Bài kiểm tra giữa kỳ -Thảo luận nhóm đạo nhân – Triết lý quản lý của khổng tử

Đất nước Việt Nam đã chuyển mình, cơ hội đã mở ra. Công cuộc đổi mới và hội nhập đã được chứng minh là đúng đắn. Một quốc gia sẽ không đứng vững nếu bị cô lập hoặc chỉ bó hẹp trong khuôn khổ ngoại giao một chiều. Ngày nay, một xã hội, một đất nước được coi là phát triển không thể thiếu chiến lược ngoại giao đa phương, thiết lập quan hệ bang giao với nhiều nước, nhiều khu vực để thông thương, giao lưu văn hóa, chínhtrị, trên quan điểm hòa nhập chứ không hòa tan và luôn phát huy đậm đà bản sắc dân tộc. Để làm được điều đó, vai trò của người quản lý là không thể thiếu. Đặc biệt vận dụng những tư tưởng quản lý trong lịch sử là một phương pháp để nhà quản lý thành công, Đạo Nhân của Khổng Tử là một triết lý như thế

pdf26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài kiểm tra giữa kỳ -Thảo luận nhóm đạo nhân – Triết lý quản lý của khổng tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ------------------------------- BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ - THẢO LUẬN NHÓM Đạo Nhân – triết lý quản lý của Khổng Tử. Giảng Viên: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh Nhóm Sinh Viên Thực hiện: Nhóm 3 Hà Nội - 2011 2 A - Phần mở đầu: Đất nước Việt Nam đã chuyển mình, cơ hội đã mở ra. Công cuộc đổi mới và hội nhập đã được chứng minh là đúng đắn. Một quốc gia sẽ không đứng vững nếu bị cô lập hoặc chỉ bó hẹp trong khuôn khổ ngoại giao một chiều. Ngày nay, một xã hội, một đất nước được coi là phát triển không thể thiếu chiến lược ngoại giao đa phương, thiết lập quan hệ bang giao với nhiều nước, nhiều khu vực để thông thương, giao lưu văn hóa, chính trị,… trên quan điểm hòa nhập chứ không hòa tan và luôn phát huy đậm đà bản sắc dân tộc. Để làm được điều đó, vai trò của người quản lý là không thể thiếu. Đặc biệt vận dụng những tư tưởng quản lý trong lịch sử là một phương pháp để nhà quản lý thành công, Đạo Nhân của Khổng Tử là một triết lý như thế. B - Nội dung I. Khái lược về Khổng Tử và đạo Nhân. Khổng Tử (551-479TCN): tên chữ Trọng Ni, sinh ở Khúc Phụ nước Lỗ. Tổ tiên là quý tộc nước Tống (hậu duệ nhà Ân), cha làm quan nước Trâu. Đến thời Khổng Tử, gia đình sa sút. Ông ham học, thích nghiên cứu thi, thư, lễ, nhạc đời trước. Lúc trẻ làm quan coi kho và quan coi súc vật cho Quý Thị (một quan khanh nước Lỗ) sau làm Đại tư khấu rồi làm Nhiếp tướng sự trong 3 tháng, lúc 54 tuổi. Nhưng tư tưởng của Khổng Tử không hợp với Quý Thị nên Khổng Tử bỏ đi chu du qua các nước chư hầu (Vệ, Tống, Trần,…). Đường lối của ông không được các nước này dụng. Đến 70 tuổi trở về, nước Lỗ coi như bậc quốc lão, nhưng ông không ra làm quan. Hoạt động của ông là dạy học, là người đầu tiên mở nền tư học. Học trò của ông đông, có tới ba ngàn người, trong đó có tới 72 người nổi tiếng còn được thờ cùng Khổng Tử. 3 Trong trường Khổng Tử dạy: văn, hạnh, trung, tín. Học trò được chia thành bốn loại: đức hạnh, chính sự, văn học, ngôn ngữ. Do nhu cầu dạy học, Khổng Tử chỉnh đốn các sách thi, thư, lễ, nhạc là những điển sách trước đó chỉ lưu hành trong công tộc và đem dạy ra ngoài. Khổng Tử sống trong thời kì lịch sử loạn của đất nước Trung Hoa khi mà “ Cha không ra cha, con không ra con, vua không ra vua, tôi không ra tôi”. Trong xã hội loạn lạc đó Khổng Tử vẫn cho rằng bản tính của người là thiện. Sống gần nhau, muốn giúp đỡ nhau “tính tương cận dã, tương viễn dã”. Xuất phát từ quan điểm đó với mục tiêu là đưa tất cả mọi người đến một xã hội tốt đẹp lấy đạo đức làm cơ sở, Khổng Tử đã xây dựng nên thuyết “ Đức trị” và cái “cốt” lý luận để xây dựng xã hội trên chính là đạo Nho – đạo Nhân của Khổng Tử. Vì vậy tất cả các vấn đề về chính trị, giáo dục hay đạo đức thì Khổng Tử đều xuất phát từ vấn đề Nhân. II. Đạo nhân và mối quan hệ với các đạo khác 1. Về đạo Nhân: a. Khái niệm Nhân. Theo Khổng Tử “Nhân là yêu người”. Nhân là giúp đỡ người khác thành công “ Người nhân, mình muốn thành công thì cũng giúp người thành công”. Biết từ bụng ta suy ra bụng người đó là phương pháp thực hành của người Nhân”. Trong các phạm trù lý luận cơ bản của Khổng Tử gồm nhân, lễ, trí … thì nhân là quan trọng nhất. Theo góc độ quản lý, Nhân là nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý, vừa là đạo đức và hành vi của các chủ thể quản lý. “Nhân" được ông coi là cái quy định bản tính con người thông qua "lễ", "nghĩa", quy định quan hệ giữa người và người từ trong gia tộc đến 4 ngoài xã hội. "Nhân" có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác trong triết lý Khổng Tử để làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ và do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vòng tròn đồng tâm thì "Nhân" là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất nhất trong bản tính con người b. Quan niệm về Nhân trong triết học Trung Hoa và Khổng Tử Nhân- Khái niệm bao trùm các quan niệm đạo đức khác Trong bối cảnh xã hội loạn lạc, Khổng tử cho rằng dân cần điều nhân hơn cả cần cứu khỏi hỏa tai, nước lũ, nghĩa là điều nhân phải thực hiên từ trên xuống dưới. Nhân là một thuộc tính quan trọng của người quân tử, quân tử không có đức nhân thì không còn là người quân tử nữa. Vì thế khi đánh giá về mặt đạo đức của con người Khổng Tử cho rằng, quân tử có lúc không “nhân” nhưng tiểu nhân thì không bao giờ “nhân” cả. Bởi lẽ, tiểu nhân trong quan niệm của Đức Khổng, đó không chỉ là thứ dân trong mối quan hệ với tầng lớp thống trị mà đó còn là những kẻ không có nhân cách, vô đạo đức. Nhân bao gồm: Đức , Trí , Dũng , Thành , Mẫn , Tuệ . Để thực hành điều nhân, người quân tử phải hội tụ đủ những yếu tố đó. Người làm điều nhân phải cung khiêm, trung tín, thận hành, cẩn ngôn. Công phu ấy có được phải qua tu dưỡng và có tính chất hướng nội, không lo buồn, chủ tĩnh, an bần lạc đạo. Nhân là trung thứ và hiếu đễ là gốc của nhân Thi hành nhân tức là trọng kẻ khác. Đó là phương diện tích cực trong thi hành mà Khổng tử gọi là “Trung ” hay tính ngay thẳng đối với kẻ khác và chính bản thân mình, gọi là “thứ” hay lòng vị tha. Trung thứ 5 là nguyên lý quán xuyến, đạt đạo của đức Khổng và là cái quan trọng suốt đời ngài tuân theo. Trong một cuộc nói chuyện với các học trò Khổng Tử đã nói: Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả. Về điều này, Tăng Tử - một học trò của Khổng Tử cho rằng, Đạo của Khổng Tử là "trung thứ". "Trung" ở đây là làm hết sức mình, còn "thứ" là suy từ lòng mình ra mà biết lòng người, mình không muốn điều gì thì người cũng không muốn điều đó. "Trung thứ" là sống đúng với mình và mang cái đó ứng xử tốt với người. Trung thứ, đối với Khổng tử phải được xác lập trên sự phân biệt giữa nhân và kỷ , tức là kẻ khác và ta. Đó là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và được quy định bởi Lễ. Lấy hiếu làm gốc cho nhân, là lấy tôn tộc làm cơ sở cho xã hội, nhằm mục đích chính trị rõ rệt. “Quân tử hết lòng với cha mẹ thì dân theo điều nhân . Đối với Khổng tử, khái niệm Hiếu là một hình thức đặc thù, một biểu hiện cao đẹp của khái niệm nhân. Dân hiếu ít sinh loạn, con hiếu ít sinh tệ, hiếu đễ làm cho con người được phân biệt với cầm thú, xã hội an định, gia đạo hài hòa, thúc đẩy con người vươn đến điều nhân. Tuy nhiên, lấy hiếu để giáo dục dân, khiến dân tuân theo và dễ cai trị là một quan điểm chính trị khá phiến diện của Khổng tử, song xét về mặt xã hội thì những ưu điểm của hiếu đã vượt ra khỏi bản thân nó, làm cho con người biết tiết dục, kính thiên, tôn quân, thủ lễ, sự phụ mẫu. Khắc kỷ phục lễ vi nhân” Trong quan niệm giáo dục của Khổng tử, tuy theo từng cá tính mà ông có những phương pháp giáo huấn thích hợp. Song vượt lên trên tất 6 cả, để thiên hạ được ổn định, được chính danh, được theo mệnh, theo Khổng tử phải trở về với Lễ và đó chính là nhân. Nhân phải được ước thúc, quy định bởi lễ. Theo Khổng tử, lễ đặt con người vào quan hệ tôn tộc theo thứ bậc, đặt con người vào quan hệ đẳng cấp. Lễ là con đường, là mục đích vươn đến và khả năng hiện thực hóa điều nhân, đưa xã hội từ xã hội Tiểu Khang vươn đến xã hội Đại Đồng . Trong Luận ngữ, Khổng tử không nói đến nhân dục – một tính chất khá quan trọng của tư cách tự nhiên của con người. Dục vọng cá nhân là những đòi hỏi của chính bản thân nên phải khắc kỷ. Khắc kỷ là kiềm chế, là tiết dục. Do đó, ông khuyến cáo: “Đừng nhìn cái phi lễ, đừng nghe cái phi lễ, đừng nói cái phi lễ, đừng làm cái phi lễ”. Bởi lẽ, dục vọng đưa con người đi đến chỗ ham phú quý, mê danh lợi mà bỏ mất đi chính mình, trong xã hội có giai tầng, con người phải giữ cho hợp “nghĩa ”, phải theo “lễ ”. Với Khổng tử, con người chỉ được thực hiện những gì mà lễ cho phép, nghĩa là phải điều hòa giữa nhân dục và lễ. Lời khuyến cáo này bao hàm cả mục đích, con đường và khả năng thực hiện điều nhân. Rõ ràng trong tư tưởng của mình, Khổng tử không phủ nhận nhân dục, nhưng nhân dục ấy phải được quy ước, câu thúc bởi lễ, tức là được thừa nhận trong phạm vi của lễ. Khắc kỷ phục lễ là hành trình thiện hóa con người. Nhân là nội dung của lễ, lễ là hình thức, là biểu hiện của nhân. Sự tương hỗ ấy đã đẩy quá trình tìm hiểu khẳng định bản chất con người, khám phá về con người đạt đến những điểm mới mà các triết gia trước thời Khổng tử chưa có được. 7 c. Nhân – Học thuyết về “đạo của người quân tử” của Khổng Tử. Nhân – nguyên tắc hành đạo của người quân tử. Khảo chứng về chữ Nhân, sách “Trung dung” viết “Nhân giả, nhân dã ”(Nhân là người). Đối với Khổng Tử, để mọi việc đi vào chuẩn mực, duy trì những nguyên tắc hành đạo, Khổng tử đã đề ra nguyên lý cao nhất, khái quát nhất, là trung tâm của học thuyết của ông: Nhân. Trong “Luận ngữ”, Khổng tử có 58 chỗ đề cập đến quan niệm về Nhân với cả thảy là 109 chữ Nhân. Luận ngữ không định nghĩa Nhân một cách rõ ràng như ở nơi khác. Học thuyết nhân, nội dung cốt lõi của tư tưởng Khổng tử, chủ yếu đề cập đến quan hệ giữa người với người. Khổng tử quan niệm mối quan hệ giữa người và người phải dựa trên cơ sở tình thương. Tình thương còn được gọi là lòng nhân ái, nhân đạo. Khái niệm Nhân của Khổng tử được củng cố trên nền tảng của đạo đức. Nhân hay nhân đạo trong quan niệm của Khổng tử được xây dựng trên hai nguyên tắc: - Nguyên tắc thứ nhất là “cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân - Nhan). - Nguyên tắc thứ hai là “ mình muốn đứng vững thì làm cho người ta đứng vững, mình muốn công việc của mình được thành đạt thì cũng làm cho công việc của người khác thành đạt” (Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân - Ung dã) Trung dung – hành trình vươn đến chí đức, cực thiện 8 Sự thật, Khổng tử không phải vì quá đề cao Trung dung mà quên đi địa vị cá nhân. Tôn sùng lương thức, sự hợp tình lý, đó là điểm căn bản trong chủ nghĩa nhân văn của đạo Khổng. Trung dung là điểm tựa để điều tiết cuộc sống, là minh triết để bảo thân, là cội nguồn của tư tưởng ôn hòa, giữ lấy trạng thái cân bằng của sự sống. Trung dung trong tư tưởng Khổng tử không phải là cố chấp , nó phải có điều kiện xuất phát là kiên định. d. “Nhân” với hành trình nhân bản hoá tư tưởng của Khổng tử Vai trò của “Nhân” trong sự vận động từ thần bản đến nhân bản của triết học Trung Hoa Trên đây, chúng ta đã bàn về nhân và những biểu hiện cụ thể của nó trong triết học Khổng tử và Nho gia sơ kỳ. Khổng tử đã nêu cao tư tưởng nhân trị, đề cao lễ, đưa xã hội từ loạn đến trị (dẫu rằng ở thời đại ông nó chỉ tồn tại về mặt lý thuyết), nhưng công lao của đức Khổng được khẳng định bởi từ trong nội tại của quan điểm xã hội, chính trị ông đã làm cho con người với những thuộc tính vốn của nó được khẳng định hơn và trở thành đối tượng của triết học theo đúng nghĩa của nó. Trong thực tiễn tư tưởng của Khổng phu tử, ý niệm “nghĩa” có phần thiên về hình thức, ý niệm nhân mới có tính chất cụ thể và có những ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người, đưa con người nói chung và tầng lớp trí thức nói riêng trở về với bản tính tự nhiên, trách nhiệm và bổn phận của mình đối với xã hội. Nhưng bản tính thực chất của những bổn phận kia là “thương người”, tức là “nhân”, nhân có thể hiểu là “toàn đức”. Giá trị thiết thực của nó đối với đương thời hết sức to lớn. Gạt bỏ 9 những yếu tố tiêu cực, việc đề cao lý tưởng của Nhân cùng với những biểu hiện cụ thể của nó đã đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt của triết học Nho gia sơ kỳ trên con đường từ thần bản đến nhân bản của triết học Trung Hoa cổ đại, khẳng định bản chất xã hội sâu rộng và tính chất đạo đức cao khiết của tư tưởng Khổng Tử trong tiến trình phát triển của lịch sử triết học Trung Hoa. Nhân với chủ trương đức trị của Khổng Tử Về mặt chính trị, quan điểm cơ bản của ngài là đề cao đức trị. Đó không chỉ là sự đề cao lễ giáo mà còn đề cập đến quá trình khẳng định tính toàn mỹ trong nhân cách của con người mà hạt nhân của nó là nhân văn, tính nhân đạo và từ đó đi đến quá trình khám và nhìn nhận hành vi của con người. Con người tồn tại trong xã hội sẽ phải tuân thủ theo một số quy định nào đó, tức là phải theo pháp chế, luật định Bên cạnh chủ trương đức trị, Khổng Phu Tử còn quan tâm đến “thứ , phú , giáo ” . Ông cho rằng “làm chính sự bằng đức ví như sao Bắc Thần cứ đứng nguyên một chỗ mà các sao khác phải hướng về…” . Người nắm giữ chính quyền không chỉ làm cho dân thêm đông đúc (tức Thứ) mà phải còn làm cho dân giàu có (tức Phú) và cuối cùng là phải dạy dỗ họ (tức Giáo). Dạy cho dân biết liêm sỉ, biết hiếu trung, biết nhân nghĩa, biết khắc kỷ. ấy là hướng đến điều nhân vậy. “Chủ trương đức trị và lễ giáo, một mặt nhằm ổn định trật tự xã hội, thuần hoá dân chúng, mặt khác nhằm phản đối chính sự hà khắc, tàn bạo” . 10 Đồng thời, quan niệm này cũng đã đề cập đến tư tưởng dân bản, một chủ trương tích cực của Đức Khổng trong diễn trình phát triển minh triết Trung Hoa. Và trong giới hạn của lịch sử, Khổng Tử đã vượt qua chính mình và đặt những viên gạch đầu tiên cho các học thuyết chính trị, đạo đức của hậu nho. Khổng Tử bàn về điều nhân trong một bối cảnh xã hội nhà Chu đang suy thoái, lễ nhạc đảo điên, điển chương băng hoại. Nghiên cứu hệ thống triết học của Khổng tử từ góc độ chữ Nhân, chúng ta có thể lý giải được nhiều vấn đề cốt lõi mà bản thân nó đã đặt ra, đặc biệt là vai trò của nhân trong quá trình thúc đẩy sự vận động hợp lý từ thần bản đến nhân bản của tư tưởng triết học Trung Hoa và những đóng góp to lớn của Khổng Tử. Chúng ta không nên tìm ở Khổng Tử một triết hệ, tức là một hệ thống toàn thể mạch lạc bao gồm nhiều quan điểm, nhưng bao quát và nổi trội hơn cả trong tư tưởng của ngài là một nhu cầu trở về với những lý tưởng nhân bản, thông qua lễ, khẳng định bằng ngũ thường, nêu cao bằng những phẩm chất cần có của bậc quân tử, quan điểm Nhân cùng với những đặc điểm và biểu hiện của nó như một cú hích vĩ đại đưa Khổng tử đến với triết học con người – lý tưởng nhân bản, đánh dấu một sự trưởng thành mới trong diễn trình phát triển của minh triết Trung Hoa 2. Mối quan hệ giữa đạo Nhân với các đạo khác. a. Nhân và Lễ. Lễ Ban đầu khi mới xuất hiện, lễ chỉ có nghĩa là cúng tế. Đến đời Chu Công, lễ có nghĩa: 11  Nghĩa cũ Lễ là tế lễ, có tính chất tôn giáo.  Nghĩa mới là pháp điển phong kiến do Chu Công chế định, có tính cách chính trị, để duy trì trật tuej xã hội.  Rồi lần lần, ý nghĩa của lễ mở rộng ra, chỉ cả phong tục tập quán.  Và sau này, qua đời Chu Công, nhất là Khổn Tử, nó có một nội dung mới, nội dung luân lí, chỉ sự chỉ sự kỉ luật về tinh thần, người có lễ là người biết tự chủ, khắc kỉ. Khổng Tử chủ trương tong Chu giữ phép điển ,lễ nhạc, rất trọng lễ.Thời Khổng Tử trọng lễ cũng cần thiết như thời sau trọng luật, hiến pháp, có phần hơn nữa. Quan hệ giữa nhân và lễ: Nhân có thể đạt được qua lễ, lễ là hình thức biểu hiện của nhân-“ khắc kỉ phục lễ vi nhân”( ép mình theo lễ là nhân): ra cửa phải như tiếp khách quý, trị dân phải như làm lễ lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì mình thì không nên làm cho ai Và cái gì mình muốn thì làm cho người “ mình muốn tự lập thì cũng thành lập cho người, mình muốn thành công thì cũng giúp người thành công” Tóm lại là biết từ bụng ta suy ra bụng người, đó là phương pháp của thực hành của người dân” Không có nhân thì nghĩa chỉ là hình thức giả dối:” không có đức nhân thì lế để mà làm gì” Nhà cầm quyền không có đức nhân thì càng trọng lễ, càng thủ cựu, càng dễ hóa ra tàn khốc.Lễ là để giữ sự tôn ti trật tự, phân biệt trên , dưới, giai cấp. Người Trung Hoa có từ ngũ” nội thánh ngoại vương”nghĩa là trong (thể) có cái đức của ông thánh, đem dùng ra ngoài. 12 Nhân là thể, lễ là dụng, gọi là nội nhân ngoại lễ nghĩa là trong phải có long nhân thì ngôn hành ở ngoài mới hợp lễ được. Tinh thần của lễ, nhạc ở cả trong đức nhân. Phải có long nhân, phải yêu người , trọng người rồi sau đó mới them lễ và nhạc, cũng như phải có sẵn nền trắng và sau đó mới vẽ hình đẹp lên được. Thiếu long nhân thì lễ, nhạc chỉ là giả dối, lễ mà làm gì, nhạc mà làm gì. Càng khéo nói càng niềm nở( xảo ngôn lệch sắc) càng khả ố, mà nhạc càng ‘mĩ’ càng hay , lôi cuốn bao nhiêu , nếu không ‘thiện’thì chỉ gây them sự chia rẽ, căm thù hoặc dâm loạn. Lễ ngược lại cũng góp cho đức nhân, vì cử chỉ, ngôn ngữ tác động tới tâm lí. Chưa có đức nhân mà muốn có đức nhân thì ta cữ khắc hỉ, gắng có những cử chỉ ngôn ngữ, hành vi thân ái với người khác rồi ta cũng sẽ có được đức nhân. Đó là ý nghĩa câu” khắc kỉ phục lễ vi nhân” Tóm lại trong quản lí nếu chỉ dung lễ thì chính sách sẽ là lễ trị, không khác pháp trị là bao nhiêu, pbair có” nhân” nữa thì mới thành được đức trị. b. Nhân và Nghĩa. Nhân gắn liền với nghĩa, vì theo nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì phải làm, không mưu tính lợi của cá nhân mình. Bá Di, Thúc Tế được Khổng Tử khen là “ hiền” , muốn được điều nhân mà được điều nhân”, vì bỏ ngôi vua, để giữ nghĩa, nhất là vì can đảm can Võ vương , nhà chu đừng đánh Trụ , mắng võ vương là bất hiếu, bất nhân,” cha mất không chôn mà dấy việc can qua, có đáng gọi là hiếu không? Võ Vương muốn giết Thái công, vọng can mới thôi . Khi võ vương làm thiên tử rồi, Bá Di, Thúc tề, giữ nghĩa khí, không chịu ăn lúa nhà Chu, ẩn ở núi Thái Dương, hái rau vi mà ăn, chịu chết đói. 13 Vậy nhân bao gồm cả nghĩa Khổng Tử ít nói đến nghĩa nhưng ông hành động theo nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính tới lợi cho mình, mà cũng không cần biết hậu quả ra sao. Ông trái hẳn Mặc Tử không nói tới lợi, dù là lợi công, cho nên bảo:” người quân tử hiểu rõ về nghĩa , kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi” và “ cách xử xự của người quân tử không nhất định phải như vậy mới được, không nhất định như kia là không được, cứ hợp nghĩa thì làm, như vậy là “ vô khả, vô bất khả” không cố chấp. Những việc gì đáng làm, hợp nghĩa thì dù có mời không làm được, ông vẫn cứ làm khi nào hết sức rồi mới thôi, mặc lờ chê của thiên hạ ” tri kì bất khả vi nhi vi chi”( biết là không thể làm mà vẫn làm). Tư tưởng nhân ái của Khổng Tử có thể so sánh với tình bác ái của chúa Giê Su và Đức phật.Nhưng ông khác với các vị kia ở chỗ trong tình cảm có sự phân biệt theo mối quan hệ: trước hết là ruột thịt, sau đến thân, quen và xa hơn là người ngoài. c. Nhân và Trí. Trí trước hết là “biết người”. Có hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không làm hại cho người, cho mình: “Trí giả lợi Nhân”. Rõ ràng là người Nhân không được để cho kẻ xấu lạm dụng lòng tốt của mình: “Không đón trước là người ta dối mình, không đoán phỏng là người ta không tin mình, thế mà làm đến có điều lừa đảo, thì biết được ngay, thế là giỏi vậy”. Trí có lợi cho Nhân, cho nên khi Khổng Tử nói đến người Nhân – quân tử, bao giờ cũng chú trọng đến khả năng hiểu người, dùng người của họ. 14 Trí còn có thể hiểu như là tài năng, kiến thức; là cái sự hiểu rộng biết nhiều của người quân tử, làm được nhiều việc, chứ không phải như một đồ vật chỉ dùng được vào một việc. Người có trí phải hiểu được mệnh trời. Tóm được tài đức của người quân tử cần cho việc trị dân: “Tài trí đủ để trị dân mà không biết dùng đức nhân để giữ dân thì tất sẽ mất dần”. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức mà đối đãi với dân không trang nghiêm, thì dân không kính. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân, lại biết đối đãi với dân mà không biết dùng lễ để cổ vũ dân thì chưa hoàn toàn tốt. Trí trong luận ngữ là trí của người biết được đạo. Trí mà như ngu vậy: Ninh Vũ tử ở trong nước có đạo thì thể hiện là bậc trí, ở trong nước vô đạo thì thể hiện như người ngu. Chỗ trí của ông ấy người ta có thể kịp theo,nhưg vẻ ngu của ông ấy thì không ai có thể theo được vậy” (Công Dã Tràng, V.20). Trí trong Luận ngữ theo quan điểm của Khổng Tử, có một nội hàm rất