Bài tập nhóm Culture in family business: a twocountry empirical investigation

Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là gì? * Mục tiêu nghiên cứu: so sánh hai thuộc tính văn hóa là giá trị và niềm tin của thành viên công ty gia đình và những người quản lý kinh doanh chuyên nghiệp ở các công ty phi gia đình của hai quốc gia Ukraina và Mỹ để thấy được lợi thế cạnh tranh của các công ty gia đình. * Câu hỏi nghiên cứu: - Có sự khác biệt về các thuộc tính văn hóa giá trị và niềm tin giữa các công ty gia đình và phi gia đình không? - Sự khác biệt về các giá trị và niềm tin có liên quan đến sự khác biệt trong văn hóa giữa các quốc gia không? - Những yếu tố khác biệt về các giá trị và niềm tin của công ty gia đình so với công ty phi gia đình có tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty gia đình hay không

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm Culture in family business: a twocountry empirical investigation, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: CULTURE IN FAMILY BUSINESS: A TWO- COUNTRY EMPIRICAL INVESTIGATION GIẢNG VIÊN: TS NGUYỄN HÙNG PHONG LỚP: CAO HỌC ĐÊM 6 - K20 HỌC VIÊN: NHÓM 2 TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 201 Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 1 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học ĐỀ TÀI: CULTURE IN FAMILY BUSINESS: A TWO-COUNTRY EMPIRICAL INVESTIGATION Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là gì? * Mục tiêu nghiên cứu: so sánh hai thuộc tính văn hóa là giá trị và niềm tin của thành viên công ty gia đình và những người quản lý kinh doanh chuyên nghiệp ở các công ty phi gia đình của hai quốc gia Ukraina và Mỹ để thấy được lợi thế cạnh tranh của các công ty gia đình. * Câu hỏi nghiên cứu: - Có sự khác biệt về các thuộc tính văn hóa giá trị và niềm tin giữa các công ty gia đình và phi gia đình không? - Sự khác biệt về các giá trị và niềm tin có liên quan đến sự khác biệt trong văn hóa giữa các quốc gia không? - Những yếu tố khác biệt về các giá trị và niềm tin của công ty gia đình so với công ty phi gia đình có tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty gia đình hay không? Câu 2: Hãy nhận dạng mô hình lý thuyết của đề tài? Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác nhau về hai thuộc tính văn hóa là giá trị và niềm tin giữa công ty gia đình và phi gia đình thông qua việc đo lường hai thuộc tính này. Lựa chọn những công ty gia đình nhỏ (ít hơn 100 nhân viên) được lấy mẫu từ một nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây trong quá trình phát triển lên nền kinh tế thị trường (Ukraina) và từ một nền kinh tế phát triển cao (Mỹ ) để tiến hành so sánh. Cụ thể tiến hành cuộc khảo sát 175 công ty tại Ukraina (76 công ty gia đình và 99 ngân hàng – đại diện cho loại hình công ty phi gia đình) và 156 công ty (87 công ty gia đình và 69 công ty phi gia đình) tại Mỹ. Để đo lường hai thuộc tính giá trị và niềm tin, chúng ta sử dụng phương diện giá trị của cả Hofstede và các phương pháp niềm tin của Bond để tìm sự khác biệt đáng kể mà có thể làm cho các doanh nghiệp gia đình đặc biệt. Theo đó giá trị và niềm tin là hai biến nghiên cứu của đề tài. Các biến tác động dùng để đo lường giá trị và niềm tin trong văn hóa công ty gia đình và công ty phi gia đình là: Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 2 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học - Đo lường biến tiềm ẩn “niềm tin” bằng năm thước đo sử dụng theo mô hình của Leung và Bond, cụ thể là: + SC: tính hoài nghi xã hội + SF: tính linh hoạt xã hội + RA: việc khen thưởng + S: tâm linh (tinh thần) + FC: kiểm soát số phận - Đo lường biến tiềm ẩn “giá trị” bằng hai biến thành phần theo mô hình của Hofstede (1980, 1991, 2001) là: + PDI: khoảng cách quyền lực + MAS: tính nam tính/nữ tính Do đó ta có thể xây dựng mô hình lý thuyết theo sơ đồ sau: Khoảng cách quyền lực - PDI Giá trị Nam tính/ nữ tính - MAS Văn hóa công Hoài nghi xã hội - SC ty gia đình và phi gia đình Linh hoạt xã hội - SF Việc khen thưởng - Niềm tin RA Tâm linh - S Kiểm soát số phận - FC Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 3 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Để đo lường các biến thuộc tính văn hóa, chúng ta sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Chúng ta tìm kiếm sự khác biệt giữa công ty gia đình và phi gia đình trong hai quốc gia. Ngoài ra, chúng ta tìm kiếm sự khác biệt tương tự giữa công ty gia đình và phi gia đình trên khắp các quốc gia, tìm kiếm để tìm ra điểm chung giữa các quốc gia trong văn hóa kinh doanh các công ty gia đình. Xác định các thuộc tính văn hóa khác biệt có thể là bước đầu tiên trong sự hiểu biết các giả thuyết dựa trên lợi thế của các công ty gia đình. Dựa trên các cơ sở lý thuyết ta có thể thiết lập các giả thuyết nghiên cứu của đề tài như sau: 1. – Giả thuyết H1: Mô hình điểm số trung bình của các thuộc tính văn hóa có sự khác biệt đáng kể với những điểm số trung bình của những nhà quản lý chuyên môn của các công ty phi gia đình trong mỗi quốc qua. 2. – Giả thuyết H2: Mô hình điểm số trung bình của các thuộc tính văn hóa công ty gia đình ở các nền văn hóa quốc gia sẽ khác nhau trên cùng một phương diện với những điểm số trung bình của những nhà quản lý chuyên môn ở cùng các nền văn hóa quốc gia đó. 3. – Giả thuyết H3a: Điểm số PDI trung bình ở các công ty gia đình sẽ cao hơn ở các nhà quản lý chuyên môn của các công ty phi gia đình trong mỗi quốc gia. 4. – Giả thuyết H3b: Điểm số về tính nam tính trung bình ở các công ty gia đình sẽ thấp hơn điểm số trung bình ở các nhà quản lý chuyên môn của công ty phi gia đình trong mỗi quốc gia. 5. – Giả thuyết H3c: Điểm số SC trung bình cho các nhân viên công ty gia đình thấp hơn trong công ty khác xét trên phạm vi từng quốc gia. 6. – Giả thuyết H3d: Giá trị SF trung bình của công ty gia đình cao hơn các công ty khác trong từng quốc gia. 7. – Giả thuyết H3e: Giá trị RA trung bình trong các công ty gia đình có xu hướng cao hơn so với công ty khác tính trong phạm vi từng quốc gia. 8. – Giả thuyết H3f: Giá trị trung bình trong yếu tố tinh thần (S) ở các công ty gia đình sẽ cao hơn các công ty khác ở từng nước. Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 4 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học 9. – Giả thuyết H3g: Điểm số kiểm soát số phận (SC) trung bình của các thành viên công ty gia đình sẽ thấp hơn điểm số trung bình của các công ty khác trong mỗi quốc gia. Câu 3: Việc đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có đủ độ tin cậy thống kê hay không? Biến tiềm ẩn: Giá trị và niềm tin Biến thành phần: SC- Tính hoài nghi xã hội SF- Tính linh hoạt xã hội RA- Việc khen thưởng S – Tâm linh FC- Kiểm soát số phận PDI- Khoảng cách quyền lực MAS – Nam tính/Nữ tính Độ tin cậy của việc đo lường biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần được xác định thông qua hệ số Cronbach Alpha. Đo lường có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach Alpha biến thiên trong khoảng [0.7-0.8], nếu Cronbach Alpha α ≥ 0.6 là đo lường có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Tuy nhiên tác giả luận văn không tiến hành xác định hệ số này, trong khi chúng ta lại không có cơ sở dữ liệu để sử dụng phần mềm thích hợp để tính hệ số Cronbach Alpha. Do vậy, ta không thể kết luận được việc đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có đủ độ tin cậy thống kê hay không. Câu 4: Nêu lên những cơ sở lý thuyết để thiết lập mô hình lý thuyết của đề tài?  Cơ sở lý thuyết của việc đo lường hai biến giá trị và niềm tin: - Leung et al. (2002) phát triển năm thước đo của “niềm tin” được thiết kế cho các mức độ cá nhân và sau đó được Bond (2004.) sử dụng để phân biệt sự khác nhau của cả hai nền văn hóa quốc gia và các nhóm tiểu quốc gia, bao gồm: + Tính hoài nghi xã hội – SC: Bao gồm cái nhìn tiêu cực của người dân hoặc một nhóm người cũng như sự không tin tưởng của các tổ chức xã hội. Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 5 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học + Tính linh hoạt xã hội – SF: Đo lường những hành vi ngược lại với những cách xử sự thông thường của xã hội. Hành vi này có thể không giống nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. + Tâm linh, tinh thần – S: mức độ tin tưởng vào các yếu tố siêu nhiên hay các nhân tố tôn giáo của sự tồn tại. + Việc khen thưởng – RA: là mức độ tín nhiệm mà phải cố gắng và kiên trì thì sẽ được thưởng. + Kiểm soát số phận – FC: mức độ tin tưởng vào việc các sự kiện có thể được kiểm soát hay không. Sự kiện có thể vừa được xác định trước và vừa dự đoán được. - Hofstede (1980, 1991, 2001) đã chỉ ra rằng các mục đo lường cho khoảng cách quyền lực (PDI) và nam tính/ nữ tính của ông là phù hợp để đo lường các “giá trị” của các loại hình công ty. + Khoảng cách quyền lực – PDI: PDI được định nghĩa là "mức độ mà các thành viên ít quyền thế của các cơ quan và các tổ chức trong xã hội mong đợi và chấp nhận rằng quyền lực được phân phối không đồng đều" (Hofstede, 2001). + Nam tính/Nữ tính –MAS: Tiêu chuẩn Nam tính đại diện cho một xã hội mà trong đó vai trò giới tính xã hội rõ ràng là khác biệt: Đàn ông được cho rằng phải quyết đoán, cứng rắn, và tập trung vào sự thành công về vật chất; phụ nữ được cho là khiêm tốn hơn, dịu dàng hơn và quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Tiêu chuẩn Nữ tính đại diện cho một xã hội mà trong đó vai trò giới tính xã hội lấn át lên nhau: Cả nam giới và phụ nữ được cho là khiêm tốn, dịu dàng, và quan tâm đến chất lượng cuộc sống (Hofstede, 2001).  Cơ sở lý thuyết của các giả thuyết: Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 1: Mỗi văn hóa bao gồm các giá trị và niềm tin có thể đo lường được bằng các bảng câu hỏi điều tra. Luận văn này sẽ dùng những phương pháp truyền thống để xem xét văn hóa của các công ty gia đình so với văn hóa của các công ty phi gia đình. Những người sở hữu và những người quản lý của công ty gia đình có thể được xem xét như là một tầng lớp lẫn như là một phạm trù nghề nghiệp. Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 6 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học  Mô hình lý thuyết: Mô hình điểm số trung bình của các thuộc tính văn hóa có sự khác biệt đáng kể với những điểm số trung bình của những nhà quản lý chuyên môn của các công ty phi gia đình trong mỗi quốc qua. Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 2: + Hofstede cho rằng hai nhân tố PDI và MAS không những khác nhau theo quốc tịch và theo nghề nghiệp. Nghề nghiệp không chỉ khác nhau về giá trị văn hóa, mà còn có xu hướng khác nhau trong cùng một cách trên khắp các quốc gia. + Hofstede (1991) nhấn mạnh rằng sự so sánh của các công ty hay các khu vực nên luôn dựa trên những người trong cùng một ngành nghề, bởi vì nó sẽ thích hợp để so sánh điểm số của các công ty gia đình ở các quốc gia với các chuyên gia phi gia đình ở cùng các quốc gia đó.  Mô hình lý thuyết: Mô hình những điểm số trung bình của các thuộc tính văn hóa công ty gia đình ở các nền văn hóa quốc gia sẽ khác nhau trên cùng một phương diện với những điểm số trung bình của những nhà quản lý chuyên môn ở cùng các nền văn hóa quốc gia đó. Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 3: + Kets de Vries (1993) và Dyer (1994) cùng với Gersick và cộng sự (1997) cho rằng các thương hiệu công ty gia đình thường là hướng nội, truyền thống, kiên định và khó thay đổi. + Kets de Vries (1996) phát biểu rằng hai đặc trưng phổ biến của những người sáng lập công ty gia đình là tính hồ nghi và nhu cầu kiểm soát. Những người sáng lập thường không muốn trao quyền lực cho người khác, và các công ty của họ thường được tập trung và kiểm soát theo cách của họ. + Coffee and Scase (1985), Hall (1988), Tagiuri và Davis (1996) và Poza et al. (1997) cũng thấy rằng việc ra quyết định được tập trung vào những thành viên gia đình đứng đầu trong công ty gia đình. Những mô tả cho thấy các công ty gia đình có thể đạt điểm số cao trong phương diện PDI. + Hofstede (1991) nói rằng việc đo lường PDI của mình sẽ là thấp hơn ở nhóm có trình độ học vấn, tầng lớp và tình trạng nghề nghệp cao hơn. Vì vậy, những nhà quản lý Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 7 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học được đào tạo chuyên nghiệp có thể có điểm số tương đối thấp hơn trong phương diện này.  Mô hình lý thuyết: Giá trị trung bình cho tiêu chí PDI ở các thành viên công ty gia đình sẽ cao hơn giá trị trung bình cho các nhà quản lý chuyên nghiệp của các công ty phi gia đình trong mỗi quốc gia. Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 4: + Định nghĩa của Hofstede (2001) về phương diện nam tính/nữ tính phát biểu rằng những nhóm chấm điểm thấp về nam tính (nghĩa là nữ tính cao) sẽ yêu cầu nhiều hơn với một mối quan tâm lớn hơn về chất lượng cuộc sống và các vấn đề phúc lợi khác. + Steward (2003) nói rằng những nhà lãnh đạo của các công ty dựa trên quan hệ họ hàng có thể cần phải biểu lộ sự rộng lượng dễ thấy hướng về gia đình. + Schulze et al. (2001) cũng nói rằng giá trị của lòng vị tha ảnh hưởng đến công ty gia đình và chủ nghĩa vị tha gia đình làm cho các thành viên trong công ty gia đình có giá trị theo cái cách không thường tìm thấy ở các thành viên trong các loại hình công ty khác.  Mô hình lý thuyết: Điểm số trung bình về nam tính ở các công ty gia đình sẽ thấp hơn điểm số trung bình ở các nhà quản lý chuyên môn của công ty phi gia đình trong mỗi quốc gia. Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 5: + Trong nghiên cứu của Leung- Bond (2004) đã chỉ ra rằng SC làm người ta giảm sự hài lòng trong cuộc sống, lẫn việc giảm sự hài lòng trong công việc; khiến cuộc sống thêm hối hả ( điều này có thể do ảnh hưởng từ công việc); phủ nhận khả năng lãnh đạo dựa trên kết quả công việc và làm cho mối quan hệ làm việc trong nhóm trở nên khó khăn. + Trong các nghiên cứu khác của Dyer, Tagiuri& Dvis, hay Fukuyama đều cho thấy rằng các mục tiêu và giá trị gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến hành xử trong doanh nghiệp gia đình. + Theo Ward, các công ty gia đình tạo ra một môi trường làm việc với không khí gia đình, điều này làm tăng sự trung thành trong nhân viên của công ty . Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 8 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học + Theo Tagiuri & Davis, mối quan hệ gia đình trong doanh nghiệp làm gia tăng động lực làm việc, sự trung thành và lòng tin của nhân viên. + Theo nghiên cứu của Lyman, giá trị gia đình cùng mối quan hệ cá nhân thông thường sẽ được ưu tiên hơn các giá trị thông thường trong công ty và các thành viên trong công ty gia đình thể hiện quan hệ hợp tác cao hơn.  Mô hình lý thuyết: Giá trị trung bình cho tiêu chí SC cho các nhân viên trong công ty gia đình thấp hơn trong công ty khác xét trên phạm vi từng quốc gia. Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 6: + Leung & Bond cũng đã chỉ ra sự linh hoạt trong ứng xử có liên hệ mật thiết với việc các quy định trong doanh nghiệp không quá cứng nhắc, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn cho một vấn đề và sự mâu thuẫn trong hành vi con người. + Theo Benedict, Greenhalgh, Ram & holiday, đối với doanh nghiệp gia đình có khả năng xử lý linh hoạt, nhanh chóng hơn doanh nghiệp khác khi có sự biến động trên thị trường. + Theo Blim/ Song, các công ty gia đình sẽ nhanh chóng thích nghi hơn khi có sự suy giảm kinh tế bằng việc cắt giảm tiêu dùng và họ dễ dàng tăng thêm giờ làm nếu nhu cầu tăng lên khi nền kinh tế phục hồi. + Theo Bruun, Perez Lizaur, Whyte, các công ty gia đình cho thấy sự linh hoạt hơn trong những kế hoạch sản xuất ngắn hạn trong môi trường kinh tế bất ổn và những chiến lược dài hạn hơn trong môi trường ổn định .  Mô hình lý thuyết: Giá trị SF trung bình của doanh nghiệp gia đình cao hơn các doanh nghiệp khác trong từng quốc gia. Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 7: + Nghiên cứu của Leung & Bond cũng cho thấy RA ( việc khen thưởng) thường khiến sự tin cẩn của các nhà quản lý tăng cao, nhưng giảm đối với các nhà chuyên môn cũng như có ảnh hưởng thấp hơn trong sự thu hút lẫn nhau, giáo dục và chuyên môn. + Nghiên cứu của Ket de Vries cho thấy các nhà sáng lập công ty gia đình thường có tính hoài nghi rất cao và có xu hướng muốn kiểm soát mọi việc. Họ ít khi muốn trao quyền cho ngưới khác mà muốn kiểm soát tập trung mọi việc theo cách của chính họ. Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 9 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học + Các nghiên cứu khác của (CS, Hall, TD…) chỉ ra rằng trong công ty gia đình thường người ra quyết định là người nắm quyền chủ gia đình. Theo Greenhalg, thường thì các mối quan hệ họ tộc ành hưởng đến việc quản lý nhiều hơn là các yếu tố chuyên môn.  Mô hình lý thuyết: Giá trị RA trung bình trong các doanh nghiệp gia đình có xu hướng cao hơn so với doanh nghiệp khác tính trong phạm vi từng quốc gia. . Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 8: + Trong kết quả nghiên cứu của Leung- Bond chỉ ra rằng yếu tố tinh thần liên quan chặt đến khả năng lãnh đạo, hay kéo dài thời gian làm việc, siêng năng đi lễ nhà thờ và nâng cao khả năng thỏa hiệp. Nhân viên của các công ty gia đình thường tận tụy hơn trong công việc, chăm chỉ hơn và trung thành hơn so với các cty khác. + Moscetello cũng chỉ ra các công ty gia đình có chính sách quản lý thông thoáng hơn. + Còn Adam cho thấy các vị lãnh đạo trong công ty gia đình thường quan liêu và có xu hướng tập trung hóa sự quản lý. + Lyman lại cho rằng các giá trị gia đình có ảnh hưởng mạnh đến giá trị doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo của công ty gia đình thường muốn minh họa bằng sự quan tâm lớn đến các mối quan hệ trong công ty.  Mô hình lý thuyết: Giá trị trung bình trong yếu tố tinh thần (S) ở các công ty gia đình sẽ cao hơn các công ty khác ở từng nước. Cơ sở lý thuyết của giả thuyết 9: + Nghiên cứu (2004) của Leung và Bond chứng minh rằng kiểm soát số phận tích cực liên quan đến hạ thấp đạo đức làm việc , hạ thấp định hướng chứng thực và lôi cuốn lãnh đạo, và hạ thấp sự hài lòng đối với cuộc sống và hướng đến một công ty khác . Những phát hiện này phù hợp với ý tưởng mà người ở địa vị cao trong kiểm soát số phận phản ứng thụ động với các sự kiện xảy ra đối với họ. + Ward (1988) chứng minh các doanh nghiệp gia đình truyền cảm hứng cho lòng trung thành của nhân viên lớn hơn các công ty không gia đình. + Các công ty gia đình trả lương nhân viên cao hơn (Donckels và Frohlich,1991). Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 10 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học + Moscetello (1990) nói rằng các công ty gia đình mang lại những điều tốt nhất cho các nhân viên của họ. + Theo Coffee and Scase (1985). nhân viên công ty gia đình đã linh hoạt hơn trong việc sắp xếp. + Nguồn nhân lực quản lý trong các tổ chức gia đình là ít tốn kém và hiệu quả hơn (theo Levering và Moskowitz,1993) + Adams và cộng sự thấy rằng lãnh đạo một công ty gia đình có nhiều khả năng sử dụng một loại mô hình vai trò của lãnh đạo. + Lyman (1991) nói rằng nhà lãnh đạo công ty gia đình có nhiều khả năng toàn vẹn về hình mẫu và mối quan hệ cam kết .  Mô hình lý thuyết: Điểm kiểm soát số phận của các thành viên công ty gia đình sẽ thấp hơn điểm số trung bình quản lý chuyên môn của các công ty không gia đình trong mỗi quốc gia. Câu 5: Giải thích những kết quả xử lý thống kê trong việc kiểm định các giả thiết nghiên cứu hoặc trong việc giải thích các câu hỏi nghiên cứu của đề tài?  Từ các số liệu thu thập trong cuộc khảo sát 175 doanh nghiệp tại Ukraina (76 doanh nghiệp gia đình và 99 ngân hàng – đại diện cho loại hình doanh nghiệp phi gia đình) và 156 doanh nghiệp (87 doanh nghiệp gia đình và 69 doanh nghiệp phi gia đình) tại Mỹ, thu được bảng kết quả thống kê mô tả như bảng 1. Bảng 1: Mô tả thống kê Các điểm n Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình SD Lệch SE Độ nhọn SE Ukraine, gia đình UDI 75 1.667 4.000 2.809 0.426 0.079 0.277 0.593 0.548 MAS 76 1.500 3.250 2.296 0.410 0.218 0.276 -0.931 0.545 SC 76 2.158 4.316 3.579 0.469 - 0.797 0.276 0.113 0.545 RA 76 2.438 4.688 3.888 0.365 - 0.619 0.276 2.292 0.545 SF 76 2.857 4.429 3.723 0.353 - 0.135 0.276 - 0.661 0.545 S 76 2.417 4.583 3.618 0.481 - 0.283 0.276 - 0.240 0.545 FC 76 1.875 4.625 3.512 0.606 - 0.564 0.276 - 0.305 0.545 Ukaine, bank UDI 99 2.250 4.000 3.030 0.380 0.459 0.243 2 0.143 0.481 MAS 99 1.250 3.500 2.356 0.431 0.213 0.243 - 0.144 0.481 SC 99 2.316 4.000 3.268 0.318 - 0.021 0.243 - 0.218 0.481 RA 99 2.688 4.875 3.797 0.388 - 0.213 0.243 0.415 0.481 SF 99 2.571 3.929 3.420 0.242 - 0.473 0.243 1.044 0.481 S 99 2.583 4.083 3.282 0.373 0.051 0.243 - 0.859 0.481 FC 99 1.625 4.375 3.169 0.48 - 0.437 0.243 0.927 0.481 Lớp CHĐ6-K20-N2 Trang 11 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học USA, famil y UDI 87 1.500 3.500 2.382 0.448 0.381 0.258 - 0.348 0.511 MAS 87 1.000 3.000 1.960 0.407 0.067 0.258 - 0.216 0.511 SC 87 1.263 3.105 2.109 0.365 0.250 0.258 0.135 0.511 RA 87 2.938 4.125 3.629 0.286 2 0.315 0.258 - 0.475 0.511 SF 87 2.929 4.000 3.354 0.225 0.687 2 0.258 0.7
Luận văn liên quan