Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khoẻ

Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, là hệ thống tri thức về những qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyễn Văn Lê: Phương pháp luận NCKH, NXB Trẻ, 1997 • Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận NCKH, NXB KHKT, 1999 • Khoa học là hệ thống tri thức về các qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hoàng Đình Phu: Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hóa, nxb KHKT, 1998

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khoẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.hoangtuhung.com PHƯƠNG PHÁP Nghiên Cứu Khoa Học SỨC KHOẺ NGND., GS. BS. Hoàng Tử Hùng htuhung@yahoo.com www.hoangtuhung.com PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU www.hoangtuhung.com www.hoangtuhung.com DÀN BÀI • Khoa học, Phân loại khoa học • Nghiên cứu khoa học, Phân loại nghiên cứu khoa học • Đề tài, Nhiệm vụ, Thành tựu NCKH • Mục tiêu, Mục đích, Đặc điểm của một đề tài NCKH, • Ba công việc chủ yếu, • Các văn bản khoa học www.hoangtuhung.com KHOA HỌC • Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, là hệ thống tri thức về những qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyễn Văn Lê: Phương pháp luận NCKH, NXB Trẻ, 1997 • Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận NCKH, NXB KHKT, 1999 • Khoa học là hệ thống tri thức về các qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hoàng Đình Phu: Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hóa, nxb KHKT, 1998 www.hoangtuhung.com TRI THỨC KHOA HỌC vs TRI THỨC KINH NGHIỆM • Tích lũy có hệ thống • Đã được khái quát từ số liệu, sự kiện ngẫu nhiên: mối liên hệ bản chất. • Được tổ chức thành các bộ môn khoa học (discipline) Thí dụ: oi bức • Tăng độ ẩm không khí • Hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên. • Đúng đắn nhưng không bản chất • Là một trong những cơ sở để hình thành tri thức khoa học • Trời sắp mưa www.hoangtuhung.com PHÂN LOẠI KHOA HỌC 1.Theo đối tượng nghiên cứu: – TRIẾT HỌC – K. H. Tự nhiên: Toán, Lý, Hóa, Sinh học… - K.H. Xã hội: Ngôn ngữ, Lịch sử, Dân tộc, Văn hóa… - K. H.tư duy: Logic học, Tâm lý học… www.hoangtuhung.com PHÂN LOẠI KHOA HỌC 2. Theo phương pháp hình thành cơ sở lý thuyết của môn khoa học: – Tiền nghiệm: dựa trên các tiên đề : hình học… – Hậu nghiệm: dựa trên thực nghiệm, quan sát: Y học, thiên văn học… – Phân liệt: do sự phân chia đối tượng nghiên cứu: lịch sử-khảo cổ học; nhân học văn hóa-nhân học hình thái; chữa răng-nội nha... – Tích hợp: do sự giao thoa: hóa sinh, nhân học răng. www.hoangtuhung.com TIÊU CHÍ CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC - Có đối tượng nghiên cứu - Có hệ thống lý thuyết (khái niệm, phạm trù, qui luật): . Thừa kế . Phát triển riêng - Có hệ thống phương pháp luận: . Lý thuyết về phương pháp . Hệ thống các phương pháp - Có mục đích ứng dụng - Có lịch sử nghiên cứu www.hoangtuhung.com NGHIÊN CỨU KHOA HỌC • Là hoạt động có mục tiêu xác định, được tiến hành dựa trên phương pháp khoa học để phát triển tri thực khoa học. • Là một hoạt động xã hội để tìm kiếm những điều khoa học chưa biết nhằm: – Phát hiện bản chất để phát triển nhận thức khoa học. – Sáng tạo phương pháp, phương tiện mới. www.hoangtuhung.com PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Phân loại theo chức năng: 1.1. Nghiên cứu mô tả: đưa ra hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật : - Hình thái - Định tính - Động thái - Định lượng - Tương tác 1.2. Nghiên cứu giải thích: đưa ra tri thức về sự hình thành, qui luật chi phối sự vật: - nguồn gốc, - Phát triển, - Qui luật chi phối các quá trình 1.3. Nghiên cứu dự báo 1.4. Nghiên cứu sáng tạo www.hoangtuhung.com PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2. Phân loại theo tính chất của các sản phẩm nghiên cứu: 2.1. Nghiên cứu cơ bản: khám phá, phát minh hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát. –NCCB thuần túy: nâng cao nhận thúc, chưa có ứng dụng cụ thể. –NCCB định hướng: điều tra tài nguyên –NC nền tảng: điều tra tài nguyên, địa chất, khí tượng …. –NC chuyên đề: sự ô nhiễm môi trường ….. 2.2. Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng kết quả NCCB tạo ra giải pháp mới: Công nghệ, Vật liệu, Tổ chức, quản lý . www.hoangtuhung.com PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Kết quả nghiên cứu ứng dụng không phải là ứng dụng được, cần nghiên cứu triển khai: 3. NC triển khai: Triển khai thực nghiệm : – Vận dụng kết quả NCCB và NCUD, đưa ra mẫu khả thi về kỹ thuật. 3.1. Triển khai trong phòng thí nghiệm 3.2. Triển khai bán đại trà www.hoangtuhung.com ĐỀ TÀI NCKH Đề tài: là một hình thức tổ chức NCKH, đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Các hình thức tổ chức khác: Dự án: là đề tài có mục tiêu ứng dụng cụ thể, xác định: - Đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội được đặt ra - Có kỳ hạn - Có các nguồn lực www.hoangtuhung.com ĐỀ TÀI NCKH Đề án: là văn kiện để trình một cấp quản lý hoặc tài trợ: - Thành lập một tổ chức - Thành lập một hệ thống Sau đề án, có thể cần một loạt dự án, đề tài….. Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án tập hợp theo một mục tiêu xác định (không hoàn toàn phụ thuộc nhưng liên thuộc nhau) để đảm bảo nội dung và tiến độ đồng bộ. www.hoangtuhung.com NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU • Là chủ đề mà người (hoặc nhóm) NC thực hiện. • Nhiệm vụ được đưa ra từ: – Chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước. – Từ cơ quan cấp trên – Từ hợp đồng với các đối tác (doanh ngfhiệp, tổ chức khác …) – Người nghiên cứu tự đặt ra www.hoangtuhung.com THÀNH TỰU KHOA HỌC Phát minh (Discovery)(phát hiện): Khám phá các qui luật, tính chất, hiện tượng của thế giới mà trước đó chưa biết, nhờ đó, làm thay đổi nhận thức. Phát hiện: là khám phá những vật thể đang tồn tại khách quan: vi khuẩn, sao …  Phát minh và phát hiện: làm thay đổi nhận thức. - www.hoangtuhung.com THÀNH TỰU KHOA HỌC Sáng chế (Invention): Là thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, là giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý, sáng tạo và áp dụng được.  Được cấp bằng sáng chế (patent) Có thể mua bán, cấp phép sử dụng (Licence)  Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp www.hoangtuhung.com PHÂN BIỆT PHÁT HIỆN, PHÁT MINH, SÁNG CHẾ Phát hiện, Phát minh Sáng chế Bản chất: Nhận ra sự tồn tại Nhận ra qui luật Tạo ra giải pháp KT mớí Ý nghĩa Áp dụng để giải thích thế giới Không Ứng dụng: Không trực tiếp trong sản xuất, đời sống Có Giá trị thương mại: Không Có Bảo hộ pháp lý: Bảo hộ tác phẩm viết (Luật quyền tác giả) Bảo hộ quyền sở hữu không bảo hộ các phát hiện, công nghiệp phát minh. Sự tồn tại: Không giới hạn Cho đến khi có giải pháp mới thay thế www.hoangtuhung.com CÔNG NGHỆ VS KỸ THUẬT • Technology ?= Engineering • Technology: ý nghĩa xã hội của kỹ thuật • Engineering: ý nghĩa kinh tế, tự nhiên của kỹ thuật www.hoangtuhung.com CÔNG NGHỆ Là ứng dụng thành quả khoa học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Công nghệ có 4 thành phần “THIO” - Kỹ thuật (Technoware): máy móc, thiết bị, vật tư …/phương tiện. - Con người (Humanware): kiến thức, kỹ năng, thái độ, khả năng tiếp thu … /hành động - Thông tin (Inforware): bí quyết, qui trình, thông tin thị trường…/giải pháp. - Tổ chức-Quản lý (Orgaware): tổ chức và quản lý hoạt động công nghệ, dịch vụ…?hoạt động. -> Công nghệ có ý nghĩa tổng hợp, có đặc trưng xã hội www.hoangtuhung.com KỸ THUẬT (Technique) Kiến thức, kinh nghiệm hoặc kỹ năng được áp dụng vào các quá trình sản xuất hoặc các lĩnh vực khác của đời sống, gồm các yếu tố: - vật chất và vật thể (máy móc, thiết bị) - Tác nghiệp, vận hành của con người  Nghĩa hẹp hơn công nghệ www.hoangtuhung.com MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục đích (Aim, Purpose): Trả lời câu hỏi - Nhằm mục đích gì ? - Phục vụ cho ai/cái gì ? Mục tiêu (objective): Trả lời câu hỏi - Làm được gì ? -> Là đích phải đạt được của hoạt động NCKH trong một đề tài cụ thể. - Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể - Mục đích có thể chưa rõ ràng, ụ thể www.hoangtuhung.com ĐẶC ĐIỂM CỦA NCKH 1. Tính mới 2. Tính tin cậy (kiểm chứng được) 3. Tính kế thừa 4. Tính rủi ro (Thành - Bại) 5. Tính khách quan (không cảm tính/~tình) 6. Tính thông tin (được phổ biến) 7. Tính cá nhân 8. Tính “Phi kinh tế” www.hoangtuhung.com BA CÔNG VIỆC CHỦ YẾU CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NCKH là Sử dụng phương pháp khoa học để: 1. Thu thập: - Thông tin đã có - Dữ liệu cần có càng đầy đủ, cập nhật càng tốt. 2. Xử lý dữ liệu 3. Phân tích, diễn giải www.hoangtuhung.com TÀI LIỆU KHOA HỌC (Văn bản KH) 1. Bài báo và Bản báo cáo khoa học, để: - Công bố tạp chí chuyên ngành về kết quả công trình. - Công bố ý tưởng khoa học - Đề xướng hoặc tham gia tranh luận 2. Thông báo khoa học: - Thông báo ngắn về hoạt động nghiên cứu (Không cần nêu luận cứ, luận chứng) 3. Tổng luận khoa học: Mô tả toàn bộ thành tựu và tồn tại của một công trình NCKH. www.hoangtuhung.com TÀI LIỆU KHOA HỌC 4. Chuyên khảo khoa học: Ấn phẩm đặc biệt, không định kỳ, xuất bản theo kế hoạch của một chương trình, dự án hoặc nhóm nghiên cứu liên quan đến một hướng NC : - gồm nhiều bài viết - của một tác giả hoặc nhiều tác giả (nhưng không phải là một “tập thể tác giả”) 5. Tác phẩm khoa học: Là một tổng kết có hệ thống về một hướng nghiên cứu : – Tính mới – Tính hệ thống – Tính hoàn thiện về lý thuyết www.hoangtuhung.com TÀI LIỆU KHOA HỌC 6. Kỷ yếu khoa học: Công bố hoạt động và các công trình của Hội nghị khoa học hoặc cơ quan KH. 7. Sách giáo khoa: - Tính hệ thống - Tính cơ bản, hiện đại, thực tế - Tính sư phạm 8. Báo cáo kết quả nghiên cứu: - Ghi nhận từng giai đoạn của một NC (tiến độ) - Công bố kết quả và mở rộng diễn đàn khoa học - Báo cáo cơ quan quản lý, nhà tài trợ
Luận văn liên quan