Bài luận nhóm vi sinh vật gây bệnh chủ yếu

Như tình hình hiên nay, khi dân thế giới số đang tăng một cách nhanh chóng 6,76 tỷ người ( năm 2011) con số này chưa dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục tăng lên. Bên cạnh tăng dân số môi trường sống cũng đang ngày một thay đổi theo hướng bất lợi cho sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật nói chung và con người nói riêng.Những thay đổi của môi trường như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, băng tan ,lũ lụt, hạn hắn xay ra. Môi trường sống thay đổi cũng là nguyên nhân của sự bùng nổ dịch bệnh do nhiều loài vi sinh vật gây nên.Dịch bệnh lây lan với một tốc độ nhanh chóng, mầm bệnh có thể truyền từ quốc gia nay tới quốc gia khác. Nhiều loại dịch bệnh có khả năng lây lan rộng qua nhiều đối tượng, mức độ gây bệnh cũng rất nguy hiểm.Nhiều căn bệnh hiện nay y học cũng chưa có thuốc điều trị. Nhiều loài vi sinh vật có khả năng kháng thuốc , trính độ khoa học kỹ thuật chưa thể tìm ra phương pháp để điều trị. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng con người bên cạnh đó cũng làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của con người. Vì lý do đó mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài này nhằm tìm hiểu những nhóm đối tượng gây bệnh và từ đó có những biện pháp phòng và trị bệnh. Trong quá trình thực hiện đề tài do kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu còn có những hạn chế do đó nhóm chúng tôi mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và của các bạn.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6566 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài luận nhóm vi sinh vật gây bệnh chủ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận nhóm vi sinh vật gây bệnh chủ yếu PHỤ LỤC I- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2 .Giới thiệu về vi sinh vật. II- NHÓM VI SINH VẬT GÂY BỆNH 1. Tác nhân gây bệnh 1.1 Vi khuẩn. 1.2 Virut 1.3 Nấm 2. Nguồn truyền bệnh 3. Cách lây truyền 4. Con đường xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh III- CƠ CHẾ GÂY BỆNH CỦA VI SINH VẬT 1. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn 1. Cơ chế gây bệnh của virut 3. Cơ chế gây bệnh của nấm IV- MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP a. Bệnh do vi khuẩn gây ra b. Bệnh do virut gây ra c. Bệnh do nấm gây ra V- KẾT LUẬN I- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết cua đề tài. Như tình hình hiên nay, khi dân thế giới số đang tăng một cách nhanh chóng 6,76 tỷ người ( năm 2011) con số này chưa dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục tăng lên. Bên cạnh tăng dân số môi trường sống cũng đang ngày một thay đổi theo hướng bất lợi cho sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật nói chung và con người nói riêng.Những thay đổi của môi trường như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, băng tan ,lũ lụt, hạn hắn xay ra... Môi trường sống thay đổi cũng là nguyên nhân của sự bùng nổ dịch bệnh do nhiều loài vi sinh vật gây nên.Dịch bệnh lây lan với một tốc độ nhanh chóng, mầm bệnh có thể truyền từ quốc gia nay tới quốc gia khác. Nhiều loại dịch bệnh có khả năng lây lan rộng qua nhiều đối tượng, mức độ gây bệnh cũng rất nguy hiểm.Nhiều căn bệnh hiện nay y học cũng chưa có thuốc điều trị. Nhiều loài vi sinh vật có khả năng kháng thuốc , trính độ khoa học kỹ thuật chưa thể tìm ra phương pháp để điều trị. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng con người bên cạnh đó cũng làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của con người. Vì lý do đó mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài này nhằm tìm hiểu những nhóm đối tượng gây bệnh và từ đó có những biện pháp phòng và trị bệnh. Trong quá trình thực hiện đề tài do kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu còn có những hạn chế do đó nhóm chúng tôi mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và của các bạn. 2. Giới thiệu về vi sinh vật  (microorganisms)  Vi khuẩn e.coli Vi khuẩn (Salmonella ) Vi sinh vật là tên gọi chung để chỉ tất cả các sinh vật có kích thước bé nhỏ, đo bằng đơn vị micromet hoặc hoặc nanomet, muốn thấy rõ được, người ta phải sử dụng tới kính hiển vi.Chúng không phải là một nhóm riêng biệt trong sinh giới. Chúng thậm chí thuộc về nhiều giới (kingdom) sinh vật khác nhau. Giữa các nhóm có thể không có quan hệ mật thiết với nhau nhưng chúng có một số đặc điểm chung . 2.1 Kích thước nhỏ bé  - Mắt con người khó có thể thấy được các vật nhỏ hơn 1 mm. Vậy mà vi sinh vật lại được đo bằng micromet, virut thường được đo bằng nanomet. - Vì vi sinh vật có kích thước nhỏ bé nên diện tích bề mặt của một tập đoàn vi sinh vật hết sức lớn. 2.2 Hấp thu nhiều, chuyển hoá nhanh   - Vi sinh vật tuy nhỏ bé nhất trong sinh giới nhưng lại có năng lực hấp thu và chuyển hoá vượt xa các sinh vật bậc cao. Ví dụ: Vi khuẩn lactic (lactobasillus) trong một giờ có thể phân giải 1 lượng đường lactozơ nặng hơn 1000 - 10000 lần khối lượng chúng.Nếu tính số microlit O2 mà mỗi mg chất khô của cơ thể sinh vật tiêu hao trong một giờ(biểu thị là - QO2 thì ở mô lá hoặc mô rễ thực vật là 0,5 - 4, ở tổ chức gan và thận động vật là 10 - 20, ở nấm men rượu (Sacharomyces cerevisiae) là 110, ở vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas là 1200, ở vi khuẩn thuộc chi Azôtbacter là 2000. - Năng lực chuyển hoá sinh hoá mạnh mẽ của vi sinh vật (VSV) dẫn đến những tác dụng rất lớn lao của chúng trong thiên nhiên cũng như trong hoạt động sống của con người.  2.3 Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh  So với các sinh vật khác thì VSV có tốc độ sinh trưởng và sinh sôi nảy nở cực kì lớn. Ví dụ: Vi khuẩn Escherichiacoli trong các điều kiện thích hợp cứ khoảng 12 - 20 phút lại phân cắt một lần. Nếu lấy thời gian thế hệ (generation time) là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần, 24 giờ phân cắt 72 lần, từ một tế bào ban đầu sẽ sinh ra 4.722.366.500.000.000.000.000 tế bào (nặng 4722 tấn!). Tất nhiên trong thực tế không thể tạo ra số lượng tế bào như vậy cho nên số lượng vi khuẩn thu được trong một ml dịch nuôi cấy thường chỉ đạt tới mức độ 10^8 - 10^9 tế bào.  2.4. Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị  - Năng lực thích ứng của VSV vượt rất xa so với thực vật và động vật. Trong quá trình tiến hoá lâu dài, VSV đã tạo cho mình những cơ chế điều hoà trao đổi chất để thích ứng với những điều kiện sống bất lợi. Người ta nhận thấy số lượng enzim thích ứng chiếm tới 10% lượng chứa protein trong tế bào VSV.  + Phần lớn VSV có thể giữ nguyên sức sống ở nhiệt độ của nitơ lỏng (-196 độ C) thậm chí ở nhiệt độ của hiđrô lỏng (-253 độ C). Một số VSV có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 250 độ C, thậm chí có thể 300 độ C. Một số VSV có thể thích nghi với nồng độ 32% NaCl. Ví dụ: vi khuẩn thiobacillus thioxidans có thể sinh trưởng ở pH = 0,5; trong khi đó vi khuản thiobacillus denitrificans lại thích hợp phát triển ở pH = 10,7. + Ở nơi sâu nhất trong đại dương (11034m), nơi có áp lực tới 1103,4 atm, vẫn thấy có vi sinh vật sinh sống, nhiều VSV thích nghi với điều kiện sống hoàn toàn thiếu oxi (VSV kị khí bắt buộc - obligate anaerobes), một số nấm sợi có thể phát triển thành váng dày trong bể ngâm xác có nồng độ phenol rất cao. - VSV rất dễ phát sinh biến dị bởi vì thường là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống. Tần số biến dị ở VSV thường là 10^-5 ---> 10^-10. Hình thức biến dị thường gặp là đột biến gen và dẫn đến những thay đổi về hình thái, cấu tạo, kiểu trao đổi chất, sản phẩm trao đổi chất, tính đề kháng....Bên cạnh các biến dị có lợi, VSV cũng sinh ra những biến dị có hại đối với nhân loại, chẳng hạn biến dị về tính kháng thuốc.  2.5 Phân bố rộng, chủng loại nhiều  - VSV phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất, chúng có mặt trên cơ thể người, động vật, thực vật, trong đất, nước, không khí, trên mọi đồ dùng, vật liệu, từ biển khơi đến núi cao, từ nước ngọt đến nước biển... - Về chủng loại: Trong khi toàn bộ giới Động vật có khoảng 1,5 triệu loài, thực vật có khoảng 0,5 triệu loài thì VSV cũng có tới trên 100 nghìn loài. Đúng nhà VSV học người Nga nổi tiếng A.A.Imsenhetskii đã nói : "Các loài VSV mà ta đã biết đến hiện nay nhiều lắm cũng không quá đuợc 10% tổng số loài VSV có sẵn trong thiên nhiên". II- NHÓM VI SINH VẬT GÂY BỆNH 1. Tác nhân gây bệnh. Các vi sinh vật thường là các tác nhân gây bệnh. Gồm nhũng nhóm chủ yếu như: 1.1 Vi khuẩn: Vi khuẩn (bacterium) đôi khi còn được gọi là vi trùng, nó thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) thường chỉ khoảng 0.2-2.0 μm Vi khuẩn có nhiều hình thái khác nhau như hình cầu, hình que… chúng gồm nhiều loài khác nhau .một số loài có khả năng gây bệnh cho con người. Vi khuẩn lao: ( Mycobacterium tuberculosis ) 1.2 virut: còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một vật thể nhỏ xâm nhiễm vào cơ thể sống, thuộc loại ký sinh trùng. Virus có tính kí sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản. Thuật ngữ virus thường chỉ các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân chuẩn (sinh vật đa bào hay đơn bào), trong khi thuật ngữ thực khuẩn thể (bacteriophagehay phage) được dùng để chỉ các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân sơ (vi khuẩn hoặc vi khuẩn cổ). Virus điển hình mang một lượng nhỏ axit nucleic (DNA hoặc RNA) bao quanh bởi lớp áo bảo vệ (vỏ capsid) cấu tạo bằng protein, glicoprotein. Điều quan trọng là bộ gen của virus không chỉ mã hoá cho các protein cần để bao bọc vật liệu di truyền của nó mà còn mã hoá cho các protein cần cho virus sinh sản trong chu kỳ xâm nhiễm của nó. Virut HIV 1.3 Nấm:  bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biêt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng. Nấm mốc: (Fungus ) 2. Nguồn truyền bệnh: Là nơi tồn tại của các tác nhân gây bệnh. - Người là nơi chứa các tác nhân gây bệnh : người bệnh, người bình thường mang mầm bệnh - Nguồn truyền bệnh là động vật: động vật bị bệnh, động vật mang mần bệnh, động vật còn là vật chủ trung gian lây truyền bệnh cho con người. - Vật thể ở môi trường: đất, nước, không khí cũng chứa các tác nhân gây bệnh cho con người. 3. Cách lây truyền bệnh Cách lây truyền của mầm bệnh là nền tảng để phòng ngừa bệnh dịch. * Trực tiếp: đây là những bệnh không qua một khâu trung gian nào cả. - Người lây qua người : ví dụ như bệnh hoa liễu, bệnh lao, cúm… - Động vật qua người : thường gặp trong quá trình chăm sóc tiếp xúc với động vật hoặc bị động vật cắn. - Tiếp xúc với các sản phẩm bệnh lý: phân, nước tiểu, máu, vết thương hoặc nước bọt. * Gián tiếp Tác nhân gây bệnh cho con người qua trung gian như côn trùng (gián, kiến…) động vật ( ruồi, chuột, lợn, gà…) hoặc qua một yếu tố vật thể như nước, thực phẩm, không khí… 4. Con đường xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Vi sinh vật gây bện xâm nhập qua rất nhiều con đường vào cơ thở vật chủ để gây bệnh. Có thể kể đến những con đường sau: đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường máu, đường tình dục, và lây qua da. III- CƠ CHẾ GÂY BỆNH CỦA VI SINH VẬT Tác nhân gây bệnh có khả năng sinh bệnh tùy vào bản chất của chúng và cơ chế miễn dịch của cơ thể. 1. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn. Gồm ba tính chất: độc tính, tạo độc tố và tạo ra các enzyme. 1.1 Độc tính ( sự dính dính- khả năng phát triển và nhân lên- kháng lại thực bào ) - Kết dính: Bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tương tác giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ là sự bám dính (adherence) của chúng vào các bề mặt của vật chủ. Các bề mặt này bao gồm da, niêm mạc (khoang miệng, mũi hầu, đường tiết niệu) và các tổ chức sâu hơn (tổ chức lympho, biểu mô dạ dày ruột, bề mặt phế nang, tổ chức nội mô). Cơ thể tạo ra nhiều lực cơ học khác nhau nhằm loại bỏ các vi sinh vật khỏi các bề mặt này như bài tiết nước bọt, ho, hắt hơi, dịch tiết niêm mạc, nước tiểu, nhu động ruột và dòng máu chảy…. Một đặc điểm chung của các tác nhân gây bệnh là khả năng biểu hiện các yếu tố giúp chúng bám vào các phân tử trên nhiều loại tế bào khác nhau của vật chủ và giúp chúng chống chịu được các lực cơ học này. Một khi đã bám dính vào bề mặt tế bào vật chủ, tác nhân gây bệnh có khả năng khởi động các quá trình hóa sinh đặc hiệu gây bệnh như tăng sinh, bài tiết độc tố, xâm nhập và hoạt hóa các chuỗi tín hiệu của tế bào vật chủ. Các yếu tố bám dính của vi sinh vật được gọi là các adhesin. Chúng có thể có bản chất polypeptide hoặc polysaccharide. Các adhesin có bản chất polypeptide được chia thành hai nhóm: nhóm có fimbriae và nhóm không có fimbriae. Các fimbriae, hay còn gọi là các pili, là những cấu trúc phụ của vi sinh vật có dạng như sợi lông trên bề mặt vi khuẩn. Các fimbriae được cấu tạo bởi nhiều protein xếp chặt với nhau tạo nên hình dạng giống như trụ xoắn ốc. Thường thì chỉ có một loại protein là cấu trúc chính của một phân nhóm fimbriae tuy nhiên các protein phụ trợ khác cũng có thể tham gia vào cấu trúc của đỉnh hoặc gốc fimbriae. Đỉnh của các fimbriae có chức năng gắn với tế bào vật chủ. Các vi khuẩn Gram âm thường bám dính nhờ các fimbriae này như E coli (gây viêm dạ dày ruột và nhiễm khuẩn tiết niệu), V cholera, P aeruginosa và các loại Neisseria. Thuật ngữ yếu tố bám dính không phải fimbriae (afimbrial adherin) dùng để chỉ các protein có chức năng bám dính nhưng không tạo thành cấu trúc dài, đa phân như fimbriae. Các yếu tố bám dính không phải fimbriae thường điều khiển quá trình tiếp xúc mật thiết với tế bào vật chủ tuy nhiên quá trình này chỉ xảy ra ở một nhóm nhỏ các loại tế bào nhất định nếu so với khả năng gắn được với rất nhiều loại tế bào khác nhau của fimbriae. Các vi khuẩn Gram âm (Yersiniapseudotuberculosis, E coli gây bệnh lý ruột, các Neisseria), các vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus, Streptococcus) và các Mycobacteria là những tác nhân gây bệnh có yếu tố bám dính không phải fimbriae. Các yếu tố bám dính bản chất polysaccharide thường là thành phần cấu tạo của màng tế bào, vách tế bào và vỏ vi khuẩn. Teichoic acid trong vách của vi khuẩn có tác dụng như là các yếu tố bám dính của Staphylococcus và của Streptococcus. Các polysaccharide (glucan và mannan) trong lớp vỏ của Mycobacteria cũng được các thụ thể của vật chủ nhận diện (receptor bổ thể 3 và mannose receptor) nhờ đó làm tăng tính bám dính của các tác nhân này. Mặc dù các tương tác receptor-ligand nhằm tăng cường khả năng bám dính có thể chia thành hai nhóm chính: tương tác protein-protein và protein-carbonhydrate, một điều quan trọng cần nhớ là các vi sinh vật thường sử dụng rất nhiều thụ thể khác nhau của tế bào vật chủ. - Nhân lên và phát triển: sau khi xâm nhâp vào vật chủ chúng có thể sống ký sinh nội bào ( ký sinh nội bào bắt buộc hoặc ký sinh nội bào tùy ý ), hoặc ký sinh ngoại bào ( ký sinh ngoại bào bắt buộc và ký sinh ngoại bao tùy ý ).chúng sử dụng dinh dưỡng có trong cơ thể vật chủ để lấy năng lượng, phục vụ cho các hoạt động sống .Vi khuẩn nhân lên bằng hình thức sinh sản vô tính chủ yếu là phân đôi tế bào. Tùy vào loài và điều kiện môi trường mà thời gian nhân lên của chúng khác nhau. Có loài nhân lên rất nhanh ví dụ vi khuẩn e.coli cứ 20 phút chúng lại phân chia một lần.Số lượng của chúng cũng tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. - Kháng lại sự thực bào: tùy thuộc vào đặc tính của từng chủng , độc tố của chúng và số lượng của chúng mà chúng có thể kháng lại sự thực bào của hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ như các loại bạch cầu, tế bào limphô... 1.2. Tạo ra độc tố: độc tố là những chất độc đối với cơ thể con người khả năng sinh độc tố của vi khuẩn được chia lam hai loại: - Nội độc tố:( lipo polysacharide ) là những loại độc tố do vi khuẩn sinh ra nằm trong tế bào của no mà không được tiết ra ngoài chi khi nào tế bào tan ra thì nó mới được giải phóng ra môi trường xung quanh. - Ngoại độc tố: là những độc tố do vi khuẩn tiết ra, khuếch tán ra môi trường xunh quanh gây hậu quả khác nhau tùy từng loài. Mỗi loài vi khuẩn khác nhau xâm nhập theo các con đường khác nhau, tiết ra các loại độc tố khác nhau và gây bệnh ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể. 1.3. Tạo ra các enzym: vi khuẩn có thể tạo ra một số enzym ví dụ như: - Hemolysine: làm tan tế bào - strepotokinase: làm tan fibrin - Hyluronidase: gây tan mô liên kết làm cho tác nhân gây bệnh lan tỏa trong mô cơ thể. - Streptolysin: làm vỡ màng bạch cầu để chống lại sự miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra vi khuẩn còn có thể tạo ra một số enzym đề kháng kháng sinh như beta- lactamase, acetylase... tùy loại vi khuẩn có được hay mất đi các gen tổng hợp các enzym đề kháng kháng sinh do các yếu tố truyền gen plasmit, tranposon. 2. Cơ chế gây bệnh của virut Virut gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng vào đường máu chúng tồn tạ một thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loài virut sau đó chúng tấn công các tế bào đích, các tế bào ấy có receptor ( thụ cảm thể đặc hiệu đối với từng chủng virut ) gắn trên bề mặt tế bào, đây chính là quá trình hấp phụ. Virut giải phóng vật chất di truyền của nó vào tế bào ký chủ, thời gian này rất ngắn.Vật chất di truyền của chúng sẽ gắn kết với vật chất di truayền của tế bào ký chủ sau đó chúng sử dụng bộ máy di truyền của tế bào chủ để nhân lên. Sau đó chúng giải phóng phóng những tiêu thể virut mới, những tiêu thể virut mới này lại tiếp tục tấn công các tế bào đích khác. Một số virut thì tồn tại trong bộ máy di truyền của tế bào chủ trong một thời gian dài, không gây bệnh nguy hại, đến khi hệ miễn dịch của cơ thể bị biến đổi hoặc bị rối loạn hay do một nguyên nhân nào đó thì chúng mới làm tan tế bào chủ và gây biểu hiện bệnh.Một số loài gây nguy hại đến hệ miễn dịch của cơ thể cho nên cơ thể không đủ khả năng chống đỡ các loại tác nhân gây bệnh, đó là các nhiễm khuẩn cơ hội trong HIV/AIDS. 3. Cơ chế gây bệnh của nấm. Nấm gây bệnh nhờ hai tính chất cơ bản : - Xâm nhập, nhân lên và phát triển trong mô dưới dạng sợi nấm, làm ảnh cuả cơ quan bị xâm nhập. - Mặt khác trong quá trình xâm nhập nó có thể sinh ra các độc tố gây bệnh cho cơ thể. IV- MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP a. Bệnh do vi khuẩn gây ra. 1. Bệnh tả Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở ruột non và lây lan qua nước hay thức ăn bị nhiễm vi khuẩn. 1.1 Tác nhân gây bệnh tả: là do một loại vi khuẩn có tên là Vibrio Cholerae, ổ chứa vi khuẩn tả quan trọng nhất là người bệnh bao gồm cả người mắc bệnh điển hình, các thể bệnh nhẹ và người mang mầm bệnh không có triệu chứng (còn gọi là người lành mang trùng). 1.2 Con đường truyền bệnh: Bệnh tả lây theo đường tiêu hoá, chủ yếu qua đường ăn uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hoá chủ yếu từ hai nguồn chính là thức ăn, nước uống có nhiễm vi khuẩn tả và thức ăn có nguồn gốc thuỷ hải sản vùng cửa sông, ven biển có chứa các thể tiềm sinh lâu dài của vi khuẩn tả. Vi khuẩn tả có thể tồn tại lâu dài, thậm chí vĩnh viễn ở các vùng nước lợ, vùng cửa sông hay ven biển có độ PH trung tính hoặc kiềm nhẹ. Vi khuẩn tả sống tập trung ở các loài thực vật phù du như: Tảo; các loại động vật giáp xác như : Tôm, cua, nghêu, sò… đây là ổ chứa thiên nhiên của vi khuẩn tả ngoài ổ chứa quan trọng là người, mà một số vùng có thói quen ăn hải sản sống thì rất dễ bị nhiễm bệnh.           Bệnh tả lây mạnh nhất ở giai đoạn toàn phát, thời gian thải vi khuẩn thường kéo dài sau khi hết tiêu chảy cấp. Sau vụ dịch tả có một tỷ lệ nhỏ khoảng 3-5% số bệnh nhân có thể mang vi khuẩn tả kéo dài một vài tháng, có thể hàng năm nếu không được điều trị đúng quy trì 1.3 Nguyên nhân: do tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân tả (ăn, uống, sinh hoạt) và dân cư trong các vùng có tập quán ăn, uống không hợp vệ sinh, sử dụng thức ăn đường phố, ăn hải sản chưa chín, uống nước chưa được đun sôi, chưa qua khử trùng, dùng phân tươi trong trồng trọt mà không xử lý phân đúng quy trình, khu vực sau lũ lụt. 1.4 Triệu chứng: Bệnh tả thường diễn biến qua các thời kỳ:   + Thời kỳ ủ bệnh: Từ vài giờ đến vài ngày.    + Thời kỳ khởi phát: thường rất ngắn, bệnh nhân thấy đau bụng, sôi bụng, sau đó tiêu chảy, lúc đầu có phân, sau tiêu chảy toàn nước, kiệt sức rất nhanh do mất nước.   + Thời kỳ toàn phát: Bệnh có các triệu chứng sau:  * Bệnh nhân tiêu chảy liên tục, phân toàn nước lờ đờ như nước vo gạo trong đó có những vẩy màng màu trắng là những mảnh tế bào thượng bì niêm mạc ruột, lẫn với vi khuẩn tả, không có nhầy, máu, mũi kèm theo, số lần tiêu chảy và lượng nước mất tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. * Nôn: Bệnh nhân nôn nhiều, lúc đầu có lẫn thức ăn, sau nôn toàn nước trong hoặc vàng nhạt. * Bệnh nhân mệt lả, chân tay lạnh, có thể bị chuột rút, mất nước nặng: Da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc không đo được, tiểu tiện rất ít, có khi vô niệu. 1.5 Cách phòng bệnh      1.5.1 Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường:  - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi.  - Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. - Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, CloraminB…vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.  - Tránh tập trung ăn uống đông người như: Ma chay, cưới xin, cúng giỗ.  - Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.  1.5.2 An toàn vệ sinh thực phẩm: - Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.  - Không  ăn rau sống, không uống nước lã.  - Không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…     1.5.3 Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:  - Nguồn nước ăn, uống phải được bảo vệ sạch sẽ.  - Tất cả nước ăn, uống đều phải được sát khuẩn bằng hoá chất CloraminB.  - Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, giếng.  1.5.4