Bài giảng: Kỹ thuật cao áp

Sét là một trường hợp phóng điện tia lửa khi khoảng cách giữa các điện cực rất lớn (trung bình khoảng 5km). Quá trình phóng điện của sét giống nhưquá trình xẩy ra trong trường không đồngnhất(xem chương III). Khi các lớp này được tích điện ( khoảng 80% số trường hợp phóng điện sét xuống đất điện tích của mây có cực tính âm) tới mức độ có thể tạo nên cường độ trường lớn sẽ hình thành dòng phát triển về phía mặt dất. Giai đoạn này gọi là giai đoạn phóng điện tiên đạo và dòng gọi là dòng tiên đạo. Tốc độ di chuyển trung bình của tia tiên đạo của lần số phóng điện đầu tiên khoảng 1,5. 107 cm/s, của các lần sau nhanh hơn và đạt tới 2.108cm/s (trong một đợt sét đánh có thể có nhiều lần phóng điện kế tiếpnhau, trung bình là ba lần, điều này được giải thích bởi trong cùng lớp mây điện có thể hình thành nhiều trung tâm điện tích, chúng sẽ lần lượt phóng điệnxuống đất). Tia tiên đạo là môi trường plasma có điện dẫn lớn. Đầu tia nối với một trong các trung tâm điện tích của lớp mây điện nên một phần điện tích của trung tâm này đi vào trong tia tiên đạo và phân bố có thể xem nhưgần đều dọc theo chiều dài tia (hình 16ư1a). Dưới tác dụng của điện trường của tia tiên đạo, sẽ có sự tập trung điện tích khác dấu trên mặt đất mà địa điểmtập kết tuỳ thuộc vào tình hình dẫn điện của đất. Nếu vùng đất có điện dẫn đồng nhất thì địa điểm này nằm ngay ở phía dưới tia tiên đạo. Trường hợp mặt đất có nhiều nơi điện dẫn khác nhau thì điện tích trong dất sẽ tập trung về nơi có điện dẫn cao ví dụ các ao, hồ, sông, lạch ở vùng đất đá.

pdf8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng: Kỹ thuật cao áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên