Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường gắn với mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận (CVP). Do đó, việc tìm hiểu và vận dụng tốt mối quan hệ này trong hoạt động quản trị sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng và lợi nhuận gồm việc nghiên cứu mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố đó là:
+ Giá bán sản phẩm.
+ Khối lượng, mức độ hoạt động.
+ Biến phí đơn vị sản phẩm.
+ Tổng định phí.
+ Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một công cụ quan trọng của người quản lý để khai thác các khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp như:
- Lựa chọn dây chuyền sản xuất, phương thức tiêu thụ, địa bàn hoạt động.
- Định giá bán sản phẩm trong các tình huống khác nhau.
- Xác định cơ cấu sản xuất, cơ cấu tiêu thụ hợp lý.
- Xác định chiến lược lưu thông và sử dụng các điều kiện sản xuất có hiệu quả cao.
- Phối hợp sự thay đổi của các nhân tố một cách nhanh chóng và hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao.
* Các phương pháp sử dụng để phân tích mối quan hệ CVP: chủ yếu dựa trên cơ sở Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí và sử dụng báo cáo thu nhập lập theo cách ứng xử của chi phí.
18 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn kế toán quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN
I. Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường gắn với mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận (CVP). Do đó, việc tìm hiểu và vận dụng tốt mối quan hệ này trong hoạt động quản trị sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng và lợi nhuận gồm việc nghiên cứu mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố đó là:
+ Giá bán sản phẩm.
+ Khối lượng, mức độ hoạt động.
+ Biến phí đơn vị sản phẩm.
+ Tổng định phí.
+ Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một công cụ quan trọng của người quản lý để khai thác các khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp như:
- Lựa chọn dây chuyền sản xuất, phương thức tiêu thụ, địa bàn hoạt động...
- Định giá bán sản phẩm trong các tình huống khác nhau.
- Xác định cơ cấu sản xuất, cơ cấu tiêu thụ hợp lý...
- Xác định chiến lược lưu thông và sử dụng các điều kiện sản xuất có hiệu quả cao.
- Phối hợp sự thay đổi của các nhân tố một cách nhanh chóng và hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao...
* Các phương pháp sử dụng để phân tích mối quan hệ CVP: chủ yếu dựa trên cơ sở Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí và sử dụng báo cáo thu nhập lập theo cách ứng xử của chi phí.
II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Các nội dung cơ bản của phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng- Lợi nhuận:
- Số dư đảm phí.
- Tỷ lệ số dư đảm phí.
- Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và phân tích hoà vốn.
- Cơ cấu chi phí.
- Đòn bẩy kinh doanh.
1. Số dư đảm phí: (contribution margin)
Tổng SDĐP = Tổng doanh thu tiêu thụ - Tổng biến phí đã tạo nên doanh thu đó.
Tổng số dư đảm phí được dùng trước hết để trang trải các định phí trong kỳ và phần còn lại mới là lợi nhuận. Nếu tổng số dư đảm phí không đủ để trang trải các định phí trong kỳ thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Số dư đảm phí có thể tính cho 1 đơn vị sản phẩm, một loại sản phẩm hoặc cho các loại sản phẩm.
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm:
Số dư đảm phí của một đơn vị (c) = Đơn giá bán (p) – Biến phí đơn vị (v)
c = p - v
Tổng số dư đảm
phí của một loại
sản phẩm
=
Tổng doanh thu tiêu thụ
của loại sản phẩm đó
-
Tổng biến phí
của loại sản phẩm đó
q.c = q.p - q.v
q.c = q.(p - v)
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm:
Tổng số dư đảm phí
của các loại sản phẩm
-
Tổng định phí của toàn DN
{
> O ® DN có lãi
= O ® DN hoà vốn
< O ® DN bị lỗ
Nhận xét:
* Số dư đảm phí đơn vị phản ánh trong một đơn vị sản phẩm tiêu thụ có bao nhiêu đồng đóng góp để trang trải tổng định phí và tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, nếu cùng tăng một số lượng sản phẩm như nhau khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì sản phẩm nào có số dư đảm phí đơn vị cao hơn sẽ đóng góp được nhiều lợi nhuận hơn.
* Số dư đảm phí phản ánh mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Sử dụng số dư đảm phí có thể nhanh chóng xác định được lợi nhuận ở các mức sản lượng khác nhau qua công thức:
L = q.c - F
+ Số dư đảm phí được dùng để trang trải các định phí. Khi điểm hoà vốn đã đạt được thì thu nhập thuần sẽ tăng dần theo số dư đảm phí đơn vị tính cho từng đơn vị sản phẩm bán được tăng thêm kể từ điểm này. Vì vậy, muốn biết lợi nhuận sẽ như thế nào ở các mức độ hoạt động khác nhau sau khi Doanh nghiệp đã hoà vốn (đã trang trải xong toàn bộ định phí) thì chỉ cần lấy số lượng sản phẩm bán được trên điểm hoà vốn nhân với số dư đảm phí đơn vị sản phẩm:
L = (qtt - qHV) . c
+ Trường hợp Doanh nghiệp có kế hoạch tăng (giảm) sản lượng, để xác định ảnh hưởng của việc tăng (giảm) này đối với lợi nhuận ta chỉ cần nhân sản lượng tăng (giảm) của hàng bán với số dư đảm phí đơn vị sản phẩm.
Công thức tính lợi nhuận tăng (giảm) do thay đổi sản lượng: DL = D q.c
VD: Doanh nghiệp Thu Hồng có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sau: (Đv: 1000đ)
+ Giá bán đơn vị sản phẩm là: 100
+ Biến phí đơn vị sản phẩm: 60
+ Tổng định phí: 30.000 /tháng
Yêu cầu:
Lập báo cáo kết quả kinh doanh để xem xét mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng- lợi nhuận khi Doanh nghiệp tiêu thụ 1.000 sản phẩm và khi tiêu thụ 1.500 sản phẩm.
Cách 1: Lập Báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí
Chỉ tiêu
1 SP
Tiêu thụ 1.000 SP
Tiêu thụ 1.500 SP
Chênh lệch
1. Doanh thu tiêu thụ SP
100
100.000
150.000
+ 50.000
2. Biến phí
60
60.000
90.000
+ 30.000
3. Số dư đảm phí (1-2)
40
40.000
60.000
+ 20.000
4. Tổng định phí
30.000
30.000
0
5. Lợi nhuận thuần (3-4)
10.000
30.000
+ 20.000
Nhận xét: Với mức bán 1.000 sản phẩm thì lãi là 10.000 ngđ nếu tăng mức bán thêm 500 sản phẩm thì lãi là 30.000 ngđ. Do định phí không đổi nên chênh lệch của tổng số dư đảm phí tăng thêm + 20.000 ngđ cũng chính là số tăng thêm của lợi nhuận.
Cách 2: Áp dụng công thức:
Ta cũng có thể xác định nhanh chóng mức chênh lệch lợi nhuận (DL)
DL = D q.c = 500 SP x 40 = + 20.000
2. Tỷ lệ số dư đảm phí (contribution margin ratio): Là mối quan hệ tỷ lệ giữa số dư đảm phí với doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Công thức xác định:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm:
Tỷ lệ số dư đảm phí của từng sản phẩm cũng chính là tỷ lệ số dư đảm phí của một loại SP
Tỷ lệ SDĐP của 1 loại sản phẩm
=
Số lượng SP x SDĐP đơn vị SP
x 100
Số lượng SP x Giá bán đơn vị SP
Tỷ lệ SDĐP của 1 đơn vị sản phẩm
=
SDĐP đơn vị SP
x 100
=>
TSD =
c
x100
=
q.c
x100
Giá bán đơn vị SP
p
q.p
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm:
=Tỷ lệ SDĐP bình quân
=
Tổng số dư đảm phí của các loại SP
x 100
Tổng doanh thu của các loại SP
Ý nghĩa:
* Tỷ lệ số dư đảm phí phản ánh khả năng sinh lãi. Thông qua tỷ lệ số dư đảm phí có thể biết được trong 100đ doanh thu có bao nhiêu đồng để trang trải biến phí và còn lại bao nhiêu đồng thuộc về số dư đảm phí. Nếu tỷ lệ số dư đảm phí càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
* Tỷ lệ số dư đảm phí phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Với các mức doanh thu khác nhau, ta có thể nhanh chóng xác định được mức lợi nhuận tương ứng:
Lợi nhuận = Tổng SDĐP - Tổng định phí
L = q. c - F
hoặc: Lợi nhuận = Doanh thu x Tỷ lệ SDĐP - Tổng định phí
L = D x TSD - F
Nếu Doanh nghiệp đã hoà vốn thì tỷ lệ tăng của Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là tỷ lệ tăng của tổng số dư đảm phí và mức tăng của tổng số dư đảm phí là mức tăng của lãi thuần. Từ đây ta có thể nhanh chóng xác định số lợi nhuận tăng (giảm) khi thay đổi doanh thu qua công thức sau:
DL = DD x TSD - DF
Nếu định phí không đổi thì: DL = DD x TSD
Với những Doanh nghiệp có nhiều dây chuyền sản xuất, sản xuất nhiều loại sản phẩm thì việc sử dụng tỷ lệ số dư đảm phí giúp nhà quản trị xác định được khả năng sinh lợi của từng dây chuyền sản xuất, từng loại sản phẩm... Khi cùng tăng một lượng doanh thu thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí cao sẽ tạo ra tổng số dư đảm phí hơn.
VD: Tiếp tục sử dụng số liệu ở phần trên: Giả sử Doanh nghiệp có kế hoạch tăng thêm doanh thu là 40.000 ngđ trong tháng tới. Hãy xác định tỷ lệ số dư đảm phí và cho biết lợi nhuận thuần tăng thêm là bao nhiêu? (Đơn vị tính: 1.000đ)
Cách 1: Lập Báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí.
Chỉ tiêu
1 sản phẩm
1.000
Sản phẩm
Doanh thu
tăng 40.000
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu tiêu thụ SP
100
100%
100.000
140.000
+ 40.000
2. Biến phí
60
60%
60.000
84.000
+ 24.000
3. Số dư đảm phí (1-2)
40
40%
40.000
56.000
+ 16.000
4. Tổng định phí
30.000
30.000
0
5. Lợi nhuận thuần (3- 4)
10.000
26.000
+ 16.000
Cách 2: Áp dụng công thức:
- Xác định Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100 = 40%
DL = DD x TSD = 40.000 x 40% = +16.000
- Như vậy, ta xác định được nhanh chóng việc tăng 40.000 doanh thu làm cho lợi nhuận thuần tăng thêm = + 16.000
Nhận xét:
Từ Báo cáo thu nhập trên ta thấy các mối quan hệ giữa số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí như sau:
c + v = p
Nếu chia cho p thì: c/p + v/p = 1 = 100%
TSD + TBP = 100%
Tỷ lệ số dư đảm phí + Tỷ lệ biến phí trên doanh thu = 100%
Tỷ lệ số dư đảm phí = 100% - Tỷ lệ biến phí trên doanh thu
Tỷ lệ biến phí trên doanh thu = 100% - Tỷ lệ số dư đảm phí
* Mối quan hệ về số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí được vận dụng nhiều trong việc ra quyết định kinh doanh, có thể xem xét qua ví dụ sau:
Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh nhiều loại sản phẩm, có tài liệu về 2 loại sản phẩm như sau: (Đơn vị: 1.000đ)
Sản phẩm
Đơn giá bán
(p)
Biến phí đơn vị
(v)
SDĐP đơn vị
(c)
Tỷ lệ SDĐP
(Tc/p)
A
20
12
8
40%
B
10
5
5
50%
1/ Có một khách hàng cần mua 10.000 sản phẩm A hoặc B. Theo bạn doanh nghiệp nên bán loại sản phẩm nào cho khách hàng này?
2/ Có một khách hàng khác cần mua 100.000 ngđ tiền hàng. Doanh nghiệp nên bán loại sản phẩm nào?
Việc quyết định bán sản phẩm nào cho khách hàng phụ thuộc vào loại sản phẩm đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp 1: có thể căn cứ vào mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận để tính mức lợi nhuận tăng thêm của việc bán thêm từng loại sản phẩm như sau: DL = D q.c
- Lợi nhuận do bán SP A: DLA = D qA.cA = 10.000 x 8 = 80.000
- Lợi nhuận do bán SP B: DLB = D qB.cB = 10.000 x 5 = 50.000
Như vậy, nếu Doanh nghiệp bán sản phẩm A cho khách hàng này sẽ có lợi nhuận nhiều hơn so với việc bán sản phẩm B. Chênh lệch lợi nhuận là: 80.000 – 50.000 = +30.000
+ Trường hợp 2: có thể căn cứ vào mối liên hệ giữa doanh thu và lợi nhuận để tính mức lợi nhuận tăng thêm của việc bán thêm từng loại sản phẩm như sau: DL = DD x TSD
- Lợi nhuận do bán SP A: DLA = DDT x TSD A = 100.000 x 40% = 40.000
- Lợi nhuận do bán SP B: DLB = DDT x TSD B = 100.000 x 50% = 50.000
Trong trường hợp 2, DN không nên bán sản phẩm A như trường hợp 1 mà cần phải bán sản phẩm B sẽ có lợi nhuận nhiều hơn. Chênh lệch lợi nhuận là: 50.000 – 30.000 = +20.000
3. Ứng dụng phân tích mối quan hệ CVP trong việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn.
Nghiên cứu mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị nói chung và báo cáo kế toán quản trị nói riêng. Thông qua mối quan hệ này, nhà quản trị mới có được thông tin hữu ích cho việc ra quyết định như: điều chỉnh cơ cấu mặt hàng, loại bỏ những mặt hàng không có hiệu quả, điều chỉnh giá bán hoặc thực hiện các chính sách bớt giá, điều chỉnh chi phí kinh doanh...
Trong thực tế kinh doanh luôn luôn xảy ra những biến động về Tổng định phí, biến phí, giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ...Những biến động này đều ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Việc quyết định nên lựa chọn những sự thay đổi nào sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi đó làm tăng hay giảm lợi nhuận thuần của Doanh nghiệp.
Có thể xảy ra một số thay đổi sau đây:
- Thay đổi trong Tổng định phí và doanh thu và sản lượng.
- Thay đổi trong biến phí và doanh thu...
- Thay đổi Tổng định phí, đơn giá bán và doanh thu...
- Thay đổi biến phí, Tổng định phí và doanh thu.
- Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
- Sự thay đổi của tất cả các nhân tố trên.
Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố với các mức độ và xu hướng ảnh hưởng khác nhau. Trong thực tế kinh doanh có thể có một hoặc nhiều nhân tố cùng thay đổi tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp cần biết lựa chọn các cách kết hợp các nhân tố trên nhằm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ta có thể khái quát ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận như sau:
* Mối quan hệ tổng chi phí - sản lượng:
TC = VC + F = q.v + F
* Mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận:
DL = Dq.c - DF
* Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận:
DL = DD. TSD - DF
* Mối quan hệ giữa tỷ lệ số dư đảm phí và lợi nhuận:
DL = D. DTSD - DF
* Mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận:
Nếu ta ký hiệu L: là tổng lợi nhuận; TC: là tổng chi phí kinh doanh; D: là tổng doanh thu, thì có thể biểu diễn kết quả kinh doanh qua phương trình:
L = D - TC = q.p - q.v - F
L = q.(p - v) - F = q.c - F
Trong đó: - c : là số dư đảm phí đơn vị.
- q.c = SDĐP là tổng số dư đảm phí
Để tính số lợi nhuận tăng hoặc giảm (DL) ta có thể thay thế trị số mới của từng nhân tố với ký hiệu tương ứng cộng thêm ký hiệu(*) vào trong phương trình và so sánh tổng số dư đảm phí mới với tổng số dư đảm phí trước khi các nhân tố thay đổi nhằm xác định sự thay đổi của lợi nhuận. (Ví dụ: đơn giá bán là p thì đơn giá bán mới ký hiệu là p*). Số lợi nhuận thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của tổng số dư đảm phí và sự thay đổi của tổng định phí.
Công thức tổng quát như sau:
L = SDĐP - F
DL = DSDĐP - DF
DL = q*. c* - q. c - DF
DL = q*(p* - v*) - q.(p - v) - DF
Công thức tổng quát này có thể vận dụng để tính toán nhanh chóng sự biến động của các nhân tố sản lượng, giá bán, biến phí, Tổng định phí đến lợi nhuận.
Để minh họa ta có thể xem xét ví dụ sau: (Đv: 1.000đ)
Giả sử một doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm, hàng kỳ sản xuất và tiêu thụ 1.000 sản phẩm. Giá bán đơn vị là 100; biến phí đơn vị là 60, Tổng định phí trong kỳ là 30.000. Báo cáo thu nhập trong kỳ (tính thêm cho cả 1 đơn vị sản phẩm) như sau:
(Đv: 1.000đ)
Chỉ tiêu
Một sản phẩm
1.000
sản phẩm
Tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu tiêu thụ
100
100%
100.000
2. Biến phí
60
60%
60.000
3. Số dư đảm phí (1-2)
40
40%
40.000
4. Tổng định phí
30.000
5. Lợi nhuận thuần (3-4)
10.000
Ta sẽ xem xét sự tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của Doanh nghiệp qua các ví dụ sau:
Trường hợp 1: Định phí và sản lượng thay đổi.
Nếu Doanh nghiệp cần tăng nhanh số lượng sản phẩm tiêu thụ nên chọn sử dụng biện pháp quảng cáo. Với chi phí cho quảng cáo là 6.000 trong tháng có thể làm sản lượng tăng thêm 30%. Vậy thì theo bạn, DN có nên quyết định chi thêm cho quảng cáo để tăng sản lượng tiêu thụ hay không?
Việc lựa chọn quyết định kinh doanh sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn số lợi nhuận tăng lên hay giảm đi, do đó, ta có thể áp dụng công thức tính mức tăng giảm lợi nhuận liên quan đến những thay đổi của các nhân tố:
- Sản lượng (q) thay đổi tăng thêm 30% nghĩa là q* = q. 1,3
- Định phí (F) thay đổi: F* = F + 6.000 hay DF = +6.000
DL = q*. c - q. c - DF = 1.000 x 1,3 x 40 - 40.000 - 6.000 = + 6.000
Như vậy nên thực hiện biện pháp trên vì làm tăng thêm lợi nhuận, rút ngắn thời gian thu hồi vốn...
Trường hợp 2: Biến phí và sản lượng thay đổi.
Nếu doanh nghiệp tiến hành khuyến mại với việc tặng món quà trị giá 4 ngđ cho một sản phẩm bán được. Biện pháp này làm sản lượng tiêu thụ tăng thêm 20%. Theo bạn, DN quyết định như vậy có hợp lý không?
- Sản lượng (q) thay đổi tăng thêm 20% nghĩa là q* = q. 1,2 = 1.000 x 1,2 = 1.200
- Biến phí (v) thay đổi tăng thêm 4 nghĩa là v* = v + 4 = 60 + 4 = 64
DL = q*. (p - v*) - q. c - DF = 1.200 x (100 - 64) - 40.000 - 0 = + 3.200
DN nên áp dụng biện pháp này vì sẽ tăng thêm được lợi nhuận.
Tuy nhiên, nếu sản lượng chỉ tăng thêm 5% hoặc quà tặng trị giá tới 10 ngđ/1sản phẩm thì lại không nên thực hiện vì sẽ làm giảm lợi nhuận:
- Sản lượng tăng 5% thì DL = 1.050 x (100 - 64) - 40.000 - 0 = - 2.200
- Quà tặng trị giá 10 ngđ/sp thì DL = 1.200 x (100 - 70) - 40.000 - 0 = - 4.000
Trường hợp 3: Biến phí, định phí, đơn giá bán, sản lượng thay đổi.
Giả sử Doanh nghiệp thực hiện đồng thời các biện pháp để tăng cường tiêu thụ như sau: Doanh nghiệp tiến hành quảng cáo với chi phí 5.000 ngđ/ tháng; giảm giá bán 5 ngđ/sp đồng thời tặng quà trị giá 2 ngđ/sp. Với các biện pháp này sản lượng tiêu thụ trong tháng tăng thêm tới 60%.
Các biện pháp này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các nhân tố trong công thức tổng quát:
DL = q*. (p* - v*) - q. c - DF = 1.000 x 1,6 x (95 - 62) - 40.000 - 5.000 = + 7.800
Từ kết quả này, DN nên áp dụng đồng thời các biện pháp trên sẽ tăng thêm được lợi nhuận.
Trường hợp 4: Biến phí, Định phí và sản lượng thay đổi.
Doanh nghiệp muốn đẩy nhanh tốc độ bán hàng nên dự định thay thế việc trả lương theo thời gian bằng trả lương theo sản phẩm cho các bộ phận bán hàng (Tổng lương trả theo thời gian là 8.000 ngđ/tháng thay bằng hoa hồng bán hàng là 8 ngđ/1sản phẩm). Dự tính sự thay đổi này sẽ làm cho sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm 15% hàng tháng. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào?
- Sản lượng tăng 15% nên q* = q x 1,15 = 1.000 x 1,15 = 1.150
- Biến phí tăng 8 ngđ/sp nên v* = v + 8 = 60 + 8 = 68
- Định phí giảm 8.000 ngđ do đó DF = - 8.000
DL = q*. (p - v*) - q. c - DF = 1.150 x (100 - 68) - 40.000 - (- 8.000) = + 4.800
Việc thay đổi hình thức trả lương nên thực hiện vì tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trường hợp 5: Tỷ lệ số dư đảm phí, doanh thu thay đổi
Doanh nghiệp dự định mua loại sản phẩm tương tự mới có nhưng chất lượng cao hơn với giá mua tăng thêm 5% doanh thu, mặc dù có thể không cần tăng thêm giá bán, tuy nhiên hàng bán nhanh hơn với doanh thu tăng thêm 30.000 ngđ.
- Tỷ lệ biến phí mới: T*BP = TBP + 5% = 60% + 5% = 65%
DL = DD. TSD - DF = 30.000 x (1 - 65%) - 0 = + 10.500
DN nên mua loại sản phẩm mới để bán để tăng thêm lợi nhuận.
Tóm lại:
Việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận là để tìm ra mối liên hệ có lợi nhất giữa biến phí, Tổng định phí, giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trong đó mối quan tâm chủ yếu cho việc ra quyết định có lợi nhất của các nhân tố này là kết quả tăng của tổng số dư đảm phí. Trong thực tế có rất nhiều cách kết kết hợp các nhân tố này lại với nhau, nhưng việc thực hiện cách kết hợp nào đó thì sự thay đổi này cần phải làm tăng thêm lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
4. Cơ cấu chi phí:
Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ lệ giữa biến phí và định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu chi phí riêng xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Cơ cấu chi phí có liên quan đến khả năng tăng (giảm) lợi nhuận, độ an toàn hay các rủi ro trong kinh doanh, chiến lược kinh doanh, biện pháp quản lý...
* Những DN ứng dụng công nghệ cao thường phải đầu tư rất lớn vào trang thiết bị, nhà xưởng...do đó, định phí thưòng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Điều này sẽ dẫn tới việc tỷ tệ số dư đảm phí cũng sẽ lớn. Khi đó, việc tăng giảm doanh thu sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu gặp thuận lợi trong kinh doanh, doanh thu tăng nhanh thì tốc độ tăng lợi nhuận rất lớn. Nhưng nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng sẽ giảm rất nhanh.
* Những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp, sử dụng nhiều lao động giản đơn...thì định phí thường chiếm tỷ trọng nhỏ, biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Điều này dẫn tới tỷ lệ số dư đảm phí thường không cao, tốc độ phát triển chậm, mức độ rủi ro cũng ít hơn.
Giả sử Báo cáo thu nhập của 2 Công ty X và Y như sau: (Đvị: 1.000đ)
Chỉ tiêu
Công ty X
Công ty Y
Tiền
Tỷ lệ
Tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
100.000
100%
100.000
100%
2. Biến phí
80.000
80%
30.000
30%
3. Số dư đảm phí (1- 2)
20.000
20%
70.000
70%
4. Tổng định phí
10.000
60.000
5. Lợi nhuận thuần (3- 4)
10.000
10%
10.000
10%
Nhận xét: Hai Công ty có cùng xuất phát điểm là doanh thu như nhau, tỷ lệ lãi trên doanh thu như nhau. Tuy nhiên, cơ cấu chi phí của 2 Công ty là khác nhau:
- Công ty X có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ 10/90 = 11,11%, biến phí chiếm tỷ trọng lớn 80/90 = 88%. Điều này dẫn tới tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ 20%.
- Công ty Y có định phí chiếm tỷ trọng cao 60/90 = 66,66%, biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ 30/90 = 33%. Điều này dẫn tới tỷ lệ số dư đảm phí cao 70%.
Sau đây ta khảo sát sự biến động của doanh thu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp như thế nào so với cùng điểm xuất phát?
* Khi doanh thu tăng 20%:
Chỉ tiêu
Công ty X
Công ty Y
Tiền
Tỷ lệ
Tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
120.000
100%
120.000
100%
2. Biến phí
96.000
80%
36.000
30%
3. Số dư đảm phí (1-2)
24.000
20%
84.000
70%
4. Tổng định phí
10.000
60.000
5. Lợi nhuận thuần (3- 4)
14.000
24.000
Nhận xét: Khi doanh số tăng 20% so với doanh thu ban đầu thì:
Chênh lệch lợi nhuận của công ty Y: DLy = 24.000 - 10.000 = +14.000,
Chênh lệch lợi nhuận của công ty X: DLx = 14.000 -