Anh H gia nhập HTX thủ công mĩ nghệ X từ năm 2005. Do có chuyên môn về kế toán nên anh được ban chủ nhiện HTX cử làm kế toán trưởng. Tháng 8 năm 2008, ban chủ nhiệm HTX không cho anh H làm kế toán HTX nữa vì cho rằng anh có biểu hiện của việc tham ô. Anh đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án về việc HTX đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh trái pháp luật đông thời yêu cầu HTX phải để anh tiếp tục làm kế toán. Tòa án không thụ lý vì cho rằng quan hệ giữa anh H và HTX là quan hệ lao động hỏi :
a) Quan hệ giữa anh H và HTX có phải là quan hệ lao động hay không? Tại sao?
b) Theo anh chị quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác nhau cơ bản ở những điểm gì?
3 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập luật lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh H gia nhập HTX thủ công mĩ nghệ X từ năm 2005. Do có chuyên môn về kế toán nên anh được ban chủ nhiện HTX cử làm kế toán trưởng. Tháng 8 năm 2008, ban chủ nhiệm HTX không cho anh H làm kế toán HTX nữa vì cho rằng anh có biểu hiện của việc tham ô. Anh đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án về việc HTX đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh trái pháp luật đông thời yêu cầu HTX phải để anh tiếp tục làm kế toán. Tòa án không thụ lý vì cho rằng quan hệ giữa anh H và HTX là quan hệ lao động hỏi :
Quan hệ giữa anh H và HTX có phải là quan hệ lao động hay không? Tại sao?
Theo anh chị quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác nhau cơ bản ở những điểm gì?
BÀI LÀM
A) mối quan hệ giữa anh H và HTX không phải là mối quạn hệ lao động bởi những lí do sau:
Thứ nhất, về mối quan hệ lao động: thì NLĐ bao giờ cũng bị phụ thuộc vào NSDLĐ. Vì trong quá trình sản xuất, NSDLĐ là người sở hữu tài sản trong lao động hay là người đứng ở vị trí thay mặt chủ sở hữu nên họ có quyền sở hữu tài sản, tổ chức, quản lí và NLĐ phải tuân thủ như :có quyền qui định qui chế phân phối đơn vị,có quyền quyết định các mức lương theo từng vị trí công việc, có quyền và nghĩa vụ trả lương thoe từng vị trí công việc, có quyền và nghĩa vụ trả lương cho NLĐ từ khối tài sản của mình đang sở hữu hoặc đang quản lí…
Anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ, là thành viên của HTX nên theo qui định của Luật HTX ta có khái niêm HTX “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…” và theo Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã “. Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành Ðiều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã;
-Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Ðiều lệ hợp tác xã;
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập. Ta thấy được mối quan hệ giữa anh H với các xã viên khác trong HTX là mối quan hệ bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình tổ chức, hoạt động và phân phối sản phẩm. Do đó, quan hệ giữa anh H và các thành viên khác trong HTX là mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và tự chủ với nhau trong khuôn khổ qui định của các điều lệ nội bộ của HTX mà anh H gia nhập.
Thứ hai, xét về mặt chủ thể ta thấy:
Mối quan hệ giữa anh H và HTX không phải là mối quan hệ lao động thuần túy, bình thường. Anh H gia nhập và trở thành thành viên của HTX nên lúc này xét về mặt địa vị pháp lí thì anh vừa được coi là NLĐ, lại vừa là đồng sở hữu tài sản , vừa là thành viên của cơ quan quản lí cao nhất…và mối quan hệ này được xem là mối quan hệ nội bộ của các thành viên trong một tổ chức-đó là HTX với nhau, là thể tổng hợp không tách rời giữa các nội dung sở hữu, quản lí, lao động, phân phối sản phẩm. Ở đây, HTX có sử dụng sức lao động của các xã viên nhưng về thực chất thì đây là hình thức hợp tác với nhau để sử dụng sức lao động của mình một cách hiệu quả chứ không có việc chủ thể sử dung sức lao động của chủ thể khác để thực hiện nhu cầu công việc của mình nên quan hệ này phải là do Luật HTX và các điều lệ nội bộ của HTX quy định để điều chỉnh chứ không do Luật lao động điều chỉnh
Thứ ba, về mặt hình thức thiết lập hợp đồng lao động.
Mối quan hệ giữa NLĐ với NSDLĐ phát sinh trên cơ sở HĐLĐ “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Anh H gia nhập HTX chỉ thông qua đơn xin gia nhập và đã được HTX đồng ý cho gia nhập mà không có kí hợp đồng lao động.
Từ những lí do trên ta có thể đưa ra kết luận rằng quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động do Luật lao động điều chỉnh.
Sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX ở những điểm chủ yếu sau:
Quan hê
Tiêu chí
Quan hệ lao động
Quan hệ xã viên với HTX
Chủ thể quan hệ
Người lao động
Người sử dụng lao động
Hợp tác xã
Xã viên không được hưởng lương từ HTX
Tính chất của hoạt động lao động của NLĐ
- Có sức lao động
- Bán sức lao động cho NSDLD để hưởng tiền công
-Vừa là người lao động
- vừa đồng thời là người sở hữu tải sản, tư liệu sản xuất
- Vừa là người quản lí
Đặc điểm
Người LĐ bị phụ thuộc vào NSDLĐ
Quan hệ giữa các xã viên là bình đẳng với nhau.
Hình thức xác lập
Thông qua giao kết Hợp đồng lao động
Đơn gia nhập HTX và việc kết nạp thành viên
Nội dung qui định quyền và nghĩa vụ của chủ thể
-Nhà nước qui đinh khung pháp lí
- Các bên thỏa thuận dựa trên khung pháp lí đó
Do nội bộ HTX qui định dựa trên những định hướng, hướng dẫn của của nhà nước
Giải quyết tranh chấp
Theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Tập thể lao động được đình công (trừ một số DN theo qui định PL
Theo thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh
Không đặt ra vấn đề đình công.