Bài tập cá nhân luật tố tụng hình sự (update)

1. Khẳng định chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là SAI. Cơ sở: Điều 81,82 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 qui định việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Theo đó, Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Như vậy, không chỉ cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (Cơ quan tiến hành tố tụng) mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn mà những người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 81(người chỉ huy quân đội, đồn biên phòng, tàu bay, tàu biển)cũng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đó là bắt người trong trường hợp khẩn cấp.Và bất kì người nào (người già, người trẻ, người nam, người nữ ) theo quy định tại Điều 82 đều có quyền bắt người phạm tội trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân luật tố tụng hình sự (update), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan