Sự khan hiếm của các nguồn lực là một đặc trưng
vốn có của thế giới kinh tế. Các quốc gia, doanh
nghiệp, hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất
định.
-Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực (đất
đai, sức lao động, tài nguyên.) hữu hạn không thể
thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng
tăng của con người.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm Chương I: Khái quát về kinh tế học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA SAU ĐẠI HỌC
GVHD: TS. Lê Văn Bình
Nhóm sv: Nguyễn Trọng Hùng
Nguyễn Thọ Dũng
Nguyễn Phương Nam
Phạm Trung Tuyên
Lớp: K5MBA1
NỘI DUNG:
I. KHAN HIẾM VÀ LỰA CHỌN
II. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
III. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
IV. KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC
CHUẨN TẮC
I. Khan hiếm và lựa chọn:
- Sự khan hiếm của các nguồn lực là một đặc trưng
vốn có của thế giới kinh tế. Các quốc gia, doanh
nghiệp, hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất
định.
- Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực (đất
đai, sức lao động, tài nguyên...) hữu hạn không thể
thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng
tăng của con người.
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Production Posibility Frontier)
Quần áo
A F
B
C
O I H E Thực phẩm
- Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả các mức sản lượng tối
đa có thể sản xuất được với các nguồn lực hiện có trong điều
kiện công nghệ nhất định.
- Do vậy để đáp ứng được nhu cầu ngày càng
tăng cao của mình con người bắt buộc phải
lựa chọn cách thức sử dụng các nguồn lực
hiện có sao cho hiệu quả nhất.
Vấn đề đặt ra cần giải quyết?
II. Các vấn đề kinh tế cơ bản
- Để lựa chọn được cách thức sử dụng nguồn lực sao
cho hiệu quả nhất, chúng ta cần trả lời các câu hỏi
sau:
+ Sản xuất cái gì?
+ Sản xuất như thế nào?
+ Sản xuất cho ai?
- Việc lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề trên thì
phụ thuộc vào cơ chế kinh tế.
Mô hình nền kinh tế
Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ
Tiền (chi tiêu) Thị trường sản phẩm Tiền (doanh thu)
Thuế Thuế
Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp
Trợ cấp Trợ cấp
Yếu tố Yếu tố
sản sản
xuất xuất
Tiền (thu nhập) Tiền (chi phí)
Thị trường yếu tố
* Ảnh hưởng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề
kinh tế:
a. Cơ chế thị trường: Các vấn đề kinh tế cơ bản được giải
quyết thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu, cạnh
tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp chủ động điều tra
thị trường, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và tổ chức
sản xuất nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Nền kinh tế được điều
khiển bởi một “bàn tay vô hình”.
- Ưu điểm: đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú
và đa đạng của con người. Khuyến khích cạnh tranh và đổi
mới công nghệ sản xuất.
- Nhược điểm: không công bằng trong phân phối thu
nhập, việc chạy theo lợi nhuận có thể làm ô nhiễm môi
trường, không cung cấp đủ hàng hóa công cộng...
b. Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hóa tập trung): Ba vấn đề
kinh tế cơ bản do Chính phủ quyết định. Nhà nước xác định
toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho các doanh nghiệp.
Những sản phẩm và dịch vụ làm ra cũng được phân phối
cho các thành viên trong xã hội theo kế hoạch và theo hệ
thống giá cả do Nhà nước quy định. Nền kinh tế được điều
khiển bằng một “bàn tay hữu hình” đó là Nhà nước.
- Trong cơ chế này doanh nghiệp rất thụ động và hoạt động
kém hiệu quả, người tiêu dùng không được lựa chọn theo ý
muốn của mình.
c. Cơ chế hỗn hợp:
- Để khắc phục những nhược điểm của hai cơ chế trên, ngày
nay hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng cơ chế hỗn
hợp. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế trong một số lĩnh
vực nhất định như phúc lợi công cộng, dân sinh, quản lý các
ngành sản xuất độc quyền...Nền kinh tế vẫn hoạt động theo cơ
chế thị trường, Nhà nước tạo điều kiện để các doanh nghiệp
cạnh tranh lành mạnh cũng như điều tiết thu nhập để đảm bảo
công bằng xã hội...
- Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
III. Tổng quan về Kinh tế học:
*Định nghĩa: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách
thức mà con người sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn để
làm thành sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu vô hạn của
con người.
- Tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kinh tế học
chia thành hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vi mô và kinh tế
học vĩ mô.
- Kinh tế học vi mô: nghiên cứu hành vi lựa chọn của từng chủ
thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vi mô gồm
hai lý thuyết chính là lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
và lý thuyết lựa chọn của các doanh nghiệp.
- Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể
với những vấn đề có tầm cỡ quốc gia như: lạm phát, thất
nghiệp, tăng trưởng kinh tế...
- Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối quan hệ hữu cơ
tác động qua lại lẫn nhau.
IV. Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc:
- Kinh tế học thực chứng: lý giải các hiện tượng diễn ra trong
nền kinh tế mà không đưa ra một lời khuyên hay một cách
giải quyết vấn đề đó như thế nào. Lý thuyết kinh tế vi mô
hầu như chỉ giải thích những hiện tượng kinh tế nên có thể
được xem là kinh tế học thực chứng.
- Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra những chỉ dẫn nên làm cái gì
trước một vấn đề kinh tế. Nhiều nội dung trong kinh tế học
vĩ mô được coi là kinh tế học chuẩn tắc vì chỉ đưa ra những
chỉ dẫn để giải quyết vấn đề mà không lý giải nó.
PHẦN BÀI TẬP
Câu 11. Kinh tế học có thể định nghĩa một cách ngắn gọn là môn
khoa học nghiên cứu cách thức:
a. Tổ chức sản xuất của xí nghiệp.
b. Lựa chọn của người tiêu dùng.
c. Phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử
dụng khác nhau sao cho hiệu quả.
d. Mua và bán trên thị trường.
Câu 12. Ý nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô?
a. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 lên tới mức hai con số.
b. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới
gia nhập vào ngành.
c. Chính sách tài chính, tiền tệ là những công cụ điều tiết của
Chính phủ trong nền kinh tế.
d. Lãi suất ngân hàng thấp sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư
vào sản xuất.
Câu 13. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng:
a. Lạm phát cao ở mức nào là có thể chấp nhận được?
b. Thuế xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xăng dầu
như thế nào?
c. Chi tiêu cho quốc phòng nên chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong ngân
sách?
d. Có nên trợ cấp hoàn toàn tiền khám, chữa bệnh cho người già
không?
Câu 14. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc:
a. Chính phủ nên cán thiệp vào nền kinh tế tới mức độ nào?
b. Bắt đầu đánh thuế thu nhập ở mức thu nhập bao nhiêu là hợp
lý?
c. a, b đều sai.
d. a, b đều đúng.
Câu 15. Phân tích kinh tế vi mô đã được phát triển trong một bối
cảnh xã hội mà ở đó nguyên tắc sau được chấp nhận:
a. Các cá nhân có quyền sở hữu về tài nguyên và được tự do hoàn
toàn trong hành động và lựa chọn.
b. Lợi ích cá nhân được coi là động cơ phấn đấu.
c. Tồn tại sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.
d. a, b, c đều đúng.
Nhóm thực hiện xin cảm ơn
các bạn đã quan tâm lắng nghe!