. Viện kiểm sát không có quyền truy tố bị can đã được Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra.
Khẳng định trên là sai.
Khoản 4 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này”.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là chức năng hiến định của Viện kiểm sát. Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng ghi nhận chức năng này của Viện kiểm sát. Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát trực tiếp giám sát mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong quá trình tố tụng được tiến hành nghiêm chỉnh thống nhất. Do vậy, để thực hiện tốt chức năng của mình, Viện kiểm sát cũng sẽ kiểm tra cả quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra trong trường hợp phải đình chỉ điều tra. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Qua đó ta thấy trong trường hợp này Viện kiểm sát không chỉ thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự mà còn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Như vậy, trong thời hạn luật định, Viện kiểm sát có quyền truy tố bị can đã được Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra nếu thấy đủ căn cứ để truy tố.
Có thể nói với quy định này của Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt là việc có thể hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, ra quyết định truy tố nếu thấy có đủ căn cứ để truy tố đã đảm bảo cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng của mình, sửa chữa sai lầm của giai đoạn điều tra, kịp thời xử lý hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
b. Trong mọi trường hợp, Hội đồng xét xử sơ thẩm vẫn tiến hành xét xử nếu người bào chữa cho bị cáo vắng mặt và đã gửi trước bản bào chữa cho Tòa án.
4 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4012 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Luật Tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Viện kiểm sát không có quyền truy tố bị can đã được Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra.
Khẳng định trên là sai.
Khoản 4 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này”.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là chức năng hiến định của Viện kiểm sát. Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng ghi nhận chức năng này của Viện kiểm sát. Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát trực tiếp giám sát mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong quá trình tố tụng được tiến hành nghiêm chỉnh thống nhất. Do vậy, để thực hiện tốt chức năng của mình, Viện kiểm sát cũng sẽ kiểm tra cả quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra trong trường hợp phải đình chỉ điều tra. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Qua đó ta thấy trong trường hợp này Viện kiểm sát không chỉ thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự mà còn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Như vậy, trong thời hạn luật định, Viện kiểm sát có quyền truy tố bị can đã được Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra nếu thấy đủ căn cứ để truy tố.
Có thể nói với quy định này của Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt là việc có thể hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, ra quyết định truy tố nếu thấy có đủ căn cứ để truy tố đã đảm bảo cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng của mình, sửa chữa sai lầm của giai đoạn điều tra, kịp thời xử lý hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
b. Trong mọi trường hợp, Hội đồng xét xử sơ thẩm vẫn tiến hành xét xử nếu người bào chữa cho bị cáo vắng mặt và đã gửi trước bản bào chữa cho Tòa án.
Khẳng định trên là sai.
Để chứng minh khẳng định trên là sai, ta cần chỉ ra được trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm hoãn việc tiến hành xét xử nếu người bào chữa cho bị cáo vắng mặt dù đã gửi trước bản bào chữa cho Tòa án.
Người bào chữa là người được các cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận, tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Điều 190 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn phải mở phiên tòa xét xử.
Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”.
Người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự là những người do Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử ra hoặc do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử ra trong trường hợp bị can, bị cáo, hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa mà bị can, bị cáo lại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, hoặc bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Như vậy, trong những trường hợp mà bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bào chữa của họ phải có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, không thể vắng mặt. Nếu người bào chữa trong trường hợp đó vắng mặt, dù đã gửi trước bản bào chữa cho Tòa án thì Tòa án cũng không tiếp tục tiến hành xét xử mà phải hoãn phiên tòa.
Sở dĩ người bào chữa phải có mặt trong phiên tòa xét xử sơ thẩm bị can, bị cáo trong các trường hợp đó vì đó là những trường hợp đặc biệt, người bào chữa bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa sơ thẩm để đảm bảo tốt nhất quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Với kinh nghiệm nghề nghiệp và sự hiểu biết của mình, người bào chữa có thể đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của bị can, bị cáo, góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án được đúng đắn, không để bị can, bị cáo bị buộc tội oan sai, giúp cơ quan tố tụng xử lý vụ án đúng người, đúng tội , đúng pháp luật.
Vậy, khẳng định trong mọi trường hợp, Hội đồng xét xử sơ thẩm vẫn tiến hành xét xử nếu người bào chữa cho bị cáo vắng mặt và đã gửi trước bản bào chữa cho Tòa án là sai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2006;
2. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001;
3. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003;
4. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999;
5. Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.