Chúng tôi xem xét tỷ giá hối đoái của Trung Quốc có sai lệch hay không, tỷ giá hối đoái và các
hoạt động kinh tế tác động đến dòng chảy thương mại của Trung Quốc như thế nào. Đầu tiên,
chúng tôi nhận thấy rằng tiền tệ của Trung Quốc, Đồng nhân dân tệ (RMB) thực chất được định
giá thấp hơn so với giá trị được dự báo thông qua việc ước lượng mẫu một số quốc gia, khi sử
dụng dữ liệu vintage 2006 của Chỉ số phát triển thế giới. Sự sai lệch này có ý nghĩa về mặt kinh
tế, ở khoảng 50% trong dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, sự sai lệch này không có ý nghĩa thống kê
khi nó nằm ngoài khoảng có ý nghĩa hai sai số chuẩn. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn biến
mất khi sử dụng dữ liệu Vintage 2008 mới nhất; theo đó sự định giá thấp đồng nhân dân tệ đã
được ước lượng chỉ khoảng 10%. Thứ hai, chúng tôi nhận thấy rằng giá tương đối tác động đến
dòng chảy thương mại đa phương của Trung Quốc được biểu hiện bởi tỷ giá hối đoái theo tỷ
trọng thương mại nhưng mối tương quan này không phải lúc nào cũng chính xác. Ngoài ra, xu
hướng của sự tác động này đôi khi khác với những gì được mong đợi. Ví dụ, theo như mong
đợi, khi đồng Nhân Dân Tệ giảm giá, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gia tăng, khi đã tính đến
biến cung, nhưng thật ra, sự giảm giá của Đồng Nhân Dân Tệ lại làm cho nhập khẩu hàng hóa
thông thường của Trung Quốc tăng. Theo đó, thương mại Trung Quốc cũng không phải là ngoại
lệ. Đặc biệt là khi có giao thương giữa Trung Quốc với Mỹ và sau khi vốn sản xuất của Trung
Quốc gia tăng. Vì thế, theo như dự kiến, tỷ giá hối đoái thực và sự dịch chuyển thu nhập tương
đối sẽ tác động đến cán cân thương mại Trung Quốc – Mỹ. T uy nhiên, sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái lại không ảnh hưởng nhiều đến cả dòng chảy thương mại đa phương và song phương như
dự đoán. Và dĩ nhiên, những kết quả này không cung cấp nhiều thông tin cho câu hỏi sự thay
đổi tỷ giá hối đoái của Đồng Nhân Dân Tệ so với đồng Đô la Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
toàn bộ thâm hụt thương mại của Mỹ. Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những ước
lượng về sự sai lệch của đồng Nhân dân tệ, biến động của tỷ giá hối đoái và mức sản lượng tác
động đối với dòng chảy thương mại là không chắc chắn. Cụ thể, kết quả về độ co giãn thương
mại thì nhạy cảm theo các đặc điểm kinh tế lượng, khi tính đến sự tác động của nguồn cung và
khuynh hướng thời gian.
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài dịch tài chính quốc tế tỷ giá hối đoái và tài khoản vãng lai của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
BÀI DỊCH
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÀI KHOẢN
VÃNG LAI CỦA TRUNG QUỐC
Thực hiện : Nhóm 3b
Lớp : NH Đêm 2 – K18
GV hướng dẫn : ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
TPHCM, thaùng 04 naêm 2010
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
Tóm tắt
Chúng tôi xem xét tỷ giá hối đoái của Trung Quốc có sai lệch hay không, tỷ giá hối đoái và các
hoạt động kinh tế tác động đến dòng chảy thương mại của Trung Quốc như thế nào. Đầu tiên,
chúng tôi nhận thấy rằng tiền tệ của Trung Quốc, Đồng nhân dân tệ (RMB) thực chất được định
giá thấp hơn so với giá trị được dự báo thông qua việc ước lượng mẫu một số quốc gia, khi sử
dụng dữ liệu vintage 2006 của Chỉ số phát triển thế giới. Sự sai lệch này có ý nghĩa về mặt kinh
tế, ở khoảng 50% trong dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, sự sai lệch này không có ý nghĩa thống kê
khi nó nằm ngoài khoảng có ý nghĩa hai sai số chuẩn. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn biến
mất khi sử dụng dữ liệu Vintage 2008 mới nhất; theo đó sự định giá thấp đồng nhân dân tệ đã
được ước lượng chỉ khoảng 10%. Thứ hai, chúng tôi nhận thấy rằng giá tương đối tác động đến
dòng chảy thương mại đa phương của Trung Quốc được biểu hiện bởi tỷ giá hối đoái theo tỷ
trọng thương mại nhưng mối tương quan này không phải lúc nào cũng chính xác. Ngoài ra, xu
hướng của sự tác động này đôi khi khác với những gì được mong đợi. Ví dụ, theo như mong
đợi, khi đồng Nhân Dân Tệ giảm giá, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gia tăng, khi đã tính đến
biến cung, nhưng thật ra, sự giảm giá của Đồng Nhân Dân Tệ lại làm cho nhập khẩu hàng hóa
thông thường của Trung Quốc tăng. Theo đó, thương mại Trung Quốc cũng không phải là ngoại
lệ. Đặc biệt là khi có giao thương giữa Trung Quốc với Mỹ và sau khi vốn sản xuất của Trung
Quốc gia tăng. Vì thế, theo như dự kiến, tỷ giá hối đoái thực và sự dịch chuyển thu nhập tương
đối sẽ tác động đến cán cân thương mại Trung Quốc – Mỹ. Tuy nhiên, sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái lại không ảnh hưởng nhiều đến cả dòng chảy thương mại đa phương và song phương như
dự đoán. Và dĩ nhiên, những kết quả này không cung cấp nhiều thông tin cho câu hỏi sự thay
đổi tỷ giá hối đoái của Đồng Nhân Dân Tệ so với đồng Đô la Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
toàn bộ thâm hụt thương mại của Mỹ. Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những ước
lượng về sự sai lệch của đồng Nhân dân tệ, biến động của tỷ giá hối đoái và mức sản lượng tác
động đối với dòng chảy thương mại là không chắc chắn. Cụ thể, kết quả về độ co giãn thương
mại thì nhạy cảm theo các đặc điểm kinh tế lượng, khi tính đến sự tác động của nguồn cung và
khuynh hướng thời gian.
1. Phần mở đầu
Trong những năm gần đây, Trung Quốc với các chính sách kinh tế của mình đang thể hiện rõ
nét trong giai đoạn kinh tế toàn cầu. Ngay cả khi những tranh luận về cán cân thương mại của
Trung Quốc và giá trị đồng nhân dân tệ vẫn đang diễn ra, thì lại có một cuộc tranh cãi khác
xoay quanh những yếu tố quyết định đến các biến trên giữa các nhà nghiên cứu và những người
hoạch định chính sách.
Có một vài nghiên cứu về tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và cán cân thương mại/cán cân vãng
lai. Đây là một phần kết quả của đặc tính riêng biệt của nền kinh tế Trung Quốc. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi cố gắng cung cấp thông tin về những cuộc tranh cãi về sự tương tác giữa tỷ
giá hối đoái và tài khoản vãng lai bằng cách dựa vào hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Đầu
tiên, thông qua những nghiên cứu tại một số quốc gia, chúng tôi đã nhận biết được tỷ giá hối
đoái thực cân bằng. Thứ hai, chúng tôi cố gắng đạt được những ước lượng chính xác hơn về độ
co giãn thương mại Trung Quốc, cả về quan hệ song phương (với Mỹ) và đa phương. Trong khi
làm điều đó, chúng tôi hy vọng giải quyết được các tranh cãi hiện nay dựa trên quy tắc ngón tay
cái.
Để dự đoán kết quả, chúng tôi phát hiện một số điều thú vị. Đầu tiên, Đồng nhân dân tệ (RMB)
thực chất được định giá thấp hơn so với giá trị được dự báo thông qua việc ước lượng mẫu một
số quốc gia. Sự sai lệch này có ý nghĩa về mặt kinh tế, ở khoảng 50% trong dữ liệu đầu vào.
Tuy nhiên, sự sai lệch này không có ý nghĩa thống kê khi nó nằm ngoài khoảng có ý nghĩa một
sai số chuẩn. Hơn nữa, việc xem xét lại dữ liệu cơ sở cung cấp nhiều lý do để ước lượng thận
trọng hơn về sai lệch tiền tệ.
1
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
Thứ hai, chúng tôi nhận thấy rằng giá tương đối tác động đến dòng chảy thương mại đa phương
của Trung Quốc, được biểu hiện bởi tỷ giá hối đoái theo tỷ trọng thương mại nhưng mối quan
hệ này không phải lúc nào cũng được ước lượng một cách chính xác. Ngoài ra, xu hướng của sự
tác động này đôi khi khác với những gì được mong đợi. Ví dụ, theo như mong đợi, khi đồng
Nhân Dân Tệ giảm giá, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gia tăng, khi đã tính đến biến cung, nhưng
thật ra, sự giảm giá của Đồng Nhân Dân Tệ lại làm cho nhập khẩu hàng hóa thông thường của
Trung Quốc tăng. Theo đó, thương mại Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Đặc biệt là khi có giao thương giữa Trung Quốc với Mỹ và sau khi vốn sản xuất của Trung
Quốc gia tăng. Vì thế, theo như dự kiến, tỷ giá hối đoái thực và sự dịch chuyển thu nhập tương
đối sẽ tác động đến cán cân thương mại Trung Quốc – Mỹ. Tuy nhiên, sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái lại không ảnh hưởng nhiều đến cả dòng chảy thương mại đa phương và song phương như
dự đoán. Và dĩ nhiên, những kết quả này không cung cấp nhiều thông tin cho câu hỏi sự thay
đổi tỷ giá hối đoái của Đồng Nhân Dân Tệ so với đồng Đô la Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
toàn bộ thâm hụt thương mại của Mỹ.
Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng những ước lượng về sự sai lệch của đồng nhân dân
tệ, biến động của tỷ giá hối đoái và mức sản lượng tác động đối với dòng chảy thương mại là
không chắc chắn. Cụ thể, kết quả về độ co giãn thương mại thì nhạy cảm theo các đặc điểm
kinh tế lượng, khi tính đến sự tác động của nguồn cung và khuynh hướng thời gian.
2. Đặt vấn đề
Thảo luận về nền kinh tế Trung Quốc và sự tương tác của nó với nền kinh tế toàn cầu nhất thiết
phải chi tiết bởi vì nền kinh tế Trung Quốc vừa chuyển đổi từ một nền kinh tế chỉ huy tập trung
sang nền kinh tế thị trường. (Xem Cheung, Chinn và Fujii (2007a) thảo luận các vấn đề khác
nhau liên quan đến việc chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc.)
Hãy đánh giá một cách đúng đắn về tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực và giá tương
đối trong bất kỳ nền kinh tế mở nào. Hình 1 mô tả tỷ giá hối đoái song phương của Trung Quốc
trong 20 năm qua. Dùng phương pháp tiếp cận chuẩn trong hệ thống cảnh báo sớm khủng
hoảng người ta có thể tính được mức độ định giá cao tỷ giá hối đoái cũng như độ lệch so với xu
hướng chung. Việc áp dụng cách tiếp cận này trong trường hợp của Trung Quốc sẽ không dẫn
đến một kết quả khả quan. Trước hết hãy xem xét một ví dụ đơn giản về tỷ giá hối đoái thực
giữa đô la Mỹ và đồng nhân dân tệ. Trong Hình 1, tỷ giá cao làm cho tiền tệ của Trung Quốc
yếu hơn. Qua các thời kỳ, đồng nhân dân tệ có xu hướng giảm giá trị.
2
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
Hình 1: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực RMB/USD, từ tháng 01 năm
1986 đến tháng 11 năm 2008. Nguồn: IMF, Thống kê tài chính quốc tế, và tính toán của tác
giả.
Tuy nhiên, với trường hợp các nền kinh tế chuyển đổi từ kiểm soát tài khoản vốn sang nới lỏng
một phần và từ chế độ tỷ giá hối đoái kép sang tỷ giá hối đoái thống nhất, có một số tranh luận
trong việc lựa chọn phương thức xác định tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp của Trung Quốc, có
thể có một cuộc tranh luận, với một phần các giao dịch diễn ra theo tỷ giá hối đoái hoán đổi,
năm 1994 “sự phá giá” được mô tả như là một sự thống nhất của các tỷ giá hối đoái khác nhau.
Hình 2 cho thấy tỷ giá hối đoái chính thức (đường nét liền) mà tại đó một số giao dịch diễn ra
và tỷ giá thả nổi – thường được gọi là “tỷ giá thị trường hoán đổi” thể hiện ở đường đứt nét. Sử
dụng một số trung bình của hai tỷ giá này (gọi là tỷ giá điều chỉnh) mang lại một chân dung
khác cho hướng đi của đồng nhân dân tệ với một xu hướng khác (chủ yếu bằng phẳng), như mô
tả trong Hình 3. (Xem thêm thảo luận của Fernald, Edison và Loungani (1999), sự phá giá tiền
tệ năm 1994 gây nên khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 đúng hay không?)
3
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
Hình 2: Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái hoán đổi RMB/USD, từ tháng 01 năm
1986 đến tháng 06 năm 2007. Nguồn: IMF, Thống kê tài chính quốc tế, và Fernald (1999)
Hình 3: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa điều chỉnh và tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh RMB/USD,
từ tháng 01 năm 1986 đến tháng 11 năm 2008. Nguồn: IMF, Thống kê tài chính quốc tế,
Fernald (1999), và tính toán của tác giả.
Tỷ giá hối đoái theo tỷ trọng thương mại được cho là thích hợp hơn. Hình 4 mô tả chỉ số tỷ giá
4
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
hối đoái hiệu dụng của IMF và một xu hướng tuyến tính ước tính trên mẫu có sẵn từ năm 1986
đến tháng 09 năm 2008. Sau các phương pháp được nêu trong Chinn (2000), Cheung sắp tới sẽ
kiểm tra tính liên kết giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tỷ giá hối đoái có tỷ trọng thương mại) và
mức giá tương đối. Chúng tôi đã tìm ra bằng chứng chứng minh sự liên kết của hai biến số này
với các hệ số cho trước. Điều này có nghĩa là chúng tôi có thể sử dụng kết quả này như một chỉ
số thống kê của giá trị trung bình mà hàng loạt tỷ giá hối đoái thực hướng tới. Điều thú vị là lặp
lại tiến trình này nhằm đạt mục tiêu là nâng giá tiền tệ lên 14.2% trong tháng 9 năm 2008.
Hình 4: Tỷ giá hối đoái có tỷ trọng thương mại của RMB, từ tháng 01 năm 1986 đến tháng
11 năm 2008, và xu hướng tuyến tính theo thời gian. Nguồn: IMF, Thống kê tài chính quốc
tế, và tính toán của tác giả. Dữ liệu trước năm 1994 từ Thống kê tài chính quốc tế tháng
03/2007.
Báo cáo sai sự thật khi nói rằng tài khoản vãng lai và tài khoản thương mại của Trung Quốc có
lãi thật sự trong vài năm qua, một phần là vì sự gián đoạn của những dòng chảy này. Hình 5 cho
thấy cán cân vãng lai được tính bằng đồng đô la và tỷ lệ cán cân vãng lai so với GDP. Rõ ràng
là cán cân vãng lai của Trung Quốc đã tăng lên trong những năm gần đây, khuấy động cuộc
chiến giữa “tính chuẩn tắc” và sự phù hợp của cuộc đua các thị trường mới nổi lớn như là thặng
dư lớn. Dĩ nhiên, tính chuẩn tắc là theo con mắt của người nhìn. Chinn và Ito (2007) cho rằng
thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2004 là trong giới hạn sai số
của thống kê theo mô hình tài khoản vãng lai dựa trên các yếu tố quyết định của tiết kiệm và
đầu tư. (Những phân tích của Chinn và Ito dựa trên phương pháp tiếp cận của Chinn và Prasad
(2003) để ước lượng mức độ “bình thường” của cán cân tài khoản vãng lai, sử dụng như những
nền tảng cân bằng ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, các biến nhân khẩu học và các
biến kiểm soát khác)
Cán cân vãng lai phần lớn được điều khiển bởi cán cân thương mại. Hình 6 cho thấy cán cân
thương mại được tính bằng đồng đô la. Cho đến khoảng năm 2004, cán cân thương mại của
Trung Quốc biến động mạnh, thâm hụt so với các nước có thặng dư giao dịch bù trừ với Mỹ.
5
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
Hình 5: Cán cân vãng lai (được tính bằng USD) và tỷ lệ cán cân vãng lai so với GDP. Thống
kê 2008 là từ những dự đoán của IMF. Nguồn: IMF, Triển vọng kinh tế thế giới (tháng
10/2008)
Điều này mang đến cho chúng tôi một khía cạnh thú vị về bài học kinh nghiệm của Trung Quốc,
thực tế là phần lớn thặng dư của Trung Quốc là do Mỹ. Hình 6 cũng cho thấy thặng dư song
phương với Mỹ, nêu bật một thực tế là trạng thái của toàn bộ cán cân thương mại Trung Quốc
khác với cán cân thương mại Trung Quốc – Mỹ. (Chú ý trong số liệu này, chúng tôi đo lường
cán cân thương mại Trung Quốc – Mỹ theo cách đo lường của Trung Quốc, khác với cách đo
lường của Mỹ, do sự khác biệt trong đo lường định giá và tái xuất khẩu trong Hồng Kông). Sự
khác nhau này phản ánh một phần vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung cấp toàn cầu.
6
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
Hình 6: Cán cân thương mại và cán cân thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ,
đơn vị tính: tỷ đô la. Cán cân Trung Quốc – Mỹ là số liệu trung bình của Trung Quốc và Mỹ.
Nguồn: CEIC, BEA/Census via H aver, và tính toán của tác giả.
Do sự khác biệt giữa các phương thức đo lường tỷ giá hối đoái cân bằng và trạng thái của tài
khoản thương mại nên trước hết chúng tôi kiểm tra mô hình của tỷ giá hối đoái cân bằng và sau
đó lấy tỷ giá hối đoái ước tính phản ứng của các dòng chảy thương mại đối với các biến của
kinh tế vĩ mô trong trạng thái cân bằng.
3. Tỷ giá hối đoái cân bằng của Trung Q uốc:
3. 1. Tổng quan về các cách tiếp cận:
Một vài cuộc khảo sát đã so sánh những ước lượng về mức độ sai lệch của đồng nhân nhân tệ.
GAO (2005) đã đưa ra một sự so sánh giữa tài liệu học thuật và tài liệu về các chính sách t rong
khi đó Cairns (2005b) chủ yếu là nghiên cứu những ước lượng điểm của những nhà phân tích.
Chúng ta sẽ xem lại những tài liệu này và tập trung chủ yếu vào những khác biệt về kinh tế và
kinh tế lượng của những phân tích này. Chúng ta cũng giới hạn việc xem xét trong các nghiên
cứu gần đây.
Đa số các nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng, dựa trên vài h ình thức của ngang giá sức mua
(PPP) tương đối hoặc sự tính toán khả năng cạnh tranh của chi phí, mộ t mô hình của những độ
lệch theo ngang giá sức mua tuyệt đối, một mô hình hỗn hợp dựa trên giả định thị trường hiệu
quả (đôi khi được gọi là mô hình tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi) hoặc mô hình cân bằng dòng
chảy thương mại. Bảng 1 cho thấy một trong những cách tiếp cận này, được tách ra theo từng
loại dữ liệu.
7
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
Bảng 1: Những nghiên cứu về tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng Nhân dân tệ
Ghi chú: ngang giá sức mua tương đối cho thấy tỷ giá hối đoái thực được tính dựa trên giá cả
hay các chỉ số về chi phí và không có yếu tố nào m ang tính quyết định. Ngang giá sức m ua tuyệt
đối sử dụng sự so sánh về giá cả để tính toán tỷ giá hối đoái thực. Balassa-Samuelson chỉ ra
rằng tỷ giá hối đoái thực (dùng chỉ số giá để tính) được m ô phỏng như là m ột công cụ đo lường
các m ức độ của năng suất khu vực. BEER cho thấy một mô hình hỗn hợp sử dụng tài sản ròng
của nước ngoài, tỷ lệ tương đối của giá của hàng hóa thương mại và hàng hóa phi thương mại,
sự mở cửa thương m ại, hay các biến số khác. Cân bằng vĩ mô chỉ ra những trường hợp m à tỷ giá
hối đoái thực cân bằng được ẩn trong tài khoản vãng lai (hoặc là sự kết hợp giữa tài khoản vãng
lai và dòng chảy vốn theo cách tiếp cận cán cân thương m ại). CCF tức là Cheung, Chinn và
Fujii.
Sự so sánh ngang giá sức mua tương đối dễ tính toán. Tuy nhiên ngang giá sức mua tương đối
yêu cầu sự tương quan của những chỉ số giá có liên quan với tỷ giá hối đoái danh nghĩa (hoặc sự
ổn định của tỷ giá hối đoái thực), nhưng những điều kiện này không cần thiết hoặc ít khi được
kiểm tra. Wang (200 4) báo cáo một vài ước lượng của IMF về chi phí nhân công làm giảm giá trị
đồng Nhân dân tệ. Những báo cáo này được đánh giá cao trong thực tế từ năm1997; tất nhiên sự
so sánh này giống tất cả các sự so sánh khác đều dựa trên các chỉ số, phụ thuộc vào sự lựa chọn
năm mà năm được lựa chọn đó được cho rằng ổn định. Việc lựa chọn 1 năm trước 1992 sẽ hàm ý
rằng đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp.
Bosworth (20 04), Frankel (2006), Coudert và Couharde (2005), và Cairns (2005b) ước lượng độ
lệch giữa thu nhập tính theo phương pháp ngang giá sức mua tuyệt đối và thu nhập bình quân
đầu người tương đối. Tất cả đều cho thấy những kết quả tương tự nhau có liên quan đến mối
quan hệ giữa 2 biến số đó, nhưng Coudert và Couharde thất bại trong việc nhận ra mối liên hệ
này đối với đồng Nhân dân tệ.
Wang (2004) và Funke và Rahn (2007) bổ sung những đặc trưng của tỷ giá hối đoái căn bằng
(BEER). Những mô hình này cũng chỉ ra những yếu tố làm cho tỷ giá hối đoái thực bị ảnh
hưởng. Bởi vì mỗi nhà phân tích lựa chọn các biến số khác nhau, sự sai lệch sẽ thay đổi, như đã
được thảo luận trong Dunaway (2006), cũng như McCown (2007).
Một loạt những cách tiếp cận khác ngoại trừ những tiếp cận dựa trên giá cả, và xem xét tài khoản
vãng lai như là phần còn lại của đầu tư và tiết kiệm. Tỷ giá hối đoái cân bằng được bắt nguồn từ
tài kh oản vãng lai trung hạn có tính đến sự co giãn của nhập khẩu và xuất khẩu. Theo cách tiếp
8
Nhóm 3b – Lớp Ngân hàng Đêm 2 – K18 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Q uốc Bảo
cận vĩ mô của IMF, các chỉ tiêu được ước lượng. Coudert và Couharde (2005) bổ sung một cách
tiếp cận sát với thực tế của Trung Quốc.
Những cách tiếp cận cuối cùng, phổ biến trong các chính sách, tập trung vào những yếu tố của
cán cân thanh toán (Goldstein, 2004; Bosworth, 2004). Những cách tiếp cận cuối cùng này m à
trong đó chúng ta giới hạn tiếp cận với những tài khoản thương mại - có thể có lợi nhất cho việc
thực hiện những phân tích ngắn hạn. Nhưng việc các sai lệch phân tán rộng tạo ra những khó
khăn trong việc đánh giá yếu tố nào tạo nên dòng vốn trong dài hạn. Ví dụ, Prasad và Wei
(2005), khảo sát thành phần của dòng vốn vào và ra của Trung Quốc, đã chỉ ra rằng có nhiều sự
tích trữ đã diễn ra trong khoảng thời gian trước khi tăng tài khoản vãng lai nhờ vào dòng vốn đầu
cơ đổ vào. Vì thế, mức độ sai lệch là nhỏ. Sự đánh giá ít được ứng dụng khi cán cân tài khoản
vãng lai tăng lên trong 2 năm qua.
Có hai cuộc khảo sát liên quan đến những ước lượng khác nhau là về lãi suất. Thứ nhất, theo như
ghi chú của Cairns (2005a), có một mối liên hệ thú vị giữa cách tiếp cận riêng và mức độ sai
lệch. Các phân tích được thực hiện theo ngang giá sức mua tương đối và những cách tiếp cận có
liên quan cho ra sự sai lệch nhỏ nhất. Những cách tiếp cận được thực hiện ở trên tập trung vào
những tài khoản thương mại thì các ước lượng về lợi tức chủ yếu ở khâu trung gian. Cuối cùng,
những nghiên cứu ứng dụng phương pháp ngang giá sức mua tuyệt đối đã đưa ra kết quả là sự
định giá thấp được ước lượng chính xác nhất.
Cách tiếp cận cuối cùng là đơn giản nhất trong thực tiễn, biết rõ xu hướng của cách tiếp cận này
chúng ta ứng dụng nó để tối đa hóa phạm vi ước lượng của sự sai lệch.
3. 2. Vấn đề chính :
Vấn đề chính của việc giải thích tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và sự mất cân đối của tài khoản
vãng lai là Trung Quốc đã định giá sai các chỉ tiêu quốc gia, như là giá trị của đồng tiền.
Theo Cheung (20 07b), chúng ta vận dụng mối quan hệ giữa độ lệch từ ngang giá sức mua tuyệt
đối và thu nhập đầu người thực tế bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy bảng. Theo kinh
nghiệm khi xem xét mối quan hệ giữa đồng nhân dân tệ với các nước phát triển và đang phát
triển, cách tiếp cận này đặt ra câu hỏi là tỷ giá thực của Trung Quốc đứng ở đâu so với mức cân
bằng. Ngoài việc tính toán độ lớn của mức độ sai lệch, chúng ta đánh giá sự ước lượng dựa trên
sự không chắc chắn của thống kê. Ở khía cạnh này, chúng ta mở rộng phạm vi xem xét ý nghĩa
thống kê và kinh tế trong việc ước lượng hệ số hồi quy theo những hướng được dự đoán.
Biến số “mức giá” trong Penn World Tables ( Summers và Heston, 1991 ), và tỷ giá hối đoái theo
ngang giá sức mua, đã cố giải quyết những khó khăn trong việc đo lường phát sinh từ tính không
đồng nhất trong giỏ hàng hóa của các nước khi sử dụng giá cả ( không phải là chỉ số giá) của
hàng hóa và tính toán mức giá chung bằng cách sử dụng cùng tỷ trọng. Giả định rằng công việc
này được thực hiện, nhưng có một vài hàng hoá trong rổ là hàng hóa phi thương mại (được ký
hiệu bằng N), và phần còn lại là hàng hóa thương mạ