Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Bài 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia

I – Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khái niệm và phân loại FDI Nguyên nhân hình thành FDI Các xu hướng vận động của FDI Tác động của FDI Một số chính sách và biện pháp thu hút FDI II – Công ty xuyên quốc gia (TNCs) Sự hình thành và phát triển của TNCs Vai trò của TNCs trong quan hệ kinh tế quốc tế

ppt28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Bài 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia Kiểm tra 15 phút Cho biết những xu thế vận động của FDI (ngoài những xu thế đã đề cập trong sách) Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Đặc điểm? Nội dung chính: I – Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khái niệm và phân loại FDI Nguyên nhân hình thành FDI Các xu hướng vận động của FDI Tác động của FDI Một số chính sách và biện pháp thu hút FDI II – Công ty xuyên quốc gia (TNCs) Sự hình thành và phát triển của TNCs Vai trò của TNCs trong quan hệ kinh tế quốc tế 1 – Khái niệm và phân loại FDI 1.1. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản đầu tư dài hạn, phản ánh lợi ích lâu dài và được điều hành bởi 1 thực thể đóng tại 1 nước (nhà đầu tư hoặc công ty mẹ) và 1 công ty (công ty con nước ngoài) hoạt động tại một nước khác. FDI = Đầu tư + trực tiếp + nước ngoài 1 – Khái niệm và phân loại FDI 1.2. Các hình thức FDI Phân loại theo mục đích của FDI Phân loại theo hình thức góp vốn Phân loại FDI theo mục đích FDI tìm kiếm tài nguyên: - hình thức đầu tư nguyên thủy (có từ rất lâu và bây giờ vẫn tồn tài) Gắn với SX sản phẩm đầu ra và thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu TLSX và xuất khẩu nguyên vật liệu. Phân loại FDI theo mục đích FDI tìm kiếm thị trường: - đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nước nhận đầu tư. Xuất khẩu tại chỗ (tránh các rào cản thương mại, giảm chi phí vận chuyển) - Ví dụ: Canon Việt Nam, Toyota… Phân loại theo mục đích FDI tìm kiếm hiệu quả: Phân bố các công đoạn sản xuất ở nước ngoài nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất. FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: Xuất hiện trong giai đoạn phát triển cao của FDI Đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng nghiên cứu và phát triển Phân loại theo hình thức góp vốn Hợp đồng hợp tác kinh doanh: các bên tham gia kí kết hợp đồng tiến hành đầu tư, kinh doanh tại nước nhận đầu tư, trong đó qui định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và phân chia kết quả kinh doanh mà ko thành lập pháp nhân mới. Ví dụ: Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas), Chevron (Hoa Kỳ), MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) ký Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC) Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn Phân loại theo hình thức góp vốn Doanh nghiệp liên doanh: hình thành trên cơ sở lập hợp đồng liên doanh do các doanh nghiệp nước ngoại và nước chủ nhà cùng góp vốn kinh doanh, lợi nhuận và rủi ro được chia sẻ theo tỷ lệ góp vốn. VN qui định tỷ lệ góp vốn tối thiểu: 30% vốn pháp định. (Thái Lan : 75%) và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Ví dụ: Big C (VN - Pháp), Honda Việt Nam Phân loại theo hình thức góp vốn Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu toàn bộ vốn của doanh nghiệp và trực tiếp quản lý. Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn FDI hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Ví du: Intel products VN (HK), Công ty Keangnam (HQ), Samsung Electronics (Singapore) Phân loại theo hình thức góp vốn Một số hình thức khác: BOT: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao BTO: XD – chuyển giao – kinh doanh BT: Xây dựng – chuyển giao Nguyên nhân dẫn đến FDI Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh bằng đa dạng hóa phương thức đầu tư. Khai thác lợi thế cạnh tranh nhằm tăng cường lợi nhuận FDI mang lại lợi ích cho cả bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư Xu hướng vận động của FDI trên thế giới Luồng vốn có xu hướng ngày càng tăng: từ 59 tỷ USD (1982) lên hơn 2000 tỷ (2007). FDI chủ yếu vẫn vận động trong khu vực các nước công nghiệp phát triển Các nước đang phát triển đang là điểm thu hút ngày càng vốn FDI (khu vực châu Á – Thái Bình Dương) Tác động của FDI: Nước đầu tư Kéo dài chu kì sản phẩm: công nghệ, máy móc Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa Rủi ro trong quá trình đầu te Tác động của FDI: Nước nhận đầu tư Tích cực: Giải quyết tình trạng thiếu vốn Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tiếp nhận công nghệ tiên tiến và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Tạo công ăn việc làm Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài Tác động của FDI: nước nhận đầu tư Tiêu cực: Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng những kẽ hở về pháp luật để trục lợi Doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt  thất nghiệp Công nghệ chuyển giao chất lượng chưa cao An ninh chính trị có thể bị đe dọa Các chính sách và biện pháp thu hút FDI Miễn giảm thuế (fiscal incentives) Khuyến khích về tài chính (financial incentives) Các biện pháp khác: cơ sở hạ tầng, dịch vụ, ưu đãi về thị trường, ngoại hối, điều kiện nhập khẩu… Các công ty xuyên quốc gia Khái niệm: Các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations TNCs) là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ và chi nhánh nước ngoài của chúng. TNCs là những tổ chức kinh doanh có quyền sở hữu hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra trên đại bàn nhiều quốc gia. Công ty trách nhiệm hữu hạn? Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty (số vốn góp cam kết góp vào doanh nghiệp) Công ty TNHH ko được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn Phân biệt TNCs, MNCs, INCs Công ty Quốc tế (INCs) là công ty có sự quốc tế hoá thị trường, tức là hoạt động ở cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài Công ty Đa quốc gia (MNCs) là công ty có sự quốc tế hóa nguồn vốn, tức là có chủ đầu tư thuộc các quốc gia khác nhau. Công ty Xuyên quốc gia là công ty có sự quốc tế hoá hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường thuộc một quốc tịch. Lịch sử phát triển và hình thành TNCs TNCs ra đời trong thời kì phát triển của CNTB và phát triển mạnh mẽ trong thời kì của chủ nghĩa đế quốc khi tích tụ tư bản và tập trung tư bản dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. Nhiều hình thức độc quyền ra đời và chi phối thị trường nhờ việc nắm giữ nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra Lịch sử hình thành và phát triển Cartel: tổ chức liên hiệp để độc quyền về giá và thị trường nhưng các thành viên của tổ chức vẫn độc lập trong sản xuất và lưu thông. Syndicate: độc lập về sản xuất nhưng có 1 bán quản trị đảm nhận việc lưu thông. Trust: Ban quản trị điều hành tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và chỉ còn tồn tại 1 chủ sở hữu duy nhất. Lịch sử hình thành và phát triển Consortium: tổ chức độc quyền lớn nhất gồm tất cả các nhà tư bản, syndicate, cartel.. thống nhất về tài chính và phụ thuộc vào nhóm các nhà tư bản lớn. Conglomerate: tổ chức độc quyền có sự kiểm soát tài chính và quản lý chung của 1 nhóm độc quyền lớn nhất. (phạm vị quốc tế) Lịch sử hình thành và phát triển Các tổ chức độc quyền phát triển và mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác, hình thành nên TNCs Sự thu hẹp của hệ thống thuộc địa --> thành lập các chi nhánh ở các nước khác. KHCN phát triển --> sản xuất tăng --> hoạt động ra bên ngoài/ kéo dài chu kì sản phẩm. CNTB độc quyền --> CNTB độc quyền nhà nước làm cho TNCs lớn mạnh. Các cuộc khủng hoảng kinh tế của CNTB --> thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia Hình thức sở hữu hỗn hợp: nhiều thực thể (bao gồm cả công nhân) nẵm giữ cổ phần của công ty. TNCs hiện nay không còn thuộc sở hữu của một nhà nước mà sở hữu hỗn hợp quốc tế (thực thể phi quốc gia) có những đặc trưng cơ bản: Đặc điểm của TNCs Mục tiêu: lợi nhuận độc quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ hệ thống thị trường nắm giữ nguồn nguyên liệu, vốn, nhân lực, thị trường... phạm vị kinh doanh quốc tế xuất xứ từ TB độc quyền của 1 quốc gia Cơ cấu: công ty mẹ và nhiều công ty con Các công ty xuyên quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế TNCs thúc đẩy luồng vốn FDI: tận dụng các yếu tố bên ngoài Tạo ra nguồn cầu mới thâm nhập thị trường tìm kiếm lới nhuận cao tận dụng lợi thế về qui mô sản xuất Ứng phó với sự thay đổi của tỉ giá Đối phó với hạn chế thương mại TNCs và quan hệ kinh tế quốc tế khác thúc đẩy phân công lao động quốc tế, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra việc làm Thúc đẩy thương mại quốc tế thúc đẩy cách mang KHCN và chuyển giao CN Tác động đến quan hệ chính trị quốc tế
Luận văn liên quan