Với bề dày lịch sử trên 144 năm, Diebold không lo lắng nhiều về việc kinh doanh
quốc tế. Là một công ty hàng đầu về két sắt của ngân hàng, sau đó là các máy ATM,
công ty đặt bản doanh tại Ohio và tập trung vào các thể chế tài chính tại Mỹ. Cho đến
thập niên 1970 và 1980, sự tăng trưởng của công ty được thúc đẩy bởi sự chấp nhận
nhanh chóng máy ATM tại Mỹ. Diebold bán máy ATM đầu tiên ra thị trường nước
ngoài vào thập niên 1980. Thận trọng trong bước đi, Diebold đã ký một hợp đồng
phân phối với công ty điện tử đa quốc gia của Hà Lan là Philips. Theo hợp đồng này,
Diebold sản xuất các máy ATM tại Mỹ và xuất khẩu chúng đến những khách hàng ở
nước ngoài sau khi Philips thực hiện việc giao dịch bán máy.
Năm 1990, Diebold rút khỏi hợp đồng với Philips và thành lập một liên doanh với
IBM, gọi là Interbold, để thực hiện công việc R&D, và phân phối máy ATM trên
toàn thế giới. Diebold sở hữu 70% cổ phần trong liên doanh, cung cấp máy ATM,
trong khi IBM cung cấp các chức năng tiếp thị toàn cầu, bán máy, và dịch vụ. Việc
Diebold liên doanh tốt hơn là xây dựng một hệ thống phân phối quốc tế cho riêng
mình bởi vì Diebold cảm thấy chưa đủ nguồn lực để thiết lập một sự hiện diện trên
thị trường quốc tế. Về thực chất, Diebold xuất khẩu máy ATM thông qua mạng lưới
phân phối của IBM. Việc Diebold chuyển đối tác phân phối từ Philips sang IBM bởi
Diebold tin rằng IBM sẽ theo đuổi việc bán máy ATM quyết liệt hơn.
Đến năm 1997, doanh thu nước ngoài của Diebold tăng lên đến hơn 20% tổng doanh
thu. Trong khi doanh thu tại Mỹ đang giảm sút do thị trường trong nước bão hoà,
Diebold tìm thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu máy ATM ở một phạm vi
rộng lớn của các thị trường đang và đã phát triển. Đặc biệt các quốc gia như Trung
Quốc, Ấn Độ, và Brazil với tầng lớp trung lưu đang bắt đầu sử dụng hệ thống ngân
hàng với số lượng lớn và nhu cầu máy ATM tăng cao đột ngột. Vào giai đoạn này,
Diebold quyết định mạo hiểm và thiết lập hệ thống phân phối ở nước ngoài cho riêng
mình.
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
Tình huống: Diebold Trang 2
Ở bước đi đầu tiên, Diebold mua lại 30% cổ phần của IBM trong liên doanh
Interbold. Một phần việc mua lại này là do Diebold không hài lòng với những nỗ lực
bán máy của IBM, vì người bán máy là nhân viên của IBM, trong khi máy ATM của
Diebold chỉ là một sản phẩm trong danh mục sản phẩm của họ và nó không nhất thiết
phải được ưu tiên hàng đầu. Diebold cảm thấy họ có thể chiếm được một thị phần lớn
hơn nếu nắm quyền điều khiển trực tiếp toàn bộ hệ thống phân phối. Diebold cũng
cảm thấy rằng trong suốt 15 năm qua, công ty đã tích lũy đủ kinh nghiệm kinh doanh
quốc tế bảo đảm cho việc kinh doanh một mình. Các nhà quản trị của Diebold quyết
định rằng ngoài hệ thống phân phối tại địa phương, họ cần hiện diện về mặt sản xuất
tại nhiều vùng vì sự khác biệt của các máy ATM theo những yêu cầu sử dụng khác
nhau. Chẳng hạn, đa phần ở châu Á, nhiều khách hàng trả tiền các hoá đơn của họ
bằng tiền mặt qua các máy ATM. Để chiếm lấy thị phần này, Diebold phải thiết kế
các máy ATM có thể chấp nhận và đếm những cọc tiền lên đến 100 tờ, và loại ra
những tờ tiền giả. Ở những quốc gia khác, các máy ATM thực hiện đa chức năng từ
việc sắp xếp bản khai báo lợi tức để đóng thuế đến việc phân phối các vé xem hát.
Diebold tin rằng việc đặt các cơ sở sản xuất gần với các thị trường then chốt sẽ dễ
dàng đáp ứng những yêu cầu khác biệt của địa phương và làm gia tăng doanh số.
Để có những bước nhảy vọt trong kinh doanh quốc tế, Diebold tiến hành hàng loạt
hoạt động mua lại các công ty ở nước ngoài. Năm 1999, Diebold mua lại công ty
Procomp Amazonia Industria Electronica của Brazil, một công ty điện tử ở châu Mỹ
Latinh với doanh số 400 triệu USD và tham gia sâu rộng trong lĩnh vực máy ATM.
Kế tiếp, Diebold mua lại công ty Groupe Bull của Pháp và công ty Getronics của Hà
Lan, đây là hai công ty chính trên thị trường châu Âu với doanh số 160 triệu USD. Ở
Trung Quốc, do chưa có một đối thủ cạnh tranh đáng kể nào để mua lại, Diebold tiến
hành thiết lập một liên doanh sản xuất và phân phối mà Diebold nắm giữ quyền sở
hữu chính. Đến năm 2002, Diebold đã có những dây chuyền sản xuất ở châu Á, châu
Âu, và châu Mỹ Latinh cũng như ở Mỹ và có mạng lưới hoạt động phân phối ở 80
quốc gia, trong đó đa số là do Diebold làm chủ hoàn toàn. Doanh thu quốc tế của
Diebold chiếm đến 41% trong tổng doanh số 2,11 tỷ USD của công ty trong năm
2003, và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng ở mức hai con số.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm môn quản trị kinh doanh quốc tế chủ đề 5: diebold, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----//-----
BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ
KINH DOANH QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ 5:
DIEBOLD
GVHD : Nguyễn Hùng Phong
Lớp : QTKD Đêm 2
Khóa : 21
Thành viên nhóm 9 :
1. Nguyễn Kim Như
2. Phạm Khánh Ngọc
3. Liêu Ngọc Oanh
4. Trần Thị Ngọc Nhi
5. Lê Thị Cẩm Nhung
6. Phạm Hồng Thái (học ghép)
TP.HCM, 2013
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÌNH HUỐNG CHỦ ĐỀ 5 DIEBOLD ........................................... 1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DIEBOLD .................... 4
1. Tổng quan về Diebold......................................................................................... 4
2. Tầm nhìn – sứ mạng ........................................................................................... 4
3. Giá trị cốt lõi ...................................................................................................... 5
4. Khẩu hiệu............................................................................................................ 5
5. Những tổ chức cho sản xuất và phát triển ( Manufacturing / Development
Operations) của Diebold ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 3: CÂU HỎI THẢO LUẬN.................................................................. 6
Câu 1: Trước năm 1997, Diebold sản xuất máy ATM của họ tại Hoa Kỳ và bán ra
thị trường quốc tế qua các hợp đồng phân phối, đầu tiên với Philips, sau đó với
IBM. Tại sao Diebold chọn cách thức này để mở rộng kinh doanh quốc tế? Ưu và
nhược điểm của cách thức này là gì?...................................................................... 6
Câu 2: Cái gì thôi thúc Diebold thay đổi chiến lược mở rộng kinh doanh quốc tế
của họ vào năm 1997 và bắt đầu xây dựng các cơ sở sản xuất riêng bên ngoài
quốc gia ở hầu hết các thị trường? Tại sao Diebold thích sử dụng hình thức mua
lại làm phương thức xâm nhập thị trường?............................................................. 8
Câu 3: Diebold xâm nhập vào thị trường Trung Quốc bằng hình thức liên doanh,
ngược với hình thức xây dựng cơ sở sản xuất riêng bên ngoài quốc gia. Tại sao
công ty lại làm như vậy?....................................................................................... 10
Câu 4: Diebold theo đuổi chiến lược kinh doanh quốc tế nào? Việc chọn lựa chiến
lược này ảnh hưởng đến việc chọn lựa hình thức xâm nhập thị trường như thế
nào?....................................................................................................................... 12
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
CHƯƠNG 1: TÌNH HUỐNG CHỦ ĐỀ 5
DIEBOLD
Với bề dày lịch sử trên 144 năm, Diebold không lo lắng nhiều về việc kinh doanh
quốc tế. Là một công ty hàng đầu về két sắt của ngân hàng, sau đó là các máy ATM,
công ty đặt bản doanh tại Ohio và tập trung vào các thể chế tài chính tại Mỹ. Cho đến
thập niên 1970 và 1980, sự tăng trưởng của công ty được thúc đẩy bởi sự chấp nhận
nhanh chóng máy ATM tại Mỹ. Diebold bán máy ATM đầu tiên ra thị trường nước
ngoài vào thập niên 1980. Thận trọng trong bước đi, Diebold đã ký một hợp đồng
phân phối với công ty điện tử đa quốc gia của Hà Lan là Philips. Theo hợp đồng này,
Diebold sản xuất các máy ATM tại Mỹ và xuất khẩu chúng đến những khách hàng ở
nước ngoài sau khi Philips thực hiện việc giao dịch bán máy.
Năm 1990, Diebold rút khỏi hợp đồng với Philips và thành lập một liên doanh với
IBM, gọi là Interbold, để thực hiện công việc R&D, và phân phối máy ATM trên
toàn thế giới. Diebold sở hữu 70% cổ phần trong liên doanh, cung cấp máy ATM,
trong khi IBM cung cấp các chức năng tiếp thị toàn cầu, bán máy, và dịch vụ. Việc
Diebold liên doanh tốt hơn là xây dựng một hệ thống phân phối quốc tế cho riêng
mình bởi vì Diebold cảm thấy chưa đủ nguồn lực để thiết lập một sự hiện diện trên
thị trường quốc tế. Về thực chất, Diebold xuất khẩu máy ATM thông qua mạng lưới
phân phối của IBM. Việc Diebold chuyển đối tác phân phối từ Philips sang IBM bởi
Diebold tin rằng IBM sẽ theo đuổi việc bán máy ATM quyết liệt hơn.
Đến năm 1997, doanh thu nước ngoài của Diebold tăng lên đến hơn 20% tổng doanh
thu. Trong khi doanh thu tại Mỹ đang giảm sút do thị trường trong nước bão hoà,
Diebold tìm thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu máy ATM ở một phạm vi
rộng lớn của các thị trường đang và đã phát triển. Đặc biệt các quốc gia như Trung
Quốc, Ấn Độ, và Brazil với tầng lớp trung lưu đang bắt đầu sử dụng hệ thống ngân
hàng với số lượng lớn và nhu cầu máy ATM tăng cao đột ngột. Vào giai đoạn này,
Diebold quyết định mạo hiểm và thiết lập hệ thống phân phối ở nước ngoài cho riêng
mình.
Tình huống: Diebold
Trang 1
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
Ở bước đi đầu tiên, Diebold mua lại 30% cổ phần của IBM trong liên doanh
Interbold. Một phần việc mua lại này là do Diebold không hài lòng với những nỗ lực
bán máy của IBM, vì người bán máy là nhân viên của IBM, trong khi máy ATM của
Diebold chỉ là một sản phẩm trong danh mục sản phẩm của họ và nó không nhất thiết
phải được ưu tiên hàng đầu. Diebold cảm thấy họ có thể chiếm được một thị phần lớn
hơn nếu nắm quyền điều khiển trực tiếp toàn bộ hệ thống phân phối. Diebold cũng
cảm thấy rằng trong suốt 15 năm qua, công ty đã tích lũy đủ kinh nghiệm kinh doanh
quốc tế bảo đảm cho việc kinh doanh một mình. Các nhà quản trị của Diebold quyết
định rằng ngoài hệ thống phân phối tại địa phương, họ cần hiện diện về mặt sản xuất
tại nhiều vùng vì sự khác biệt của các máy ATM theo những yêu cầu sử dụng khác
nhau. Chẳng hạn, đa phần ở châu Á, nhiều khách hàng trả tiền các hoá đơn của họ
bằng tiền mặt qua các máy ATM. Để chiếm lấy thị phần này, Diebold phải thiết kế
các máy ATM có thể chấp nhận và đếm những cọc tiền lên đến 100 tờ, và loại ra
những tờ tiền giả. Ở những quốc gia khác, các máy ATM thực hiện đa chức năng từ
việc sắp xếp bản khai báo lợi tức để đóng thuế đến việc phân phối các vé xem hát.
Diebold tin rằng việc đặt các cơ sở sản xuất gần với các thị trường then chốt sẽ dễ
dàng đáp ứng những yêu cầu khác biệt của địa phương và làm gia tăng doanh số.
Để có những bước nhảy vọt trong kinh doanh quốc tế, Diebold tiến hành hàng loạt
hoạt động mua lại các công ty ở nước ngoài. Năm 1999, Diebold mua lại công ty
Procomp Amazonia Industria Electronica của Brazil, một công ty điện tử ở châu Mỹ
Latinh với doanh số 400 triệu USD và tham gia sâu rộng trong lĩnh vực máy ATM.
Kế tiếp, Diebold mua lại công ty Groupe Bull của Pháp và công ty Getronics của Hà
Lan, đây là hai công ty chính trên thị trường châu Âu với doanh số 160 triệu USD. Ở
Trung Quốc, do chưa có một đối thủ cạnh tranh đáng kể nào để mua lại, Diebold tiến
hành thiết lập một liên doanh sản xuất và phân phối mà Diebold nắm giữ quyền sở
hữu chính. Đến năm 2002, Diebold đã có những dây chuyền sản xuất ở châu Á, châu
Âu, và châu Mỹ Latinh cũng như ở Mỹ và có mạng lưới hoạt động phân phối ở 80
quốc gia, trong đó đa số là do Diebold làm chủ hoàn toàn. Doanh thu quốc tế của
Diebold chiếm đến 41% trong tổng doanh số 2,11 tỷ USD của công ty trong năm
2003, và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng ở mức hai con số.
Tình huống: Diebold
Trang 2
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
Việc mua lại công ty Procomp Amazonia Industria Electronica của Brazil cũng giúp
cho Diebold bước vào một công việc kinh doanh mới có lãi và nhiều tiềm năng.
Ngoài việc kinh doanh máy ATM, Procomp kinh doanh máy bỏ phiếu điện tử. Vào
năm 1999, Procomp giành được một hợp đồng 105 triệu USD, lớn nhất trong lịch sử
của Diebold, để cung cấp cho các trạm bỏ phiếu của Brazil với các thiết bị bỏ phiếu
điện tử. Các nhà quản trị của Diebold nhận ra rằng đây có thể sẽ trở thành một lĩnh
vực kinh doanh toàn cầu rộng lớn. Năm 2001, Diebold mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình vào lĩnh vực này bằng cách mua lại công ty Global Election
Systems, một công ty của Mỹ chuyên cung cấp các công nghệ bầu cử điện tử cho các
tiểu bang và các quốc gia muốn nâng cấp kỹ thuật bầu cử truyền thống. Đến năm
2003, Diebold là người đi đầu trong thị trường toàn cầu về máy bầu cử điện tử mới
này với doanh thu trên 100 triệu USD.
Tình huống: Diebold
Trang 3
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU
SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
DIEBOLD
1. Tổng quan về Diebold
Diebold được thành lập vào năm 1859, và ban đầu Công ty chuyên về cung cấp thiết
bị an ninh. Qua nhiều năm, Công ty đã phát triển nhanh chóng để bao gồm cả cung
cấp công nghệ và dịch vụ để tối đa hóa khả năng tự phục vụ và an ninh cho các tổ
chức tài chính, các doanh nghiệp thương mại, các tổ chức chăm sóc sức khỏe và các
cửa hàng bán lẻ khác nhau trên thế giới.
Đội ngũ dịch vụ của công ty là một trong những lớn nhất trong ngành công nghiệp
với hơn 7.000 chuyên gia lĩnh vực phục vụ 600 địa điểm.
Sản phẩm dịch vụ của Công ty:
ATM và thiết bị đầu cuối, phần mềm
An ninh điện tử: giải pháp truy cập, bảo vệ xâm nhập, dịch vụ web –based,…
Các giao dịch hỗ trợ: Rút tiền tự động, trạm rút tiền, hệ thống rút tiền từ xa,
két sắt,…
Dịch vụ quản lý: Quản lý kênh ATM, Bảo vệ an ninh máy ATM, giám sát an
ninh,…
Dịch vụ chuyên nghiệp khác: tư vấn và đánh giá an ninh thông tin, tích hợp
mạng, phần mềm,…
2. Tầm nhìn – sứ mạng
Sứ mạng:
Chúng tôi cung cấp công nghệ và dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện tốt hơn thông
qua một sự kết hợp mạnh mẽ của kiến thức của khách hàng, lấy cảm hứng từ suy
nghĩ và liên kết chu đáo sáng tạo.
Tầm nhìn:
Để được công nhận là một đối tác quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện những ý
tưởng tối ưu hóa sự tiện lợi, hiệu quả và an ninh.
Tình huống: Diebold
Trang 4
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
3. Giá trị cốt lõi
TRUNG THỰC: Chúng tôi đang công khai, trung thực và trách nhiệm thông qua các
cam kết của chúng tôi.
KIẾN THỨC: Chúng tôi khuyến khích phát triển liên tục của các kỹ năng và chuyên
môn của chúng tôi để phục vụ khách hàng tốt hơn.
SỰ CỘNG TÁC: Chúng tôi tìm kiếm cơ hội hợp tác với khách hàng, đối tác và nhà
cung cấp.
ĐỔI MỚI: Chúng tôi nuôi dưỡng tư duy sáng tạo làm tăng giá trị.
4. Khẩu hiệu
“Innovation Delivered” ( Đạt được sự đổi mới)
“Nơi có những thách thức, chúng tôi đã gặp chúng. Khi những thị trường đã thay đổi,
chúng tôi đã thay đổi với chúng. Khi những giải pháp sáng tạo, đổi mới được yêu cầu,
chúng tôi đã phát triển chúng”.
“Cống hiến không mêt mỏi của chúng tôi cho khách hàng, kết hợp với cải tiến công
nghệ và sự khéo léo, cho phép chúng tôi cung cấp đến khách hàng những giải pháp
thiết thực cho những nhu cầu của ngày hôm nay và các chiến lược khả thi cho các
cơ hội của ngày mai.
5. Những tổ chức cho sản xuất và phát triển ( Manufacturing / Development
Operations) của Diebold
Châu Á Thái Bình Dương: Úc, Trung Quốc, Indonesia, Hong Kong, Kualar Lumpur,
Phillipines, Singapore, Thái Lan, Đài Loan.
Châu Mỹ La Tinh : Argentina, Colombia, México, Peru , Venezuela
Bắc Mỹ : Hoa Kỳ.
Châu Âu, Trung Đông và châu Phi: Thụy Sĩ, Áo, Pháp, Hungary, Ý, Luxembourg,
Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Slovenia, Braxin...
Sản xuất/ Vận hành phát triển: Thượng Hải – Trung Quốc, Achentina, Hoa Kỳ, Ấn
Độ.
Các bộ phận và trung tâm dịch vụ: với hơn 400 trung tâm dịch vụ ở Bắc Mỹ
Tình huống: Diebold
Trang 5
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
CHƯƠNG 3: CÂU HỎI
THẢO LUẬN
Câu 1: Trước năm 1997, Diebold sản xuất máy ATM của họ tại Hoa Kỳ và bán ra
thị trường quốc tế qua các hợp đồng phân phối, đầu tiên với Philips, sau đó với
IBM. Tại sao Diebold chọn cách thức này để mở rộng kinh doanh quốc tế? Ưu và
nhược điểm của cách thức này là gì?
Thứ nhất, Diebold chưa đủ nguồn lực để thiết lập hệ thống phân phối cho riêng mình
trên toàn thị trường thế giới. Mới bắt đầu gia nhập thị trường nước ngoài nên còn
thiếu kinh nghiệm, thiếu am hiểu kiến thức về thị trường nước ngoài, không hiểu rõ
nhu cầu cũng như thị hiếu người tiêu dùng, văn hóa và những quy định của những
nước sở tại, cách thức tiếp cận quản trị. Do đó, trong thời gian đầu mới xâm nhập thị
trường quốc tế công ty thực hiện phương thức sản xuất máy ATM tại Hoa Kỳ và bán
ra thị trường quốc tế qua các hợp đồng phân phối: hợp đồng phân phối với
Philips( cách thức xuất khẩu gián tiếp), liên doanh InterBold với IBM (cách thức xuất
khẩu trực tiếp)
Thứ hai, thị trường của Diebold ở nước ngoài chưa có, hoặc rất ít khách hàng biết
đến họ. Dựa vào hệ thống khách hàng sẵn có của Philip & IBM để xâm nhập thị
trường quốc tế.
Thứ ba, hạn chế được rủi ro khi triển khai lĩnh vực kinh doanh mới. Khi triển khai
lĩnh vực kinh doanh mới, trong điều kiện công ty còn nhiều hạn chế, việc ký hợp
đồng phân phối với bên thứ ba là một lựa chọn sáng suốt của Diebold, tận dụng lợi
thế của đối tác, vừa hạn chế được những rủi ro khi kinh doanh không thành công.
Ưu điểm:
Đơn giản so với các hình thức khác và mang lại tính chất tuần tự tập trung hóa
sản xuất tại một quốc gia.
Ít tốn kém chi phí. Diebold có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước
ngoài mà không phải đầu tư nhiều vốn.
Hạn chế được rủi ro khi triển khai lĩnh vực kinh doanh mới.
Tận dụng thế mạnh và hệ thống phân phối của công ty đối tác.
Tình huống: Diebold
Trang 6
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
Giúp công ty có thể thực hiện tập trung hóa sản xuất tại một quốc gia
Ít rủi ro vì hoạt động của công ty ở nước ngoài là ít (như DieBold chỉ xuất
khẩu máy ATM đến khách hàng ở nước ngoài sau khi Philips thực hiện việc
giao dịch máy) ,và chia sẻ bớt rủi ro với IBM trong liên doanh InterBold.
Học hỏi được các kỹ năng thông qua liên doanh InterBold với IBM (marketng
toàn cầu,bán máy,và dịch vụ ) và tận dụng xuất khẩu máy ATM của mình qua
mạng lưới phân phối của IBM
Khả năng thành công cao.
Nhược điểm:
Hoàn toàn lệ thuộc vào nỗ lực, chính sách chiến lược của bên thứ ba (IBM,
Philip), và đại diện bán hàng là bên thứ ba trong khi đó sản phẩm mang
thương hiệu khác (Sản phẩm mang thương hiệu Diebold).
Bị động trong phân phối sản phẩm, hoàn toàn dựa vào bên thứ ba.
Không tin tưởng, mâu thuẫn, không rõ ràng trong chính sách chiến lược của
bên thứ ba.
Cách thức xâm nhập này rất nhạy cảm với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và
những rào cản mậu dịch khác.
Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng gây ra những tác động bất lợi cho hoạt
động xuất khẩu
Sự cách biệt về khoảng cách địa lý giữa hai địa điểm sản xuất và phân phối sẽ
làm gia tăng chi phí vận chuyển, gây khó khăn cho việc phân phối hàng hóa
Việc khác biệt về triết lý, văn hóa sẽ dẫn đến việc khó khăn trong việc đáp
ứng những nhu cầu của thị trường địa phương.
Tóm lại, Diebold sản xuất máy ATM của họ tại Hoa Kỳ và bán ra thị trường quốc tế
qua các hợp đồng phân phối, đầu tiên với Philips, sau đó với IBM. Diebold chọn hình
thức mở rộng này vi khi đó Diebold có thể tận dụng phân phối các hệ thống, kiến
thức về thị trường quốc tế, và danh tiếng của Philips và IBM. Một người tiêu dùng nước
ngoài có thể tin tưởng IBM dễ dàng hơn so với một thương hiệu mà nó chưa bao giờ
nghe như Diebold lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Diebold không thể kiểm soát được sự chú
ý sản phẩm của mình nhận được từ Philips và IBM.
Tình huống: Diebold
Trang 7
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
Câu 2: Cái gì thôi thúc Diebold thay đổi chiến lược mở rộng kinh doanh quốc tế
của họ vào năm 1997 và bắt đầu xây dựng các cơ sở sản xuất riêng bên ngoài quốc
gia ở hầu hết các thị trường? Tại sao Diebold thích sử dụng hình thức mua lại làm
phương thức xâm nhập thị trường?
Diebold thay đổi chiến lược mở rộng kinh doanh quốc tế của họ vào năm 1997 và bắt
đầu xây dựng các cơ sở sản xuất riêng bên ngoài quốc gia ở hầu hết các thị trường
vì :
Vào năm 1997 nguồn lực công ty lớn mạnh. Hoa Kỳ bão hòa, nếu trông chờ
vào nhà phân phối thì thị trường có nguy cơ không phát triển được nữa (vì sản
phẩm của họ không được nhà phân phối ưu tiên hàng đầu). Nên Diebold cần
phải xây dựng các cơ sở sản xuất riêng bên ngoài quốc gia ở hầu hết các thị
trường và nắm bắt nhu cầu thị trường & kịp thời đáp ứng để giữ vững thị
trường hiện có và mở rộng thêm thị trường mới.
Doanh thu tại Hoa Kỳ đang giảm sút do thị trường trong nước bão hoà. Bằng
cách thiết lập các cơ sở kinh doanh ở hải ngoại giúp DieBold có thể tránh
được những rủi ro khi chỉ kinh doanh ở một thị trường, đây chính là hình thức
đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Đến năm 1997, doanh thu nước ngoài tăng lên đến hơn 20% của tổng doanh
thu. Điều này cho thấy sự tăng trưởng của các thị trường nước ngoài tăng
mạnh. Việc nắm bắt và chinh phục các thị trường đang tăng mạnh trên thế giới
là một việc làm cần thiết. Đây chính là một bộ phận của quá trình toàn cầu hóa.
Đặc biệt, Diebold tìm thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu máy ATM
ở một phạm vi rộng lớn của các thị trường đang phát triển và đã phát triển.
Đặc biệt các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, và Brazil với tầng lớp trung
lưu đang bắt đầu sử dụng hệ thống ngân hàng với số lượng lớn và nhu cầu
máy ATM tăng cao đột ngột => cơ hội tốt cho Diebold thâm nhập chiếm lĩnh
thị phần ở các nước này, đây cũng là các quốc gia mới nổi của thế giới với tốc
độ phát triển kinh tế nhanh chóng.
InterBold hoạt động như một phần của Diebold, nối ATM của Diebold với
chuyên môn marketing toàn cầu và các nguồn lực kỹ thuật của IBM. Diebold
bán sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ. IBM không bán sản phẩm của mình tại
Tình huống: Diebold
Trang 8
GVHD: Nguyễn Hùng Phong Bài tập nhóm 9 - Quản trị kinh doanh quốc tế
Hoa Kỳ, nhưng bán máy móc của InterBold ở hầu hết các quốc gia ngoài
Châu Mỹ. Liên kết này đã sản sinh một số kết quả tốt ban đầu, tăng thị phần
nội địa đáng kể. Nhưng có những cuộc đấu tranh gần như liên tục để đáp ứng
những thách thức cả hai công ty đã thiết lập cho mình thông qua liên doanh
này. Dave Wetzel, phó chủ tịch EMEA và người quản lý toàn Tây Âu và Nam
Phi, đã có nhiều cố gắng làm cầu nối khoảng cách giữa hai tổ chức. Wetzel
nói "Đó là một thời gian thú vị". "Như những liên kết đã dịch chuyển cả IBM
và Diebold vào InterBold, chúng tôi đã có được những hiểu biết đáng kể
những tổ chức về thị trường và các yêu cầu để thành công. Chúng tôi nói về
liên doanh này là “'quốc tế” về sự hiểu biết và "in đậm" trong tầm nhìn. Chúng
tôi nhìn vào những cách để tạo ra lực bẩy cho cả hai công ty. Chúng tôi đã gửi
Sales của Diebold tham gia các khóa huấn luyện bán hàng của IBM. Và những
người cộng tác từ IBM cần hiểu được những thế mạnh các sản phẩm của
chúng tôi. Diebold cần nắm bắt được các yêu cầu độc đáo của châu Âu và các
khoản đầu tư cần thiết để thành công. "Khó khăn là đang cố gắng để có được
đà quốc tế, cái cần thiết cho thành công của chúng tôi," ông nói: "Diebold đã
tích cực theo đuổi các mục tiêu kinh doanh toàn cầu và chúng tôi nỗ lực để đạt
được những mục tiêu đó thông qua các kênh phân phối của IBM. Rút cuộc,
IBM định nghĩa lại người mà họ muốn trở thành. Và, cuối cùng, chúng tôi
quyết định rằng khoảng thời gian qua chúng tôi học được rất nhiều, nhưng liên
doanh đã không cung cấp những gì cả hai công ty cần." Diebold mua lại 30%
cổ phần của IBM trong liên doanh Interbold. Một phần, sự mua lại này là do
Diebold không hài lòng với những nỗ lực bán máy không tận tâm của IBM, vì
người bán máy là nhân viên của IBM, trong khi máy ATM của Diebold chỉ là
một sản phẩm trong danh mục sản phẩm của họ và nó không nhất thiết phải
được ưu tiên hàng đầu.
Và cuối cùng, Diebold cũng cảm thấy rằng trong suốt 15 năm qua, Diebold đã
tích luỹ được những kinh nghiệm cần thiết cho kinh doanh quốc tế bảo. Các
nhà quản trị của Diebold quyết định rằng ngoài hệ thống phân phối tại địa
phương, họ cần hiện diện về mặt sản xuất tại nhiều vùng vì sự khác biệt của
các