Bài tập cá nhân công pháp

Ngày 29-3-1933, Chính phủ Iran ký một thỏa thuận với Công ty dấu khí Anh để tiến hành khai thác dầu khí dưới lòng đất.Thỏa thuận này đã được Chính Phủ Iran thông qua ngày 28-5-1933 và có hiệu lực ngay sau khi được Quốc vương Iran chấp thuận.Năm 1951, sau những biến cố nội bộ và vụ ám sát thủ tướng, Tương Ali Razmarra, ông Mossadegh trở thành Thủ tướng mới cuả Iran từ ngày 2-5-1951.Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng mới, Ira theo đuổi chính sách quốc hữu hóa, trong đó cơ việc quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất hóa dầu.Công ty dầu khí Anh cũng là đối tượng của Đạo luật về quốc hữu hóa do Iran thông qua.Hãy cho biết: 1.Qua trình đàm phán, ký kết thỏa thuận giữa Chính phủ Iran và Công ty dầu khí Anh có được luật quốc tế điều chỉnh hay không? Tại sao? 2.-Hành vi quốc hữu hóa Công ty dầu khí Anh của Iran có bị coi là vi phạm nguyên tắc Pacta-sunt-servanda(nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế)hay không? Tại sao?

doc3 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân công pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI Ngày 29-3-1933, Chính phủ Iran ký một thỏa thuận với Công ty dấu khí Anh để tiến hành khai thác dầu khí dưới lòng đất.Thỏa thuận này đã được Chính Phủ Iran thông qua ngày 28-5-1933 và có hiệu lực ngay sau khi được Quốc vương Iran chấp thuận.Năm 1951, sau những biến cố nội bộ và vụ ám sát thủ tướng, Tương Ali Razmarra, ông Mossadegh trở thành Thủ tướng mới cuả Iran từ ngày 2-5-1951.Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng mới, Ira theo đuổi chính sách quốc hữu hóa, trong đó cơ việc quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất hóa dầu.Công ty dầu khí Anh cũng là đối tượng của Đạo luật về quốc hữu hóa do Iran thông qua.Hãy cho biết: 1.Qua trình đàm phán, ký kết thỏa thuận giữa Chính phủ Iran và Công ty dầu khí Anh có được luật quốc tế điều chỉnh hay không? Tại sao? 2.-Hành vi quốc hữu hóa Công ty dầu khí Anh của Iran có bị coi là vi phạm nguyên tắc Pacta-sunt-servanda(nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế)hay không? Tại sao? Giải quyết: 1.Qúa trình đám phán, ký kết thỏa thuận giữ Chính phủ Iran và Công tay dầu khí Anh không được luật quốc tế điều chỉnh GIẢI THÍCH: Cơ sở: Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. -Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác , như,các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập…, nảy sinh trong các lĩnh vực(chính trị, kinh tế, xã hội…)của đời sống quốc tế. -Chủ thể của luật quốc tế bao gồm:quốc gia và các thực thể quốc tế khác các tổ chức quốc tế liên quốc gia(liên chính phủ)hay các dân tộc đang đấu tranh giành quyền độc lập nêu trên và quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác… Theo đề bài trên: Thứ nhất là về yếu tố chủ thể, có thể thấy rằng chủ thể ở đây một bên là Chính phủ Iran và một bên là Công ty dầu khí Anh.Xét về chủ thể có thể thấy rằng, Công ty dầu khí Anh không phải là chủ thể của Luật quốc tế,công ty Dầu khí Anh chỉ là công ty tư nhân-một pháp nhân, mà pháp nhân thì không phải là chủ thể của luật quốc tế. Thứ hai về quan hệ pháp luật ở đây, có thể thấy hành vi giữa Iran và công ty dầu khí anh là hành vi kí kết , thòa thuận , hay nói cách khác đây chính là một hợp đồng thương mại, chứ không phải là một điều ước quốc tế.Mà hợp đồng thương mại thì do thương mại quốc tế điều chỉnh chứ không phải do luật quốc tế điều chỉnh Kết luận được rằng quá trình đàm phán, ký kết thỏa thuận giưã Chính phủ Iran và công ty dầu khí Anh của Iran không được luật Quốc tế điều chỉnh Câu 2:Hành vi quốc hữu hóa Công ty dầu khí Anh của Iran không bị coi là vi phạm nguyên tắc Pacta-sunt-servanda. Giải thích: a.Nguyên tắc Pacta-sunt-servanda(Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế) Điều 26 Phần III Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servanda như sau:” Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý” Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế được hiểu là khi các bên chủ thể trong quan hệ quốc tế tham gia vào ký kết các điều ước quốc tế thì phải trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện bình đẳng.Đồng thời, khi đã tham gia vào điều ước quốc tế đó, các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết. Nguyên tắc này chỉ được áp dụng đối với các điều ước quốc tế có hiệu lực, tức là với những điều ước quốc tế được kí kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng Theo đề bài Như đã phân tích ở câu a, hành vi đàm phán, kí kết của chính phủ Iran và Anh không phải là một điều ước quốc tế, đây chỉ là một hiệp định thương maị ,mặt khác hành vi trên không được Luật Quốc tế điều chỉnh cho nên nếu chính Phủ Iran có quốc hữu hóa công ty Dầu khí của Anh thì cũng không vi phạm nguyên tắc này
Luận văn liên quan