Ba ngành nên đầu tư và không nên đầu tư trong năm 2012 trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2011 là năm đầy khó khăn đối với kinh tế vĩ mô nói chung cũng như kinh tế vi mô của từng nhóm ngành, từng doanh nghiệp.Mặc dù vậy, vẫn không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt trong năm vừa qua. Tổng sản phẩm trong nước: Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010. Mức tăng này thấp hơn năm 2010 (6,78%). Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng nợ công ở Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu, lạm phát trong nước tăng cao thì mức tăng GDP năm 2011 vẫn là một thành tựu đáng ghi nhận. Thu chi ngân sách Nhà nước: Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán. Tổng chi ngân sách trong năm nay là 796 nghìn tỷ đồng. Như vậy, năm 2011, Ngân sách Nhà nước tiếp tục bội chi ngân sách.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba ngành nên đầu tư và không nên đầu tư trong năm 2012 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT BA NGÀNH NÊN ĐẦU TƯ VÀ KHÔNG NÊN ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012 TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Bùi Bảo Khang Đoàn Thị Hà Nhi Trần Thị Ngọc Phượng Lê Anh Quỳnh Bùi Thị Minh Thu Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 1 Mục lục I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2011 ......................................... 2 1. Tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2011 ....................................................................................... 2 2. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 .............................................................. 3 II. BA NGÀNH NÊN ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012 ............................................................................ 4 1. Ngành hàng tiêu dùng ...................................................................................................................... 4 2. Ngành dược phẩm – y tế .................................................................................................................. 5 3.Ngành nông nghiệp ........................................................................................................................... 6 III. BA NGÀNH KHÔNG NÊN ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012 ........................................................... 6 1. Ngành bất động sản ......................................................................................................................... 6 2. Ngành thép ...................................................................................................................................... 7 3. Ngành ngân hàng ............................................................................................................................. 8 Danh mục tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 10 Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 2 I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2011 1. Tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2011 Năm 2011 là năm đầy khó khăn đối với kinh tế vĩ mô nói chung cũng như kinh tế vi mô của từng nhóm ngành, từng doanh nghiệp.Mặc dù vậy, vẫn không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt trong năm vừa qua. Tổng sản phẩm trong nước: Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010. Mức tăng này thấp hơn năm 2010 (6,78%). Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng nợ công ở Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu, lạm phát trong nước tăng cao thì mức tăng GDP năm 2011 vẫn là một thành tựu đáng ghi nhận. Thu chi ngân sách Nhà nước: Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán. Tổng chi ngân sách trong năm nay là 796 nghìn tỷ đồng. Như vậy, năm 2011, Ngân sách Nhà nước tiếp tục bội chi ngân sách. Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 8,9 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 9,6 tỷ USD. Nhập siêu hàng hóa ước tính đạt 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, giảm 25% so với năm 2010 (nhập siêu hàng hóa năm 2010 là 12,4 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu). Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002. Lạm phát tăng cao Biểu đồ 1.. Chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2011 và tháng 1 năm 2012 (đơn vị tính:%) (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Năm 2011, lạm phát đạt mức 18.31% so với năm 2010. Qua biểu đồ ta thấy, lạm phát tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm và có dấu hiệu tăng chậm lại trong 6 tháng cuối năm. Trước thực trạng đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Cụ thể là, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 9% trong năm 2010 lên 11% vào tháng 2 năm 2011, rồi lần lượt là 12%, 13%,14% trong các tháng 3,4,5 và đạt ngưỡng 15% theo quyết định 0 5 10 15 20 25 1 /2 0 1 1 2 /2 0 1 1 3 /2 0 1 1 4 /2 0 1 1 5 /2 0 1 1 6 /2 0 1 1 7 /2 0 1 1 8 /2 0 1 1 9 /2 0 1 1 1 0 /2 0 1 1 1 1 /2 0 1 1 1 2 /2 0 1 1 1 /2 0 1 2 Chỉ số giá tiêu dùng Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 3 số 2210/QĐNHNN có hiệu lực từ ngày 10/10/2011. Lãi suất của các ngân hàng thương mại tăng cao đã tạo nên áp lực cho toàn nền kinh tế nói chung và những ngành kinh tế khác nhau nói riêng. Áp lực lãi vay khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, thậm chí là đứng trên bờ vực phá sản. Theo Tổng Cục thuế, từ đầu năm đến 20-12-2011, cả nước có gần 49.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, chờ phá sản (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó Hà Nội có 3.000 doanh nghiệp, TP.Hồ Chí Minh trên 1.600 doanh nghiệp. 2. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 Năm 2011 đánh dấu một năm đầy khó khăn, thử thách đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Những biến động trong kinh tế vĩ mô đã tác động sâu sắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011 Biểu đồ 2. Chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 (Nguồn:Báo cáo tổng kết Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2011, công ty chứng khoán An Bình) Dựa vào biểu đồ 2, ta thấy chỉ số VN- Index và HNX- Index đều giảm điểm mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch vào ngày 30/12/2011, chỉ số VN-Index giảm còn 351,55 điểm, là mức thấp nhất trong năm 2011 vừa qua. Tương tự với trường hợp của chỉ số VN- Index, chỉ số HNX- Index chốt phiên ngày 30/12/2011 ở mức 58,75 điểm. Sự sụt giảm của cả hai chỉ số chứng khoán có thể được lý giải bởi nguyên nhân. Một là, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát tăng cao. Việc tăng lãi suất cho vay, hạn chế cho vay phi sản xuất,… đã khiến dòng vốn của các nhà đầu tư chảy vào chứng khoán bị tắc nghẽn. Không chỉ vậy, cho vay đầu tư bất động sản bị hạn chế, thị trường bất động sản đóng băng buộc những nhà đầu tư phải bán chứng khoán để trả nợ vay. Cung tăng trong khi lực cầu yếu đã đẩy giá chứng khoán giảm mạnh. Hai là, những bất ổn của kinh tế thế giới phần nào ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vàng được xem là kênh trú ẩn an toàn chống lại những bất ổn kinh tế, chính trị. Vì vậy, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, kéo theo đó là sự tăng giá của vàng trong nước. Trước bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư đã thoái vốn khỏi Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 4 thị trường chứng khoán để đầu tư vào vàng. Ba là, sự thoái vốn mạnh của khối đầu tư nước ngoài làm nguồn cầu suy giảm mạnh. Nhiều mã cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của công ty. Theo cafef, hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách và thậm chí là thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng), đơn cử như trường hợp của VKP (Công ty cổ phần nhựa Tân Hóa) có mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch ngày 30/12 là 900 đồng/1 cổ phiếu. Sự sụt giảm của giá các chứng khoán niêm yết có thể được lý giải do hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan, thậm chí thua lỗ, do chịu ảnh hưởng những biến động của kinh tế vĩ mô như lãi suất cho vay tăng cao, các ngân hàng thương mại siết chặt tín dụng, giá nguyên vật liệu tăng cao, …Hai là, sự giảm điểm mạnh của các chỉ số chứng khoán đã kéo theo sự giảm giá của nhiều mã chứng khoán. Cũng trong năm 2011, hai mã cổ phiếu là DVD (công ty cổ phần dược Viễn Đông) và DCC (công ty cổ phần Descon) bị hủy niêm yết, DCL của công ty cổ phần dược Cửu Long bị tạm ngưng giao dịch. Ngoài ra, có 7 mã chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát gồm BAS, CAD, CYC, FBT, MHC, TRI, VKP. Trước sự ảm đạm của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Theo thống kê của công ty chứng khoán An Bình, tính đến hết quý III/2011, 80/105 công ty chứng khoán thua lỗ và 70 công ty chứng khoán lỗ lũy kế. Nhiều công ty chứng khoán gặp khó khăn trong thanh khoản, thậm chí bị mất thanh khoản như trường hợp của công ty chứng khoán SME. Bên cạnh đó, nhiều vụ vỡ nợ quy mô lớn có liên quan đến hội đồng quản trị của các công ty chứng khoán cũng bị phát hiện như trường hợp của công ty chứng khoán Phương Đông (ORS), công ty chứng khoán Hà Thành (HASC). Tóm lại, năm 2011 là một năm khắc nghiệt của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chìm ngập trong sắc đỏ với nhiều ngày giảm điểm liên tiếp, bên cạnh đó là sự giảm giá kỷ lục của nhiều mã cổ phiếu niêm yết, sự thua lỗ của khoảng 80% công ty chứng khoán,…Tuy nhiên, sự ra đời của bộ chỉ số VN30 vào ngày 6/2/2012 đã thổi một làn gió mới vào thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh những chính sách hỗ trợ và chấn chỉnh thị trường sắp được ban hành như nâng cao tiêu chuẩn niêm yết của các công ty đại chúng, quy chế về quỹ mở và các loại hình quỹ đầu tư khác, quy định về công bố thông tin,…kết hợp cùng chính sách tài khóa và tiền tệ, hứa hẹn trong năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều dấu hiệu khởi sắc. II. BA NGÀNH NÊN ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012 1. Ngành hàng tiêu dùng Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành lớn và lâu đời. Tốc độ tăng trưởng chậm nhưng cổ phiếu của các công ty trong ngành lại mang đến lợi nhuận vững chắc và khá ổn định. Điều đó khiến cho cổ phiếu của ngành là một trong những lựa chọn Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 5 tương đối an toàn khi thị trường biến động. Trong năm 2012, ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành hàng nên đầu tư, vì những lý do sau: Một là, xét đến nền thị trường Việt Nam, thị trường tiêu dùng khá ổn định, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập ngày càng tăng nên nhu cầu của họ cũng ngày càng cao. Trong đó, những nhu cầu cơ bản như ăn, uống,… là một trong những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Hai là, ngành hàng tiêu dùng là ngành sản xuất và cung cấp những sản phẩm cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người, đặc biệt là hàng tiêu dùng nhanh như lương thực, thực phẩm, đồ uống, ... Theo báo cáo nghiên cứu về “Tâm lý và hành vi người tiêu dùng Tp.HCM 2010” do báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện, tỷ lệ chi tiêu của người dân thành phố Hồ Chí Minh cho thực phẩm, ăn uống,.. chiếm tỷ trong 34,3%. Vì vậy mà lĩnh vực này có tính hấp dẫn về lâu dài, ít rủi ro, cho dù có biến động thì nó vẫn là ngành không thể nào thiếu được trong cuộc sống nên ngành hàng này sẽ đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận ổn định. Ba là, các công ty trong ngành có nhiều lợi thế kinh tế để duy trì thế mạnh, mở rộng quy mô, mạng lưới rộng và hệ thống kênh phân phối lớn. Bốn là, hiện nay doanh nghiệp vay vốn nhiều để đầu tư kinh doanh nhưng lãi suất cao làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, lạm phát kèm theo chính sách tiền tệ thắt chặt làm tổng cầu giảm. Những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp và vay nợ cao thì dễ bị tác động. Ngược lại, ngành hàng tiêu dùng lại có tỉ lệ vay thấp, thị trường và tỷ suất lợi nhuận ổn định, vì vậy mà ít bị tác động bởi những nhân tố xung quanh. Năm là, từ một số chỉ số của ngành ( năm 2011) có thể thấy hàng tiêu dùng là ngành có triển vọng và an toàn để đầu tư trong tương lai. Tỷ số P/E là 15,8 nằm ở mức trung bình. Giá trị vốn hóa là 128.409 tỷ đồng, phản ánh quy mô cũng như giá trị thị trường của ngành. ROE là 22,2, cho thấy khả năng 2. Ngành dược phẩm – y tế Trước tình hình lạm phát trong những tháng đầu năm 2012 có thể sẽ tái diễn và lãi suất diễn biến bất thường, thì những ngành có hoạt động kinh doanh ổn định và có tỷ số tài chính tốt sẽ có thể có được lợi thế trong năm 2012. Một trong số những ngành đó là ngành dược. Một, ngành dược có tốc độ phát triển tương đối ổn định, nên cổ phiếu ngành dược phẩm – y tế được xem như an toàn trước những biến động của thị trường. GDP tăng trưởng, chi tiêu bình quân đầu người hàng năm tăng, dẫn đến chi tiêu cho y tế và sức khỏe tăng theo, ngành dược lại thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn được duy trì tăng trưởng ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của ngành là 15%/năm. Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 6 Hai, thị trường chứng khoán năm 2011 có sự sụt giảm, nhưng cổ phiếu ngành vẫn giữ được ở mức giá cao, ít bị dao động. Tỷ số P/E của ngành là 24, cao hơn mức trung bình của thị trường. Có thể nói, nhóm cổ phiếu ngành dược là nhóm cổ phiếu có chất lượng. Ba, đây là một ngành sản xuất đặc biệt, nhất là từ trước đến nay Việt Nam chưa cho phép các công ty nước ngoài được phân phối trực tiếp. Do đó, lợi thế lớn nhất của các công ty dược trong nước hiện nay là hệ thống phân phối rộng khắp và không bị cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài; giá thành sản phẩm thấp và chiếm lĩnh phân khúc thị trường giá thuốc bình dân. 3.Ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp là một trong những mũi nhọn kinh tế của nước ta với nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác hết. Trong năm 2012, cổ phiếu trong ngành sẽ có nhiều lợi thế, vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất, sản phẩm nông nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều, hồ tiêu; đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê và gạo; thứ 4 về xuất khẩu cao su và thứ 5 về xuất khẩu chè. Năm 2011 là năm thành công rực rỡ của nông sản Việt Nam, từ cao su, tiêu, điều, cà phê… đều được mùa, được giá. Theo Tổng cục thống kê, trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo là 3,6 tỷ USD; cao su 3,2 tỷ USD. Riêng trong tháng 1 năm 2012, ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 700 triệu USD. Điều này đem đến kết quả kinh doanh ấn tượng cho các doanh nghiệp trong ngành. Thứ hai, trong năm 2012, Việt Nam sẽ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh dó, việc triển khai nhiều chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành nông nghiệp nước nhà nói chung và những doanh nghiệp trong ngành nói riêng. Có thể thấy rằng, trước cuộc khủng hoảng lương thực và cách nhìn mới về phát triển thì nông nghiệp đang dần trở thành một lĩnh vực không chỉ quan trọng mà còn cực kỳ hấp dẫn đứng ở góc độ đầu tư. III. BA NGÀNH KHÔNG NÊN ĐẦU TƯ TRONG NĂM 2012 1. Ngành bất động sản Năm 2011, thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến nhiều công ty bất động sản rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thanh khoản trong khi chi phí lãi vay, chi phí nguyên vật liệu cao và ngân hàng siết chặt cho vay phi sản xuất. Một là, thị trường bất động sản trong vẫn đang đóng băng và dự kiến sau 3-4 năm mới dần phục hồi. Do đó, trong ngắn hạn, cổ phiếu của ngành vẫn kém hấp dẫn với nhà đầu tư. Hai là, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn chưa hạ nhiệt, kèm theo đó là việc hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản. Trong năm 2012, nhiều công ty bất Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 7 động sản phải đương đầu với áp lực trả nợ ngân hàng, nhiều dự án bị bán tháo với giá rẻ. Cung tăng trong khi lực cầu không nhiều khiến tính thanh khoản bị giới hạn, lãi suất và lạm phát vẫn cao khiến các nhà đầu tư có tâm lí‎ e dè, thận trọng khi rót vốn vào lĩnh vực đầy rủi ro này. Ba là, nhiều doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận giảm mạnh, chẳng hạn công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) lợi nhuận trứơc thuế chỉ đạt 10,75 tỉ đồng (giảm 85%), Công ty Cổ phần Thế Kỷ 21 (C21) lãi 3,5 tỉ đồng (giảm 65%), Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) đạt 1,41 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 78,67)… Bên cạnh đó, giá nhiều mã chứng khoán cũng giảm liên tục như cổ phiếu SJS, HAG, VIC,… Với những lý do trên, nhà đâu tư vẫn nên chờ thêm một thời gian, chưa nên vội vàng quyết định đầu từ vào lĩnh vực đầy rủi ro này. 2. Ngành thép Kết thúc năm 2011, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành thép thế giới nói chung và trong nước nói riêng. Mục tiêu tăng trưởng sản xuất năm 2012 được Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đặt ra rất thấp, chỉ 3-4% Một, trong năm 2011, chính sách thặt chặt tín dụng kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng mạnh đến ngành thép. Lãi suất vay vốn cao, trong khi đặc thù kinh doanh của ngành thép ở Việt Nam là vốn vay từ ngân hàng lớn, chiếm 80-100% để đầu tư, dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc và sức cạnh tranh thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng vốn tự có của họ nên sức cạnh tranh khá cao. Biểu đồ 3. Mức tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiêu thụ thép (nguồn: Bộ Xây Dựng) Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 8 Kinh tế vĩ mô năm 2012 vẫn đặt trọng tâm là kiềm chế lạm phát, Chính phủ tiếp tục áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đã làm cho thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng sụt giảm, đầu tư công duy trì ở mức thấp nên nhu cầu về thép sẽ giảm, đặt các doanh nghiệp thép vào tình thế cạnh tranh gay gắt. Hai, giá thép trong nước vẫn phụ thuộc vào giá thép trên thị trường thế giới do Việt Nam vẫn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài nhiều, trong khi đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động và chưa ổn định. Do vậy giá thép trên thế giới sẽ khó tăng cao. Bên cạnh đó, tình trạng ứ đọng hàng tồn kho từ năm 2011 và tình trạng cung lớn hơn cầu cũng sẽ khiến giá thép khó có thể tăng. Ba, trong tất cả các doanh nghiệp thép ở Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến, đa số còn rất lạc hậu nên hao tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu, dẫn đến chi phí đầu vào khá cao. Nếu trong năm 2012, giá xăng dầu, điện nước tiếp tục tăng, thì đó là gánh nặng chi phí lớn cho các doanh nghiệp lạc hậu. 3. Ngành ngân hàng Một là, nợ xấu trong ngành tăng cao, nhiều ngân hàng rơi vào rủi ro thanh khoản. Bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư địa ốc không kịp thu hồi vốn để thanh toán nợ cho đúng hạn các ngân hàng, dẫn đến tình trạng nợ khó đòi ngày một tăng cao. Các ngân hàng vì thế buộc phải trích lập chi phí dự phòng ở mức khá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu tăng cao đẩy các ngân hàng vào tình cảnh thiếu hụt thanh khoản, xếp hạng tín dụng của nhiều ngân hàng đã nằm ở mức B, thậm chí một số ngân hàng còn đang nằm ở hạng C. Biểu đồ 4. Kết quả xếp hạng chung các ngân hàng Việt Nam 2011 (Nguồn: Báo cáo xếp hạng ngân hàng của VietnamCredit 2011) Dựa vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ các ngân hàng xếp hạng BBB chỉ chiếm 13%, trong khi đó phần lớn các ngân hàng trong hệ thống bị xếp ở hàng BB (chiếm 35%) và B (33%) Ba ngành nên đầu tư và ba ngành không nên đầu tư trong năm 2012 Nhóm 6 9 Hai là, năm 2012 là năm sẽ triển khai kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng, điều này có nghĩa là một số ngân hàng sẽ sáp nhập hay hợp nhất với nhau nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động. Chính việc đó làm cho hoạt động đầu tư vào ngành ngân hàng trong năm nay sẽ gặp nhiều bất cập và trở nên rủi ro hơn. Ba là, chính sách quản lý công cụ tài chính vĩ mô của Nhà Nước còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu hoạt động của ngành ngân hàng 2012 theo định hướng của Chính phủ vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì thế, lãi suất, tăng trưởng tín dụng ...tiếp tục là một vấn đề nan giải cho các ngân hàng trong kỳ kinh doanh của năm nay. Cụ thể, Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt tín dụng, điều đó buộc ngân hàng phải cho vay ở mức lãi suất khá cao để có thể bù đắp lợi nhuận. Tuy nhiên, sắp tới chính phủ dự kiến đưa ra chính sách điều chỉnh giảm lãi suất, điều này bự báo sẽ mang lại hiệu quả trong kiềm chế lạm phát năm 2012, nhưng ngược lại đem đến không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Bốn là, ngoà
Luận văn liên quan