Bài tập cá nhân luật tố tụng hình sự (update2)

a. Trong mọi trường hợp, biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi Khẳng định này là Sai, vì: Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “ đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ những trường hợp sau đây: a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”. Theo đó bị can bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm trên thì vẫn áp dụng biện pháp tạm giam, nghĩa là không phải mọi trường hợp biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiệm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiệm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Có thể nói tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của Tố tụng Hình sự. Xuất phát từ tính chất nghiêm khắc nói trên, cũng như xuất phát từ những nét đặc thù của nhóm đối tượng bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, pháp luật Tố tụng quy định những trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thông thường không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Tuy nhiên có những trường hợp do tính chất nguy hiểm của hành vi cần phải ngăn chặn kịp thời để tránh gây hậu quả nghiêm trọng mà pháp luật quy định vẫn áp dụng biện pháp tạm giam đối với nhóm đối tượng này. Đó là những trường hợp quy định tại điểm a, b, c Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Như vậy không phải mọi trường hợp , biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân luật tố tụng hình sự (update2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 4 :Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao? Trong mọi trường hợp, biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi Những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự BÀI LÀM Trong mọi trường hợp, biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi Khẳng định này là Sai, vì: Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “ đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi...thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ những trường hợp sau đây: Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”. Theo đó bị can bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm trên thì vẫn áp dụng biện pháp tạm giam, nghĩa là không phải mọi trường hợp biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiệm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiệm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Có thể nói tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của Tố tụng Hình sự. Xuất phát từ tính chất nghiêm khắc nói trên, cũng như xuất phát từ những nét đặc thù của nhóm đối tượng bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, pháp luật Tố tụng quy định những trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thông thường không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Tuy nhiên có những trường hợp do tính chất nguy hiểm của hành vi cần phải ngăn chặn kịp thời để tránh gây hậu quả nghiêm trọng mà pháp luật quy định vẫn áp dụng biện pháp tạm giam đối với nhóm đối tượng này. Đó là những trường hợp quy định tại điểm a, b, c Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Như vậy không phải mọi trường hợp , biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. b)Những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự. Khẳng định này là Đúng. Điều 63 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, như sau: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án phải chứng minh: ..... 3) Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” Việc chứng minh tội phạm là nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khác nhau của vụ án phục vụ cho việc định tội, quy định trách nhiệm hình sự, quy định hình phạt và giải quyết các vấn đề khác liên quan. Nhân thân bị can, bị cáo là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của bị can,bị cáo có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm nhân thân có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ với người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình, tiền án tiền sự...Những đặc điểm về nhân thân có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can,bị cáo. Tất cả các vụ án hình sự đều đòi hỏi các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, nghiên cứu đầy đủ vấn đề nhân thân của bị can,bị cáo.Việc này có những ý nghĩa nhất định : Một là,với một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt. Đó là những tội mà cấu thành tội phạm có dấu hiệu phản ánh đặc điểm thuộc về nhân thân của người phạm tội. Ví dụ điểm c Khoản 2 Điều 135 Bộ luật Hình sự là cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản đòi hỏi chủ thể có đặc điểm là tái phạm nguy hiểm... Hai là, việc nghiên cứu nhân thân bị can,bị cáo có ý nghĩa trong quyết định hình phạt. Qua nghiên cứu nhân thân bị can,bị cáo, có thể đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Cùng một hành vi nhưng ở những người khác nhau thể hiện bản chất khác nhau của người phạm tội, mức độ nguy hiểm của hành vi khác nhau Vì những lí do trên mà pháp luật Tố tụng Hình sự nói riêng, luật Hình sự nói chung qui định những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước CHXHCN Việt Nam NXB Chính trị quốc gia , 2004 2. Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2006 3. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2009
Luận văn liên quan