Chính sách là những định hướng tư duy cho các nhà lãnh đạo, quản lý điều hành công việc, tác nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý trong những điều kiện cụ thể. ( Thí dụ: Chính sách chiếm lĩnh thị trường trong kinh doanh).
Chính sách được coi như các bước triển khai chiến lược.(Đường lối, chủ trương, chiến lược là cấp độ vĩ mô, chính sách là bước chuyển tiếp - bước đệm giữa vĩ mô với các hành động thực thi cụ thể như dự án, chương trình, kế hoạch )
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Xây dựng và thực thi chính sách công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng và thực thi chính sách công Những vấn đè chung về chính sách công Cơ sở hình thành và xây dựng chính sách công Triển khai thực hiện chính sách công Những vấn đề chung về chính sách công Một số khái niệm, thuật ngữ về chính sách Quan niệm về chính sách công Chính sách công trong hệ thống pháp luât ở Việt Nam Vai trò của chính sách công trong hoạt động quản lý nhà nước Một số khái niệm, thuật ngữ về chính sách Chính sách được coi như môt bản kế hoạch hoạt động của môt tổ chức nói chung, thậm chí là của một cá nhân, được xây dựng công phu, có mục tiêu trong một bối cảnh cụ thể. Theo chính trị thì chính sách là bày tỏ quan điểm chính trị về đường lối sẽ thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc các vấn đề nào đó của các nhà chính trị. ê Chính sách là những định hướng tư duy cho các nhà lãnh đạo, quản lý điều hành công việc, tác nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý trong những điều kiện cụ thể. ( Thí dụ: Chính sách chiếm lĩnh thị trường trong kinh doanh). Chính sách được coi như các bước triển khai chiến lược.(Đường lối, chủ trương, chiến lược là cấp độ vĩ mô, chính sách là bước chuyển tiếp - bước đệm giữa vĩ mô với các hành động thực thi cụ thể như dự án, chương trình, kế hoạch… ) Quan niệm về chính sách công Chính sách công là chính sách do nhà nước dưa ra nhằm xác định nhà nước sẽ làm những việc gì, tại sao nhà nước phải làm, mục tiêu của việc làm đó là gì. Xu hướng chung là nhà nước it làm những việc mà xã hội dân sự có thể làm, trong khi công dân với tư cách là người nộp thuế lại muốn nhà nước lam những điều họ mong muốn. Chính sách công là sự phân bổ giá trị mang tính quyền lực nhà nước, những điều mà Chính phủ làm (hoặc không làm), và chỉ có nhà nước mới có thể làm được sự phân bổ đó (Chính sách chống lạm phát, chính sách xoá đói giảm nghèo…). Chính sách công được nhà nước bảo đảm thực hiện có hiệu lực bằng hệ thống của các thể chế: NHÀ NƯỚC === THỂ CHẾ = CHÍNH SÁCH CÔNG * Thể chế nhà nước khác nhau thì chính sách công khác nhau giữa các nhà nước khác nhau. Khi thể chế nhà nước thay đổi sẽ kéo theo chính sách công thay đổi. (Thí dụ: vấn đè cơ chế thị trường) * Cũng có khi chính sách công phụ thuộc ý chí của người đứng đầu nhà nước Chính sách công là sản phẩm của thể chế nhà nước trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định, phụ thuộc vào những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội nhất định(Tăng thuế một lĩnh vực hay một mặt hàng nào đó, giảm hay tăng lãi suất ngân hàng đối với một số đối tượng nào đó trong xã hội. Ở các nước tư bản có nền kinh tế thị trường, chính sách công chịu ảnh hưởng chi phối rất lớn của các tập đoàn kinh tế hay các hãng kinh doanh lớn. Đồng thời chính sách công còn phụ thuộc vào sự thoả hiệp giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Trong quản lý hành chính nhà nước Người ta quan niệm chính sác công là hững hoạt động cụ thể củachính phủ khi đưa ra các tác nghiệp cụ thể trên các lĩnh vực. bản tường trình về kế hoạch thực hiện công tác của chính phủ trước Quốc hội chính là chính sách công. Chính sách công là một bản kế hoạch định hướng cho các nhà quản lý các cấp trong hệ thống thực thi quyền hành pháp đưa ra các quyết định cần thiết phù hợp với môi trường chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn địa phương mình nhằm biến các ý tưởng chính sáchthành những sản phẩm cụ thể. ( không quy định việc làm cụ thể mà tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý hành chính các cấp – quan tâm đến gia đình chính sách…) Đặc điểm của chính sách công Do nhà nước đưa ra, nhà nước thi hành, được đảm bảo bằng pháp lý để thực hiện. (Phân biệt với các chính sách của tổ chức khác như đoàn thể, tôn giáo…) Do nhà nước ban hành nên có tính phổ biến, ai cũng bình đẳng khi tiếp cận với chính sách công. Luôn đề cập đến lợi ích công, không thiên vị một ai. Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để cưỡng bức thi hành – (chính sách thuế…) Được ban hành dưới nhiều dạng văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, văn bản pháp quy Vai trò của chính sách công trong quản lý hành chính nhà nước Chính sách công là công cụ để tiến hành các hoạt động quản lý kinh tế xã hội. Chính sách công được thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật nên có tính pháp luật. Các chính sách công thể hiện sự nhất trí về tư duy về các vấn đề của chính sách và là cơ sở để đề ra các quyết định quản lý cụ thể. Chính sách công thể hiện quan điểm chính trị của các nhóm lợi ích được bày tỏ công khai. Đó là cơ sở để xã hội xem xét và thực hiện. Cơ sở hình thành và xây dựng chính sách Quá trình hay chu trình của chính sách: + Ý tưởng chính sách hay các vấn đề của chính sách. + Lựa chọn các vấn đề để trở thành vấn đề của chính sách. + Xây dựng chính sách. (Quá trình hoạch định chính sách) + Thẩm định, phê chuẩn, duyệt và ban hành chính sách. + Triển khai thực hiện chính sách. + Đánh gia việc thực hiện chính sách. Thông tin phản hồi = Ý tưởng chính sách mới Xin trân trọng cảm ơn TS. Võ Văn Tuyển Khoa hành chính học - Học viện Hành chính Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ĐT: 0903247272 ị