Với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, Việt Nam đã có một kho tàng thơ ca phong phú và đa dạng. Thơ ca như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Người ta yêu thơ, biến thơ thành những câu nói ví von, thành ca dao, dân ca hay thậm chí rút ra thành thành ngữ, hò, vè,.
Tuy nhiên, để biến một bài thơ thành một bài hát là điều không dễ, ngoài việc các nhạc sĩ thay đổi về thanh điệu cho hài hòa để phổ chúng thành nhạc thì bản thân bài thơ cũng phải độc đáo và có âm điệu dễ hát. Cho đến nay đã có nhiều bài thơ được phổ nhạc nói về tình yêu như: Cô hàng xóm của Nguyễn Bính, Màu tím hoa Sim của Hữu Loan, Hai sắc hoa Ti-gon của TTKh, Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn,
Cũng là một dạng thơ được biến thành bài hát, nhưng thơ Trần Đăng Khoa mang một sắc thái hoàn toàn khác, những bài thơ của ông được đa số trẻ con yêu mến mà tiêu biểu nhất là bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Của hồ nước đầy
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ”
53 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5914 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Luận So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, Việt Nam đã có một kho tàng thơ ca phong phú và đa dạng. Thơ ca như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Người ta yêu thơ, biến thơ thành những câu nói ví von, thành ca dao, dân ca hay thậm chí rút ra thành thành ngữ, hò, vè,...
Tuy nhiên, để biến một bài thơ thành một bài hát là điều không dễ, ngoài việc các nhạc sĩ thay đổi về thanh điệu cho hài hòa để phổ chúng thành nhạc thì bản thân bài thơ cũng phải độc đáo và có âm điệu dễ hát. Cho đến nay đã có nhiều bài thơ được phổ nhạc nói về tình yêu như: Cô hàng xóm của Nguyễn Bính, Màu tím hoa Sim của Hữu Loan, Hai sắc hoa Ti-gon của TTKh, Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn,…
Cũng là một dạng thơ được biến thành bài hát, nhưng thơ Trần Đăng Khoa mang một sắc thái hoàn toàn khác, những bài thơ của ông được đa số trẻ con yêu mến mà tiêu biểu nhất là bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Của hồ nước đầy
… … … … …
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ”
… … … …
(Hạt Gạo Làng Ta)
Vì sao thơ Trần Đăng Khoa lại được đa số các trẻ nhỏ yêu mến như vậy? Bởi những tác phẩm thơ của ông rất gần gũi với tâm lí trẻ thơ, vần điệu ngắn gọn dễ nhớ, giàu ý nghĩa và hình ảnh đầy sức sống.
Trần Đăng Khoa là người đã tạo cho mình một phong cách thơ không lầm lẫn với bất kì nhà thơ nào, ông sáng tác còn rất sớm: khi mới lên tám tuổi! So với các trẻ con khác, nếu sáng tác trong độ tuổi này thì sẽ không tránh khỏi sự vụng về, non nớt trong suy nghĩ… nhưng đối với Trần Đăng Khoa, ông đã đạt được sự chín chắn trong tư duy, độc đáo trong việc thể hiện suy nghĩ, sử dụng các biện pháp tu từ điêu luyện và có sự trau chuốt trong cách chọn lọc từ ngữ.
Đến với thơ Trần Đăng Khoa, người đọc có cảm giác như được trở về với tuổi thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hầu hết các bài thơ đều là những bức tranh tái hiện lại cuộc sống ở làng quê. Từ những âm thanh trong cuộc sống đến “những năm bom đạn” trong chiến tranh, được thể hiện trong thơ một cách đầy đủ và rõ nét.
Người xưa quan niệm, thơ không nhất thiết cầu kì, thơ cần nhất sự dung dị, Lưu Đại Khôi đã nói: “Văn chương quý ở chỗ giản dị. Phàm viết văn và cả làm thơ nữa, những cây bút già dặn thì giản dị, vị thanh đạm thì giản dị, khí đầy đủ thì giản dị, thần cao xa mà hàm chứa khôn cùng thì giản dị. Vì vậy, giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương vậy”. Bởi vì giản dị thì không cầu kì, câu chữ lại có tính triết lí, ý tứ sâu xa lại hàm chứa tư tưởng khôn cùng. Thơ của Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại rượu vang nho nhẹ không gây sốc, không nồng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ.
Thơ của Trần Đăng Khoa được đưa vào chương trình Tiếng Việt trong Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để giảng dạy cho học sinh Phổ thông trung học từ rất sớm. Chúng được đánh giá rất cao và chiếm vị trí quan trọng trong mảng văn học thiếu nhi.
Một lí do nữa khiến cho người viết chọn đề tài này là: tuy so sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật đơn giản nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu so sánh trong giao tiếp hằng ngày thì lời nói của chúng ta trở nên khô khan, thiếu gợi hình, thiếu sinh động. Còn trong văn chương, nếu thiếu so sánh tu từ thì sẽ không thể nào diễn tả hết được cảm xúc của tác giả muốn gửi đến người đọc người nghe. Ví như câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” nếu chỉ nói một cách đơn thuần không có ví von, so sánh thì người phát ngôn chỉ có thể nói “Tình cảm của cha mẹ lớn lao không gì có thể tả được” chứ không lột tả hết sự vất vả, gian lao, tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Thông qua so sánh tu từ công cha được cụ thể bằng hình ảnh “núi Thái Sơn”, còn sự dịu dàng, vị tha, bao dung của mẹ được so sánh như “nước trong nguồn”. Nói tóm lại, so sánh tu từ đã góp phần giúp các nhà văn, nhà thơ xây dựng những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động và đầy hình tượng hơn cách diễn đạt thông thường rất nhiều.
Lịch sử vấn đề
Lịch sử vấn đề có vai trò hết sức quan trọng đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, bởi nó là nền tảng, là cơ sở để chúng ta có thể tiến hành công việc nghiên cứu của mình. Hơn nữa, từ kết quả đã đạt được giúp ta nảy sinh ra ý tưởng mới, hấp dẫn hơn những công trình trước đó. Khi đi vào nghiên cứu lịch sử vấn đề của đề tài: “ So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” người viết tiến hành khảo sát trên hai phương diện: lịch sử các công trình nghiên cứu, nhận định về Trần Đăng Khoa và các công trình nghiên cứu có liên quan đến so sánh tu từ.
Phương diện thứ nhất là những công trình nghiên cứu và những nhận định về Trần Đăng Khoa. Ông được mệnh danh là thần đồng thơ khi là một cậu bé 8 tuổi; có tập thơ đầu tay năm 10 tuổi. Trần Đăng Khoa là một “hiện tượng lạ” không chỉ làm sững sờ biết bao bạn đọc trong nước mà còn lan truyền sang nhiều nước trên thế giới. Người có công tìm hiểu và đưa Trần Đăng Khoa đến với bạn đọc khắp thế giới là nhà thơ Xuân Diệu: “Tôi đã sung sướng hướng dẫn đoàn vô tuyến truyền hình Pháp về quay phim “Thế giới nhỏ của em Khoa” tại xã Quốc Tuấn – Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên dịch thơ Khoa ra tiếng Pháp đưa cho nữ đồng chí Madeline Riffaud (Mađơlen Riphô). Chị Riphô về đăng trên báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp; sau đó tôi lại dịch ra cả tập thơ Khoa Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa, dịch ra nhiều thứ tiếng trên nhiều thế giới. Tôi lại giúp nhà thơ Cuba FéLix Pila Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ “Mưa” và “Em kể chuyện này” ở rất nhiều nơi trên miền Bắc, ở Sài Gòn và các thành thị ở phía Nam (1975 – 1976)”.[tr.396]
Còn Ngô Văn Phú thì khẳng định tài năng của Trần Đăng Khoa: “Có lẽ còn lâu mới lại có một thần đồng 8 tuổi lại thành một nhà thơ để lại được sự nghiệp trong nền thơ Việt Nam như Trần Đăng Khoa”. Và bày tỏ sự thích thú đối với một “hiện tượng lạ” chưa từng có trong lịch sử văn học nước nhà: “Thật sung sướng cho một nhà thơ được mãi mãi hồn nhiên và đẹp với một hồn thơ từ 8, 9 tuổi”…[tr.397]
Với sự quan tâm của Đảng nhà nước trong việc lưu trữ và phát triển sự nghiệp thơ ca nước nhà, cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật nên tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc dễ dàng tiếp cận với những tác phẩm thơ ca. Chính vì thế ta có những cuốn sách in ấn rất đẹp và ghi chép cẩn thận tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa: Hội nhà văn – “Nhà văn Việt Nam hiên đại”, Ngô Văn Phú, Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách – “Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX (tập 4)”, Thái Doãn Hiểu, Hoàng Liên – “Giai thoại nhà văn Việt Nam”, Trần Đăng Khoa – Chân Dung Và Đối Thoại, Trần Mạnh Thường – “Từ điển tác gia Việt Nam Thế kỉ XX”. Ngoài ra còn có một lượng thông tin vô cùng phong phú về cuộc đời, sự nghiệp và những cuộc phỏng vấn liên quan đến Trần Đăng Khoa trên mạng internet.
Phương diện thứ hai là các công trình nghiên cứu có liên quan đến so sánh tu từ:
Quyển “Những thế giới nghệ thuật ca dao” của tác giả Phạm Thu Yến. Trong quyển này có những vấn đề được xem như là nền móng cơ sở vững chắc cho những mối quan hệ mật thiết với nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ ca hiện đại. Khi Phạm Thu Yến cho rằng: “So sánh tu từ trong ca dao trữ tình là đặc điểm nổi bật cả về số lượng cũng như chất lượng nghệ thuật biểu hiện thế giới tâm hồn phong phú, tinh tế, chân thành của người dân lao động, đồng thời đặc nền móng vững chắc cho nghệ thuật so sánh trong thơ ca hiện đại Việt Nam”.[] Từ ý kiến đó, ta thấy được rằng nghệ thuật so sánh trong thơ hiện đại có một số cấu trúc so sánh, hình thức so sánh cũng như mục đích của việc so sánh là có nét tương đồng với so sánh tu từ trong ca dao.
Quyển “Từ kí hiệu học đến thi pháp học của Hoàng Trinh”. Trong quyển này tác giả cho thấy được những đặc thù của ngôn ngữ thơ.
Quyển “Ngôn ngữ thơ Việt Nam” của tác giả Hữu Đạt, đây là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ ở nhiều khía cạnh khác nhau như: đặc điểm ngôn ngữ thơ, loại hình của ngôn ngữ thơ, việc tổ chức ngôn ngữ trong thơ, các phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ…
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác ở các trường đại học, cao đẳng… dưới dạng luận văn cũng góp phần làm cho hệ thống nghiên cứu so sánh tu từ thêm phong phú và đa dạng. Tuy mỗi công trình nghiên cứu đều có mặt tích cực và hạn chế nhưng sự đóng góp của chúng là không nhỏ đối với việc khẳng định vị trí của so sánh tu từ trong kho tàng văn học dân tộc.
Việc chọn đề tài này giúp người viết hiểu biết thêm về lối so sánh độc đáo và sáng tạo của thần đồng thơ. Mặt khác, còn trang bị cho người viết một chìa khóa cần thiết để thâm nhập, tiếp cận với những tác phẩm khác. Tuy nhiên trên tinh thần tiếp nối, kế thừa và học hỏi những công trình đi trước, người viết muốn qua công trình này góp thêm một phần nhỏ vốn hiểu biết của mình vào những cách nhìn lớn mang tính toàn diện đối với đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa”. Và cũng từ đề tài này sẽ tìm hiểu, khám phá ra được những cái hay, cái đẹp mang giá trị của nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc chọn đề tài “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” sẽ giúp người viết thấy được được tình cảm hết sức sâu đậm của tác giả đối với quê hương, đất nước. Hàm chứa trong mỗi câu thơ, bài thơ là nỗi niềm tâm sự, lòng trắc ẩn của nhà thơ khi đất nước đang trong thời kì mưa bom, bão đạn. Từ đó khẳng định: ngoài nội dung tư tưởng được truyền tải thì các biện pháp tu từ cũng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của toàn bộ tác phẩm.
Nghiên cứu đề tài này giúp cho người viết hiểu một cách sâu sắc hơn về các biện pháp tu từ mà đặc biệt là so sánh tu từ, tìm hiểu những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về so sánh. Trên cơ sở đó thấy được khả năng vận dụng so sánh tu từ đầy sáng tạo và hết sức độc đáo của Trần Đăng Khoa.
Hơn thế nữa, khi thực hiện đề tài này người viết sẽ nâng cao được khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học ở góc độ so sánh tu từ, đó là cơ sở tiền đề giúp người viết có thể thực hiện những công trình nghiên cứu sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do không tìm được nhiều tài liệu nghiên cứu về Trần Đăng Khoa và thời gian nghiên cứu có hạn nên người viết không phân tích hết các tác phẩm của ông mà chỉ dừng lại ở ba tập thơ:
1. Góc sân và khoảng trời (Nhà Xuất Bản Văn Học 2006)
2. Trần Đăng Khoa thơ tinh tuyển ( Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn, 2001)
3. Thơ Trần Đăng Khoa (Nhà Xuất Bản Thanh Niên,1999)
Thông qua những tác phẩm trong ba tập thơ để chúng ta thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo. Bằng khả năng sử dụng so sánh tu từ hết sức độc đáo của nhà thơ đã góp phần vào thành công chung của toàn bộ tác phẩm. Có thể nói từ trước đến nay, chưa một “nhà thơ trẻ con” nào lại có nhiều bài thơ sâu sắc và thành công đến thế. Trần Đăng Khoa xứng đáng với danh hiệu: “Thần đồng thơ ca” mà nhiều người ban tặng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài hướng đến việc tìm hiểu “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa”, phân tích cả về nội dung và nghệ thuật để thấy được tài năng của tác giả. Để lí giải vấn đề, người viết đã sử dụng những phương pháp sau:
Sưu tầm tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa”.
Tiến hành thống kê – hệ thống những câu thơ mang yếu tố so sánh trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa.
Phân loại theo mô hình, hình ảnh, chất liệu so sánh.
Lựa chọn những bài thơ, câu thơ tiêu biểu có kết cấu so sánh độc đáo phân tích, chứng minh.
So sánh đối chiếu với ca dao và một số nhà thơ khác để thấy được những hình ảnh so sánh mới lạ, độc đáo và hấp dẫn của Trần Đăng Khoa. Để đề tài có cơ sở, phong phú và thuyết phục thì việc dẫn thêm một số ý kiến của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu là rất cần thiết để luận văn được trọn vẹn.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ
Khái niệm về so sánh
Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta vẫn hay sử dụng hình thức so sánh để câu nói thêm phần thuyết phục như:
“Lan cao hơn mẹ”
“Mưa như trút nước
“ Em ngoan hơn anh”
... ... ... ... ... ...
Thậm chí, trong kho tàng thành ngữ Việt Nam từ lâu đã tồn tại nhiều thành ngữ dưới dạng so sánh:
“Xấu như ma”
“Cao như tre miễu”
“Đen như cột nhà cháy”
... ... ... ... ... ...
Việc dùng thủ pháp so sánh trở giúp người tiếp nhận hiểu sâu sắc hơn về những phương diện nào đó của sự vật, sự việc, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề được đề cập đến. Người ta chia so sánh ra làm hai loại: so sánh tu từ và so sánh luận lí.
1.1.1. So sánh luận lí
So sánh luận lí là đối chiếu hai đối tượng có quan hệ tương đồng. Ở so sánh luận lí thì cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại, mục đích của sự so sánh là sự xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
Ví dụ:
“10+10=15+5”
“ Nó cao như bố nó”
“Tôi thương bậu như chồng bậu thương”
Khi ta nói “10+10= 15+5” là chính xác, hợp lô-gích không thể chối cãi được vì trong biểu thức tương đương của toán học thì hai vế đều bằng 20.
“Nó cao như bố” là chuyện bình thường vì nó và cha nó xảy ra hiện tượng di truyền, kiểu gen giống nhau thì chuyện cao giống nhau là điều dễ hiểu.
Còn đối với chuyện hai chàng trai cùng thương một cô gái với mức độ tình cảm ngang nhau, suy cho cùng, cũng không phải là không hợp lí, là trái với quy luật tình yêu. Dạng so sánh này đơn thuần mang phần tin thông báo chứ không tạo ra hình ảnh nghệ thuật hay mang giá trị biểu cảm.
1.1.2. So sánh tu từ
Tác giả Cù Đình Tú trong quyển “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” viết: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”.[tr.123]
Chẳng hạn như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
(Ca dao)
“Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.”
(Ca dao)
“Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ.”
(Trần Đăng Khoa - Hạt Gạo Làng Ta)
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.”
(Xuân Quỳnh - Sóng)
“Công cha” khác phạm trù với núi “Thái Sơn” cũng như “nghĩa mẹ” không đồng nhất với “nước trong nguồn” nhưng lại mang một giá trị đặc biệt. Công cha, nghĩa mẹ trong sự so sánh này được ví như sự bao la của trời bể.
Hay:
“Tiền tài như phấn thổ
Nhân nghĩa tựa thiên kim”.
(Ca dao)
Cách so sánh này làm nổi bật lên tính cách của con người coi trọng nhân nghĩa, không ham danh lợi. Bởi vì so với nhân nghĩa, tiền tài trở nên vô giá trị (như phấn thổ), còn ngược lại nhân nghĩa lại đáng giá ngàn vàng (tựa thiên kim).
So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Do vậy so sánh tu từ mang tính biểu cảm hơn so với cách nói bình thường không dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên tính biểu cảm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào việc lựa chọn hình ảnh so sánh, ngôn ngữ so sánh hay cái chân tình mà người làm công việc so sánh sử dụng.
Xét về mặt hình thức thì so sánh bao giờ cũng có hai vế, mỗi vế có một hoặc nhiều đối tượng. Xét về mặt nội dung thì giữa hai vế so sánh có nét tương đồng và đó chính là cơ sở, là tiền đề cho sự so sánh hình thành. Tóm lại, một phép so sánh tu từ đặc sắc là đối tượng đưa ra so sánh khác loại, chính do hai đối tượng so sánh khác loại nên việc phát hiện ra nét giống nhau sẽ làm cho ý tứ trong câu trở nên độc đáo, ý nhị mà không phải ai cũng có thể thấy được.
1.1.3. Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí
So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Cả so sánh tu từ và so sánh luận lí đều mang trong nó chức năng nhận thức. Để phân biệt so sánh tu từ và so sánh luận lí, ta dựa trên những tiêu chí cùng loại hay khác loại của đối tượng nêu trong phép so sánh.
So sánh luận lí dựa trên cơ sở tương đồng của các đối tượng đồng loại, nhằm chỉ ra sự hơn, kém, giống nhau, khác nhau đơn thuần giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh điều muốn nói mà không đòi hỏi cao về cách thể hiện, cách dùng từ.
Ví dụ:
“Xấu như ma”
“Đẹp như tiên”
So sánh tu từ dựa trên cơ sở tương đồng giữa các đối tượng khác loại nhằm giúp sự vật hiện, tượng trở nên sinh động, biểu cảm, sâu sắc hơn. Điều này tạo ra giá trị nghệ thuật cao trong sử dụng ngôn từ.
Ví dụ:
“ Bỗng nhiên một con cá
Nhảy bên thuyền như trêu”
(Trần Đăng Khoa - Bên Bờ Sông Kinh Thầy)
“ Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa”
(Trần Đăng Khoa - Mưa)
Nên có câu kết đoạn.
1.1.4. Những quan niệm về so sánh tu từ của các tác giả ngôn ngữ
So sánh tu từ được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm nhiều bởi đây là biện pháp nghệ thuật có thể giúp người ta bày tỏ được trang thái tâm lí, tâm tư tình cảm, cảm xúc một cách ý nhị, tinh tế. Sau đây là một vài quan niệm của một nhà ngôn ngữ học:
Tác giả Nguyễn Phan Cảnh trong quyển Ngôn ngữ thơ viết rằng: “So sánh là cách tổ chức dễ thấy nhất, cho phép tín hiệu kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo, và thông qua một tín hiệu chỉ dẫn, người đọc được báo về mối liên tưởng đó”. [tr.93]
Tác giả Đào Thản viết trong quyển Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật: “So sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong. Lối đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến”.[tr.93]
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong quyển “99 phương tiện và phương pháp tu từ tiếng Việt” viết: “So sánh (so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại trên thực tế khách quan đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét tương đồng nà đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”.[tr.154]
Tác giả Nguyễn Văn Nở trong quyển “Giáo trình phong cách học tiếng Việt” đưa ra định nghĩa: “So sánh tu từ (comparison) là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.[tr.123]
Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong quyển “Phong cách học tiếng Việt” viết cùng với Đinh Trọng Lạc cho rằng: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.[tr.189]
Tác giả Hữu Đạt trong quyển “Phong cách tiếng việt hiện đại” quan niệm rằng: “So sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật, hiện tượng này giải thích cho thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác”.[tr.336]
Tác giả Cù Đình Tú trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt viết: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”.[tr.274]
Quan niệm của Lê Anh Hiển, trong quyển “Phong cách học tiếng Việt” viết: “So sánh (hình ảnh) là sự đối chiếu hai đối tượng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng đặc điểm của một trong hai đối tượng đó”.[tr.100]
Có thể thấy các tác giả ngôn ngữ trên đều có cách định nghĩa riêng về biện pháp so sánh tu từ. Tuy cách diễn đạt không hoàn toàn giống nhau nhưng đều hướng đến một điểm chung: So sánh là sự đối chiếu giữa hai đối tượng khác nhau và hai đối tượng đem ra đối chiếu phải có nét tương đồng nào đó. Trong số các định nghĩa trên, hai định nghĩa có tính khái quát cao là định nghĩa của tác giả Cù Đình Tú và Nguyễn Văn Nở. Bởi vì trong thực tế cuộc sống, trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn không thể chỉ đối c