Nhu cầu đời sống con người càng ngày càng cao, nền kinh tế và khoa học càng ngày càng phát triển. Đứng trước sự thay đổi hằng ngày và sự cạnh tranh khốc liệt đĩ nguồn nhân lực đã thực sự trở thành tài sản cực kỳ quý giá của các doanh nghiệp.
Nền kinh tế đang hồi phục trên phạm vi toàn cầu. Nhưng để phát triển theo dự báo phải mất hai, ba năm nữa. Trong thời gian này, những doanh nghiệp hàng đầu thường tập trung chi phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài, chuẩn bị cho công cuộc cạnh tranh sau suy thóai. Các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả nhân tố con người. Chi tiền hay không chi tiền đó luôn là câu hỏi đối với các doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ suy thoái. Khi làm gì con người cũng đóng vai trò chủ đạo, con người tận dụng khả năng và óc sáng tạo của mình để tạo ra những gì mà mình mong muốn. Do đó, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nhà quản trị là làm sao để khuyến khích được người lao động đem hết tài năng và trí tuệ của mình ra để phục vụ cho doanh nghiệp.
Còn đối với người lao động nguồn tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đối với mỗi doanh nghiệp tài chính ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của công ty trên thị trường, tài chính giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp cơ sở cho việc tạo ra các quyết định tài chính hợp lý. Một doanh nghiệp không thể lúc nào cũng có thể tạo ra cùng một loại sản phẩm với cùng những con người cũ trong khi thị trường có những thay đổi lớn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM – XD Phương Đông em đã đi sâu vào nghiên cứu và chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông” làm đề tài thực tập của mình, với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương sau:
Lời mở đầu
Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNNHH TM – XD Phương Đông.
65 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5065 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập môn tài chính tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu đời sống con người càng ngày càng cao, nền kinh tế và khoa học càng ngày càng phát triển. Đứng trước sự thay đổi hằng ngày và sự cạnh tranh khốc liệt đĩ nguồn nhân lực đã thực sự trở thành tài sản cực kỳ quý giá của các doanh nghiệp.
Nền kinh tế đang hồi phục trên phạm vi toàn cầu. Nhưng để phát triển theo dự báo phải mất hai, ba năm nữa. Trong thời gian này, những doanh nghiệp hàng đầu thường tập trung chi phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài, chuẩn bị cho công cuộc cạnh tranh sau suy thóai. Các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả nhân tố con người. Chi tiền hay không chi tiền đó luôn là câu hỏi đối với các doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ suy thoái. Khi làm gì con người cũng đóng vai trò chủ đạo, con người tận dụng khả năng và óc sáng tạo của mình để tạo ra những gì mà mình mong muốn. Do đó, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nhà quản trị là làm sao để khuyến khích được người lao động đem hết tài năng và trí tuệ của mình ra để phục vụ cho doanh nghiệp.
Còn đối với người lao động nguồn tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đối với mỗi doanh nghiệp tài chính ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của công ty trên thị trường, tài chính giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp cơ sở cho việc tạo ra các quyết định tài chính hợp lý. Một doanh nghiệp không thể lúc nào cũng có thể tạo ra cùng một loại sản phẩm với cùng những con người cũ trong khi thị trường có những thay đổi lớn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM – XD Phương Đông em đã đi sâu vào nghiên cứu và chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông” làm đề tài thực tập của mình, với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương sau:
Lời mở đầu
Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNNHH TM – XD Phương Đông.
Kết luận
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán, phòng kinh doanh, đặc biệt là ông Nguyễn Gia Đăng Thục đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc thực tế và sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Nhân giúp em hoàn thành chuyên đề của mình. Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết của em còn nhiều sải sót em mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của mình hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TM – XD PHƯƠNG ĐÔNG
Khái niệm về phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ, tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán trong tương lai. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm tận dụng các điểm mạnh khắc phục các điểm yếu, đưa ra những nhận xét và biện pháp cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai.
1.2 Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính
1.2.1 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thờ iđánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau:
Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng, khả năng tiềm tàng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Giúp nhà doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cấp trên thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ chính xác các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính.
Là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định đúng đắn trong quản lý đặc biệt là chức năng kiểm tra, đánh giá, điều hành của hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu đề ra.
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
1.2.2 Mục đích của phân tích tình hình tài chính
Chúng ta biết rằng các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn chuyên dùng khác để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ thực dụng tài chính.Từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp, mục đích của phân tích là nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả thực hiện các biện pháp tài chính đã đặt ra, xác định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp cần khai thác, xác định những điểm hạn chế, cần khắc phục, cần hoàn thiện, từ đó giúp các nhà quản trị điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cho những năn tới cũng như tổ chức huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư, có chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả nhất.
Đối với nhà đầu tư cần phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Mình dự định đầu tư để tính toán mức lợi nhuận hay những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
1.3 Tài liệu và phương pháp phân tích
1.3.1 Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tình hình tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tôn trọng 3 nguyên tắc sau:
Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, gốc so sánh có thể là:
Tỉ liệu năm trước ( kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong ngành.
Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc (gốc so sánh) được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được.
Điều kiện so sánh được:
Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau.
Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán.
Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
Kỹ thuật so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối
Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế, là căn cứ để tính các số khác.Y1: trị số phân tíchY0: trị số gốc
Y : trị số so sánh
Y=Y1– Y0
So sánh bằng số tương đối: là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tuỳ thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp.
Số tương đối kế hoạch: phản ánh bằng tỷ lệ %, là chỉ tiêu mức độ mà xí nghiệp phải thực hiện.
Chỉ tiêu thực hiện
=
100%
Chỉ tiêu kế hoạch
Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch: Có hai cách tính: Tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch, được xác định bằng:
Tính theo hệ số tính chuyển:
Số tăng (+), giảm (-) tương đối = chỉ tiêu thực tế - (chỉ tiêu kế hoạch x hệ số tính chuyển).
Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Có thể chọn số liệu ở thời gian nào đó làm gốc, lấy số liệu của thời gian sau đó so với thời gốc.
Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng số.
Số tương đối hiệu suất: là kết quả so sánh giữa hai tổng thể khác nhau nhằm đánh giá tổng quát chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Số tương đối hiệu suất
=
Tổng thế chất lượng
Tổng thể số lượng
So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể hiện có cùng tính chất, qua so sánh số bình quân, đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí giữa các doanh nghiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tính chặt chẽ của số bình quân.
So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thểở mỗi bảng báo cáo.
So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.
1.3.2 Tài liệu phân tích
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH TM – XD Phương Đông.
Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần chính:
Phần 1: Lãi, lỗ. Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doannh nghiệp, khả năng thanh toán và dự đoán luồng tiền tiếp theo.
1.4 Đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích chung tình hình tài chính của DN nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của DN cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai. Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh, so sánh mức biến động mỗi khoản mục cũng như mức thay đổi tỷ trọng mỗi khoản mục giữa các kỳ khác nhau ở cả hai bên của bảng cân đối kế toán.
Trong quá trình đọc bảng cân đối kế toán cần lưu ý sự thay đổi của từng khoản
mục (tăng hay giảm) và ý nghĩa khác nhau theo từng nội dung kinh tế của từng khoản mục. Từ đó xác định được những biến động tích cực hay tiêu cực của khoản mục, tính phù hợp với nội dung kinh tế của nó.
Khi so sánh mức thay đổi của mỗi khoản mục bên tài sản hoặc nguồn vốn bằng so sánh số chênh lệch tuyệt đối và số tỷ lệ (tương đối) ta có thể thấy được cơ cấu và những sự thay đổi nổi bật của từng khoản mục. Sự thay đổi lớn của một khoản mục nào đó (tăng hay giảm) so với mức thay đổi chung của các khoản mục khác luôn luôn được quan tâm. Khi so sánh mức thay đổi theo hàng ngang, chỉ số được quan tâm là mức thay đổi tổng tài sản (hoặc tổng nguồn vốn), cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh về sự thay đổi kết cấu và nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong số các chỉ số này đáng chú ý các mối quan hệ sau:
Tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.
Sự tăng hay giảm tỷ trọng này phản ánh sự tăng hay giảm tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp, sự phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp vào các khách hàng càng lớn.
Về nguyên tắc sự gia tăng tỷ trọng này so với lúc đầu (mới bắt đầu hoạt động) mới là bình thường. Tăng nguồn vốn sở hữu cũng như tỷ trọng của nó phụ thuộc vào lượng vốn góp nhờ liên doanh liên kết và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cũng như chính sách phân chia lợi nhuận.
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung hạn và dài hạn.
Tỷ trọng này càng lớn, phản ánh sự ổn định tài chính trong niên khóa tài chính và tương lai gần.
Tỷ trọng các khoản phải thu và phải trả.
1.5 Bản chất, chức năng và vai trò tài chính doanh nghiệp
Hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều nguồn tài chính khác nhau: Tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính trung gian, tài chính của các tổ chức xã hội, tài chính của các hộ gia đình và dân cư….
1.5.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động.
Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa vì vậy các yếu tố trên đều được biểu hiện bằng tiền. Số tiền ứng trước để mua sắm các yếu tố trên gọi là vốn kinh doanh.
Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có thể là sự chuyển dịch của giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc sự chuyển dịch trong cùng một chủ thể. Sự thay đổi hình thái biểu hiện của giá trị trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện theo sơ đồ:
TLLĐ
T - H ĐTLĐ - SX - H’ - T’ …
SLĐ
Như vậy sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừng phát triển.
Mặc khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ sản xuất mà sự vận động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp lên quan đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng). Nhờ sự vận động của tiền tệ đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới hình thức thái giá trị phát sinh ở các khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Những quan hệ kinh tế đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khác nhau, song chúng đều có những đặc trưng giống nhau mang bản chất của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp hệ thống các quá trình kinh tế. biểu hiện dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình tành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của xã hội. Hay, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
1.5.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Tổ chức huy động chu chuyển vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, định mức tiêu chuẩn để xác định nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn. Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn. Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất hoặc mở rộng tiềm kiếm thị trường để đầu tư hiệu quả. Lựa chọn nguồn vốn và phân phối sử dụng vốn hợp lý để sao cho với số vốn ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.
Chức năng của tài chính là sự cụ thể hóa bản chất của tài chính, nó mở ra nội dung của tài chính và vạch rõ tác dụng xã hội của tài chính. Chức năng của tài chính là khả năng bên trong, biểu lộ tác dụng xã hội của nó và tác dụng đó chỉ có thể có được với sự tham gia nhất thiết của con người. Tài chính vốn có hai chức năng cơ bản là: Chức năng phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới dạng hình thái tiền tệ và chức năng giám đốc bằng tiền đối với toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội (gọi tắt là chức năng giám đốc).
1.5.2.1 Chức năng phân phối
Phân phối của cải xã hội, trải qua quá trình phân phối lần đầu và nhiều lần phân phối lại.
Phân phối lần đầu là: Phân phối tiến hành trong lĩnh vực sản xuất vật chất, hình thành nên quỹ bủ đắp tư liệu sản xuất, những khoản thu nhập ban đầu cho người lao động và thu nhập thuần túy của xã hội (thu nhập thuần túy của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, dân cư và thu nhập thuần túy tập trung của Nhà nước). Trong các tổ chức kinh tế, sản phẩm làm ra sau khi tiêu thụ và thu được tiền, được tiến hành phân phối. Một phần được sử dụng để bù đắp vốn cố định và vốn lưu động đã tiêu hao. Một phần trả lương cho người lao dộng. Một phần nộp quỹ bảo hiểm xã hội. Phần còn lại để hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và phân chia lợi tức cho người góp vốn.
Phân phối lần đầu, mới chỉ tạo ra những khoản thu nhập cơ bản, chưa thể đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, phải trải qua quá trình phân phối lại.
Phân phối lại thu nhập là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản hình thành qua phân phối lần đầu, để đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng của xã hội (các ngành không sản xuất: Quân đội, Giáo dục, Y tế…).
Mục đích của phân phối lại là: Bổ sung thêm vào Ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho toàn xã hội. Tạo ra nguồn thu nhập cho các lĩnh vực không sản xuất vật chất và những người làm việc trong các lĩnh vực đó. Điều hòa thu nhập giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư. Điều tiết các hoạt động kinh tế trên phạm vi vĩ mô.
Phân phối lại được tiến hành thông qua ba biện pháp: Biện pháp tài chính – tín dụng. Biện pháp giá cả và hoạt động phục vụ. Trong đó, biện pháp tài chính – tín dụng giữa vai trò trung tâm.
1.5.2.2 Chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính là: Chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồnmg tiền được thực hiện đối với quá trình phân phối của cải xã hội thành các quỹ tiền tệ được thực hiện đối với quá trình phân phối của cải xã hội thành các quỹ tiền tệ và sử dụng chúng theo các mục đích đã định. Như vậy, đối tượng giám đốc của tài chính là quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thái tiền tệ - quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung theo các mục tiêu đã định. Cùng với việc xác dịnh đối tượng cần thiết phải chỉ ra những đặc điểm của giám đốc tài chính:
Thứ nhất: Giám đốc của tài chính là: Sự giám đốc