Bài tập Nghiên cứu lịch sử Việt Nam

Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn tự hào có một nền văn hiến lâu đời với hơn 4000 nghìn năm lịch sử hào hùng. Có được những trang sử hào hùng ấy là nhờ công lao của biết bao thế hệ cha ông, tổ tiên và các bậc tiền nhân hào kiệt đã nối tiếp nhau thêu dệt nên. Đặc biệt phải kể đến những trang sử vẻ vang của buổi đầu dựng nước khi khai thiên lập địa,đánh dấu sự khởi đầu của đất nước ta, làm nên bước ngoặt cho lịch sử dân tộc Việt. Đó là trang sử về Lạc Long Quân và Âu Cơ – về tổ tiên con dân nước Việt, về nguồn cội dòng giống dân tộc Việt và sự hình thành nhà nước đầu tiên của chúng ta. Tác phẩm nghiên cứu lịch sử mang tên “Lạc long Quân và Âu Cơ” hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn nguồn cảm hứng, cái nhìn toàn diện, những khám phá mới mẻ, hoài niệm thú vị về đề tài Lạc long Quân và Âu Cơ . Tác phẩm gồm 5 phần xuyên suốt và thống nhất theo một chủ đề. • Phần I: Lạc Long Quân và Âu Cơ. • Phần II: Ý nghĩa và giá trị. • Phần III: Chuyện bên lề. • Phần IV: Con Rồng Cháu Tiên. • Phần V: Khám phá hình ảnh.

doc349 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập Nghiên cứu lịch sử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Du Lịch  BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Tùng Thực hiện: Lớp A3K18 Năm 2010 MỤC LỤC ĐỀ TÀI: LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ 6 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Ánh ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY 10 Người thực hiện: Đặng Tuấn Anh ĐỀ TÀI: NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN 12 Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Anh ĐỀ TÀI: THÁNH GIÓNG 16 Người thực hiện: Vũ Hồng Anh ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU 19 Người thực hiện: Bùi Thị Kim Anh ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH TRẦU CAU 22 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY 26 Người thực hiện: Đàm Thị Lan Anh ĐỀ TÀI: TRƯNG NỮ VƯƠNG 29 Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân Anh ĐỀ TÀI: BÀ TRIỆU 32 Người thực hiện: Bùi Đức Anh ĐỀ TÀI: LÝ NAM ĐẾ 37 Người thực hiện: Nghiêm Trần Minh Anh ĐỀ TÀI: TRIỆU QUANG PHỤC 41 Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Cẩm Anh ĐỀ TÀI: MAI HẮC ĐẾ 44 Người thực hiện: Phạm Thanh Bình ĐỀ TÀI: NHÀ TRẦN 46 Người thực hiện: Đỗ Hoành Cường ĐỀ TÀI: NHÀ VĂN BĂNG SƠN 49 Người thực hiện: Đoàn Hồng Châu ĐỀ TÀI: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 53 Người thực hiện: Lê Phương Chi ĐỀ TÀI: ĐINH BỘ LĨNH 56 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Chi ĐỀ TÀI: LÊ HOÀN 58 Người thực hiện: Bùi Thị Cúc ĐỀ TÀI: HOÀNG HẬU DƯƠNG VÂN NGA 62 Người thực hiện: Lê Minh Đức ĐỀ TÀI: LÝ CÔNG UẨN 64 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Giang ĐỀ TÀI: LÝ THƯỜNG KIỆT 68 Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Hằng ĐỀ TÀI: Ỷ LAN PHU NHÂN 71 Người thực hiện: Trần Thị Thuý Hằng A (07/09/1992) ĐỀ TÀI: THÁI ÚY TÔ HIẾN THÀNH 74 Người thực hiện: Trần Thị Thuý Hằng (09/08/1991) ĐỀ TÀI: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ 76 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng ĐỀ TÀI: TRẦN THÁI TÔNG (TRẦN CẢNH) 79 Người thực hiện: Vũ Thị Hương ĐỀ TÀI: LÝ CHIÊU HOÀNG 83 Người thực hiện: Bùi Thị Hương ĐỀ TÀI: CAO BÁ QUÁT 86 Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hương ĐỀ TÀI: LÝ QUỐC SƯ 90 Người thực hiện: Phan Thu Hương ĐỀ TÀI: HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẦN 92 Người thực hiện: Nguyễn Thu Hương ĐỀ TÀI: TRẦN QUANG KHẢI 100 Người thực hiện: Trần Thị Minh Hương ĐỀ TÀI: TRẦN QUỐC HOÀN 103 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngân Hà ĐỀ TÀI: VUA TRẦN NHÂN TÔNG 106 Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Hà ĐỀ TÀI: TRẦN KHÁNH DƯ 109 Người thực hiện: Phạm Thị Hải ĐỀ TÀI: PHẠM NGŨ LÃO 112 Người thực hiện: Lê Xuân Hải ĐỀ TÀI: YẾT KIÊU 116 Người thực hiện: Nguyễn Hồng Hạnh ĐỀ TÀI: DÃ TƯỢNG 118 Người thực hiện: Trần Mỹ Hạnh ĐỀ TÀI: TRƯƠNG HÁN SIÊU 121 Người thực hiện: Vũ Thị Hồng ĐỀ TÀI: HÀN THUYÊN 125 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền ĐỀ TÀI: LÊ VĂN THỊNH 129 Người thực hiện: Đào Thu Hiền ĐỀ TÀI : HỒ QUÝ LY 134 Người thực hiện: Trần Đình Hưng ĐỀ TÀI: NGUYỄN PHI KHANH 138 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa ĐỀ TÀI: NGUYỄN TRÃI 142 Người thực hiện: Vũ Thị Hòa ĐỀ TÀI: NGUYỄN THỊ LỘ 144 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Huy ĐỀ TÀI: LÊ LỢI 149 Người thực hiện: Nguyễn Quang Huy ĐỀ TÀI: LÊ LAI 152 Người thực hiện: Nguyễn Khánh Huyền ĐỀ TÀI: ĐINH LIỆT 154 Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Lan ĐỀ TÀI: LÊ THÁNH TÔNG 158 Người thực hiện: Phạm Thị Liên ĐỀ TÀI: LƯƠNG THẾ VINH 161 Người thực hiện: Thân Thị Liên ĐỀ TÀI: CÁC CHÚA TRỊNH 163 Người thực hiện: Trần Thị Phương Linh ĐỀ TÀI: BÙI THỊ XUÂN 168 Người thực hiện: Nông Thị Hương Linh ĐỀ TÀI: ĐOÀN TNCS HCM 172 Người thực hiện: Tô Thanh Loan ĐỀ TÀI: HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM 176 Người thực hiện: Đinh Thị Trà Ly ĐỀ TÀI: TRẦN KHÁT CHÂN 180 Người thực hiện: Nguyễn Văn Mạnh ĐỀ TÀI: TRẦN KHẮC CHUNG 183 Người thực hiện: Bùi Thị Mai ĐỀ TÀI: HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA 185 Thực hiện: Phạm Thị Mai ĐỀ TÀI: TRẦN THỊ DUNG 188 Người thực hiện: Trần Trà Mi ĐỀ TÀI: LÊ PHỤNG HIỂU 191 Người thực hiện: Đỗ Quang Minh ĐỀ TÀI: NGUYỄN CẢNH CHÂN 194 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngân ĐỀ TÀI: TRẦN QUỐC TOẢN 197 Người thực hiện: Lương Quỳnh Nga ĐỀ TÀI: QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ 199 Người thực hiện: Nguyễn Quỳnh Như ĐỀ TÀI: TRẦN BÌNH TRỌNG 203 Người thực hiện: Đào Thị Thanh Nhàn ĐỀ TÀI: NGUYỄN KHOÁI 205 Người thực hiện: Trần Thị Thúy Nhuần ĐỀ TÀI: MẠC ĐĂNG DUNG 210 Người thực hiện: Vũ Thị Nhuần ĐỀ TÀI: CHU VĂN AN 221 Người thực hiện: Trần Thị Tuyết Nhung ĐỀ TÀI: PHẠM SƯ MẠNH 225 Thực hiện: Nguyễn Phương Nhung ĐỀ TÀI: TRẦN XUÂN SOẠN 229 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng ĐỀ TÀI: THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG 232 Người thực hiện: Nguyễn Viết Phong ĐỀ TÀI: TƯỚNG QUÂN CAO LỖ 236 Người thực hiện: Bùi Minh Quân ĐỀ TÀI: VUA GIA LONG 239 Người thực hiện: Đặng Vinh Quang ĐỂ TÀI: VUA MINH MẠNG 243 Người thực hiện: An Như Quỳnh ĐỀ TÀI: VUA TỰ ĐỨC 245 Người thực hiện: Nguyễn Ngân Quỳnh ĐỀ TÀI: NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU 248 Người thực hiện: Mai Anh Tân ĐỀ TÀI: VUA BẢO ĐẠI 251 Người thực hiện: Phan Thị Tươi ĐỀ TÀI: PHẠM QUỲNH 253 Người thực hiện: Khuất Duy Thương ĐỀ TÀI: NGUYỄN TRUNG TRỰC 256 Sinh viên thực hiện: Trần Văn Thành ĐỀ TÀI: CÁC CHÚA NGUYỄN 260 Người thực hiện: Đặng Thị Thu Thảo ĐỀ TÀI: VUA HÀM NGHI 263 Người thực hiện: Vũ Thu Thủy ĐỀ TÀI: TÔN THẤT THUYẾT 266 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy ĐỀ TÀI: PHẠM BÀNH (1827 – 1887) 269 Người thực hiện: Dương Thị Thúy ĐỀ TÀI: ĐINH CÔNG TRÁNG VÀ KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH 273 Thực hiện: Hoàng Hà Thu ĐỀ TÀI: TỐNG DUY TÂN 277 Người thực hiện: Vũ Thị Thu ĐỀ TÀI: PHAN ĐÌNH PHÙNG 281 Sinh viên: Hoàng Thị Thu ĐỂ TÀI: CAO THẮNG 285 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuấn ĐỀ TÀI: HOÀNG HOA THÁM 289 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thuận ĐỀ TÀI: BẠCH THÁI BƯỞI 291 Người thực hiện: Vương Đắc Tùng ĐỀ TÀI: PHAN BỘI CHÂU 295 Người thực hiện: Hà Thị Minh Trang ĐỀ TÀI: PHAN CHU TRINH 299 Người thực hiện: Phùng Thị Kiều Trang ĐỀ TÀI: LƯƠNG VĂN CAN 303 Người thực hiện: Đồng Thị Thu Trang ĐỀ TÀI: LƯƠNG NGỌC QUYẾN 306 Người thực hiện: Đỗ Quỳnh Trang ĐỀ TÀI: MẠC ĐĨNH CHI 310 Người thực hiện: Lê Thị Thu Trang ĐỀ TÀI: VỤ ĐẦU ĐỘC LÍNH PHÁP Ở HÀ NỘI 314 Người thực hiện: Nguyễn Thiên Trang ĐỀ TÀI: PHẠM HỒNG THÁI 317 Người thực hiện: Phạm Thị Kim Tuyển ĐỀ TÀI: ĐỘI CẤN 321 Người thực hiện: Mạc Kim Tuyến ĐỀ TÀI: ĐỐC NGỮ 324 Người thực hiện :Hoàng Anh Văn ĐỀ TÀI: ĐỀ KIỀU 327 Người thực hiện: Vũ Thị Quỳnh Vân ĐỀ TÀI: TRẬN CẦU GIẤY I 331 Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Vân ĐỀ TÀI: TRẬN CẦU GIẤY II 333 Người thực hiện: Trần Thị Cẩm Vân ĐỀ TÀI: HOÀNG CAO KHẢI 336 Người thực hiện: Đặng Quốc Việt ĐỀ TÀI: HOÀNG CAO KHẢI 339 Sinh viên: Nguyễn Thị Yên ĐỀ TÀI: NGUYỄN KHUYẾN 341 Người thực hiện: Nguyễn Hải Yến ĐỀ TÀI: TẢN ĐÀ 344 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến ĐỀ TÀI: LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Ánh Lớp: A3K18 Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn tự hào có một nền văn hiến lâu đời với hơn 4000 nghìn năm lịch sử hào hùng. Có được những trang sử hào hùng ấy là nhờ công lao của biết bao thế hệ cha ông, tổ tiên và các bậc tiền nhân hào kiệt đã nối tiếp nhau thêu dệt nên. Đặc biệt phải kể đến những trang sử vẻ vang của buổi đầu dựng nước khi khai thiên lập địa,đánh dấu sự khởi đầu của đất nước ta, làm nên bước ngoặt cho lịch sử dân tộc Việt. Đó là trang sử về Lạc Long Quân và Âu Cơ – về tổ tiên con dân nước Việt, về nguồn cội dòng giống dân tộc Việt và sự hình thành nhà nước đầu tiên của chúng ta. Tác phẩm nghiên cứu lịch sử mang tên “Lạc long Quân và Âu Cơ” hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn nguồn cảm hứng, cái nhìn toàn diện, những khám phá mới mẻ, hoài niệm thú vị về đề tài Lạc long Quân và Âu Cơ . Tác phẩm gồm 5 phần xuyên suốt và thống nhất theo một chủ đề. Phần I: Lạc Long Quân và Âu Cơ. Phần II: Ý nghĩa và giá trị. Phần III: Chuyện bên lề. Phần IV: Con Rồng Cháu Tiên. Phần V: Khám phá hình ảnh. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khởi đầu bằng một huyền thoại cao đẹp, huyền thoại "Con Rồng Cháu Tiên". Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết duyên thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi. Chàng đã giúp dân trừ được rất nhiều tai ương, hoạn nạn như diệt Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh. Không những thế chàng còn chỉ cho nhân dân biết cách trồng lúa, đánh cá, làm nhà mà làm ăn sinh sống. Chàng được nhân dân khắp mọi nơi yêu quý, khâm phục. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ (con gái Đế Lai-người từ phương Bắc) ở động Lăng Xương (nay là huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) kết duyên thành vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Tục truyền rằng, Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó...” Vì thế, hai vị đã chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền được lâu dài. Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước làm 15 bộ. Nơi vua ở là bộ Văn Lang, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, các quan gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ đạo.Tương truyền đã truyền cho nhau 18 đời vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, trị vì đất nước trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN đến năm 258 TCN), trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ Việt Nam ngày nay. Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên lần đầu tiên được chép trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề Hồng Bàng Thị. Không đơn thuần chỉ phản ánh một nguồn cội con người, một giống nòi dân tộc, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ còn chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa toát lên ở nhiều khía cạnh về đất nước và con người Việt Nam: về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, tâm linh… Câu chuyện thần thoại mà thấm đẫm ý nghĩa, giá trị lịch sử và nhân văn cao cả; ăn sâu vào nếp nghĩ và tâm hồn người Việt. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đánh dấu sự ra đời nhà nước đầu tiên của dân tộc ta, quốc hiệu là Văn Lang, kinh đô đóng ở Phong Châu (Phú Thọ), chia nước làm 15 bộ (bao gồm :Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phú Lộc, Việt Thường, Cửu Đức, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải,Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, nơi vua ở là bộ Văn Lang ) đều là đất thần thuộc của Hùng Vương. Nhà nước Văn Lang từ khi thành lập đã là một nhà nước độc lập, tự chủ, có bờ cõi, lãnh thổ riêng, có tổ chức chính trị riêng, được phân công quản lí rõ ràng , đứng đầu là vua Hùng. Qua câu chuyện, chúng ta có thể thấy sự hình thành nhiều tập tục trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và văn hóa có giá trị sâu sắc còn lưu truyền đến ngày nay như: Làm nhà sàn, trồng lúa nếp, thổi cơm lam, tục vẽ mình, vẽ mắt thuyền khi ra khơi đánh bắt…Nhân dân biết giúp đỡ nhau , dựa vào nhau cùng chung sống. Với sức mạnh phi thường của Lạc Long Quân, chàng đã cứu giúp nhân dân khỏi 3 hoạn lớn. Những địa danh nổi tiếng như: núi Cẩu Đầu Sơn, Cẩu Đầu Thủy, đảo Bạch Long Vĩ đã được hình thành từ việc giết Ngư Tinh. Và đầm Xác Cáo, nay là Tây Hồ có tên nhờ việc diệt Hồ Tinh. Vùng Quỷ Xương Cuồng cũng nhờ dự đánh đuổi Mộc Tinh của chàng. Cộng đồng người Việt đã góp mặt vào cộng đồng nhân loại từ rất lâu đời cách đây hơn 4000 năm, sinh sống và phát triển thành một xã hội to lớn. Con người Việt Nam từ buổi sơ khai hình thành đã có những phẩm chất tốt đẹp đáng quý không thua kém gì con người trên khắp thế giới. Người Việt có tiếng nói riêng và có ý thức dân tộc sâu sắc; cùng nhau thêu dệt nên bản sắc dân tộc Việt. Người Việt Nam tin rằng mình vốn thuộc dòng giống Tiên Rồng ,bởi thế đối với người Việt Nam nói riêng, con rồng thực sự là một con vật hết sức thiêng liêng và cao quý. Rồng là tổ tiên của con người Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực của dân tộc Việt Nam và được nhân dân khắp nơi quý trọng, tôn thờ. Con rồng trong Phật giáo là linh vật Hộ Pháp, tức là bảo vệ cho giáo lí Phật giáo và những ai theo đuổi giáo lí đó. Con rồng được xem là một trong tứ quý: Long, Lân, Quy, Phụng. Nhiều nơi người ta lập đền thờ để thờ con rồng. Tiên được quan niệm là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn rồng thì được coi là chúa tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa. Qua biểu tượng rồng tiên trên đây ông bà tổ tiên muốn dạy chúng ta rằng: con người là một kết hợp vừa biến hóa vừa trường cửu, vừa vật chất, vừa siêu phàm, vừa linh ẩn, vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền, vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương, vừa uy lực vô song. Và để tưởng nhớ các bậc thủy tố, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước ,nhân dân Việt Nam nhiều nơi đã xây các công trình đền thờ, khu di tích lịch sử, bảo tàng văn hóa lịch sử về Lạc Long Quân, Âu Cơ và các vị vua Hùng nhằm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,tấm lòng hiếu đạo của những người con đất Việt. Hàng năm nhân dân đều tổ chức các lễ hội, lễ hành hương, các chương trình văn hóa nghệ thuật để bày tỏ tình cảm của mình với tổ tiên. Như đền Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa – Phú Thọ, đền Báo Ân ở Hưng Yên; đền Lạc Long Quân ở Việt Trì – Phú Thọ, đền Kim Liên ở Hà Nội, đền Tổ đình Quốc tổ Lạc Hồng ở phường 3 – Gò Vấp- tp Hồ Chí Minh . Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử; có sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và cổ tích lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương; tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử; tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ 10 – 3 là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt. Dù đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày giỗ tổ hang ba mùng mười Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ mãi mãi trường tồn với non nước, con người Việt Nam. Nó không những trở thành một ý niệm thiêng liêng, lòng tự hào , tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam, mà còn là một biểu tượng cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà bạn bè khắp năm châu luôn ngưỡng mộ. Câu chuyện thuở xưa còn gìn giữ đến ngày nay đã phản ánh rất sinh động linh hồn người Việt, xứng đáng mang một tầm vóc lịch sử quốc gia của một dân tộc anh hùng. ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY Người thực hiện: Đặng Tuấn Anh Lớp: A3K18 Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, bánh chưng là món ăn truyền thồng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông và trời đất, xứ sở. Nó có nguồn gốc từ thời vua Hùng thứ VI. Bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở thành biểu tượng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng được gói từ lá dong với thịt lợn, đỗ xanh, gạo nếp. Bánh được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Dịp Tết ngày nay ít thấy cảnh các bà các chị tất bật chuẩn bị làm bánh chưng, nào rửa lá dong, nào ngâm gạo hay đãi đỗ, cảnh trẻ con háo hức xem bố mẹ gói bánh, cảnh già trẻ lớn bé ngồi quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, mặc cho ngoài trời sương lạnh giá. Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum vầy, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, đầy đặn, vuông vức được dành riêng để cúng Tổ tiên. Bánh chưng vẫn nhắc nhở con cháu ngàn đời về truyền thống dân tộc. Ngày nay, nguyên liệu làm bánh chưng vẫn vậy, vẫn gạo nếp, lá dong, thịt mỡ, đỗ xanh. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật kĩ: gạo ngâm đãi thật kĩ,đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt phải có cả mỡ, nạc, bì, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, chín rền thì lúc gói phải “ đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu, miếng bánh sau khi cắt nhân đỗ, thịt nạc luôn cân đối ở tất cả các phần. Lại nói về cách cắt bánh, ngày nay, mọi người cắt bánh thành 4 hoặc 8 phần. Lạt được tước nhỏ, đặt theo hình chữ thập chính giữa bánh, rồi lại đặt 2 chiếc lạt theo 4 góc thành một hình chữ thập nữa. Kế đó, lật ngược chiếc bánh lên, thắt lạt lại theo thứ tự để cắt bánh. Với cách cắt này, các miếng bánh thật đều nhau, đều có cả thịt và nhân đỗ. Thế nhưng, rất ít người biết đến cách bánh của người xưa. Người xưa cắt bánh thành 9-16 miếng vuông vức. Những miếng bánh ở giữa được dành cho người lớn tuổi. Nhưng miếng bánh xung quanh được dành cho cha mẹ,tiếp theo nữa là dành cho con cháu. Điều dó thể hiện truyền thống tôn trọng người cao tuổi,"kính già, già để tuổi cho" của dân tộc. Song hành với bánh chưng là bánh dày. Bánh có hình tròn, thường được làm bằng gạo nếp. Bánh được làm chủ yếu trong dịp giỗ tổ Hùng Vương. Cách làm bành tuy đơn giản nhưng lại rất kì công. Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn. Bánh dày loại phổ biến nhất là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ 2 cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, ruốc… Có một địa danh gắn liền với bánh dày, đó là bánh dày Quán Gánh (trên đường từ Hà Nội đi Hải Dương. Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường gặp nhiều sạp bán bánh dày Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một cọc gồm 5 bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi. Các loại bánh của nông thôn miền bắc Việt Nam kể trên thường để không được lâu, có lẽ chỉ một ngày là se mặt hoặc lại gạo hoặc ôi thiu. Với loại bánh dày của người vùng cao thì khác. Bánh được chế biến cùng cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than như bánh tổ Dáng vuông của bánh chưng, dáng tròn của bánh dày đã thể hiện vũ trụ quan của người Việt cổ. Hình tròn tượng trưng cho bầu trời,hình vuông tượng trưng cho mặt đất.Người xưa đã khéo léo lựa chọn hai sản vật thật đặc biệt dâng lên trời đất, dâng lên tổ tiên. Hai thứ bánh này cũng thể hiện sụ tương giao hòa hợp của hai hình thể "rỗng" và "đặc", "vuông" và "tròn"- tuy tương khắc nhau như "trời" và "đất", "đàn ông" và "đàn bà" nhưng phải kết giao với nhau, tạo nên vạn vật. "Lễ vuông tròn" của bánh chưng - bánh dày thể hiện tình cảm gắn bó thủy chung của vợ chồng, giống như câu thơ của Nguyễn Du: "Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông." Bánh chưng - bánh dày đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Qua hàng ngàn năm,bánh chưng-bánh dày vẫn trường tồn,vẫn cách làm ấy,vẫn nguyên liệu ấy, vẫn hương vị ấy... Bánh chưng-bánh dày thể hiện truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đặc biệt,chiếc bánh chưng là tín hiệu của ngày Tết,là biểu tượng của sum họp,đoàn tụ,là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết: "Thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ, Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh." ĐỀ TÀI: NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Anh