. Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng ?
Đây là một khẳng định đúng. Tại vì:
Căn cứ vào Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về tố giác và tin báo về tội phạm:
“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
Trước tiên ta cần hiểu, tố giác tội phạm là việc người công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của một người nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm.
Công dân có quyền và nghĩa vụ tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật không bắt buộc công dân chỉ được tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án mà tạo điều kiện cho họ có thể tố giác đến bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác.
Trước đây, theo quy định ở Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Đến nay, theo quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, công dân có thể tố giác với bất cứ cơ quan, tổ chức nào không nhất thiết phải là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội.
Chủ thể tiếp nhận tố giác là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Như vậy, chủ thể tiếp nhận tố giác không nhất thiết phải là cơ quan giải quyết tố giác. Các cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết tố giác cũng phải tiếp nhận tố giác và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì phạm vi chủ thể tiếp nhận tố giác tội phạm được mở rộng, tạo cơ chế thông tin nhanh chóng về tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia rộng rãi và thuận tiện vào cuộc đấu tranh với tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tố giác của công dân có thể bằng miệng, bằng văn bản, hoặc qua điện thoại, . Nếu người bị hại làm đơn trình áo về sự việc phạm tội gây thiệt hại cho họ thì cũng được coi là tố giác của công dân.
Trong trường hợp tố giác được trình bày trực tiếp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản có chữ ký của người tố giác. Và khi cơ quan, tổ chức phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân thì sẽ báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
4 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân số 2 môn Luật tố tụng hình sự ĐH Luật Hà Nội 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM
a. Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng ?
Đây là một khẳng định đúng. Tại vì:
Căn cứ vào Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về tố giác và tin báo về tội phạm:
“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
Trước tiên ta cần hiểu, tố giác tội phạm là việc người công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của một người nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm.
Công dân có quyền và nghĩa vụ tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật không bắt buộc công dân chỉ được tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án mà tạo điều kiện cho họ có thể tố giác đến bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác.
Trước đây, theo quy định ở Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Đến nay, theo quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, công dân có thể tố giác với bất cứ cơ quan, tổ chức nào không nhất thiết phải là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội.
Chủ thể tiếp nhận tố giác là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Như vậy, chủ thể tiếp nhận tố giác không nhất thiết phải là cơ quan giải quyết tố giác. Các cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết tố giác cũng phải tiếp nhận tố giác và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì phạm vi chủ thể tiếp nhận tố giác tội phạm được mở rộng, tạo cơ chế thông tin nhanh chóng về tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia rộng rãi và thuận tiện vào cuộc đấu tranh với tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tố giác của công dân có thể bằng miệng, bằng văn bản, hoặc qua điện thoại,…. Nếu người bị hại làm đơn trình áo về sự việc phạm tội gây thiệt hại cho họ thì cũng được coi là tố giác của công dân.
Trong trường hợp tố giác được trình bày trực tiếp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản có chữ ký của người tố giác. Và khi cơ quan, tổ chức phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân thì sẽ báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Tóm lại:
Từ những căn cứ pháp lý và phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng: “Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng” là khẳng định đúng.
b. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là bất kỳ tính tiết mới nào được phát hiện sau khi bản án có hiệu lực pháp luật?
Đây là một khẳng định sai. Tại vì:
Thủ tục tái thẩm là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có thẩm quyền xét lại những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Căn cứ theo Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về tính chất của tái thẩm: “Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.”
Như vậy, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thực chất là “những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó”. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp phát hiện ra tình tiết mới đều kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, mà việc kháng nghị chỉ được tiến hành sau khi Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị đã xác minh tình tiết mới được phát hiện và xét thấy tình tiết này “có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó”.
Đồng thời, theo Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm thì việc kháng nghị tái thẩm chỉ được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
* Thứ nhất: Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật:
- Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự cho thấy, không phải tất cả các lời khai của người làm chứng đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chỉ khi lời khai của người làm chứng có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật dẫn đến việc Tòa án ra bản án hay quyết định không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án thì mới là căn cứ để kháng nghị tái thẩm.
- Đối với các vụ án có liên quan đến lĩnh vực cần giám định được quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các trường hợp cần thiết khác phải có sự tham gia của người giám định thì người giám định kết luận về vấn đề cần giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện kết luận giám định có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật dẫn đến việc khi ra bản án hoặc quyết định Tòa án không biết được và bản hay quyết định đó không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án mới là căn cứ để kháng nghị tái thẩm.
- Đối với những vụ án mà trong đó có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu người phiên dịch. Trong trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng là không đúng sự thật thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xét lại.
*Thứ hai: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai:
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong trường hợp này là do Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng. Chỉ những kết luận do cố ý có tính chất phạm tội của những người này mà khi ra bản án Tòa án không biết được thì mới là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Nếu Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng, nhưng không phải do cố ý mà do trình độ yếu, năng lực chuyên môn kém dẫn đến việc ra bản án hoặc quyết định sai thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Trong trường hợp này, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
* Thứ ba: Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật:
Khác với căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong trường hợp Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai là do những người tiến hành tố tụng cố ý gây ra, thì căn cứ này có thể do những người tham gia tố tụng và những người khác gây ra. Việc trong hồ sơ vụ án có những vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu giả mạo khác không đúng sự thật làm cho Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Tòa án không biết nên đã kết luận về vụ án không đúng với các tình tiết thực tế của vụ án đã xảy ra và dẫn đến việc ra bản án hay quyết định sai thì phải được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
* Thứ tư: Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật:
Đây là căn cứ mới được bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. So với BLTTHS năm 1988 thì căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được mở rộng hơn. Tuy nhiên, xét về bản chất thì “ những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật” cũng phải được hiểu là những tình tiết mới. Bởi lẽ, thủ tục tái thẩm chỉ được áp dụng đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện. Những “tình tiết khác” ở đây được hiểu là những tình tiết không liên quan đến ba căn cứ đã nêu ở trên. Những tình tiết đó có thể liên quan đến thủ tục tố tụng , tới đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc thư ký phiên tòa. Ví dụ: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nhận hối lộ để điều tra, truy tố, xét xử một người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; vì động cơ vụ lợi hoặc các động cơ cá nhân khác,…
Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật cũng có thể liên quan tới những người khác không phải là người tiến hành tố tụng. Ví dụ: người có chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên Tư pháp làm sau sự thật,…
Lấy ví dụ chứng minh khẳng định trên là sai:
Lê Nhật C cùng đồng bọn tham ô hơn 1 tỷ đồng, phần C chiếm hưởng hơn 32 triệu đồng. Sau khi vụ án bị phát hiện, C đã tự nguyện nộp lại cho cơ quan điều tra toàn bộ số tiền mà mình đã chiếm hưởng, C có cha là liệt sĩ, có mẹ là thương binh ¼. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm phúc thẩm chỉ phạt C có 3 năm tù. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Lê Nhật C làm đơn xin khoan hồng và xuất trình một bản Quyết định của Sở Lao động thương binh và Xã hội giao cho Lê Nhật C là người phục vụ cho thương binh nặng là bà S ( mẹ của C). Mặc dù đây là tình tình tiết mới được phát hiện sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nhưng nó không làm thay đổi cơ bản nội dung nội dung của bản án, mà nó chỉ làm thay đổi chút ít về đường lối xử lý đối với hành vi phạm tội của Lê Nhật C mà thôi, nên không phải là tình tiết để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Tóm lại: Từ những căn cứ pháp lý và phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng; “Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là bất kỳ tính tiết mới nào được phát hiện sau khi bản án có hiệu lực pháp luật” là khẳng định sai.