Bài tập nhóm thương mại 2 - 9 điểm

Thương nhân A là cá nhân có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất đồ gỗ nội thất (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKKD). Thương nhân A ủy quyền cho công ty TNHH B (kinh doanh mua bán các loại gỗ) nhân danh và thay mặt mình ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến 100.000 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng từ 1/6/2005 đến 31/12/2005. Trong thời gian thực hiện hợp đồng với thương nhân A, công ty TNHH B thường xuyên có quan hệ mua bán với CTCP X (kinh doanh nhập khẩu gỗ) và được biết công ty CP X đang thực hiện chương trình giảm giá các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Malayxia. Công ty TNHH B đã thay mặt thương nhân A ký hợp đồng với CTCP X mua một số lượng gỗ có giá trị đến 150 triệu đồng vì nghĩ đây là dịp tốt để mua gỗ với giá rẻ và rất có thể giá sẽ tăng lên.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4909 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm thương mại 2 - 9 điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TÌNH HUỐNG Bài tập 11: Thương nhân A là cá nhân có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất đồ gỗ nội thất (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKKD). Thương nhân A ủy quyền cho công ty TNHH B (kinh doanh mua bán các loại gỗ) nhân danh và thay mặt mình ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến 100.000 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng từ 1/6/2005 đến 31/12/2005. Trong thời gian thực hiện hợp đồng với thương nhân A, công ty TNHH B thường xuyên có quan hệ mua bán với CTCP X (kinh doanh nhập khẩu gỗ) và được biết công ty CP X đang thực hiện chương trình giảm giá các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Malayxia. Công ty TNHH B đã thay mặt thương nhân A ký hợp đồng với CTCP X mua một số lượng gỗ có giá trị đến 150 triệu đồng vì nghĩ đây là dịp tốt để mua gỗ với giá rẻ và rất có thể giá sẽ tăng lên. Hỏi: Hãy soạn thảo hợp đồng ủy quyền mua bán gỗ giữa thương nhân A và công ty TNHH B. Thương nhân A có bị ràng buộc bởi hợp đồng mua gỗ với trị giá là 150 triệu do công ty TNHH B ký nhân danh thương nhân A không? Giả sử hết thời hạn thực hiện hợp đồng nói trên, thương nhân A tiếp tục ký hợp đồng ủy quyền cho công ty TNHH B thay mặt mình thực hiện các giao dịch mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia trong thời hạn 1 năm (từ ngày 1/1/2006 đến 1/1/2007). Trong thời gian thực hiện hợp đồng này, do tìm được đối tác mới có lợi hơn thương nhân A, công ty TNHH B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với thương nhân A. Thương nhân A bất bình trước hành động của công ty TNHH B và rất muốn bảo vệ lợi ích của mình. Anh (chị) hãy tư vấn cho các bên để giải quyết tình huống này. II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 1. Soạn thảo hợp đồng ủy quyền mua bán gỗ giữa thương nhân A và công ty TNHH B: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN SỐ:…../ HĐDD Căn cứ luật thương mại năm 1997 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 1995; Hôm nay ngày 28 tháng 5 năm 2005 Tại trụ sở công ty TNHH B chúng tôi gồm có: BÊN GIAO ĐẠI DIỆN: Thương nhân A. - Địa chỉ trụ sở chính: số 186 ngõ 22 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại: (04) 39346 025 - Fax: 04.39348284 Trong hợp đồng gọi tắt là bên A BÊN ĐẠI DIỆN: Công ty TNHH B - Địa chỉ trụ sở chính: số 41 Đê La Thành, Hà Nôi - Điện thoại: 04. 37538698 – 0913.540.671 .Fax: 04.37538701 - Đại diện là: Nguyễn Quốc Hưng. Chức vụ: giám đốc Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B . Sau khi bàn bạc, thảo luận hai bên đi đến thống nhất ký hợp đồng đại diện với những nội dung và điều khoản sau: Điều 1: Công việc ủy quyền cho bên đại diện Bên A ủy quyền cho bên B nhân danh và thay mặt bên A ký kết các hợp đồng mua gỗ nhập khẩu từ Malayxia Điều 2: Phạm vi đại diện Bên B nhân danh và thay mặt bên A ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có trị giá đến 100.000 triệu đồng. Mối hợp đồng mà bên B ký kết có giá trị tối đa là 100 triệu đồng và trong cùng một thời điểm bên B không được quyền ký kết nhiều hợp đồng, nếu ký kết hợp đồng có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng phải được sự đồng ý của bên A. Điều 3: Thời hạn đại diện Hợp đồng này có thời hạn 6 tháng kể từ ngày 1/6/2005 đến ngày 31/12/2005. Điều 4: Mức thù lao Mức thù lao mà bên A trả cho bên B căn cứ vào các hợp đồng mà bên B đã ký được. cụ thê là mỗi hợp đồng bên B ký kết thành công, bên A sẽ trả cho bên B 10% giá trị của hợp đồng. Điều 5: Điều khoản chung Bên B có nghĩa vụ phải thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa vì lợi ích của bên A, không được xúc tiến các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc các hoạt động mang tính chất cạnh tranh đối với bên A. Trong thời gian làm đại diện cho bên A, bên B không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên A trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn là 2 năm, kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt. Bên B cam kết tuân thủ mọi hướng dẫn về nghiệp vụ kinh doanh ngành hàng của bên A phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo vệ những bí quyết về kinh doanh do bên A chỉ dẫn. Bên A cam kết thanh toán thù lao đầy đủ cho bên B theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải báo trước cho bên kia 2 tháng. Việc thông báo phải lập thành văn bản. Điều 6: Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng Nêu bên nào vi phạm những thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng sẽ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng là 50 triệu đồng cho mỗi vi phạm, ngoài ra nêu gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Điều 7: Điều khoản về tranh chấp Hai bên chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh , các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng , bình đẳng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới toà án, trọng tài thành phố Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án, trọng tài do bên có lỗi chịu. Điều 8: Thanh lý hợp đồng khi hết thời hạn Thời gian mà bên A ủy quyền cho bên B thực hiện các hoạt động thương mại có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1tháng 6 năm 2005 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó 10 ngày tại trụ sở chính của bên A. Hợp đồng này được làm thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản. Điều 9: Cam kết của các bên Việc giao kết hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không bị lừa dối bởi bên nào. Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi trong hợp đồng này. BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN ĐẠI DIỆN Chức vụ: Chức vụ: giám đốc (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) A NGUYỄN QUỐC HƯNG 2. Thương nhân A có bị ràng buộc bởi hợp đồng mua gỗ với trị giá là 150 triệu do công ty TNHH B ký nhân danh thương nhân A không? Trả lời Thương nhân A có thể có hoặc không bị ràng buộc bởi hợp đồng mua gỗ trị giá 150 triệu do công ty TNHH B ký với công ty CP X nhân danh thương nhân A Giải thích Trong tình huống này trước hết ta cần xác định việc thương nhân A ủy quyền cho công ty TNHH B nhân danh và thay mặt mình ký kết mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến 100.000 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng từ 1/6/2005 đến 31/12/2005 là hợp đồng đại diện. Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện”. Mặt khác khoản 1 Điều 151 Bộ luật Dân sự năm 1995 chỉ rõ: “Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người được đại diện và người đại diện”. Cụ thể hơn trong lĩnh vực thương mại Điều 83 Luật Thương mại năm 1997 quy định: “1. Người đại diện cho thương nhân là một thương nhân nhận ủy nhiệm của một thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng các thù lao về việc đại diện”. Từ những căn cứ pháp lý trên cùng với việc thương nhân A uỷ quyền cho công ty TNHH B ( kinh doanh mua bán các loại gỗ) nhân danh và thay mặt mình ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxi ta có thể kết luận công ty TNHH B là đại diện cho thương nhân A. Nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thoả thuận. “Các bên có thể thoả thuận về việc người đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của người được đại diện” (Điều 84 Luật Thương mại năm 1997). Phạm vi của hoạt động đại diện được xác định là: “Kí kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến 100.000 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng từ 1/6/2005 đến 31/12/2005, mỗi hợp đồng ký kết tối đa là 100 triệu đồng, trong cùng một thời điểm không được quyền ký kết nhiều hợp đồng và nếu ký kết hợp đồng có giá trị trên 100 triệu đồng thì phải được sự đồng ý của bên A”. Trong tình huống nêu rõ thương nhân A là một cá nhân có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất đồ gỗ nội thất (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKKD). Thương nhân A uỷ quyền cho công ty TNHH B (kinh doanh mua bán các loại gỗ) nhân danh và thay mặt mình ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến 100.000 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng từ 1/6/2005 đến 31/12/2005. Theo sự ủy quyền của thương nhân A công ty TNHH B đã ký hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia với giá trị là 150 triệu đồng với công ty CP X. Việc ký kết hợp đồng của công ty TNHH B hoàn toàn nằm trong phạm vi đại diện nếu bên B đáp ứng đúng các điều kiện trong tình huống đã nêu và các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Trong trường hợp này thương nhân A đương nhiên bị ràng buộc trách nhiệm với hợp đồng mua gỗ trị giá 150 triệu mà công ty TNHH B đã ký với công ty CP X, phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho công ty CP X và thù lao đại diện cho công ty TNHH B theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong hợp đồng ủy quyền mà bên A và bên B đã ký, Điều 2 của hợp đồng nêu rõ về phạm vi đại diện như sau: “ Bên B nhân danh và thay mặt bên A ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu có trị giá đến 100.000 triệu đồng. Mỗi hợp đồng mà bên B ký kết có giá trị tối đa là 100 triệu đồng, và tại một thời điểm bên B không được quyền ký kết nhiều hợp đồng, nếu ký kết hợp đồng có giá trị lớn hơn phải được sự đồng ý của bên A”. Trong trường hợp này sự vi phạm của công ty TNHH B đã quá rõ ràng trong việc vượt quá thẩm quyền và phạm vi đại diện. Hợp đồng đại diện nêu rõ: thương nhân A ủy quyền cho công ty TNHH B nhân danh và thay mặt mình ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến 100.000 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng từ 1/6/2005 đến 31/12/2005. Trong thời gian thực hiện hợp đồng với thương nhân A, công ty TNHH B thường xuyên có quan hệ mua bán với công ty CP X (kinh doanh nhập khẩu gỗ) và được biết công ty CP X đang thực hiện chương trình giảm giá các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Malayxia. Công ty TNHH B đã thay mặt thương nhân A ký hợp đồng với công ty CP X mua một số lượng gỗ có trị giá đến 150 triệu đồng vì nghĩ đây là dịp tốt để mua gỗ với giá rẻ và rất có thể giá gỗ sẽ tăng lên. Việc ký kết hợp đồng với công ty CP X của bên B đã vi phạm khoản 2, khoản 3 Điều 86 Luật Thương mại năm 1997 về nghĩa vụ của bên đại diện: “2. Thông báo cho người đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy nhiệm. 3. Tuân thủ chỉ dẫn của người được đại diện trừ trường hợp chỉ dẫn đó vi phạm quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng đại diện”. Khi biết công ty CP X đang thực hiện chương trình giảm giá các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Malayxia, đây rất có thể là một dịp để mua được gỗ với giá rẻ vì giá gỗ trong thời gian tới có thể tăng cao hơn, công ty TNHH B có nghĩa vụ phải thông báo cho thương nhân A về cơ hội đó và chờ đợi ý kiến từ thương nhân A. Nếu thương nhân A (bên giao đại diện) chấp nhận thì công ty TNHH B (bên đại diện) mới được nhân danh và thay mặt thương nhân A ký kết hợp đồng mua gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị 150 triệu với công ty CP X. Nếu thương nhân A không đồng ý thì công ty TNHH B không được ký kết hợp đồng đó. Việc công ty TNHH B không thông báo cho thương nhân A về tình hình cụ thể liên quan tới việc ký kết hợp đồng mua gỗ mà tự mình nhân danh và thay mặt thương nhân A đi giao kết hợp đồng với công ty CP X là vi phạm về nghĩa vụ của bên đại diện. Hơn nữa hợp đồng đại diện giữa thương nhân A và công ty TNHH B nêu rõ giá trị của mỗi hợp đồng mà bên đại diện (công ty TNHH B) nhân danh bên giao đại diện (thương nhân A) được ký kết có giá trị tối đa là 100 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng từ 1/6/2005 đến 31/12/2005 đồng thời, trong cùng một thời điểm bên đại diện không được quyền ký kết nhiều hợp đồng. Nhưng hợp đồng mà công ty TNHH B ký kết với công ty CP X có giá trị lên tới 150 triệu. Việc ký kết hợp đồng này của công ty TNHH B là vi phạm Điều 84 Luật Thương mại năm 1997 về phạm vi đại diện “Các bên có thể thỏa thuận về việc người đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của người được đại diện” khi đã không thực hiện đúng như thỏa thuận trong hợp đồng và khoản 2, khoản 3 Điều 86 Luật Thương mại năm 1997 về nghĩa vụ của bên đại diện như đã trình bày ở trên. Trong trường hợp này trách nhiệm ràng buộc của thương nhân A đối với hợp đồng mua gỗ mà công ty TNHH B đã ký kết với công ty CP X có thể xem xét ở hai khía cạnh: Thứ nhất nếu thương nhân A đồng ý với việc ký kết hợp đồng có giá trị 150 triệu giữa công ty TNHH B và công ty CP X Xét thấy việc vi phạm phạm vi, thẩm quyền và nghĩa vụ đại diện xét đến cùng là xuất phát từ lợi ích của thương nhân A. Trong thời gian thực hiện hợp đồng với thương nhân A, công ty TNHH B thường xuyên có quan hệ mua bán với công ty CP X (kinh doanh nhập khẩu gỗ) vì thế có thể an tâm và tin tưởng về chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm. Hơn nữa được biết công ty CP X đang thực hiện chương trình giảm giá các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Malayxia, đây rất có thể là dịp mua được gỗ với giá rẻ vì giá gỗ trong thời gian tới có thể tăng. Không muốn bỏ lỡ cơ hội này công ty TNHH B đã nhanh chóng ký kết hợp đồng với công ty CP X. Việc công ty TNHH B không thông báo cho thương nhân A về tình hình trên có thể do nôn nóng, muốn chớp thời cơ và nhanh chóng ký được hợp đồng với công ty CP X để đem lại nguồn thu nhập lớn hơn cho thương nhân A. Việc làm của công ty TNHH B suy cho cùng là mong muốn ký được hợp đồng có lợi nhất, tạo được lòng tin tưởng về tinh thần trách nhiệm, biết nắm lấy cơ hội của mình để tạo được uy tín đối với thương nhân A, trên cơ sở đó xây dựng lòng tin đối với khách hàng, tạo cơ hội giữ vững và mở rộng quan hệ kinh doanh không chỉ đối với thương nhân A nói riêng mà còn những khách hàng khác nói chung. Qua những phân tích trên có thể thấy việc công ty TNHH B ký kết hợp đồng mua gỗ với công ty CP X có giá trị lên tới 150 triệu là vì lợi ích của thương nhân A. Nếu thương nhân A đồng ý vì tin tưởng vào chất lượng và giá thành của sản phẩm, thấy rằng đây là dịp tốt để mua được gỗ với giá rẻ vì giá có thể tăng trong thời gian tới và nhận thấy thành ý của bên đại diện (công ty TNHH B) thì sẽ đồng ý với hợp đồng mua gỗ trị giá 150 triệu trên. Khi đó đương nhiên trách nhiệm ràng buộc của thương nhân A đối với hợp đồng mua bán hàng hóa (cụ thể là gỗ nhập khẩu) mà công ty TNHH B đã ký với công ty CP X sẽ phát sinh. Thương nhân A phải thanh toán cho công ty TNHH B thù lao đại diện như đã thỏa thuận, trả 150 triệu cho công ty CP X tương ứng với số gỗ nhập khẩu từ Malayxia mà thương nhân A đã mua. Thứ hai nếu thương nhân A không đồng ý với việc ký kết hợp đồng có giá trị tới 150 triệu giữa công ty TNHH B và công ty CP X Như đã phân tích ở trên việc công ty TNHH B ký kết hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị 150 triệu nhân danh và thay mặt thương nhân A là vượt quá phạm vi, thẩm quyền và vi phạm nghĩa vụ đại diện. Vì vậy nếu kiên quyết không đồng ý thì thương nhân A hoàn toàn không có trách nhiệm phải thanh toán đủ hợp đồng trị giá 150 triệu cho công ty CP X mà công ty TNHH B đã nhân danh và thay mặt mình ký kết trước đó. Trong luật thương mại 1997 và luật dân sự chưa có quy định về hợp đồng vô hiệu, vì vậy khi xem xét hợp đồng được ký giữa công ty TNHH B và công ty X có vô hiệu hay không, chúng ta sẽ áp dụng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu (được quy định từ điều 136 đến 139 BLDS 1995). Theo đó, hợp đồng đại diện mà thương nhân A và công ty TNHH B ký kết trước đó không thuộc trong các trường hợp để hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu nên nó vẫn có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong hợp đồng được ký bởi bên đại diện là công ty TNHH B và công ty X, công ty TNHH B đã vượt quá phạm vi đại diên. Vì vậy thương nhân A vẫn phải thanh toán khoản chi phí trị giá 100 triệu tương ứng với số gỗ nhập khẩu cho công ty CP X. Khoản tiền 50 triệu còn lại do không thuộc phạm vi đại diện mà thương nhân A đã ủy quyền cho công ty TNHH B nên đương nhiên không thuộc phạm vi trách nhiệm thanh toán của thương nhân A. Số tiền 50 triệu đồng phát sinh này là do công ty TNHH B đã tự ý ký kết với công ty CP X mà không thông qua bên giao đại diện của mình là thương nhân A nên đương nhiên công ty TNHH B phải thanh toán khoản tiền 50 triệu đồng tương ứng với số gỗ nhập khẩu đó cho công ty CP X. Qua tình huống trên ta thấy trong công việc đại diện, bên đại diện cần hết sức chú trọng đến phạm vi và thẩm quyền đại diện của mình để tránh trường hợp tuy công việc đại diện là vì lợi ích của bên giao đại diện nhưng cuối cùng người chịu thiệt vẫn là mình như trong công ty TNHH B tình huống trên. Để khắc phục sự thiếu sót đó, bên đại diện cần thực hiện đúng nghĩa vụ đại diện của mình theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 86 luật thương mại 1997. Khi có sự thay đổi trong việc ký kết hợp đồng với người thứ ba nhân danh bên giao đại diện, bên đại diện cần thông báo và chờ sự chỉ dẫn của bên giao đại diện, trừ trường hợp trước đó các bên đã có thỏa thuận về thẩm quyền và phạm vi đại diện của bên đại diện trong những trường hợp đặc biệt, bên đại diện có quyền tự mình ký kết các hợp đồng nhân danh bên giao đại diện, vì lợi ích của bên giao đại diện. Có như thế bên đại diện mới tránh được rủi ro trong việc ký kết hợp đồng với bên thứ ba nhân danh bên giao đại diện 3. Giả sử hết thời hạn thực hiện hợp đồng nói trên, thương nhân A tiếp tục ký hợp đồng ủy quyền cho công ty TNHH B thay mặt mình thực hiện các giao dịch mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia trong thời hạn 1 năm (từ ngày 1/1/2006 đến 1/1/2007). Trong thời gian thực hiện hợp đồng này, do tìm được đối tác mới có lợi hơn thương nhân A, công ty TNHH B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với thương nhân A. Thương nhân A bất bình trước hành động của công ty TNHH B và rất muốn bảo vệ lợi ích của mình. Anh (chị) hãy tư vấn cho các bên để giải quyết tình huống này. Quan hệ trung gian thương mại giữa thương nhân A và công ty TNHH B là quan hệ đại diện cho thương nhân (đại diện thương mại). Trong quan hệ này, thương nhân A đóng vai trò là bên giao đại diện và công ty TNHH B là bên đại diện trong việc nhân danh và thay mặt thương nhân A ký kết các hợp đồng mua gỗ nhập khẩu từ Malayxia. Tình huống đặt ra, sau khi hết thời hạn hợp đồng cũ, thì thương nhân A đã tiếp tục ký hợp đồng ủy quyền cho công ty TNHH B. Trong hợp đồng mới này, thương nhân A và công ty TNHH B cũng đã thỏa thuận về thời hạn hợp đồng mới này là 1 năm kể từ 1/1/2006 đến 1/1/2007. Trong thời gian thực hiện hợp đồng nói trên, công ty TNHH B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên giao đại diện là thương nhân A. Đối với trường hợp này, tuy có sự thỏa thuận về thời hạn đại diện giữa thương nhân A và công ty TNHH B nhưng theo Luật Thương mại 2005 thì không quy định về việc bồi thường thiệt hại nếu bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng mà đã có sự thỏa thuận giữa hai bên về thời hạn đại diện. Mặt khác, về bản chất, hợp đồng đại diện cho thương nhân chính là hợp đồng ủy quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 từ Điều 581 đến Điều 589. Vì vậy, đối với trường hợp trên, sẽ áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết. Trong trường hợp trên, công ty TNHH B là bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì theo quy định tại khoản 2 Điều 588 BLDS thì “nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền”. Việc bên đại diện là công ty TNHH B đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền của thương nhân A trước thời hạn đại điện tuy không trái với quy định của pháp luật nhưng sẽ gây ra những khó khăn nhất định đối với bên giao đại diện là thương nhân A. Vì vậy, với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì công ty TNHH B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thương nhân A. Ngoài ra, nếu tro
Luận văn liên quan