Bài Báo cáo An toàn lao động - Chủ đề: Hóa chất

LỜI MỞ ĐẦU Hình ảnh của một số hóa chất II Đặc điểm của hóa chất 1.Phân loại hóa chất độc 2.Ảnh hưởng của hóa chất 3.Loại hóa chất tiếp xúc 4.Các yếu tố làm người lao động nhiễm độc III.Tác hại của hóa chất 1.Đối với con người 2.Đối với môi trường IV.Những nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đối với hóa chất 1.Nguy cơ cháy nổ 2.Biện pháp phòng ngừa V.Lời kết VI.Tài liệu tham khảo

ppt39 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Báo cáo An toàn lao động - Chủ đề: Hóa chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC-MÔI TRƯỜNG BÀI BÁO CÁO AN TOÀN LAO ĐỘNGCHỦ ĐỀ HÓA CHẤTGVHD: Nguyễn Thị Phương ThảoTHÀNH VIÊN NHÓM 5 1/ Lê Thị Dung2/ Nguyễn Văn Hoàng3/ Bùi Thị Hương4/ Lê Thị Nhung5/ Nguyễn Vy Tuyết6/ Trương Thị Thùy7/ Ngô Thị Thương8/ Nguyễn Thị Thương MỤC LỤCI. LỜI MỞ ĐẦU Hình ảnh của một số hóa chấtII Đặc điểm của hóa chất 1.Phân loại hóa chất độc 2.Ảnh hưởng của hóa chất 3.Loại hóa chất tiếp xúc 4.Các yếu tố làm người lao động nhiễm độcIII.Tác hại của hóa chất 1.Đối với con người 2.Đối với môi trườngIV.Những nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đối với hóa chất 1.Nguy cơ cháy nổ 2.Biện pháp phòng ngừaV.Lời kếtVI.Tài liệu tham khảoI.LỜI MỞ ĐẦUHóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới 9 triệu tấn. Song, thông tin về các loại hóa chất không được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều hóa chất đang được sử dụng phổ biến mà không rõ nguồn gốc. Hậu quả của tình trạng này là số người sản xuất có nguy cơ mác bệnh liên quan đến hóa chất như: rối loạn nội tiết, ung thư, bệnh phổi, bệnh ngoài da, sinh con quái dịngày càng cao. Hóa chất cũng có hể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh tháiVì vậy vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được quan tâm rộng rãi trên thế giói cũng như ở nước ta.Hình ảnh của một số hóa chấtII.ĐẶC ĐIỂM CỦA HÓA CHẤT 1.Phân loại hóa chấtNhóm 1: chất kích thích đườn hô hấp như: Clo, NH3, SO3 Nhóm 2: chất gây bỏng kích thích da như axit đặc,kiềm Nhóm 3: chất gây ngạt như CH4, CO2, CO Nhóm 4: tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như rượu, H2S, xăng Nhóm 5: chất gây độc cho hệ thống cơ quan của cơ thể như hydrocacbon các loại (gây độc cho nhiều cơ quan), benzen, phenol (hệ tạo máu), Pb,As (thiếu máu)2.Ảnh hưởng của hóa chất Trong những năm gần đây, nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Các yếu tố quyết định tính độc hại của hóa chất bao gồm: độc tính, đặc tính vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, các đường xâm nhập vào cơ thể, tính mẩn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này. Hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo 3 đường:- Đường hô hấp: khi hít thở hóa chất dưới dạng không khí, hơi hay bụi.- Hấp thụ qua da: khi hóa chất dính vào da.- Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã nhiễm phải hóa chất.2.1.Qua đường hô hấpĐối với người lao động trong công nghiệp,hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất. Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua tành mạch vào máu. Một hóa chất khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản – đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó chúng xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu. Vì vậy, phải đặc biệt chú ý các hóa chất ở dạng hơi, khói, bụi hoặc khí bởi chúng có thể dễ dàng vào cơ thể qua đường hô hấp.2.2.Qua daĐộ dày của da cùng với sự đổ mồ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn hương cho da. Hóa chất dính trên da có thể có các pản ứng sau: - Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát. - Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da. - Xâm nhập qua da vào máu. Hóa chất này có thể thấm vào quần áo mà người làm việc không biết. Điều kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho các hóa chất thâm nhập vào da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.2.3.Qua đường tiêu hóa Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn, đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Sự hấp thụ thức ăn và các chất khác (gồm cả hóa chất nguy hiểm) ban đầu xảy ra ở ruột non. Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn 2 đường trên, hơn nữa tính độc sẽ giảm khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch tụy.Nếu chúng ta ăn hoặc uống tại nơi làm việc, chúng ta có thể đưa hóa chất nguy hiểm vào cơ thể qua hệ tiêu hóa bỏi hóa chất có thể bị nhiễm vào thức ăn hoặc dụng cụ ăn như bát, đĩa3.Loại hóa chất tiếp xúc Do các phản ứng lý hóa của chất độc với hệ thống cơ quan tương ứng mà có sự phân bố đặc biệt cho từng chất:+ Hóa chất có tính điện ly như chì, bary tập trung vào xương; bạc, vàng ở trong da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất.+ Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức dầu mỡ như hệ thần kinh.+Các chất không điện li và không hòa tan trong các chất béo khả năng thấm vào các tổ chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ chất độc.Thông thường khi hóa chất vào cơ thể tham gia các phản ứng sinh hóa hay là quá trình biến đổi sinh học : oxy hóa, khử oxy,thủy phân,liên hợp. Quá trình này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận và mô trong đó gan có vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình này thường được hiểu là quá trình phá vỡ cấu trúc hóa học và giải độc xong có thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ hay các chất mới có hại hơn chất ban đầu.Tùy thuộc vào tính chất lí, hóa, sinh mà một số chất nguy hiểm sẽ được đào thải ra ngoài:+ Qua ruột :chủ yếu là các kim loại nặng.+ Qua mật:một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc glucugonic rồi đào thải qua mật.+ Qua hơi thở có thể đào thải một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi.+ Chất độc còn được đào thải qua da, sữa mẹ.Đường đào thải chất độc rất có giá trị trong việc chuẩn đoán và điều trị nhiễm độc nghề nghiệp. Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa chất đã hấp thu. Ngoài ra, hoạt động nghề nghiệp thường không chỉ tiếp xúc với một loại hóa chất. Hầu như cùng một lúc, người lao động phải tiếp xúc với hai hoặc nhiều hóa chất khác nhau. Mặt khác khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hóa chất có thể kết hợp với nhau tạo ra một chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ có hại tới sức khỏe hơn tác hại của từng hóa chất thành phần. Dù thế nào đi nữa cũng nên tránh hoặc giảm tới mức thấp nhất việc tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, Có sự khác nhau lớn của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn bên ngoài không thấy biểu hiện gì. Phản ứng của từng cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏeDo đó với mỗi cơ thể tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng khác nhau với các đối tượng cụ thể.4.Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc Vi khí hậu: + Nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, tăng hô hấp do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc. + Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm thải độc bằng mồ hôi do đó cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc. Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng múc độ nhiễm độc. Chế độ dinh dương không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ thể.III.TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT 1.Đối với cơ thể con người Hóa chất cũng gây ra những phản ứng khác nhau do kiểu và dạng tiếp xúc khác nhau. Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau đây: Kích thích gây khó chịu. Gây dị ứng. Gây ngạt. Gây mê và gây tê. Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng. Gây ung thư. Hư bào thai. Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gen). Bệnh bụi phổi.1.1.Kích thích đối với da Khi một hóa chất tiếp xúc với da, có thể chúng sẽ làm biến đổi các lớp bảo vệ khiến cho da bị khô, xù xì và xót. Tình trạng này được gọi là viêm da. Có rất nhiều loại hóa chất gây viêm da.1.2.Kích thích đối với mắt Hóa chất nhiễm vào mắt có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tói thương tật lâu dài. Mức độ thương tật phụ thuộc vào lượng, độctính của hóa chất và cả các biện pháp cấp cứu. Các chất gây kích thích với mắt thương là: axit, kiềm và các dung môi.1.3.Kích thích đối với đường hô hấp Các chất hòa tan như: amoniac, fomandehit, sunfuro, axit và kiềm ở dạng mù sương, khí hoặc hơi khi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng) sẽ gây cảm giác bỏng rát, chúng được hấp thu vì sự ẩm ướt của đường mũi họng.sunfuadioxit, clo và bụi thantác động dọc theo đường thở gây ra viêm phế quản, đôi khi gây tổn thương trầm trọng đường thở và mô phổi.Phản ứng của hóa chất với mô phổi gây ra phù phổi (dịch trong phổi) và có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Triệu chứng bắt đầu với sự khó chịu trong phổi, tiếp theo là ho, khó thở, xanh tím và khạc nhiều đờm. 1.4.Dị ứng Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc rực tiếp với hóa chất. Người lao động có thể khi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả với lượng nhỏ thì cơ thể thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ bị dị ứng.Da bị dị ứng có tình trạng giống như viêm da (mụn nhỏ hoặc là phỏng nước). Hiện tượng này có thể sẽ không xuất hiện ở nơi tiếp xúc mà ở một nơi nào đó trên cơ thể. Những chất gây dị ứng thường gặp là nhựa epoxy, thuốc nhuộm azo, dẫn xuất nhựa than đá, axit cromicĐường hô hấp nhạy cảm là căn nguyên của bệnh hen nghề nghiệp. Triệu chứng của căn bệnh này la ho nhiều về đêm, khó thở, thở khò khè và ngắn. Các hóa chất gây tác hại này là: toluen disoxianat, fomaldehit1.5.Gây ngạt Ngạt thở đơn thuần: Chất gây ngạt đơn thuần thường ở dạng khí như: CO2, CH4 (metan), N2, C2H6 (etan), H2, khi lượng khí này tăng sẽ làm giảm lượng oxy trong không khí và gây ngạt thở, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong. Tình trạng này có thể xảy ra ở nơi làm việc chật hẹp, ở dưới các giếng và trong các hầm lò.Ngạt thở hóa học: Chất gây ngạt hóa học ngăn cản máu vận chuyển oxy tới các tổ chức của cơ thể. Một trong những chất này là oxit cacbon gây cacboxyhemoglobin.Chỉ cần 0.05% oxit cacbon trong không khí là đã có thể giảm đáng kể khả năng mang oxy của máu tới các mô trong cơ thể. Các chất khác như hydroxianua hoặc hydrosunfuacản trở khả năng tiếp nhận oxy của tế bào, ngay cả khi máu giàu oxy.1.6.Gây mê và gây têTiếp xúc với nồng độ cao một trong các chất như: etanol, propanol (acid béo), aceton và metyletyxeton (ceton béo), axetilen, hydrocacbon, etyl và isopropin eteó thể làm suy yếu hệ thần kinh trung ương,gây ngất thậm chí dẫn đến tử vong.Tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến não bộNhững chất này gây ảnh hưởng tương tự say rượu. Khi tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất này ở nồng độ thấp một số người bị nghiện chúng.1.7.Các cơ quan của cơ thể Cơ thể con người được tạo nên bởi nhiều hệ cơ quan. Nhiễm độc hệ thống liên quan đến hóa chất tới một hoặ nhiều cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Ảnh hưởng này không tập trung ở điểm nào hay vùng nào trên cơ thể: não, tim, gan, thận, phổi, cơ quan sinh sản. Ảnh minh họa cho các điểm bị hóa chất tác động.1.8.Ung thư Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo sự tự do phát triển của tế bào, dẫn đến khối u-ung thư. Những khối u này có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc với hóa chất. Giai đoạn này có pham vi từ 4-40 năm.vị trí ung thư nghề nghiệp trong cơ thể ũng khác nhau và thường không chỉ giới hanjowr vùng tiếp xúc. Các chất như asen, amiang, crom, niken, bis-clometyl ete (BCME)có thể gây ung thư phổi. Bụi gỗ và bụi da, niken crom, dầu isopropyl có thể gây ung thư mũi và xoang. Ung thư bàng quang do tiếp xúc với benzidin, 2-naphtylamin và bụi da. Ung thư da do tiếp xú với asen, sản phẩm dầu mỏ và bụi than. Ung thư gan có thể do tiếp xúc với vinylclorua đơn thể, trong khi ung thư tủy xương là do benzen.Ảnh hưởng của hóa chất đến tủy xương1.9.Hư thai (quái thai) Dị tật bẩm sinh có thể là do hậu quả của việc tiếp xúc với hóa chất gây cản trở quá trình phát triển của bào thai. Trong thời gian 3 tháng đầu của thời kì mang thai, thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tổ chức quan trọng của não, tim, tay vầ chân đang hình thành. Sự có mặt của hóa chất như thủy ngân, chất gâ mê, các dung môi hữu cơ có thể cản trở quá trình bình thường của việc phân chia tế bào, gây biến dạng bào thai.1.10.Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai Một số hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen tạo những biến đổi không mong muốn cho ác thế hệ tương lai. Theo kết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy 80-85% các chất gây ung thư có thể tác dộng đến gen.2.Đối với môi trườngIV.NHỮNG NGUY CƠ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 1.Nguy cơ cháy nổĐa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ đến thảm họa thiệt hai lớn về người và tài sản.1 minh chứng cho việc hóa chất có khả năng gây cháy nổ đó là vụ nổ ngày 3/8/2010 tại nhà máy nhiệt điện Hải Phòng. Nơi xảy ra vụ nổ là tại kho hóa chất với dám khói màu vàng bốc lên đã làm 2 người công nhân thiệt mạng.Hiện trường vụ nổ2.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 2.1.Quản lý hóa chất 4 nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát:1/ Thay thế: loại bỏ các hóa chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không nguy hiểm nữa.2/ Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động với hóa chất nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.Thận trọng khi dùng acid sulfuric (Ảnh: corrosion-doctors.org) 3/ Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi, mù.4/ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.Điều quan trọng tiếp theo là cách ly các nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm, hoặc tăng thêm các thiết bị thông gió và phương tiện bảo vệ cá nhân. Đầu tiên cần xác định các hóa chất nguy hiểm và đánh giá dúng mức độ độc hại, nguy hiểm của chúng, kiểm soát chặt chẽ các quá trình thống kê, các quá trình vận chuyển, chuyển rót và cất giữ hóa chất, các hóa chất thực tế đang sử dụng và các chất thải của chúng. Nội dung kiểm soát tập trung và những nội dung sau: - Nhận diện tất cả các hóa chất nguy hiểm đang sử dụng. - Dán nhãn. - Cung cấp và sử dụng các tài liệu an toàn hóa chất.Ký hiệu hóa chất trong phòng thí nghiệm - An toàn của kho. - An toàn trong quản lý và sử dụng. - Biện pháp quản lý công việc. - Thủ tục loại bỏ. - Điều khiển sự tiếp xúc. - Thủ tục vận chuyển an toàn.- Kiểm tra sức khỏe. - Lưu trữ hồ sơ. - Huấn luyện và giáo dục.2.2Cấp cứu khẩn cấp-Phải có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như:Thuốc cấp cứu, bông băng, mặt nạ phòng độc, cáng thương xe cấp cứu-Có phương án dự phòng, xử lí các sự cố có thể xảy ra.Nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn do hóa chất hay hỏa hoạn cần thực hiện những quy định sau:-Phải tổ chức đội cứu người và đội cứu hỏa.-Đội cấp cứu và người thường xuyên luyện tập.-Khi có sự cố xảy ra tai nạn phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, tránh nơi có gió lộng và quạt mạnh, không nên tụ tập đông người.Người cấp cứu phải đeo mặt nạ phòng độc, đỡ nạn nhân ra ngược chiều gió.-Cởi bỏ quần áo, trang bị bảo hộ lao động bị nhiễm.-Lau người bằng nước sạch( chú ý miệng, tai, mũi..) không lau bằng cồn hoặc nứơc nóng vì hóa chất dễ thấm qua da.-Nạn nhân bị ngừng thở thôi ngạt qua miệng hoặc qua mũi nạn nhân, nạn nhân bị ngừng tim phải ép tim ngoài lồng ngực, ep ở 1/3 dưới xương ức sâu từ 3 – 4 cm, tốc độ 1 giây/lần, ép 4 – 5 lần ngừng vài giây để thổi ngạt.-Đưa nạn nhân đến bệnh viện tiếp tục theo dõi, điều trị trong thời gian thích hợp đề phòng tác hại đến chậm.Sau đó cho nạn nhân nghỉ dưỡng. Cần thiết bố trí công việc khác thích hợp với sức khỏe nạn nhân.* Chú ý :Nạn nhân bị nhiễm độc nặng đã vào viện cấp cứu phải mang theo hồ sơ các chất độc có trong môi trường tiếp xúc.-Nạn nhân bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng.-Nạn nhân nhiễm độc do ăn uống tùy theo từng tác hại của từng chất mà xử lí thích hợp.2.3 Biện pháp hạn chếQuy trình vận hành kín.Thông gió cục bộ tại những nơi hóa chất được hút ra.Không ăn, uống, hút thuốc nơi làm việc.Rửa tay trước khi ăn, uống, hút thuốc.Quần áo bị dính hóa chất phải thay ran gay.Sau ca làm việc phải tắm rửa sạch sẽ.Saukhi vệ sinh nhà xưởng, đối với các chất dạng bột phải dùng phương phaps ướt hoặc máy hút bụi.Cấm quét khô.Tại nơi làm việc phải có vòi nước sạch để rửa mắt và các phương tiện tắm rửa sẵn sang cho việc cấp cứu.Tập huấn cho người lao động hiểu biết tác hại của hóa chất, biện pháp an toàn.Hàng năm đo môi trường và khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp cho người lao động.V.LỜI KẾT Hóa chất ngày nay rất thông dụng trong đời sống cũng như lao động sản xuất của người Việt Nam. Nhưng hóa chất cũng có hai mặt của nó ngoài việc đem lại lợi ích nó cũng đem lại những tác hại không nhỏ cho con người và môi trường nếu như không được đảm bảo sử dụng an toàn. Với bài báo cáo trên hy vọng chúng ta- những người trong tương lai phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể có được một môi trường làm việc an toàn.TÀI LIỆU THAM KHẢO - www.antoanlaodong.gov.vn/...toan_trong...hoa_chat.../5.atld?.. CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕICÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
Luận văn liên quan