Bài tập học kỳ luật An sinh xã hội

Theo giáo trình bảo hiểm của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội thì Bảo hiểm xã hội: “là sự bảo vệ mang tính xã hội đối với người lao động thông qua một quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung, tồn tích dần qua đóng góp của người sử dung lao động, người lao động dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động.” Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì : “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đống vào quỹ bảo hiểm xã hội.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3206 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ luật An sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phân tích sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại 1. Khái niệm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại a) Bảo hiểm xã hội Theo giáo trình bảo hiểm của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội thì Bảo hiểm xã hội: “là sự bảo vệ mang tính xã hội đối với người lao động thông qua một quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung, tồn tích dần qua đóng góp của người sử dung lao động, người lao động dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động.” Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì : “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đống vào quỹ bảo hiểm xã hội. b) Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm thương mại hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm giải thích từ Kinh doanh bảo hiểm như sau: “ Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. 2. Sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại - Luật điều chỉnh Bảo hiểm xã hội được điều chỉnh bởi Luật Bảo hiểm xã hội 2006 Bảo hiểm thương mại được điểm chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 - Phương thức thực hiện Phương thức của bảo hiểm xã hội là phương thức xã hội. Còn bảo hiểm thương mại là phương thức tài chính - Mục tiêu Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm xã hội là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ chứ không nhằm mục tiêu lợi nhuận như các công ty bảo hiểm thương mại. Phần “lãi” do đầu tư tài chính để tồn tích và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng cho chính những người tham gia hoặc người thụ hưởng khác theo quy định pháp luât. Còn đối với các công ty bảo hiểm thương mại, lợi nhuận do nhà tư tài chính quyết định. Có thể người tham gia cũng được “chia lãi” nhưng đó không phải mục tiêu chính mà là biện pháp kinh doanh nhằm thu hút khách hàng. - Đối tượng bảo vệ Đối tượng bảo vệ của bảo hiểm xã hội chính là phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Bảo hiểm thương mại không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người như bảo hiểm xã hội mà còn đảm bảo các rủi ro của các đối tượng khác. Đối tượng của bảo hiểm kinh thương mại gồm có: con người; tài sản; trách nhiệm dân sự. Đó là các đối tượng cụ thể như thân thể hoặc các bộ phận của thân thể, công trình, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm… Nói chung, đối tượng bảo vệ của bảo hiểm thương mại rất đa dạng, phong phú và được cung cấp theo nhu cầu của bên mua bảo hiểm. - Đối tượng tham gia Trong bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm phải là công dân Việt nam và là người lao động hoặc người trong độ tuổi lao động. Trong bảo hiểm thương mại, “người” được bảo hiểm là bất kỳ, được xác định trong một hợp đồng bảo hiểm cụ thể. Đó có thể là một cá nhân có hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể trở thành người được bảo hiểm nếu tổn thất xảy ra đối với họ là sự kiện bảo hiểm đã được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Đối tượng thụ hưởng của bảo hiểm xã hội là người lao động và người thân của họ trong một số trường hợp được pháp luật bảo hiểm xã hội quy định. Trong khi đó, đối tượng thụ hưởng của bảo hiểm kinh doanh không có tính đích danh. - Bản chất Thực chất bảo hiểm xã hội là sự chia sẻ hậu quả của những “rủi ro xã hội”, mang tính tương trợ cộng đồng. Sự chia sẻ này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, bảo hiểm xã hội cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Bảo hiểm xã hội mang cả bản chất kinh tế và bản chất xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ bảo hiểm xã hội nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn để trang trải những rủi ro xảy ra. Sự san sẻ này diễn ra trên phạm vi rộng, toàn quốc. Có thể nói bảo hiểm xã hội là một chính sách thuộc lĩnh vực đảm bảo xã hội của nhà nước. Cũng thực hiện trên nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít” như bảo hiểm xã hội nhưng bảo hiểm thương mại có bản chất là một dịch vụ tài chính xuất phát từ nhu cầu được bảo vệ ngoài sự bảo đảm chung của xã hội. Tính tương trợ cộng đồng chỉ là thứ yếu bên cạnh mục đích chính là kinh doanh có lãi. Việc san sẻ rủi ro của bảo hiểm thương mại chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ hẹp, chỉ diễn ra trong phạm vi cùng một doanh nghiệp bảo hiểm. - Quỹ bảo hiểm Nguồn hình thành và chủ thể quản lý quỹ Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau. Một trong những nguồn cơ bản là đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội (gọi là phí bảo hiểm xã hội) cụ thể gồm: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Ngoài phí bảo hiểm xã hội, một phần quan trọng khác nữa tạo ra quỹ bảo hiểm xã hội là do hoạt động sinh lời của quỹ bảo hiểm xã hội. Một bộ phận khác nữa là khoản nộp phạt của tổ chức và cá nhân vi phạm luật lệ về bảo hiểm xã hội. Sự an toàn về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội được nhà nước đảm bảo. Nói cách khác, quỹ bảo hiểm xã hội được bảo toàn về giá trị và không có rủi ro về tài chính. Quỹ bảo hiểm thương mại được tạo lập vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, phí bảo hiểm thu được từ người tham gia bảo hiểm và lãi thu được trong các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì thế đây là quỹ tài chính độc lập của từng doanh nghiệp, do doanh nghiệp đó độc lập quản lý và sử dụng. Do không có sự bảo trợ của nhà nước vì thế phải chấp nhận thiệt hại nếu không may gặp phải rủi ro. Cơ chế quản lỹ quỹ Hiện nay ở nước ta, quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nước bằng cơ chế cân bằng thu chi, được hạch toán độc lập, không vì lợi nhuận. Quỹ bảo hiểm thương mại được quản lý theo cơ chế hạch toán kinh doanh có lãi vì mục tiêu lợi nhuận. - Mức phí bảo hiểm Mức phí bảo hiểm xã hội mà người lao động phải luôn cố định và được pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định cụ thể cho từng trường hợp. Mức phí trong bảo hiểm thương mại do doanh nghiệp bảo hiểm tính toán, xác định dựa trên cơ sở xác suất phát sinh rủi ro, giá trị của đối tượng bảo hiểm, chi phí quản lý. Vì vậy, mức phí trong bảo hiểm thương mại không được xác định cụ thể trước mà hoàn toàn phụ thuộc vào từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể. - Mức tiền bù đắp Trong bảo hiểm xã hội, mức tiền bù đắp (trợ cấp) là cố định theo từng trường hợp đã được pháp luật quy định. Mỗi người lao động đều hưởng mức ngang nhau về mức chi bảo hiểm theo từng chế độ nhất định. Trợ cấp của bảo hiểm xã hội đa dạng về chế độ, có tính chất ổn định và lâu dài Trong khi đó, mức tiền bù đắp của bảo hiểm thương mại không mang tính cố định mà phụ thuộc vào từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể và được xác định trên cơ sở dựa vào giá trị bảo hiểm, tổn thất thực tế và mức độ thiệt hại, mức phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm đã mua. Tiền bù đắp của bảo hiểm thương mại được chi trả một lần theo hợp đồng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. - Người thực hiện việc chi trả bảo hiểm Cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chi trả bảo hiểm xã hội là các cơ quan nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và tương đương; Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện và tương đương. Các cơ quan này có thể trực tiếp thực hiện việc chi trả các chế độ bảo hiểm hoặc thông qua hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động. Người thực hiện việc chi trả bảo hiểm thương mại là doanh nghiệp đã nhận bảo hiểm. Đó là các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được phép hoạt động về kinh doanh bảo hiểm bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. - Thời hạn của bảo hiểm Thời hạn của bảo hiểm xã hội được tính từ khi người lao động đóng phí bảo hiểm lần đầu và tồn tại trong suốt cuộc đời, trừ những trường hợp mà pháp luật có quy định khác. Bảo hiểm thương mại vốn là một quan hệ phát sinh từ một hợp đồng nên thời hạn bảo hiểm dài hay ngắn đều phụ thuộc vào từng hợp đồng cụ thể. Khi hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực thì bảo hiểm cũng đương nhiên hết thời hạn - Hình thức bảo hiểm Cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại đều có hai hình thức là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Đối với bảo hiểm xã hội thì hình thức bảo hiểm bắt buộc là chủ yếu và cơ bản. Hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện là bước đệm để tiến tới áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngược lại, bảo hiểm thương mại có hình thức chủ yếu là bảo hiểm tự nguyện dựa trên hợp đồng bảo hiểm. Hình thức bảo hiểm bắt buộc cũng có nhưng rất ít, cụ thể là trường hợp pháp luật quy định người điều khiển phương tiện hoặc chủ xe cơ giới phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới. - Cách thức giải quyết tranh chấp Khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm giải quyết theo con đường khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại. Trường hợp người có hành vi, quyết định về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án. Bảo hiểm thương mại có bản chất là một quan hệ dân sự. Vì thế, khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. II. Giải quyết bài tập tình huống Chị A là vợ liệt sỹ. Chị A làm việc tại nhà máy pin Văn Điển từ năm 1991. Tháng 7/2008 chị bị nhiễm độc chì phải nằm viện điều chị mất 2 tháng và được kết luận suy giảm 30% khả năng lao động. Tháng 12/2010 chị bị bệnh lao phải vào viện điều trị mất 3 tháng. Bảo hiểm y tế bệnh viện từ chối thanh toán chi phí y tế vì cho rằng quỹ bảo hiểm y tế không chi trả chi phí chữa bệnh lao. Lúc này, do sức khỏe yếu, chị làm đơn yêu cầu nhà máy cho về nghỉ hưu mặc dù chị mới có 50 tuổi. 1. Việc BHYT từ chối chi trả các chi phí cho chị A là đúng hay sai? Tại sao? Để xem xét việc bảo hiểm y tế từ chối chi trả các chi phí cho chị A là đúng hay sai, dựa vào các căn cứ sau đây Thứ nhất, theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì chị A thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế theo các quy định của pháp luật bảo hiểm y tế. Thứ hai, người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng các chế độ như: khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng; thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế; sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh; máu, dịch truyền; các thủ thuật, phẫu thuật; chi phí vận chuyển trong trường hợp phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế đối với một số đối tượng là người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người sinh sống hay công tác ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thứ ba, các trường hợp không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế được quy định như sau: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế thì quỹ bảo hiểm y tế và mục II, phần II Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BHYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc thì cơ quan bảo hiểm xã hội không thanh toán chi phí cho thuốc đặc hiệu điều trị các bệnh lao nếu đã được ngân sách nhà nước chi trả thông qua các chương trình y tế quốc gia, các dự án hay nguồn kinh phí khác. Tại nước ta, từ tháng 11 năm 1994, chương trình phòng chống bệnh lao quốc gia ra đời. Chính sách chống bệnh lao quốc gia bao gồm nội dung cung cấp thuốc lao và các phương tiện chẩn đoán một cách thường xuyên. Chính vì thế, cơ quan bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán cho chi phí về thuốc điều trị lao. Với các căn cứ như trên, có thể khẳng định việc bảo hiểm y tế từ chối thanh toán cho chị A với lý do quỹ bảo hiểm y tế không chi trả chi phí chữa bệnh lao là sai. Quỹ bảo hiểm chỉ không chi trả khoản chi phí cho thuốc chữa lao do khoản này đã được Nhà nước trả thông qua chương trình “Phòng chống bệnh lao Quốc gia”. Các khoản chi phí khám chữa bệnh khác, bảo hiểm y tế vẫn phải chi trả bình thường theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế. 2. Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho chị A theo pháp luật hiện hành. 2.1. Chế độ bảo hiểm xã hội Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về đối tượng áp dụng đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: “1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;...”. Theo đề bài, chị A làm việc tại nhà máy pin Văn Điển từ năm 1991. Đối chiếu với Luật Bảo hiểm xã hội thì chị A là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Để biết được chị A sẽ được được hưởng những chế độ nào, chúng ta sẽ cùng xem xét. Chế độ ốm đau - Điều kiện được hưởng: Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi: bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế; trừ trường hợp ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe hoặc do say rượu, sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện khác. Theo đề bài, chị A bị bệnh lao và phải vào viện điều trị mất 3 tháng. Như vậy, chị A sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau. - Thời gian hưởng chế độ Bệnh lao có tên trong trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. Vì thế, chị A được nghỉ tối đa 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần. Theo đề bài, chị điều trị bệnh lao mất 3 tháng kể từ tháng 12/2010. Trường hợp của chị A rơi vào điểm a khoản 2 Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội. - Mức trợ cấp hưởng: Thời gian điều trị của chị A nằm trong 2 năm: Năm 2010 (tháng12): 31 ngày Năm 2011 (tháng 1, tháng2): 59 ngày Theo khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, chị A được hưởng mức trợ cấp chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Cụ thể, chị được hưởng trợ cấp bằng 75% tiền lương, tiền công của tháng 11/2010. - Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau Theo quy định người lao động chỉ được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định (Điều 23); hết thời gian nghỉ theo chế độ thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu. Như vậy, đối với những người lao động nghỉ ốm đau nhưng chưa hưởng hết số ngày nghỉ tối đa theo luật định thì không được hưởng chế độ dưỡng sức. Trong bài tập trên, do ch A chưa nghỉ hết thời gian tối đa, vì vậy chị không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau. Chế độ bệnh nghề nghiệp - Điều kiện hưởng chế độ Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: Điều kiện thứ nhất: bị bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Điều kiện thứ hai là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Chị A làm việc tại nhà máy pin Văn Điển, bị nhiễm độc chì vào tháng 7/2008 phải nằm viện điều trị mất 2 tháng và được kết luận suy giảm 30% khả năng lao động. Bệnh nhiễm độc chì có tên trong mục II của Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội. Như vậy, trường hợp của chị A có đủ cả hai điều kiện theo luật định. Vì thế, chị A được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp - Thời điểm hưởng trợ cấp: Chị A được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp tính từ tháng điều trị xong, ra viện, tức là tháng 9/2008 - Mức trợ cấp: Chị A được kết luận suy giảm 30% khả năng lao động. Theo Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội, chị được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ = Mức trợ cấp tính theo mức + Mức trợ cấp tính theo cấp một lần suy giảm khả năng lao động số năm đóng BHXH Thứ nhất: Chế độ trợ cấp được xác định tùy thuộc mức độ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp được tính: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. Số tiền cụ thể như sau (tính theo thời điểm tháng 9/2008) 5% đầu tiên = 5 tháng tiền lương tối thiểu 25% còn lại x 0,5 tháng tièn lương tối thiểu = 12. 5 tháng tiền lương tối thiểu Tổng cộng, chị A được hưởng 17,5 tháng tiền lương tối thiểu. Số tiền là: 17,5 x 540.000 = 9.450.000 đồng Thứ hai: Chế độ trợ cấp theo năm đóng bảo hiểm Do đề bài không nói rõ số năm tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu nên mặc nhiên coi như chị A bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ khi làm việc tại nhà máy pin Văn Điển năm 1991 và trong năm 1991 chị đã đóng bảo hiểm trên 6 tháng. Vậy tính đến thời điểm bị nhiễm độc chì là tháng 7/2008, chị đã tham gia bảo hiểm xã hội được 18 năm. Theo quy định, từ một năm trở xuống thì tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Vậy khoản trợ cấp này của chị A được tính như sau: - Năm đầu đóng bảo hiểm = 0,5 tháng tiền lương liền kề - 17 năm còn lại x 0,3 = 5,1 tháng tiền lương liền kề - Tổng cộng = 5,6 tháng tiền lương của tháng 6/2008 Tổng cộng, mức trợ cấp một lần chế độ bệnh nghề nghiệp chị A được hưởng là: 9.450.000 đồng + 5,6 tháng tiền lương của tháng 6/2008 Chế độ hưu trí Điều kiện quan trọng, cần thiết để một người được hưởng chế độ này hưu trí là tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, điều kiện để hưởng chế độ hưu trí là: + Có 20 năm tham gia đóng bảo hiểm; Nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi. + Có 20 năm tham gia bảo hiểm; nam từ đủ 55 đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 đến đủ 55 tuổi; trong 20 năm đóng góp có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên. Quay trở lại đề bài, tháng 12/2010 chị A nhập viện điều trị bệnh lao mất 3 tháng. Sau đó, chị làm đơn yêu cầu nhà máy cho về nghỉ hưu mặc dù mới có 50 tuổi. Tính từ năm 1991 đến tháng 12/2010, chị A được 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Do đề bài không nói cụ thể công việc của chị A tại nhà máy nên ta sẽ có 2 trường hợp: Trường hợp chị A làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được quy định trong Danh mục: chị A có đủ các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Mức hưởng hàng tháng của chị A sẽ được tính như sau: - 1
Luận văn liên quan