Bài nghiên cứu này xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) đến giá cả ở 12
thị trường mới nổi ở châu Á, Mỹ Latinh, và Trung và Đôn g Âu. Kết quả của chún g tôi, dựa
trên ba mô hình tự hồi quy vec-tơ thay thế, một phần làm đảo lộn cách suy n ghĩ thông
thường cho rằng ERPT đối với cả giá nhập khẩu và giá tiêu dùng ở các quốc gia đan g phát
triển luôn cao hơn so với ở các quốc gia phát triển. Đối với thị trường mới nổi với mức lạm
phát chỉ một con số (nhất là các nước châu Á), hiệu ứn g tr uyền dẫn đối với giá nhập khẩu
và giá tiêu dùn g được nhận thấy là thấp và khôn g đồn g đều so với các cấp độ của các nước
phát triển. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ tích cực giữa
mức độ ERPT và lạm phát, phù hợp với giả thuyết của Taylor một khi hai nước ( Ar gentina
và Thổ Nhĩ Kỳ) được loại trừ khỏi phân tích. Cuối cùn g, là hiện diện mối liên hệ chặt chẽ
giữa mở cửa nhập khẩu và ERPT, trong khi về mặt lý thuyết lại ít tìm thấy những chứng
cứ hổ trợ cho thực nghiệm.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm Hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái ở thị trường các nước mới nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HC M
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI SỐ 2 :
HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI Ở THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC MỚI NỔI
GV hướng dẫn : TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Nhóm thực hiện : Số 24
Nguyễn Thị Hồng Hiệp
Phó Bảo Thư
Nguyễn Anh Sơn
Tr ịnh Việt Tiệp
Lớp-CH Khóa : Đêm 2 – K22
2
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Giới thiệu ........................................................................................................
Phần 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .............................................
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................
Phần 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu ............................................................
Phần 5: Kết luận...........................................................................................................
3
HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở THỊ
TRƯỜNG CÁC NƯỚC MỚI NỔI
Tóm tắt (Abstract)
Bài nghiên cứu này xem xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) đến giá cả ở 12
thị trường mới nổi ở châu Á, Mỹ Latinh, và Trung và Đông Âu. Kết quả của chúng tôi, dựa
trên ba mô hình tự hồi quy vec-tơ thay thế, một phần làm đảo lộn cách suy ngh ĩ thông
thường cho rằng ERPT đối với cả giá nhập khẩu và giá tiêu dùng ở các quốc gia đang phát
triển luôn cao hơn so với ở các quốc gia phát triển. Đối với thị trường mới nổi với mức lạm
phát chỉ một con số (nhất là các nước châu Á), hiệu ứng truyền dẫn đối với giá nhập khẩu
và giá tiêu dùng được nhận thấy là thấp và khôn g đồng đều so với các cấp độ của các nước
phát triển. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ tích cực giữa
mức độ ERPT và lạm phát, phù hợp với giả thuyết của Taylor một khi hai nước (Argentina
và Thổ Nhĩ Kỳ) được loại trừ khỏi phân tích. Cuối cùng, là hiện diện mối liên h ệ chặt chẽ
giữa mở cửa nhập khẩu và ERPT, trong khi về mặt lý thuyết lại ít tìm thấy những chứng
cứ hổ trợ cho thực nghiệm.
1. Giới thiệu (Introdution)
Hiểu được tác động của những biến động của tỷ giá hối đoái lên giá cả là cần thiết
đứng trên phương diện ch ính sách để giúp đo lường sự phản ứng của chính sách t iền tệ phù
hợp đối với sự vận động của đồng tiền. Những nghiên cứu thực nghiệm đã ch ỉ ra rằng
những biến động trong tỷ giá hối đoái và giá cả không phải là song hành từ ngắn hạn đến
trung hạn. Một nghiên cứu lý thuyết mở rộng, được phát t riển qua 3 thập kỷ qua, đã đưa ra
những lý giải khác nhau về lý do tại sao h iệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên giá
nhập khẩu và giá tiêu dùng là không hoàn toàn . Những phân tích thực nghiệm cũng cung
cấp những bằng chứng về sự khác biệt đáng kể về ERPT giữa các quốc gia. Taylor (2000)
đã đưa ra một luận chứng chính cho vấn đề này, đưa ra giả thuyết rằng phản ứng của giá cả
đối với sự giao động của tỷ giá hối đoái phụ thuộc hoàn toàn vào lạm phát.
Bài nghiên cứu này xem xét mức độ của ERPT đến giả cả ở 12 thị trường mới nổi ở
Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Trung v à Đông Âu. Để đạt được điều này, chúng tôi sử dụng
một chiến lược mô h ình hóa đã được McCarthy (2000) sử dụng nghiên cứu ở các nước
phát t riển và được Hahn (2003) ứng dụng ở các quốc gia sử dụng đồng tiền ch ung châu âu.
Chúng tôi ước lượng mô hình tự hồ i quy vec tơ, mô hình này gồm những đường chuẩn dựa
4
trên những biến số về sản lượng đầu ra, tỷ giá hối đoái, giá nhập khẩu và giá tiêu dùng, lãi
suất ngắn hạn và giá dầu. Phương pháp tiếp cận tự hồi quy vec tơ này tính đến cả yếu tố
nội sinh có thể xảy ra giữa các biến liên quan. Những cú sốc v ề tỷ giá được x ác định bằng
cách sắp đặt thích hợp biến liên quan và ứng dụng một cơ chế xác định hệ số đệ quy. Vì
việc sắp đặt thứ tự các biến là quan trọng nên chúng tôi tiến hành phân tích độ nhạy khi
trật tự các biến thay đổi . Để có thể so sánh, chúng tôi cũng đánh giá các mô hình có thể so
sánh với chuẩn mực của các nước phát triển, cụ thể là các quốc gia sử dụng đồng tiền
chung châu âu, Mỹ và Nhật Bản.
Kết quả xác nhận rằng ERPT suy giảm theo chuỗi giá cả, ngh ĩa là hiệu ứng truyền
dẫn của tỷ giá lên giá tiêu dùng thấp h ơn so v ới giá nhập khẩu. Cũng có bằng chứng cho
thấy ERPT các nước phát triển là thấp, đặc biệt là trường hợp của Mỹ và ít ảnh hưởng lên
giá tiêu dùng ở Nhật. Phù hợp với nh ững nghiên cứu trước đây, ERPT ở khu vực đồng tiền
chung châu âu có phần cao hơn so v ới Mỹ, cả về giá nh ập khẩu và giá tiêu dùng. Phân tích
của ch úng tôi cũng phần nào thay đổi lối suy nghĩ thông thường rằng EPRT ở các nước
mới nổi luôn cao hơn ở nước phát t riển. Đối với các nền kinh tế đang nổi với mức lạm phát
1 con số (đặc biệt nhất là các quốc gia Châu Á tron g mẫu của chúng tôi), ERPT thấp và rất
không đồng đều so với mức phổ biến ở các nước phát triển. Tóm lại, bài nghiên cứu này
chứng thực rõ ràng mối quan hệ chắc chắn giữa mức độ ERPT và lạm phát, phù hợp với
giả thuyết của Taylor. Kết quả này chỉ rõ ràng sau kh i loại trừ 2 quốc gia (Argent ina và
Thổ Nhĩ Kỳ) ra khỏi khảo sát, vì những trở ngại tron g việc đánh giá liên quan đến tình
hình bất ổn vĩ mô nghiêm trọng thể hiện ở mẫu hai quốc gia này. Cuối cùng, là hiện diện
mối liên h ệ chặt chẽ giữa mở cửa nhập khẩu và ERPT trong kh i v ề mặt lý thuyết lại ít t ìm
thấy những chứng cứ hổ trợ cho thực nghiệm .
Bài nghiên cứu đánh giá lại những kết quả nghiên cứu, khám phá độ lớn của ERPT
và mức độ kh ác nhau giữa các quốc gia bằng cách ước lượng mô hình tự hồi quy véc-tơ
(VAR) cho các thị trường mới nổi, và cho các nền kinh tế công nghiệp chính, như kh u vực
đồng Euro, Mỹ và Nhật được sử dụng như nhóm kiểm soát. Cách tiếp cận phương trình
tương đương được sử dụng để tính tới khả năng nội sinh cao và tiềm ẩn giữa các biến có
liên quan. Đơn giản bỏ qua tính tương đương, như thường được thực h iện đối với những
tiếp cận phươn g trình giản đơn, sẽ mang lại kết quả độ nghiêng phương trình tương đương.
Ngoài ra, khung mô hình được chọn hay ở chổ nó cho phép tìm ra sự phản ứng tích cực
5
của các biến đối với cú sốc ngoại sinh qua thời gian. Các bài nghiên cứu cho đến nay ước
lượng hoặc mô hình phương trình giản đơn hoặc hệ phuơng trình cho một quốc gia riêng
biệt, hoặc cũng thiết lập nên các mô hình giản đơn cho một tập hợp lớn các quốc gia
(Choudhri và Hakura-2006, Mihaljek và cộng sự-2000). Thay vào đó, trong nghiên cứu
này, ch úng tôi ứng dụng cách tiếp cận hệ thống đến một số lượng đáng kể các quốc gia ở 3
khu vực thị trường mới nổi chính trên thế giới, cụ thể là châu Á, châu Mỹ Latinh, Trung và
Đông Âu. Đồng thời, chúng tôi sử dụng cùng 1 cách tiếp cận đối với 3 nền kinh tế công
nghiệp lớn, để bảo đảm cho kết quả có lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Bằng cách ước
lượng mô hình của mỗi quốc gia trong phạm vi thời gian lâu nhất có thể, thêm nữa, chúng
tôi xoáy vào mức độ chính xác cao nhất có thể của việc ước lượng hiệu ứng truyền dẫn cho
mỗi quốc gia. Về mặt này, một yếu tố quan t rọng cho phân tích là việc tạo ra 1 cơ sở dữ
liệu thích hợp và có thể so sánh được cho mỗi quốc gia theo hàng quý, đó là một thách
thức lớn trong việc đưa ra một cơ sở dữ liệu chất lượng và sẵn có đối với các nền kinh tế
thị truờng mới nổi. Điều này cũng giúp chúng tôi đáp ứng được yêu cầu của cách tiếp cận
hệ thống dựa trên số lượng lớn tương đối các biến để cho phép động lực đủ lớn và tránh
được độ nghiêng của biến.
Sau đó, tác giả sử dụng kết quả của quốc gia của chúng tôi để kiểm tra cách suy nghĩ
thông thường rằng ERPT ở thị truờng mới nổi cao hơn so với các nền kinh tế công n ghiệp
và để điều tra các mẫu của hiệu ứng truyền dẫn tỉ giá giữa các quốc gia trong mối tương
quan với nhau, theo McCarthy (2000), Cho udhri và Hakura (2006). Cho dù ERPT có cao
hơn hay không trong thị truờng mới nổ i là vấn đề quyết định bởi cán cân thương mại và
cũng quyết định bởi lựa chọn chế độ tỷ giá của quốc gia. Mức tương đối cao của hiệu ứng
truyền dẫn đối với các nuớc đang phát triển cũng được xem là nguyên nhân các nước đang
phát t riển “sợ thả nổ i tỉ giá” đã được minh chứng bằng tài liệu. Đây cũng là v ấn đề, bởi vì
hiệu ứng truyền dẫn thấp trong các thị trường mới nổi có thể được khơi gợi lên là sức mạnh
thị truờng của những doanh nghiệp trong nh ững quốc gia này đang tăng lên và không giảm,
bởi vì xu h ướng toàn cầu hóa như vậy. Tuy nh iên, các thị trường mới nổ i thể hiện các đặc
điểm đặc biệt quan trọng gây khó kh ăn cho việc đạt được những ước tính đáng tin cậy của
ERPT. Nhiều nước châu Á đang theo đuổi chính sách linh hoạt nhắm đến kiểm soát tỷ giá.
Các nước Trung và Đông Âu trải qua thời kỳ biến đổi kinh tế trong thập niên 1990. Cuối
6
cùng Thổ Nhĩ Kỳ và vài nuớc châu Mỹ Latinh đã trải qua tình trạng bất ổn vĩ mô với đặc
điểm tỷ lệ lạm phát rất cao và/hoặc mức dao động mạnh của tỷ giá và lãi suất.
Kết quả của chúng tôi ch ỉ ủng hộ 1 phần quan điểm phổ biến rằng mức độ của
ERPT thì cao hơn trong các thị truờng mới nổ i so với các quốc gia phát triển (lấy mức
chuẩn là Mỹ, khu vực đồng Euro và Nhật). Đặc biệt hơn, chúng tôi nhận thấy rằng, ở
các nền kinh tế mới nổi với lạm phát thấp (đáng chú ý là châu Á) thì hiệu ứng truyền
dẫn đối với giá cả tiêu dùng thì khá nhỏ. Liên quan đến vấn đề này, bài nghiên cứu
nhìn chung ủng hộ giả thuyết của Taylor, tìm ra bằng chứng có sự tương quan thuận
giữa “hiệu ứng truyền dẫn” và lạm phát trong thị truờng mới nổi. Mối tương quan này
dường như có ý n ghĩa thống kê v ới những h ệ thống xác định kh ác nhau kh i xem xét khi
2 nuớc bên n goài bị loại trừ. Nh ư trong n ghiên cứu liên quan, nh ìn chung vai trò của
việc mở cửa thuơng mại mờ nhạt ngay cả sau khi kiểm soát được tỷ lệ lạm phát.
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (literature review)
Hơn h ai thập kỷ qua nhiều nghiên cứu k inh tế lớn v ề hiệu ứng truyền dẫn của tỷ
giá hối đoái (ERPT) đã được công bố. Bắt nguồn từ nhiều quan điểm khác nhau, các
nghiên cứu thực n ghiệm kiểm định vai trò của ERPT t rong các nền kinh tế nhỏ và lớn.
Các n ghiên cứu đưa ra trường hợp ở các nước phát triển bao gồm Anderton (2003),
Campa và Goldberg (2004), Campa và cộng sự (2005), Gagnon và Ihrig (2004), Hahn
(2003), Ihrig và cộng sự (2006) và McCarthy (2000). Cũng có nghiên cứu ứng dụng
trên các n ền kinh tế thị trường mới nổi, bao gồm sự so sánh giữa các quốc gia như của
Choudhri và Hakura (2006), Frankel và cộng sự (2005), và Mihaljek cùng cộng sự
(2000).
Theo truyền thống các nhà kinh tế học đã đưa ra những giả định được đơn giản
hóa, rằng giá cả của hàng hóa trao đổi – được biểu thị trong cùng một loại tiền tệ - thì
bằng nhau giữa các quốc gia, tức là thỏa điều kiện ngang bằng sức mua. Tuy nhiên,
theo giả định này nhìn chung ít được ủng hộ, ít nhất là trong trường hợp mẫu nhỏ và
trong khoảng thời gian n gắn đến trung hạn. Phù hợp v ới chứng cứ này, các nghiên cứu
lý thuyết được công bố trong hai thập kỷ qua đã đưa ra những giải thích khác nhau cho
việc tại sao ERPT không hoàn chỉnh. Trong nghiên cứu của Dornbusch (1987) đã minh
chứng hiệu ứng truyền dẫn không hoàn chỉnh phát sinh từ những doanh n ghiệp hoạt
động trong những thị trường có đặc trưng cạnh tranh không hoàn hảo và điều chỉnh
7
cộng vào giá vốn (không chỉ điều ch ỉnh giá bán) để phản ứng lại với cú sốc tỷ giá hối
đoá i. Burstein và cộng sự (2003) thay vì vậy lại nhấn mạnh vai trò của nguồn đầu vào
trong nước (khôn g có giao thương) trong hệ thống phân phố i hàng hóa giao thương.
Burstein và cộng sự (2005) chỉ rõ vấn đề đo lường trong CPI, khi nó bỏ qua điều chỉnh
chất lượng trong tổng thể điều chỉnh lớn của hàng hóa giao thương. Một nguyên nhân
khác gây nhiều sức ép hơn lên vai trò của nhà điều hành chính sách tài khóa và t iền tệ,
bởi việc bù đắp một phần tác động của thay đổ i tỷ giá hối đoá i lên giá cả (Gagnon và
Ihrig, 2004). Devereux và Engel (2001) và Bacchetta và van Wincoop (2003) khám
phá ra vai trò thay thế của giá cả đồng nội tệ trong v iệc làm giảm mức độ của ERPT.
Chứng thực những cách tiếp cận lý thuyết khác nhau này, ngh iên cứu thực n ghiệm
cho cả nền kinh tế phát triển và mới nổ i đã ph át hiện bằng chứng về sự không hoàn
toàn của ERPT. Các nghiên cứu này c ũng cho thấy bằng chứng về sự khác nhau đáng
kể giữa các quốc gia, đưa đến một câu hỏ i tự nhiên là điều gì cơ bản quyết định đến
hiệu ứng truyền dẫn. Cụ thể là Taylor (2000) đã đưa ra giả thuyết rằng sự phản ứng của
giá cả đối với dao động của tỷ giá hối đoái rõ ràng phụ thuộc vào lạm phát. Lý do cơ
bản của việc này là tương quan thuận giữa mức độ và thời gian tồn tại của lạm phát, đi
đôi với liên kết giữa thời gian tồn tại lạm phát và h iệu ứng truyền dẫn. Mối liên kết sau
có thể được diễn giải như sau: thời gian lạm phát càng lâu, thì tạm thời càng ít nhận
thấy được sự chuyển động của tỷ giá hố i đoái và càng nhiều doanh nghiệp sẽ phản ứng
lại thông qua việc điều chỉnh giá cả.
Bằng chứng qua các n ghiên cứu khác nhau nhìn chung đều ủng hộ giả thuyết của
Taylor. Tuy nhiên, mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ hiệu ứng truyền dẫn và lạm
phát dường như thể hiện càng mạnh mẽ hơn khi các thị trường mới nổi được đưa vào
trong giai đoạn lấy mẫu khi xem xét (thấy rõ trong bằng chứng dữ liệu bảng của
Choudhri và Hakura, 2006). Điều này có thể không đáng ngạc nhiên, khi những tranh
luận lý thuyết của Taylor trở nên có ý nghĩa hơn đối với tỷ lệ lạm phát cao hơn.
Một yếu tố quyết định quan trọng khác của ERPT, từ quan điểm lý thuyết là
mức độ mở cửa thương mại của một quốc gia. Liên hệ trực tiếp nhất giữa hai biến số
này là cùng chiều: quốc gia càng mở cửa, thì chuyển động của tỷ giá hối đoái càn g
được truyền tải nhiều thông qua giá nhập khẩu vào sự thay đổi của CPI. Tuy nhiên, t ình
hình trở nên phức tạp hơn một khi chúng ta t ính đến yếu tố lạm phát có thể tương quan
8
nghịch với độ mở cửa, nh ư phát hiện trong n gh iên cứu thực nghiệm của Romer (1993).
Điều này làm nảy sinh một kênh gián tiếp, từ đó độ mở thương mại có tương quan
nghịch với lạm phát, và mức độ hiệu ứng truyền dẫn theo giả thuyết của Taylor.
Những kênh trực tiếp và gián tiếp đi theo các h ướng đối lập nhau và dấu hiệu tổng thể
của tương quan giữa hiệu ứng truyền dẫn và độ mở cửa vì thế có thể là tương quan
thuận lẫn tương quan nghịch. Các bài nghiên cứu cho đến nay ước lượng hoặc mô hình
phương trình giản đơn hoặc hệ phuơng trình cho một quốc gia riêng biệt, hoặc cũng
thiết lập nên các mô hình giản đơn cho một tập hợp lớn các quốc gia (Choudhr i và
Hakura-2006, Mihaljek và cộng sự-2000
3. Phương pháp nghiên cứu (Methodology and data)
Phân tích được thực h iện bằng cách sử dụng một mô hình VAR tiêu chuẩn như sau:
Trong đó,Yt đại diện cho vector các biến nội sinh, c là 1 hằng số, Ф biểu thị cho
các ma trận của hệ số tự hồi quy và ε là sai số. Xác định cấu trúc của cú sốc bằng cách
sắp xếp trật tự các biến và ứng dụng ph ân tích Cho lesky để giảm sai số ε của ma trận
hiệp phươn g sai.
Khi bắt đầu từ quan điểm phân tích, một mô hình Var gồm 6 biến số tương tự như
những mô hình được giới thiểu bởi McCathy năm 2000 và được Hahn năm 2003 phát
triển. Mô hình VAR chuẩn áp dụng cho nhiều nước khác nhau bao gồm chỉ số giá dầu
oilt, biến số sản lượng đầu r a yt, tỉ giá et, chỉ số giá nhập khẩu p impt, chỉ số tiêu dùng
cpit, và biến lãi suất ngắn hạn it. Tỉ giá hối đoái và 2 biến số giá là những biến số chính
trong phân tích của ch úng ta. Biến số sản lượng đầu ra và giá dầu được đề cập để nắm
bắt những ảnh hưởng đến nh ững lĩnh vực thực sự của nền kinh tế. Việc phân tích đưa
lãi suất vào trong đó cho phép thị trường tiền tệ , gồm sự tác động của chính sách tiền
tệ ảnh hưởng đến mối quan hệ của hiệu ứng truyền dẫn.
Trong mô hình chuẩn, những biến số được sắp theo thứ tự ở trên. Việc sử dụng
hàm đệ quy ngụ ý rằng những biến động mang tính tạm thời sẽ ảnh hưởng đến những
biến số tương ứng và những biến số đó được sắp xếp ở một giai đoạn sau, nhưng không
9
có tác động đến những biến số đã được sắp xếp trước đó. Vì vậy nó hợp lý để lấy biến
số ngoại sinh nhất, trong trường hợp đầu tiên n ày là giá dầu. Những biến động của giá
dầu có thể ảnh h ưởng tạm thời đến tất cả các biến số khác trong hệ thống nhưng giá
dầu không để chính nó bị ảnh hưởng tạm thời bởi bất kỳ biến động nào khác. Những
biến số tiếp theo trong hệ thống là sản lượng đầu ra và t ỉ giá hối đoái. Với cách sắp xếp
này chúng ta ngầm giả định một tác động mang tính chất tạm thời của việc biến động
tỉ gía trong khi cũng có một độ trễ nhất định về việc sự tác động của biến động tỉ giá
hối đoái đến yếu tố sản lượng đầu ra. Những biến số giá được sắp xếp tiếp theo v à theo
đó tạm thời bị ảnh hưởng bởi tất cả những biến động đã đề cập ở trên. Theo chuổi giá
cá, trước hết là giá nhập khẩu sau đó là giá t iêu dùng cho phép một sự tác động tạm
thời của giá nhập khẩu đến giá tiêu dùng nhưng không ho àn toàn ngược lại. Lãi suất
được sắp xếp sau cùng kể đến thị trường tiền tệ và là một phần của chính sách tiền tệ
để phản ứng tính tạm thời với tất cả các biến số trong mô hình. Đặc điểm kỹ thuật cơ
bản thể hiện một trong vài lựa chọn hợp lý t rong những điều kiện biến số rỏ ràng và
được x ác định hợp lý. Vì vậy, sau đó chúng ta thực hiện một phân tích độ nhạy bằng sử
dụng hai công thức cho mô hình khác nhau.
Thu thập số liệu (lấy mẫu) và Xử lí số liệu
Trong ngh iên cứu này tác giả tập trung phân tích vào các quốc gia thuộc ba kh u vực
lớn trên thế giới, châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapor e, Đài Loan và Hồng Kôn g),
Trung và Đôn g Âu (Cộng hò a Séc, Hungary, Ba Lan) và Thổ Nhĩ Kỳ, và Mỹ Latinh
(Argentina, Chile và Mexico). Chọn lựa tập hợp các quốc gia này là các thị trường
đang nổi trong những khu vực này. Đối với mỗi quốc gia, tập hợp các dữ liệu quý được
thu thập, thời gian càng trở về trước càng tốt. Giá dầu được đại diện bởi chỉ số giá dầu
thô tính bằng đồng đô la Mỹ. Biến sản lượng đầu ra được chọn là GDP, mặc dù trong
một vài trường hợp chúng tôi đã sử dụng sản lượng sản xuất công nghiệp để thời gian
lấy mẫu dài hơn. Đối với tất cả các nước,tỷ giá mà chúng tôi sử dụng là tỷ giá danh
nghĩa đa phương . Hơn n ữa, giá nhập khẩu và giá tiêu dùng bằng nội tệ được sử dụng,
ngoại trừ Trung Quốc - chúng tôi bị giới hạn phân tích giá tiêu dùng bởi vì giá nhập
khẩu không có sẵn. Cuối cùng, các côn g cụ chính sách tiền tệ được đại diện bởi một
10
mức lãi suất ngắn hạn. Bởi vì thời gian lấy mẫu phụ thuộc vào dữ liệu sẳn có, dữ liệu
khác nhau giữa các nước.
Mức độ ERPT tại mỗi nước được tính bằng cách dự tính một đặc điểm của mô
hình (1) cho các vector của các biến nộ i sinh được lựa chọn, nó được đưa vào chuỗi
các dữ liệu liên tục. Các kiểm tra n ghiệp đơn vị chỉ ra rằng hầu hết các biến trong các
quốc gia được n ghiên c ứu là biến không dừng (ch ỉ có mức lãi suất được tìm thấy là
dừng trong một số trường hợp), trong khi kiểm tra sự đồng liên kết, Johansen đã cung
cấp bằng chứng yếu về mối quan hệ của sự cân bằng dài hạn giữa các biến trong một số
nước. Với những đặc tính của dữ liệu, VAR trong sai phân bậc 1 của các biến không
dừng thể hiện một đặc điểm kỹ thuật ph ù hợp với các mô hình. Nếu ủng hộ VAR trong
sai phân bậc 1 thì dẫn đến việc đi ngược với mô hình Vector sửa lỗi (VECM), có thể
dẫn đến lỗi kỹ thuật, nếu xuất hiện đồng liên kết. Tuy nhiên, sự lựa chọn của chúng tôi
cũng cho rằng việc phân tích: ( i) tập trung vào ngắn hạn thay vì mối quan hệ cân bằng
dài hạn các giữa các biến, và (ii) bị hạn chế bởi các mẫu có thời gian ngắn có sẵn của
một số các nền kinh tế thị trường mới nổ i. Một sự lựa chọn thay thế khả thi sẽ có được
một mô hình VAR ở các cấp độ của các biến. Tuy nhiên, điều đáng nói là ước tính ở
mức độ cũng như kỹ thuật VECM sẽ không tránh được các vấn đề (xem, ví dụ,
Favero,2001). Trong sự xuất hiện của đồng liên kết, các ph ương pháp cũ chịu ảnh
hưởng của thông số hóa vượt mức và mất đi tính h