Trong bộ máy nhà nước ta,Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.Ngay từ đầu Hồ Chủ tịch đã rất quan tâm đến việc bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện cho nhân dân.Theo như lời văn của Hiến pháp năm 1946:” Quốc hội –cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra được gọi là Nghị viện”.Tiếp theo tại Quốc hội khóa I đầu năm 1957 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp.Kì họp thứ 11.cuối năm 1959 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi theo bản Hiến pháp này cơ quan đại biểu tối cao được gọi là Quốc hội.
Tại Hội nghị lần thứ hai,Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII,ngày 29/11/1991,đồng chí Đỗ Mười-Tổng bí thư nói:”Quốc hội ta là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất .”
Điều 83 Hiến pháp năm 1992 cũng viết “Quốc hội ta là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ,cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Vậy em xin chọn câu hỏi “Quốc hội –cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” làm đề tài phân tích.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hiến pháp- Quốc hội –cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nhà nước ta,Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.Ngay từ đầu Hồ Chủ tịch đã rất quan tâm đến việc bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện cho nhân dân.Theo như lời văn của Hiến pháp năm 1946:” Quốc hội –cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra được gọi là Nghị viện”.Tiếp theo tại Quốc hội khóa I đầu năm 1957 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp.Kì họp thứ 11.cuối năm 1959 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi theo bản Hiến pháp này cơ quan đại biểu tối cao được gọi là Quốc hội.
Tại Hội nghị lần thứ hai,Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII,ngày 29/11/1991,đồng chí Đỗ Mười-Tổng bí thư nói:”Quốc hội ta là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ...”
Điều 83 Hiến pháp năm 1992 cũng viết “Quốc hội ta là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ,cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Vậy em xin chọn câu hỏi “Quốc hội –cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” làm đề tài phân tích.
B. NỘI DUNG
Quốc hội có tính chất đặc biệt quan trọng và vị trí tối cao trong toàn bộ bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không một cơ quan Nhà nước nào trong bộ máy các cơ quan Nhà nước của ta có được một vị trí như vậy.Bởi lẽ Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quốc bầu ra một cách trực tiếp.Với cách thức thành lập bằng việc bầu cử trong cả nước cùng với quan điểm “tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân,nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách trao quyền cho cơ quan đại diên do mình bầu ra”.Đây là cơ sở cho Quốc hội có quyến lực Nhà nước cao nhất ở nước ta
I.Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Bộ máy Nhà nước ở nước ta bao gồm nhiều cơ quan nhưng mỗi cơ quan có chức năng,nhiệm vụ khác nhau.Quốc hội là cơ quan Nhà nước được nhân dân giap nhiệm vụ thay mặt nhân dân quy định và thực hiện quyền lực thống nhất trong cả nước.Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân tính đại diện của Quốc hội được thể hiện rò ở các mặt sau
1.Về cách thức thành lập:
Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do cư tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc bầu cử:bầu cử phổ thông,bình đẳng,trực tiếp,gián tiếp và bỏ phiếu kín.Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước ,việc tuyển cử các đại biểu Quốc hội mới đảm bảo cho nhân dân có thể lựa chọn và bổ sung những đại diện mới vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của mình.
2.Về thành phần đại biểu:
Quốc hội gốm các đại biểu đại diện cho các vùng lãnh thổ,tập hợp nhân dân.Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta.Quốc hội đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, công nhân, nông dân, trí thức, quân nhân, thợ thủ công, tôn giáo, các dân tộc...đại diện cho các tổ chức chính trị xã hội như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam...
Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mồi liên hệ chặt chẽ với quần chúng nắm vững tâm tư, quyện vọng của quần chúng.
3.Về chức năng, nhiệm vụ :
Quốc hội có chức năng và nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân trong cả nước.
Quốc hội do nhân dân bầu ra do đó Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân , các dại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phải giữ mối liên hệ thường xuyên với cử tri,chịu trách nhiệm trước cử tri và có thể bị cử tri trực tiếp bãi miễn.Quốc hội ban hành luật là thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng và thể hiện cao nhất, tập trung nhất ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.Quốc hội nước ta hiện nay vừa thể hiện chế độ dân chủ đại diện vừa thể hiện chế độ trực tiếp của nhân dân
4.Về thẩm quyền:
Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thì cơ quan đó phải có quyền lực cần thiết để hiện thực hóa ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn to lớn để thiết lập trật tự chính trị, pháp lí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cuả đất nước. Quốc hội là cơ quan cao nhất có thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, những vấn đề trọng đại của đất nước. Các quyết định của Quốc hội bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và tất cả đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích dân tộc.
5.Về trách nhiệm:
Quốc hội chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi hành động của mình. Quốc hội chịu sư giám sát của nhân dân, cư tri có quyền bãi nhiệm các đại biểu khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
II.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất ở nước ta
Theo Hiến pháp năm 1992 Điều 83 thì Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước ta, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của đất nước,không có một cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước ta lại có được thẩm quyền cao như Quốc hội.Mọi cơ quan Nhà nước đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc Quốc hội.Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyến ban hành các quy phạm pháp luật làm chuẩn mực cho mọi hoạt động của xã hội, từ cao nhất ở Trung ương đến các công dân bình thường nhất ở mọi miền xa xôi, hẻo lánh của đất nước đều phải chấp hành các quy định được Quốc hội thông qua.
Quyền lực của Quốc hội được cụ thể hóa trong nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội cụ thể là:
1.Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp, thông qua luật và thay đổi đạo luật hay nói cách khác Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất cí hiệu lực pháp lí tối cao quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, cơ sở xã hội của Nhà nước, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, quyền hạn, trách nhiệm, cách thức hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Tiếp theo là các đạo luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội quan trọng và để cụ thể hóa các chế định trong Hiến pháp.
Trong khi đó quyền làm luật và làm Hiến pháp là nhiệm vụ quan trọng nhất của Quốc hội, việc thông qua Hiến pháp không thể thuộc thẩm quền của một cơ quan nào khác trong bọ máy Nhà nước ngoài Quốc hội, và những đạo luật cũng phải do Quốc hội thông qua.Quốc hội giữ quyền làm Hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật.
Quốc hội có thẩm quyền ban hành mọi đạo luật trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật.Các cơ quan được Quốc hội giao cho quyền sáng kiến lập pháp thì phải chuẩn bị, xây dựng hoàn chỉnh và trình bày trước Quốc hội dự án đó để Quôc hội xem xét.
Một điểm mới mà Hiến pháp năm 1980 chưa quy định, nhưng đến Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung quyền này nhằm đảm bảo cho hoạt động lập pháp của Quốc hội đạt hiệu quả hơn đó là Quốc hội có quyền quyết định chương trình xây dựng pháp lệnh.
2.Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng thuộc về sinh mệnh của đất nước, quyết định những mục tiêu pháp triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc kế, dân sinh; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn ngân sách Nhà nước, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
Hơn nữa Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước như quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia, quy định về tình trạnh khẩn cấp, quyết định đại xá, quyết định việc trưng cầu ý dân...
Quốc hội còn quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được kí kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3.Quyền lực của Nhà nước thể hiện trong lĩnh vực tổ chức Nhà nước
Quyền lực tối cao của Quốc hội không chỉ được thể hiện ở việc Quốc hội ban hành Hiến pháp, các đạo luật và việc tự mình quyết định những việc quan trọng nhất của đất nước mà còn được thể hiện ở việc Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm ra các cơ quan cao cấp khác của Nhà nước, xây dựng, củng cố và pháp triển bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Quốc hội lựa chọn, quyết định mô hình, nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước tại các lì họp của mình và được thể hiện trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức tòa án nhân dân, Luật tỏ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
Quốc hội còn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dan tối cao, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh…Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, Luật và nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội còn quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác, quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.
4.Quốc hội trong việc giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: Hội đồng nhân dân, viện kiểm sát nhân dân…Nhưng sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất.Quốc hội còn thực hiện việc giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của cá tổ chức xã hội khác và mọi công dân có liên quan
Quốc hội thực hiện quyền giám sát nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất, làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền…
Việc giám sát tối cao này Quốc hội thực hiên bằng cách thông qua việc xem xét các báo cáo hoạt đông của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát hân dân tối cao; thông qua Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và bản thân hoạt động của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là hoạt động chất vấn tại ccas kì của Quốc hội.
Là cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội có thể thực hiện quyến giám sát của mình đối với bất kì một cơ quan Nhà nước nào từ Trung ương tới cơ sở.Tuy nhiên công tác giám sát, kiểm tra thanh tra đã được Quốc hội phân định cho nhiều cơ quan nên Quốc hội quy định cho mình quyền giám sát đối với Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, tòa án nhân dân tối cao và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất cả nước song như vậy thì không phải muốn làm gì thì làm mà Quốc hội cũng đặt ra những quyền hạn mà mình phải thực hiện.Trong Hiến pháp năm 1980, sau khi quy định những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Quốc hội, Hiến pháp còn cho phép Quốc hội có thể điịnh cho mình những quyền hạn và nhiệm vụ khác khi xét thấy cần thiết.Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là không hạn chế. Điều này đã dẫn tới sự tùy tiện, lạm quyền, vi phạm pháp chế. Tuy nhiên điều này trong năm 1992 không còn quy định nữa nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lí cho việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật , tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền.Hiến pháp là do Quốc hội thông qua thể hiện ý chí của toàn dân cho nên khi Hiến pháp được ban hành thì tất cả cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội , tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, mọi công dân và đặc biệt là Quốc hội phải quán triệt và thực hiện, thi hành nghiêm chỉnh.
Cần nhìn nhận trên thực tế hoạt động giám sát của Quốc hội còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao do đó để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, hoạt động giám sát của Quốc hội cần được đặt đúng tầm, tổ chức chu đáo và phải thường xuyên tăng cường thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được mong muốn của nhân dân .
Một trong những đòi hỏi đầu tiên để xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đó là Quốc hội nếu xét thấy cần thết có thêm nhiệm vụ, quyền hạn thi phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp để bổ sung.
III. Phương hướng để Quốc hội củng cố và tang cường vị trí và tính chất của mình.
1.Cần củng cố và tăng cường vị trí, tính chất cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Đại biểu của nhân dân phải do nhân dân bầu ra bằng sự tin tưởng, tín nhiệm của mình vị vậy yêu cầu đổi mới chế độ bầu cử, các nguyên tắc bầu cử là tiến bộ cần được giữ vững và thực hiện có hiệu quả.
Hoạt động của Đại biểu Quốc hội phải gần dân, minh bạch. Đại biểu Quốc hội cần phải chuyên chế và chuyên nghiệp.
Thực thi cơ chế cử tri thực hiện quyền bãi miễn các Đại biểu không thực hiện đúng trách nhiệm, nhiệm vụ mà mình được giao, lơ là trong công việc … không còn được nhân dân tín nhiệm
2.Cần củng cố và tăng cường vị trí, tính chất chức năng cơ quan quyền lực cao nhất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong hoạt động lập hiến và lập pháp của Quốc hội cần phải thể hiện được vị trí, tính chất của mình
Về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội cần phải thực hieẹn một cách hiệu quả hơn,Quốc hội cần có thêm những công cụ mạnh mẽ hơn để thực hiện chức năng này
C.KẾT LUẬN
Trước sự tín nhiệm và tin tưởng của nhân dân Quốc hội sẽ luôn là tốt công tác quản lí đất nước, quản lí xã hội để đưa đất nước ngày càng phát triển, để Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Danh mục tài liệu tham khảo.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an nhân dân Hà Nội.
PGS.TS. Phan Trung Lý, Quốc hội Việt Nam: tổ chức và hoạt động đổi mới.
PTS. Nguyễn Đăng Dung, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nxb lao động.
Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc Hội. Văn phòng Quốc Hội.
PTS. Phạm Ngọc Kỳ.Về quyền giám sát tối cao của Quốc Hội.
PGS.TS. Trần Ngọc Đường. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
MỤC LỤC