Vấn đề ruộng đất từ trước đến nay luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ khác nhau – nhất là vấn đề ruộng đất thời trung đại. Tìm hiểu về vấn đề ruộng đất cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu cơ sở của văn minh dân tộc ta trong lịch sử, bởi lẽ nền kinh tế nước ta cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu còn lại cho đến ngày nay, chúng ta đã có những thành tựu đáng kể, nhờ đó phác hoạ được một bức tranh khá đầy đủ các mặt về tình hình ruộng đất Việt Nam thời kỳ trung đại.
Trong bức tranh chung toàn cảnh ruộng đất, cái chi phối nhất, chi phối chủ yếu đến tình trạng ruộng đất phải kể đến các chính sách về ruộng đất mà Nhà nước phong kiến trung ương ban hành. Với truyền thống Nhà nước tập quyền, các biện pháp cai trị áp dụng, ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến bức tranh ruộng đất.
Bài giảng về Chế độ ruộng đất Việt Nam thời trung đại của thầy tôi, đã gợi cho tôi ý tưởng tìm hiểu sâu hơn về Chính sách của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với vấn đề ruộng đất. Cùng lật lại sử sách, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan toàn diện hơn.
26 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4706 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tình hình ruộng đất Việt Nam thời kỳ trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề ruộng đất từ trước đến nay luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ khác nhau – nhất là vấn đề ruộng đất thời trung đại. Tìm hiểu về vấn đề ruộng đất cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu cơ sở của văn minh dân tộc ta trong lịch sử, bởi lẽ nền kinh tế nước ta cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu còn lại cho đến ngày nay, chúng ta đã có những thành tựu đáng kể, nhờ đó phác hoạ được một bức tranh khá đầy đủ các mặt về tình hình ruộng đất Việt Nam thời kỳ trung đại.
Trong bức tranh chung toàn cảnh ruộng đất, cái chi phối nhất, chi phối chủ yếu đến tình trạng ruộng đất phải kể đến các chính sách về ruộng đất mà Nhà nước phong kiến trung ương ban hành. Với truyền thống Nhà nước tập quyền, các biện pháp cai trị áp dụng, ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến bức tranh ruộng đất.
Bài giảng về Chế độ ruộng đất Việt Nam thời trung đại của thầy tôi, đã gợi cho tôi ý tưởng tìm hiểu sâu hơn về Chính sách của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với vấn đề ruộng đất. Cùng lật lại sử sách, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan toàn diện hơn.
NỘI DUNG
Nền tảng kinh tế của nước ta từ thuở cha ông xưa vốn là kinh tế nông nghiệp mà chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, gắn liền với nó là vấn đề thuỷ lợi, vấn đề ruộng đất và các hình thái ruộng đất theo cấp bậc vua chúa, quan lại và thường dân. Có thể nói, ruộng đất là vấn đề sống còn với nền kinh tế, với toàn xã hội.
Điểm qua từ thời dựng nước, sở hữu công làng xã đã chiếm ưư thế tuyệt đối. Biểu hiện của nó rõ nhất là ruộng đất thuộc về làng xã, người dân tự cai quản, lao động và sở hữu ruộng đất. Đại diện cho làng xã là Bồ chính (già làng). Bồ chính phân chia ruộng đất cho các gia đình với điều kiện họ thuộc vào làng xã,là thành viên của làng xã và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định đối với làng xã. Mức độ phân phối giữa các đơn vị trong làng xã có thể không đồng đều, bởi lúc này đã xuất hiện sự phân hoá trong công xã, xuất hiện sự tư hữu tư liệu sản xuất làm của riêng…xuất phát từ thực tế công cụ lao động bằng đồng, sắt ra đời làm tăng năng suất lao động, dẫn đến sự phân hoá giữa các làng xã dù chỉ ở mức sơ khai. Qua các di tích khảo cổ và sử sách cũ ta thấy hình thức sở hữu tư nhân hầu như chưa phát triển nhưng đã có những mầm mống đầu tiên vào cuối thời Đông Sơn. Những tiền đề đó đã tạo điều kiện cho chính sách ruộng đất của nhà nước phong kiến trong việc đi sâu vào quản lý, sử dụng ruộng đất thơì kỳ sau này.
Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, quan hệ sản xuất phong kiến phương Bắc đã xâm nhập trong đời sống nhân dân các công xã. Trước sự xâm lược của ngoại bang, nhân dân tập trung, co cụm lại như một phản ứng tất yếu, hình thành thế ứng xử của làng xã trước Nhà nước. Điều này đã làm chững lại quá trình phân hoá của làng xã. Ruộng đất công thời kỳ này vẫn được giữ nguyên, bảo lưu, chưa bị biến thành ruộng đất tư. Đó là cơ sở kinh tế giúp duy trì sự cố kết cộng đồng. Người nông dân trong làng xã cùng nhau cày cấy, lao động, tham gia công việc trị thuỷ và cùng hưởng thành quả mà chưa bị Nhà nước can thiệp. Cùng với những biến chuyển về kinh tế, trong xã hội hình thành lớp hào trưởng địa phương, có thế lực kinh tế ngày càng mở rộng dù bị chính quyền đô hộ chèn ép, khống chế. Do sự bất lực của chính quyền đô hộ trong việc kiểm soát làng xã người Việt, họ vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương. Ruộng đất công xã bắt đầu chịu sự chi phối của tầng lớp này, tư hữu hoá diễn ra.
Sự chuyển biến xã hội và kết cấu giai cấp cuả Âu Lạc cũ còn chịu tác động bởi chính sách của các triều đại phương Bắc, chi phối ngày càng sâu vào tổ chức của xã hội cổ truyền người Việt. Điển hình là việc nhà Đường cho kê khai số hộ, định thuế các loại tô, dung, điệu và sau đó đổi lại là phép lưỡng thuế, cho phép các chính quyền đô hộ cướp đoạt ruộng đất của dân ta làm ruộng công cho chính quyền đô hộ quản lý, ban cấp ruộng đất, chức phận cho bọn quan lại cao cấp. Xã hội Việt Nam đã hình thành một tầng lớp địa chủ ít nhiều có thế lực ở địa phương thuộc nhiều nguồn gốc, xu hướng chính trị khác nhau. Trong thời kỳ này cùng tồn tại hai xu hướng: duy trì, bảo tồn và chi phối, can thiệp trong đó xu hướng thứ nhất dành ưu thế. Sở hữu công làng xã vẫn chiếm ưu thế.
Có thể nói từ trước thế kỷ X, sở hữu tư nhân đã tồn tại do ảnh hưởng của phân hoá xã hội, ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc nhưng chưa đóng vai trò đáng kể.
1. Thời kỳ từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV
Trải hơn một ngàn năm dưới ách đô hộ của các triều đại phương Bắc, đất nước Âu Lạc của người Việt cổ đã có nhiều đổi thay. Mặc dầu luôn bị kìm hãm, áp bức nặng nề, nhân dân ta vẫn cố gắng vươn lên. Ruộng đất ngày càng được mở rộng, nông nghiệp lúa nước từng bước đạt được cải tiến, xã hội cũng bắt đầu có sự phân hoá sâu sắc. Ở các vùng gần trung tâm chính trị, xuất hiện một số trại chủ, địa chủ hoặc người Hán, người Hán Việt hoá hoặc tù trưởng địa phương, đồng thời cũng xuất hiện một tầng lớp nông dân phụ thuộc ở nhiều mức độ khác nhau, mặc dầu phần lớn các làng vẫn giữ được trạng thái cổ truyền của mình với tuyệt đại đa số nông dân là người tự do.
Bên trên, chế độ đô hộ của các triều đại phương Bắc với những thiết chế, quan chế, quan chức của nó ngày càng đầy đủ và trở nên khá quen thuộc. Đến thế kỷ X, khi nước ta giành được độc lập hoàn toàn, phong kiến hoá đã trở thành một xu thế tất yếu.
Đất nước ta qua các triều Ngô - Đinh – Tiền Lê, nhà nước phong kiến chưa có chính sách ruộng đất cụ thể. Các triều đại đều cố gắng thực thi quyền sở hữu ruộng đất Nhà nước, vừa để khẳng định quyền lực, vừa để nắm lấy thần dân thu tô thuế. Các quan hệ ruộng đất tồn tại thời Bắc thuộc và đầu thế kỷ X vẫn tiếp tục duy trì theo quan niệm “ đất vua chùa làng ”.
Dưới thời họ Khúc, chính quyền dân tộc đầu tiên đã có thể ban hành chính sách “quân bình thuế” và “tha bỏ lực dịch” để khẳng định quyền chi phối của mình đối với toàn bộ ruộng đất trong nước. Ý thức về quyền lực tập trung của Nhà nước quân chủ dần dẫn đến sự hình thành quan niệm về quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trong nước. Đinh Bộ Lĩnh sau khi lên ngôi hoàng đế đã phong ấp hay phong hộ nông dân cho các tướng lĩnh có công như Trần Lãm, Nguyễn Tấn, Phạm Phổ…Đến nhà Tiền Lê cũng thực hiện việc phong ấp cho các hoàng tử và giao cho họ cai quản các địa phương của mình. Một số quan chức cao cấp như Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn cũng được phong ấp ở Đằng Châu. Vua Lê Hoàn còn sử dụng một số vùng đã tịch thu được của các sứ quân đểlàm ruộng tịch điền, phục vụ nghi lễ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp và lấy thóc lúa đưa vào kho Nhà nước. Các khu như Bố Hải Khẩu (vùng đất lập nghiệp cũ của sứ quân trần Lãm), Đỗ Động (của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc), Bàn Hải, Đọi Sơn…đều là tịch điền của Nhà nước. Nhà nước sử dụng những người bị tù tội hay nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ thu hoạch thuộc về Nhà nước. Bài minh trên tấm bia “Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh” còn ghi, vua Đinh Tiên Hoàng đã phong Lê Lương – người Đông Sơn, Thanh Hoá - làm Đô quốc dịch sứ của quận Cửu Chân, thuộc Ái Châu, cai quản cả một vùng đất rộng lớn “Đông đến Phân Địch, nam đến Vũ Long, tây đến đỉnh núi Ma La, bắc đến lèn Kim Cốc” và cho con cháu ông được đời đời làm quan coi đất ấy. Thực ra vùng đất rộng lớn đó vốn thuộc quyền cai quản của dòng họ Lê Lương từ trước và vốn là một lãnh chúa lớn của địa phương này. Rõ ràng, việc phong cấp mang ý nghĩa khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của Nhà nước mới.
Ruộng đất trong nước nhìn chung thuộc sở hữu làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục chia đều ruộng cho nhau để cày cấy và hàng năm nộp thuế cho Nhà nước.Những làng mới được thành lập bằng phương thức khai hoang cũng sử dụng phương thức phân chia này. Tất nhiên không tránh khỏi sự tồn tại của các trang trại của con cháu các viên quan đô hộ cũ thời Đường hoặc các thổ hào địa phương. Ruộng đất tư hữu hình thành tuy chưa nhiều, chưa phổ biến.
Phải đến thời Lý, nhà nước mới bắt đầu có chính sách cụ thẻ trong vấn đề ruộng đất.
- Đối với ruộng đất công làng xã
Làng xã hình thành sớm ở nước ta, nhưng khái niệm làng, chạ nảy sinh từ xa xưa được duy trì cho đến các thời kỳ sau này. Theo sử cũ chúng ta biết rằng thế kỷ X bên cạnh giáp vẫn còn hương, thôn, động, sách, trang trại. Công cuộc khẩn hoang mở rộng diện tích canh tác càng khẩn trương thì số làng xã lập ra càng nhiều. Trên đà phát triển của chế độ chính trị, triều Lý và Trần ngày càng nắm chắc hơn các làng xã - đơn vị kinh tế, hành chính của quốc gia. Việc củng cố quyền thống trị của Nhà nước Trung ương đối với các làng xã và việc nắm số đinh trong nước không chỉ liên quan đến yêu cầu chính trị, quân sự. Thông thường các làng cổ truyền đều có bộ phận ruộng công và dân đinh là những người được hưởng, họ phải chịu mọi nghĩa vụ, sưu dịch đối với Nhà nước. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi Nhà nước phải nắm được tổng diện tích ruộng đất trong nước. Sử cũ cho ta thông tin về vấn đề này: Năm 1092 nhà Lý “định số ruộng thu tô mỗi mẫu 3 thăng để cấp lương cho quân”. Không một nguồn tư liệu đương thời nào nói đến khái niệm “điền bạ”. Mãi đến năm 1398 chủ trương này mới được đặt ra. Vấn đề ở đây là nếu không có điền bạ thì nhà Trần làm cách nào để nắm được số ruộng đất cụ thể để đánh thuế theo đúng chế độ, phong thưởng hay ban cấp cho những người có công, cung nữ, phi tần, hoặc cấp thái ấp cho các vương hầu? Mà thời Trần, làng xã đã phân hoá rất nhiều, rất nhiều làng không có ruộng công, nhiều làng lại có cả ruộng công, ruộng tư. Vì vậy cần phải có hình thức nào đó để quản lý số ruộng đất cần thiết. Trong mộc bài Đa Bối có ghi giới hạn Đông Tây Nam Bắc đã ghi rõ trong địa tô, trong giấy tờ. Có lẽ đây là một hình thức quản lý ruộng đất đương thời và với nhiều hình thức thô sơ khác, nhà Trần mới mạnh dạn chủ trương bán ruộng công cho dân mua làm ruộng tư hoặc làm các việc khác.
Ruộng công làng xã tuy thuộc sở hữu Nhà nước nhưng vẫn do làng xã quản lý. Nhà nước Trung ương giao cho các làng xã quản lý và lo việc phân chia cày cấy, thu thuế tô theo đúng lệ. Làng xã có quyền hưởng thụ toàn bộ ruộng đất công của mình, có quyền phân chia cho các thành viên đến tuổi (18 tuổi) theo cách thức và tục lệ của mình.
Chúng ta đề cập đến vấn đề ban cấp ruộng đất hộ nông dân. Nhà nước tiến hành ban cấp bổng lộc cho các quan lại, phong thưởng cho những người có công bằng làng ấp hay hộ nông dân. Thời Lý, phần lớn các đại thần có công đều được ban thực ấp. Theo Thần tích địa phương, thái uý Tô Hiến Thành được ban thực ấp ở An Lão (Bình Lục – Hà Nam Ninh). Có thể thấy ban thực ấp tức là cho hưởng tô thuế của ấp đó. Hình thức ban thực ấp không thấy sử đời Trần ghi lại, song được thi hành khá đều đặn trong các triều đại Lê. Chỉ trong các nguồn sử liệu tư nhân như Thần tích, gia phả, chúng ta mới bắt gặp khái niệm thực ấp thi hành trong đời Trần.
Bên cạnh chính sách ban thưởng thực ấp, nhà Lý còn thực hiện hình thức ban thưởng khác là ban thực ấp kèm thật phong. Trong bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh dựng cuối năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1125) ở Phủ Lý (Đông Sơn - Thanh Hoá) và Hoàng Việt thái phó lưu quân mộ chí dựng năm Thiên Thuận thứ 3 (1130) thì Thái uý Lưu Khánh Đàm được ban “thực ấp 6700 hộ (mộ chí ghi 6000 gia) ăn thật phong 300 hộ”. Hay tri châu Hà Hưng Tông có thực ấp 1900 hộ và thật phong 900 hộ, hoặc Lý Bất Nhiễm tước hầu, có thực ấp 7500 hộ, thật phong 1500 hộ… Hình thức này là đặc trưng của thời Lý, sang thời Trần không còn nữa. Vậy thực chất của nó là gì? Trước hết đó là hình thức đánh giá công lao và đóng góp của người được ban cấp đối với nhà Lý. Chức, hàm, tước càng cao thì số lượng ban cấp càng nhiều. Lý Thường Kiệt và sau ông là Đỗ Anh Vũ có chức hàm gần giống nhau và đều được ban tước là Việt Quốc Công thì số lượng thực ấp và thật phong tính theo hộ như nhau: thực ấp 1 vạn hộ, thật phong 4 nghìn hộ.
Theo nhiều nhà sử học, phần thực ấp (số lượng hộ được ăn) là chỉ có danh mà không có thật. Tức là người được ban cấp trên danh nghĩa được nhận một số lượng thực ấp phù hợp và xứng đáng với quan chức và đóng ghóp của người đó. Nhưng do thực ấp của triều đình không đủ để thực hiện việc ban cấp theo đúng số lượng được ghi. Cho nên nhà Lý đã một mặt đánh giá công lao của người được ban thực ấp, mặt khác lại quy định cụ thể số hộ mà họ được thật sự phong thưởng.
Số lượng thật phong có thể là một thực tế. Thật phong cũng tính theo hộ. Mỗi đơn vị hộ trong thật phong vẫn phải đóng một số tô thuế nhất định cho triều đình theo thực trạng tài sản thì nay chuyển cho người được cấp phong. Như vậy hình thức phong thưởng này không đặt ra một sự tương ứng với số ruộng đất hay một số làng xã nào đó. Nghĩa là ở đây Nhà nước Trung ương vẫn giữ cho mình quyền sở hữu ruộng đất. Khi người được phong chết hay vì lý do nào đó bị cách chức, Nhà nước không cần thiết phải thực hiện một hành vi sung công điền sản hay lấy lại ruộng đất. Chế độ thực ấp kèm thật phong không tạo điều kiện cho sự củng cố sở hữu ruộng đất phong kiến tư nhân sinh ra điền trang, thái ấp.
Sang thời Trần, bên cạnh chủ trương phong thưởng bằng ruộng đất, Nhà nước thi hành chính sách ban cấp thang mộc ấp. Đây là hình thức du nhập từ Trung Quốc phong kiến, thang mộc ấp là đất của nhà vua ban cho chư hầu để lấy thu nhập chi phí vào việc “trai giới” khi về chầu. Nó cũng có nghĩa là đất gốc của một thời đại
Các hình thức ban thưởng kiểu thực ấp, thang mộc ấp bằng đơn vị làng, ấp chỉ phù hợp với thời Lý Trần, khi Nhà nước Trung ương chưa nắm chắc được số lượng ruộng đất của từng địa phương trong nước và chưa đặt ra cách ban thưởng bằng ruộng đất. Có khả năng ruộng đất công làng xã thuộc sở hữu Nhà nước chiếm ưu thế. Việc ban thưởng theo đơn vị làng, ấp, do đó ít ảnh hưởng đến bộ phận ruộng đất tư hữu của nhân dân.
Một hình thức ban thưởng nữa là thác đao điền. Tài liệu ghi về thác đao điền sớm nhất là Việt điện u linh (đầu thế kỷ XIV) được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại: “Trong khoảng niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ (1014 – 1046) theo Thánh Tông đi đánh ở miền Nam… Khi thắng trận trở về định công, Phụng Hiểu nói: “Thần không muốn thưởng tước, xin cho đứng trên núi Băng Sơn ném đao lửa đi xa, đao rơi xuống chỗ nào trong đất công (nguyên văn là quan địa) thì xin ban cho làm sản nghiệp. Vua nghe theo. Phụng Hiểu lên núi, ném đao xa đến hơn 10 dặm, đao rơi xuống hương Đa Mi. Vua bèn lấy ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném đao ấy. Vì vậy người Châu Ái gọi (ruộng) thưởng công là (ruộng) ném đao””.
Như vậy thời nhà Lý, Nhà nước đã lấy ruộng công làng xã phong thưởng cho những người có công một cách quy mô. Số ruộng này theo Lý Tế Xuyên và Phan Huy Chú, được biến thành ruộng tư, nhưng theo các nguồn sử liệu khác thì chỉ là ruộng thế lộc (nghĩa là Nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu). Đến nhà Trần hình thức thác đao không còn được đề cập đến nữa.
Đến đời Trần, hình thức phong cấp đáng lưu ý là thái ấp. Thái ấp và điền trang đều là những ruộng đất của tầng lớp quý tộc quan liêu đời Trần, nhưng tính chất và đặc điểm lại khác nhau. Thái ấp là ruộng đất do vua ban cấp cho các quý tộc triều Trần có công, quy mô tương đối nhỏ, chỉ 1 – 2 xã. Trên danh nghĩa, ruộng đất thái ấp thuộc quyền sở hữu của nhà nước, triều đình có quyền lấy của người này ban cho người khác. Quý tộc có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi về đất đai. Quyền chiếm dụng ruộng đất có điều kiện và hạn chế, mang tính thụ động cuả các quý tộc đối với các thái ấp đảm bảo cho thái ấp không có khả năng phát triển các yếu tố cát cứ hay chống lại chính quyền trung ương (bởi quy mô nhỏ bé của nó) như các thái ấp lãnh địa ở Tây Âu thời Trung đại.
Điền trang là các trang trại lớn của các quý tộc, họ trực tiếp quản lý và sử dụng sức lao động của gia nô, nô tì và có quyền thừa kế. Điền trang thuộc sở hữu tư nhân. Trong khoảng một thế kỷ, kinh tế điền trang quý tộc đã phát triển mạnh, chủ yếu ở bãi bồi ven sông. Chế độ điền trang hàm chứa những yếu tố và xu thế cát cứ.
Việc ban cấp thái ấp cho các vương hầu ở thời Trần đánh dấu bước phát triển trên con đường phong kiến hoá của chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất công làng xã. Đồng thời việc chiếm hữu có điều kiện các thái ấp tạo điều kiện cho các vương hầu trở thành những quý tộc có quyền lực.
Tóm lại, thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhất là thời Lý Trần, bằng nhiều hình thức khác nhau từ phong hộ đến phong đất, Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đã dần dần tăng cường quyền lực của mình đối với ruộng công làng xã. Việc ban thưởng bằng ruộng đất mở đầu cho việc sử dụng ruộng đất làm bổng lộc cho các quan lại. Chế độ sở hữu về ruộng đất lấn thêm một bước vào quyền chiếm hữu của làng xã.
- Đối với ruộng đất tư
Nhà nước phong kiến Việt Nam trung đại khuyến khích và tôn trọng hình thức này.
Vào thời Lý, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã phổ biến và phát triển. Hiện tượng mua bán, kiện tụng và cúng tặng ruộng đất đã xuất hiện ở nhiều nơi và Nhà nước đã ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu này. Vua Anh Tông đã quy định phép chuộc ruộng và nhận ruộng, ruộng cầm đợ trong 20 năm được chuộc, tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được quyền kiện. Có ruộng vườn hoang mà người khác cày cấy thì tranh nhận lại không quá 1 năm, ai làm trái bị phạt 80 trượng. Ruộng đã bán đoạn có khế ước thì không được chuộc, ai trái cũng bị 80 trượng. Tranh nhận ruộng ao mà dùng binh khí đánh tử thương cũng bị 80 trượng, xử tội đồ và đem ruộng ao trả cho người bị tử thương. Như vậy nhà Lý đã chấp nhận nguyên tắc ruộng chiếm giữ lâu năm thì thành tư hữu, thậm chí tạo điều kiện cho bọn cường hào, địa chủ địa phương cướp chiếm ruộng vườn bỏ hoang của nhân dân lao động.
Văn bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh có ghi sự kiện tranh chấp ruộng đất “Năm Tân Mùi (1091) có hai chàng phò ký lang họ Thiều và họ Tô xin lại khoảnh ruộng đất của tổ tiên là quan bộc xạ Lê Lương. Vua xét lời tâu bèn trả lại giáp Bối Lý cho thuộc về họ hàng Lê Công. Do đó mùa thu năm ấy, thái uý Lý Công đến tận nơi, cho chuộc ruộng đất, lập bia đá và chia ruộng công cho hai giáp, rồi ông lại tới đầm A Lôi, chia một nửa đầmcho giáp Bối Lý, một nửa đầm cho giáp Viên Đàm ”. Hiện tượng con cháu đòi lại ruộng đất xa xưa của quan bộc xạ Lê Lương thời Đinh Tiên Hoàng cách đó hơn 100 năm là khẳng định quyền thừa kế ruộng đất. Đầu năm 1128, Lý Thần Tông “xuống chiếu rằng: phàm dân có ruộng đất bị sung công cùng là bị tội phải làm điền nhi thì đều được tha cả”. Sau đó để hạn chế sự kiện tụng và tranh chấp ruộng đất, năm 1135, Lý Thần Tông lại quy định: “Những người đã bán ruộng ao không được tăng tiền lên mà chuộc lại, làm trái phải tội ”.
Như vậy mua bán ruộng đất đã là hiện tượng tương đối phổ biến và quy định của pháp luật khá cụ thể. Nhà nước công khai khẳng định quyền mua bán ruộng đất của các tầng lớp xã hội. Hình thức kinh doanh và đơn vị canh tác ruộng đất tư hữu này cũng khó xác định cụ thể. Có thể thấy rằng hình thức bóc lột chủ yếu là tá điền nộp tô kết hợp kiểu bóc lột lao dịch.
Ở thời Trần, chế độ sở hữu tư nhân phát triển lên một bước cao hơn. Ngay từ năm 1227, do sự phát triển của việc mua bán và tranh chấp ruộng đất, nhà Trần đã phải quy định rõ về việc điểm chỉ lên các giấy tờ, văn khế mua bán ruộng đất, của cải của tư nhân. Sự phát triển mạnh mẽ cuả chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất buộc nhà Trần phải công nhận và bảo vệ nó. Năm 1254, nhà Trần thực hiện một chủ trương chưa từng có từ trước tới nay là bán ruộng quan (quan điền) cho dân mua làm ruộng tư, mỗi một diện là 5 quan. Có lẽ đây là đòi hỏi của tư hữu ruộng đất, nhưng việc làm của triều đình đã mở rộng cửa cho ruộng đất tư hữu và sự thay đổi của các chủ sở hữu. Tiền tệ thâm nhập mạnh mẽ vào ruộng đất, ruộng đất trở thành hàng hoá qua bán, trao đổi tạo ra cho xã hội một tầng lớp đặc biệt là địa chủ thường hay địa chủ thứ dân và tầng lớp tiểu nông tư hữu nhỏ phổ biến trong xã hội.
Năm 1248, nhà Trần tiến hành đắp đê trong cả nước. Để bảo vệ quyền lợi tư hữu ruộng đất của dân, chính quyền đã hạ lệnh cho các quan địa phương nếu đắp vào ruộng dân thì đo đạc mà đền bù bằng tiền. Việc mua bán ruộng đất công khai, hợp pháp lại đựơc nhà nước ủng hộ bằng pháp lệnh năm 1254 làm cho sở hữu địa c