Câu 1) Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá giảm nghèo?
Câu 2) Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền vững?
Câu 1) Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá giảm nghèo?
trả lời:
Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia là :
• Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm")
• Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
• Chương trình 139 : Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân nghèo và đồng bào Dân tộc thiểu số
• 32/2007/QĐ-TTg Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
• 56/2005/NĐ-CP hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
• Nghị quyết 08/1997/QH10 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
Nội dung chính chương trình:
1) Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm")
Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập an sinh xã hội - Bài 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1) Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá giảm nghèo?
Câu 2) Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền vững?
BÀI LÀM
Câu 1) Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá giảm nghèo?
trả lời:
Những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia là :
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm")
Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
Chương trình 139 : Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân nghèo và đồng bào Dân tộc thiểu số
32/2007/QĐ-TTg Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
56/2005/NĐ-CP hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
Nghị quyết 08/1997/QH10 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
Nội dung chính chương trình:
1) Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm")
Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.
Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kỉ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.
Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.
2) Chương trình 134
Là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sở dĩ gọi là Chương trình 134 vì số hiệu của Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt chương trình này là 134/2004/QĐ-TTg.
Các mục tiêu chính sách của Chương trình 134 gồm:
Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp.
Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách riêng.
Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.
Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
3) Chương trình 139 : Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân nghèo và đồng bào Dân tộc thiểu số với nội dung chính sau:
+ Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:
Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01-11-2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tâu Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên và nhân dân các dân tộc thiểu số tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001-2005
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm.
+ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là quỹ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
4) Số: 32/2007/QĐ-TTg Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
+ Thực hiện việc cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, sớm vượt qua đói nghèo.
Đối tượng được vay vốn:
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả các hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) sống ở các xã (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, có đủ 3 tiêu chí:
Có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000đồng/tháng;
Tổng giá trị tài sản của hộ không quá 3 triệu đồng (không tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị các lán trại trên nương rẫy, nhà ở được Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ);
Có phương hướng sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.
Nguyên tắc cho vay vốn
Việc xem xét hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được thực hiện trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ, đúng đối tượng ở cơ sở và được lập danh sách theo từng xã; hàng năm danh sách này được rà soát để bổ sung và đưa ra khỏi danh sách những hộ không còn thuộc đối tượng;
Việc cho vay phải dựa trên các phương án sản xuất và cam kết cụ thể của từng hộ hoặc nhóm hộ gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; ưu tiên những hộ khó khăn hơn được vay vốn trước;
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc cho vay và có thể uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở trong việc cho vay vốn và thu hồi nợ.
Thời gian thực hiện giai đoạn I từ năm 2007 đến năm 2010. Năm 2010 thực hiện việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với các giai đoạn tiếp theo.
+ Nội dung chính sách cho vay
Điều kiện được vay vốn
Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, có nơi cư trú hợp pháp, có trong danh sách do Ủy ban nhân dân xã lập và được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt;
Có phương án sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh được chính quyền cùng các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, bản xác nhận hoặc hỗ trợ gia đình lập.
Hình thức và mức vay vốn
Có thể vay một lần hoặc nhiều lần;
Tổng mức vay các lần không quá 5 triệu đồng/hộ; không phải dùng tài sản bảo đảm và được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.
Trường hợp các hộ có nhu cầu vay vốn ngoài mức quy định trên, thì áp dụng chính sách cho vay hộ nghèo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thời hạn cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của hộ vay vốn và do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. Trường hợp đến hạn trả nợ, nhưng hộ vay vẫn thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn và có nhu cầu tiếp tục sử dụng vốn vay thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ.
Lãi xuất cho vay bằng 0%.
Xử lý rủi ro
Đối với các hộ gặp rủi ro do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc các khó khăn bất khả kháng khác không trả được nợ, Ủy ban nhân dân xã lập Biên bản xác nhận gửi Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt để gửi Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định xóa nợ.
5) 56/2005/NĐ-CP hoạt động khuyến nông, khuyến ngư
+ Thông tin, tuyên truyền
Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác. + Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
Bôì dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông để nâng cao kiến thức, nghiệp, thuỷ sản.
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
+ Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất
Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản
Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng.
+ Tư vấn và dịch vụ
Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương.
Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản, nghề muối
Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn.
Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. + Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư
Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế.
Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
6) Nghị quyết 08/1997/QH10 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
Đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, chú trọng bảo vệ vốn rừng hiện có và rừng trồng mới, phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, đưa tỉ lệ che phủ lên trên 40% diện tích của cả nước.
Tạo ra vùng nguyên liệu gắn với sự phát triển của công nghiệp chế biến lâm sản
Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất và ổn định đời sốn, đảm bảo quốc phòng, an ninh"
Câu 2) Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền vững?
Trả lời:
An sinh xã hội có vai tro to lớn đối với mỗi quốc gia vì an sinh xã hội luôn khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. An sinh xã hội vừa là một nhân tố ổn định, vừa là một nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời an sinh xã hội là chất xúc tác giúp các nước,các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn. Chính vì vậy chúng ta phải tổ chức một hệ thống an sinh xã hội bền vững . Để có một hệ thống an sinh xã hội bền vững thì xoá đói giảm nghèo là một trong những thành tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội vì:
- Bất cứ một quốc gia nào muốn có một chế độ an sinh xã hội bền vững thì một trong những mục tiêu quan trọng là phải xoá đói giảm nghèo bởi vì đói nghèo gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: Đói nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm; tăng dịch bệnh do không đủ sức khoẻ chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị thậm chí dẫn tới nội chiến, chiến tranh; làm tăng sự phân biệt đối xử giữa người nghèo và người giàu; làm giảm tuổi thọ của con người …Những hậu quả này có tính chất xoáy ốc, làm cho người nghèo đã nghèo lại càng nghèo thêm. Khi đó sẽ có nhiều người cần đến sự giúp đỡ của xã hội hơn thì sẽ làm giảm chất lượng của an sinh xã hội.
- Xoá đói giảm nghèo là một phần quan trọng của nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Xoá đói giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là tất cả những người nghèo. Nhất là trong xã hội ngày nay cần thực hiện tốt chính sách này góp phần đảm bảo tính công bằng, giảm khoảng cách giàu nghèo. Từ đó giúp cho mọi người dân trong xã hội nhận thức được sâu sắc là trong một xã hội không ai bị bỏ rơi. Đây là cơ sở tạo niềm tin cho mọi người dân vào thể chế chính trị của một đất nước, vào cuộc sống. Từ đó làm cho chính trị ổn định, phát triển kinh tế, xã hội phát triển hài hoà. một xã hội phát triển tốt thì sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội phát triển hệ thống an sinh xã hội có chất lượng tốt và phát triển cả về chiều ngang và chiều dọc.
- Xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội một cách bền vững. Xoá đói giảm nghèo được coi là giải pháp lâu dài, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho một quốc gia.
- Xét về lâu dài, xoá đói giảm nghèo góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội thông qua việc thu hẹp đối tượng cần hỗ trợ. Khi tỉ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người cần tới sự trợ giúp của chính sách an sinh xã hội. Vì vậy gánh nặnh chi tiêu cho các trợ cấp an sinh xã hội sẽ được giảm xuống. Mặt khác xoá đói giảm nghèo còn giúp cho mọi người dân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau từ nơi này qua nơi khác từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác , từ nước này sang nước khác. Ngoài ra nó giúp cho vai trò của hệ thống an sinh phát triển sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng.
- Xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách an sinh xã hội tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp an sinh xã hội. Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ an sinh xã hội sẽ dồi dào hơn trong khi đối tượng cần trợ cấp an sinh xã hội cũng giảm. Vì vậy, người nghèo nói riêng và những người khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp an sinh xã hội tốt hơn.