bảo tồn, mà còn lớn lên, còn tăng thêm về lượng nữa. Cuối cùng, đến giai đoạn kết thúc, giá trị ứng trước quay trở về chính ngay hình thái trong đó nó xuất hiện lúc bắt đầu tổng quá trình. Tương tự, trong hình thái II bắt đầu bằng sản xuất, bằng chính bản thân quá trình làm tăng thêm giá trị. Trong hình thái III, tuần hoàn bắt đầu bằng bằng một giá trị đã tăng thêm và kết thúc bằng một giá trị đã tăng thêm một lần nữa, ngay cả khi vận động vẫn được lặp lại theo một quy mô cũ. Mối quan hệ của ba hình thái của quá trình tuần hoàn. Là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất. Trong vòng tròn không ngừng chuyển động, thì mỗi điểm đồng thời vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm quay trở về. Nhưng nếu vận động vòng tròn bị đứt quãng thì không phải mỗi điểm xuất phát vừa là điểm quay trở về. Ví dụ chúng ta thấy, không những mỗi một tuần hoàn cá biệt đều giả định một vòng tuần hoàn khác, mà là sự lặp lại của tuần hoàn dưới một hình thái này cuãng giả định một tuần hoàn dưới những hình thái khác. Như vậy là tất cả sự khác nhau chỉ là sự khác nhau thuần túy hình thức, hay thậm chí chỉ là sự khác nhau thuần túy chủ quan chỉ tồn tại đối với người quan sát mà thôi. Tổng hợp quá trình vận động của tư bản công nghiệp trong cả ba giai đoạn ta có sơ đồ sau đây:    Trong sơ đồ này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình thái có quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất. Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên. Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng. Nhưng đó là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông. Giả định rằng toàn bộ giá trị tư bản, trong toàn bộ quy mô của nó, đều biểu hiện toàn bộ khi thành tư bản tiền tệ, khi thành tư bản sản xuất, khi thành tư bản hàng hóa. Ví dụ, 422p.xt.nằm trong tay chúng ta toàn bộ trước hết dưới dạng tư bản tiền tệ, sau đó cũng lại chuyển hóa toàn bộ thành tư bản sản xuất, và cuói cùng thành tư bản hàng hóa: thành một số sợi trị giá 500p.xt ( trong đó có 78 p.xt là giá trị thặng dư ). Trong trường hợp này, bao nhiêu giai đoạn khác nhau ấy là bấy nhiêu sự đứt quãng. Chừng nào mà 422 p.xt còn nằm dưới hình thái tiền, nghĩa là chừng nào mà những hành vi mua T' - H ( sld + tlsx) chưa được thực hiện, thì toàn bộ tư bản chỉ tồn tại và hoạt động với cư cách là tư bản tiền tệ. Một khi đã chuyển hóa thành tư bản sản xuất thì nó lại không làm chức năng tư bản tiền tệ, cũng không làm chức năng tư bản hàng hóa nữa. Tổng quá trình lưu thông của nó bị đứt quãng, cũng như mặt khác, tổng quá trình sản xuất của nó cũng bị đứt quãng khi nó hoạt động ở một trong hai giai đoạn lưu thông, dưới dạng T, hay dưới dạng H'. Do đó, trong trường hợp ấy, tuần hoàn Sx....Sx khong những biểu hiện sự lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ của tư bản sản xuất, mà còn biểu hiện sự đứt quãng trong chức năng của nó, tức là sự đứt quãng của quá trình sản xuất, cho đến khi quá trình lưu thông được hoàn thành, sản xuất sẽ không tiến hành một cách liên tục, mà được tiến hanh theo lối cóc nhảy và chỉ được lặp lại qua một quãng thời gian lâu hay chóng không rõ ràng, tùy theo hai giai đoạn của quá trình lưu thông diễn ra nhanh hay chậm. Ví dụ trong tuần hoàn của tư bản tiền tệ, trong giai đoạn thứ nhất, lưu thông chung của hàng hóa giúp cho tư bản manh cái hình thái khiến cho nó có thể làm chức năng tư bản sản xuất; trong giai đoạn thứ hai, T – H, không nằm trong tuần hoàn của tư bản cá biệt nữa, nhưng nó vẫn do tuần hoàn của tư bản cá biệt mở lối cho, tiền đề của nó vẫn là tuần hoàn của tư bản cá biệt. Tư bản về mặt là sự vận động và tư bản công nghiệp còn là sự thống nhất lẫn nhau của cả ba quá trình tuần hoàn Bất cứ tuần hoàn nào của tư bản cũng đều thể hiện tư bản là sự vận động, là sự thay thế các hình thái mà trong các giai đoạn tuần hoàn khác nhau, tư bản lần lượt rồi lại trút bỏ đi trong khi lắp đi lắp lại sự tuần hoàn của nó. Nhưng trong từng hình thái tuần hoàn của tư bản, sự vận động này không thể là sự vận động liên tục được.Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đồng thời cũng là sự dừng lại ở mỗi một giai đoạn ấy. Trong thực tế cụ thể, thường phải khắc phục những khó khăn khác nhau, nhất là những khó khăn gắn liền với việc thực hiện hàng hóa. Vì vậy, trong thực tế cụ thể, tư bản chỉ có thể được coi là sự vận động khi xét nó trong ba hình thái thống nhất. Sự thống nhất này đồng thời là sự thống nhất của tuần hoàn của cả tư bản tiền tệ lẫn tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa; sự thống nhất đó còn ở chỗ những bộ phận khác nhau của tư bản đồng thời nằm trong những giai đoạn khác nhau và bắt đầu những tuần hoàn khác nhau. Chúng ta sẽ đi phân tích sự thống nhất của 3 quá trình tuần hoàn: Trong chừng mực của mỗi một tuần hoàn đều được xem xét với tư cách là một hình thái vận động đặc thù của các tư bản công nghiệp cá biệt, thì sự khác nhau ấy bao giờ cũng chỉ tồn tại với tư cách là một sự khác nhau cá biệt. Nhưng trên thực tế, mỗi một tư bản cá biệt đều ở trong cả ba tuần hoàn cùng một lúc. Ba tuần hoàn ấy, tức là những hình thái tái sản xuất của ba hình thái của tư bản, đều không ngừng diễn ra bên cạnh nhau Ví dụ: Một bộ phận của giá trị tư bản, hiện đang làm chức năng tư bản hàng hóa, được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ, trong lúc đó thì một bộ phận khác rời khỏi quá trình sản xuất và đi vào lưu thông làm tư bản hàng hóa mới. Như vậy hình thái vòng tròn H’ … H’ không ngừng diễn ra, trong hai hình thái kia tình hình cũng như vậy. Sự tái sản xuất ra tư bản dưới mỗi một hình thái của nó và ở mỗi giai đoạn của nó cũng diễn ra liên tục như sự biến hóa hình thái của các hình thái ấy và việc nối tiếp nhau đi qua ba giai đoạn. Hay một ví dụ khác: Nếu ban đầu, nhà tư bản chuyển hóa toàn bộ tư bản tiền tệ của hắn thành sức lao động và tư liệu sản xuất, thì tư bản sẽ trở lại với nhà tư bản từng phần một: một bộ phận (tư bản cố định) ngừng đọng ở công cụ lao động trong một thời gian khá dài, còn một bộ phận kia ( tư bản lưu động) cũng thường trở lại không phải một lần, và trở lại dần theo quá trình sản xuất và bán hàng hóa. Nhưng điều quan trọng hơn là: chủ xí nghiệp không thể trì hoãn việc bắt đầu một quá trình sản xuất mới cho tới khi nhà tư bản bán hết những hàng hóa đã sản xuất, vì điều đó mâu thuẫn với toàn bộ cơ sở của toàn bộ tư bản chủ nghĩa vốn là một nền sản xuất liên tục- một quá trình tự lớn lên liên tục của giá trị. Do đó, ngay từ đầu, khi ứng ra một số tiền nhất định, chủ xí nghiệp phải dự trữ một số tiền khác để suy trì sự liên tục của sản xuất. Như vậy việc trút bỏ hình thái hay hình thái kế tiếp mà quá trình khoác lấy, là hình thái nối tiếp nhau của các giai đoạn: việc tư bản bước vào một giai đoạn mới là do việc nó ra khỏi một giai đoạn khác quyết định. Vì thế, mỗi một tuần hoàn đặc thù đều có một trong các hình thái chức năng của tư bản với tư cách là điểm xuất phát và điểm quay về. Mặt khác, với tư cách là một thể thống nhất thì trên thực tế, quá trình là sự thống nhất cả ba tuần hoàn, ba tuần hoàn này là những hình thái khác nhau biểu hiện sự liên tục của quá trình. Đối với mỗi một hình thái chức năng của tư bản thì tổng tuần hoàn biểu hiện ra thành một tuần hoàn đặc thù của mỗi một hình thái ấy, hơn nữa, mỗi một tuần hoàn ấy quyết định sự liên tục của toàn bộ quá trình : vận động vòng tròn của mỗi một hình thái chức năng này quyết định sự vận động vòng tròn của một hình thái chức năng khác. Đối với tổng quá trình sản xuất, đặc biệt là đối với tư bản xã hội, thì điều kiện cần thiết là quá trình sản xuất đồng thời phải là quá trình tái sản xuất, và do đó phải đồng thời là quá trình tuần hoàn của mỗi một yếu tố của nó. Các phần khác nhau của tư bản đều lần lượt trải qua các giai đoạn và các hình thái chức năng khác nhau. Nhờ thế, mỗi một hình thái chức năng đều thực hiện tuần hoàn của bản thân nó cùng một lúc với các hình thái chức năng khác, mặc dù không phải bao giờ nó cũng đại biểu cho một bộ phận khác của tư bản. Một bộ phận của tư bản – bao giờ cũn thay đổi và không ngừng được tái sản xuất ra – tồn tại dưới dạng tư bản hàng hóa đang chuyển hóa thành tiền; một bộ phận khác tồn tại dưới dạng tư bản tiền tệ đang chuyển hóa thành tư bản sản xuất; một bộ phận thứ ba tồn tại dưới dạng tư bản sản xuất đang chuyển hóa thành tư bản hàng hóa. Sự có mặt thường xuyên của cả ba hình thái ấy là kết quả của việc tổng tư bản tiến hành cả ba giai đoạn tư bản ấy trong tuần hoàn của nó. Các hình thái mà tư bản “khoác lấy”- kế tiếp nhau trong thời gian và xếp kề nhau trong không gian và chính vì tất cả các bộ phận của tư bản đều ở trong sự vận động liên tục, cho nên tư bản đồng thời tồn tại dưới các hình thái khác nhau, thống nhất cả ba quá trình tuần hoàn và tư bản là một sự vận động không ngừng, một quá trình tuần hoàn tiến hành qua những giai đoạn khác nhau, quá trình này lại bao gồm ba hình thái khác nhau của quá trình tuần hòa. Đặc điểm của quá trình tuần hoàn tư bản công nghiệp và sơ đồ phát triển kinh tế Một trong những đặc điểm rõ rệt nhất của quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp và nó cũng là đặc điểm của nền sản xuất chủ nghĩa là: một mặt những yếu tố cấu thành tư bản sản xuất, đều phải do thị trường hàng hóa cung cấp, và phải không ngừng được đổi mới nhờ thị trường hàng hóa; và mặt khác, sản phầm của quá trình lao động đi ra khỏi quá trình ấy với tư cách là hàng hóa và không phải ngừng lại được đem bán ra với tư cách là hàng hóa. Và qua đây các nhà kinh tế học tư sản có ý định tìm ra những dấu hiệu đặc trưng cho các hình thái kinh tế của sự phát triển sản xuất xã hội. Mác đã phê phán một cách toàn diện một trong những ý định trên của họ, vì ý định này làm lu mờ sự khác nhau về chất giữa tuần hoàn tư bản và lưu thông hàng hóa giản đơn. Theo sơ đồ ấy thì trong sự phát triển lịch sử của chúng các hình thái kinh tế chia ra thành: Một là: kinh tế tự nhiên Hai là: kinh tế tiền tệ Bai là: kinh tế tín dụng Như vậy, tiêu chuẩn để phân chia là sự tồn tại của trao đổi và hình thức trao đổi. Trong nền kinh té tự nhiên, trao đổi hoàn toàn không có hoặc có chăng thì chỉ là trao đổi trực tiếp (sản phẩm đổi lấy sản phầm). Trong nền kinh tế tiền tệ, người ta dựa vào tiền tệ để tiến hành trao đổi, còn trong nền kinh tế tín dụng thì người ta dựa vào tín dụng để tiến hành trao đổi. Mác nêu lên 3 ý kiến phản đối sơ đồ ấy. Thứ nhất không thể nói rằng hệ thống tín dụng thay thế hệ thống tiền tệ, thật ra kinh tế tiền tệ và kinh tế tín dụng chỉ thích ứng với những giai đoạn phát triển khác nhau của sản xuất tư bản chủ nghĩa; nhưng chúng tuyệt nhiên không phải là những hình thức trao đổi độc lập, đối lập với kinh tế tự nhiên. Thứ hai, tiêu chuẩn phân chia không quán triệt đến cùng. Nếu trao đổi là cơ sở của sự phân chia, thì cũng phải cần chia kinh tế tự nhiên ra thành kinh tế đóng kín trong đó hoàn toàn không có trao đổi và một giai đoạn tiếp theo trong đó đã xuất hiện sự trao đổi trực tiếp. Thứ ba là ý kiến phản đổi quan trọng nhất- thuộc về phương pháp luận. Cơ sở để phân chia lịch sử phát triển kinh tế thành cách thời đại là trao đổi và hình thức trao đổi, chứ không phải thương thức sản xuất, cái quyết định bản thân các hình thức trao đổi. Điều đó hoàn toàn xóa nhòa tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, một nền sản xuất dựa trên cơ sở lao động làm thuê và quyết định đặc thù của lưu thông của tư bản công nghiệp. Mác kết luận: “cái quan niệm không thấy tính chất của phương thức sản xuất là cơ sở của phương thức trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất ấy, mà thấy ngược lại, là phù hợp với tầm mắt tư sản, cái tầm mắt chỉ đổ dồn mọi chú ý vào việc buôn bán làm ăn”. Vấn đề quan hệ giữa tuần hoàn của tư bản cá biệt và sự lưu thông chung Nhà tư bản ném vào lưu thông một H’ bằng c+v+m, nhưng chính hắn lại trực tiếp cần những yếu tố của tư bản bất biến c, còn công nhân cần v, họ lĩnh tiền công ở nhà tư bản và dùng nó để mua tư liệu sinh hoạt. Như vậy, nhà tư bản ném vào lưu thông một khối lượng hàng hóa lớn hơn khối lượng mà hắn rút từ đấy về, tức là cung cửa hắn lớn hơn cầu của hắn. Quả thật, hắn có dùng một phần m để mua vật phẩm tiêu dùng cá nhân, nhưng hắn không thể chi tiêu hết toàn bộ giá trị thặng dư vậy được, vì tái sản xuất giản đơn không những không tiêu biểu cho chủ nghĩa tư bản mà còn trực tiếp phủ định chủ nghĩa tư bản. Điều giả định trên đây có nghĩa như giả định rằng không có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, và do đó, giả định không có cả bản thân nhà tư bản công nghiệp. Vì rằng nếu giả định động cơ của chủ nghĩa tư bản là tiêu dùng cá nhân, chứ không phải để làm giàu, thì tức là xóa bỏ chính ngay gốc rễ của chủ nghĩa tư bản. Việv tư bản hóa giá trị thặng dư bắt đầu từ việc tích lũy giá trị thặng dư dưới hính thái tiền tệ. Do đó, tư bản mới đề ra nhu cầu của mình không phải sau mỗi lần tuần hoànm mà sau một thời gian tương đối dài. Cần phải chú ý tới một điều nữa là giá trị của tư bản cố định cần được chuyển dần từng phần sang sản phẩm mới, còn tư bản cố định thì được tái sản xuất ngay một lúc, nhưng sau nhiều năm sử dụng. Do đó, sau khi kết thúc từng vòng tuần hoàn của tư bản, nhu cầu của mỗi nhà tư bản lại giảm đi một phần giá trị H’ tương đương với phần tư bản cố định đã chuyển dịch. Điều kiện tích lũy tư bản: để tích lũy tư bản, trước hết nhà tư bản phải rút khỏi lưu thông một phần giá trị thặng dư từ lưu thông quay trở về tay nhà tư bản dưới hình thái tiền và làm tăng phần đó lên với tư cách là tiền tích trữ cho đến khi phần đó có được quy mô cần thiết để mở rộng xí nghiệp cũ hay để mở một xí nghiệp mới bên cạnh xí nghiệp cũ.
Luận văn liên quan