Bài tập nhóm Vị thế của đồng USD qua các giai đoạn

Cũng như bất kì loại tiền tệ nào, một đồng tiền quốc tế cũng có 3 chức năng chính: được dùng để thanh toán hoạt động thương mại và tài chính quốc tế, dùng để xác định giá cả, được tích trữ làm đồng tiền dự trữ quốc tế. Đồng dollar được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong những giao dịch tư nhân hoặc làm phương tiện để ngân hàng trung ương mua bán để điều tiết tỷ giá. Thước đo giá trị thể hiện ở việc nhiều hợp đồng thương mại quốc tế được định giá bằng đồng dollar và một số nước neo đồng tiền của mình vào đồng dollar. Cuối cùng, chức năng phương tiện tích lũy được thề hiện ở việc chính phủ các nước tích trữ đồng dollar hoặc các giấy tờ có giá bằng đồng dollar làm dự trữ quốc tế và cá nhân dùng đồng dollar để đảm bảo giá trị tài sản của mình. Trong cơ chế tỷ giá “con rắn trong hang” của các đồng tiền châu Âu vào giữa những năm 70, các đồng tiền được neo giá lẫn nhau tuy nhiên đồng dollar vẫn được dùng làm phương tiện can thiệp của chính phủ và làm dự trữ quốc tế. Thậm chí chúng ta có thể tách biệt chức năng phương tiện trao đổi và thước đo giá trị. Một ví dụ rất nổi tiếng là quốc gia vùng vịnh Persian năm 1974 đã ấn định giá dầu của họ với đồng dollar nhưng lại chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng bảng Anh. b. Chức năng phương tiện trao đổi quốc tế Đối với tư nhân, vai trò làm phương tiện trao đổi quốc tế của một đồng tiền thể hiện bằng việc nó được dùng phổ biến trong việc thanh toán giao dịch quốc tế. Ở đây, đồng dollar đóng vai trò thước đo giá trị: xác định giá trị của các hợp đồng giao dịch. Đồng dollar thể hiện chức năng phương tiện thanh tóan của mình là trong quan hệ thanh tóan liên ngân hàng. “Gần như tất cả hoạt động giao dịch liên ngân hàng nào, dù chủ thể tham gia ở trong nước hay quốc tế, đều có sự liên quan đến việc mua bán đồng usd lấy một đồng tiền nước ngoài khác. Điều này đúng ngay cả khi một ngân hàng dự định mua đồng mark bằng đồng bảng.” (Kubarych 1978, p.18) c. Chức năng thước đo giá trị quốc tế Đối với chính phủ, đồng tiền quốc tế còn là một thước đo giá trị của đồng tiền bản tệ. Trong thời kì Bretton Woods, phần lớn các đồng tiền trên thế giới đều được biểu hiện qua đồng dollar. Hiện nay, chỉ còn một số lượng rất ít những nước có nền kinh tế nhỏ vẫn duy trì chế độ tỷ giá này do việc các quốc gia trên thế giới từ bỏ chế độ tỷ giá cố định, áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc có điều tiết.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm Vị thế của đồng USD qua các giai đoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH --- --- BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VỊ THẾ CỦA ĐỒNG USD QUA CÁC GIAI ĐOẠN Danh sách nhóm 2: 1. Trương Thị Thúy An 2. Hoàng Thanh Huyền 3. Quàng Thị Lan 4. Nguyễn Thị Minh 5. Vũ Thị Phương 1 1. Vị thế của đồng Đôla được thể hiện qua chức năng của nó, bao gồm: a. Chức năng tiền tệ quốc tế Cũng như bất kì loại tiền tệ nào, một đồng tiền quốc tế cũng có 3 chức năng chính: được dùng để thanh toán hoạt động thương mại và tài chính quốc tế, dùng để xác định giá cả, được tích trữ làm đồng tiền dự trữ quốc tế. Đồng dollar được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong những giao dịch tư nhân hoặc làm phương tiện để ngân hàng trung ương mua bán để điều tiết tỷ giá. Thước đo giá trị thể hiện ở việc nhiều hợp đồng thương mại quốc tế được định giá bằng đồng dollar và một số nước neo đồng tiền của mình vào đồng dollar. Cuối cùng, chức năng phương tiện tích lũy được thề hiện ở việc chính phủ các nước tích trữ đồng dollar hoặc các giấy tờ có giá bằng đồng dollar làm dự trữ quốc tế và cá nhân dùng đồng dollar để đảm bảo giá trị tài sản của mình. Trong cơ chế tỷ giá “con rắn trong hang” của các đồng tiền châu Âu vào giữa những năm 70, các đồng tiền được neo giá lẫn nhau tuy nhiên đồng dollar vẫn được dùng làm phương tiện can thiệp của chính phủ và làm dự trữ quốc tế. Thậm chí chúng ta có thể tách biệt chức năng phương tiện trao đổi và thước đo giá trị. Một ví dụ rất nổi tiếng là quốc gia vùng vịnh Persian năm 1974 đã ấn định giá dầu của họ với đồng dollar nhưng lại chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng bảng Anh. b. Chức năng phương tiện trao đổi quốc tế Đối với tư nhân, vai trò làm phương tiện trao đổi quốc tế của một đồng tiền thể hiện bằng việc nó được dùng phổ biến trong việc thanh toán giao dịch quốc tế. Ở đây, đồng dollar đóng vai trò thước đo giá trị: xác định giá trị của các hợp đồng giao dịch. Đồng dollar thể hiện chức năng phương tiện thanh tóan của mình là trong quan hệ thanh tóan liên ngân hàng. “Gần như tất cả hoạt động giao dịch liên ngân hàng nào, dù chủ thể tham gia ở trong nước hay quốc tế, đều có sự liên quan đến việc mua bán đồng usd lấy một đồng tiền nước ngoài khác. Điều này đúng ngay cả khi một ngân hàng dự định mua đồng mark bằng đồng bảng.” (Kubarych 1978, p.18) c. Chức năng thước đo giá trị quốc tế Đối với chính phủ, đồng tiền quốc tế còn là một thước đo giá trị của đồng tiền bản tệ. Trong thời kì Bretton Woods, phần lớn các đồng tiền trên thế giới đều được biểu hiện qua đồng dollar. Hiện nay, chỉ còn một số lượng rất ít những nước có nền kinh tế nhỏ vẫn duy trì chế độ tỷ giá này do việc các quốc gia trên thế giới từ bỏ chế độ tỷ giá cố định, áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc có điều tiết. Đối với tư nhân, chức năng thước đo giá trị của đồng tiền quốc tế thể hiện ở việc nó xác định được giá trị các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong hoạt động thương mại giữa hai 2 quốc gia, việc xác đinh giá trị hợp đồng thường được ưu tiên sử dụng đồng tiền của quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nước lại thích sử dụng đồng tiền của một nền kinh tế lớn. Trong trường hợp đó, đồng tiền của một quốc gia mạnh, có phạm vị giao dịch rộng sẽ có lợi thế trở thành thước đo giá trị thế giới. d. Chức năng phương tiện tích lũy quốc tế Ngân hàng trung ương các nước thường có một tỷ lệ dự trữ quốc tế. Ở nhiều quốc gia trên thế giới khoản dự trữ này tồn tại dưới dạng giấy tờ có giá bằng dollar như tài khoản tiền gửi nước ngoài, trái phiếu chính phủ Mỹ…Tư nhân cũng chuyển tài sản của mình ra những đồng tiền mạnh khác để đảm bảo giá trị tài sản của mình, trong đó dollar được sử dụng phổ biến. Chức năng này là hệ quả tất yếu của hai chức năng trên. Khi một đồng tiền được tin dùng là phương tiện giao đổi và thước đo giá trị, tính thanh khoản của có được đảm bảo. Điều đó có nghĩa là khỏan dự trữ bằng dollar của ngân hàng có thể ngay lập tức được chuyền sang một ngoại tệ khác nều ngân hàng có nhu cầu. Điều đó cũng có nghĩa là bất kể khoản dự trữ nào cũng có thể chuyền thành dollar để phục vụ cho việc can thiệp của ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Với những nước lớn, quá trình này được tiến hành rất nhiều. Họ mua và bán đồng dollar với các đồng tiền khác để tác động lên không chỉ đồng nội tệ mà còn lên tiền tệ của các nước khác. Theo những quyết sách chính trị, mà những nước liên kết ở châu Âu đã liên tục dự trữ đồng dollar chứ không phải là đồng tiền của nhau. 2. Tỉ trọng thanh toán quốc tế của đồng Đôla cũng liên tục thay đổi qua các thời kì, gây ảnh hưởng tới vị thế của đồng Đôla trên thị trường ngoại hối VN. Trên thị trường ngoại hối diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau, điển hình là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực này không chỉ có Việt Nam chọn đồng USD làm thanh toán quốc tế mà ở các nước khác cũng sử dụng USD như một công cụ để thanh toán nhằm đem lại lợi ích và tính thanh khoản cao, hạn chế được nhiều rủi ro vì vậy đã làm cho đồng USD ngày một tăng lên. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chọn hình thức thanh toán quốc tế bằng USD chiếm 70% số lượng. Điều này cho thấy USD có vai trò thanh toán quốc tế ở mức cao. Việc xuất nhập khẩu đem lại nhiều USD trong lĩnh vực lưu thông và thanh toán do vậy mà khả năng chi trả nợ tốt. Trong nước, nếu doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thu về là ngoại tệ nào thì nên vay ngân hàng ngoại tệ đó sẽ tránh được rủi ro về tỷ giá và lãi suất. Ngoại tệ thu được từ việc xuất nhập khẩu hàng hóa đem lại rất nhiều lợi ích cho VN giúp Việt Nam chi trả các khoản nợ bằng ngoại tệ. Do vậy mà thị trường Việt Nam và cả người dân đều tin tưởng vào đồng USD, làm mất giá trị của VNĐ. Do vậy mà USD ngày càng tăng trong thị trường VN vì trong những năm gần đây Việt Nam tích cực mua USD bằng VNĐ để dự trữ và điều chỉnh về cả lãi suất, cán 3 cân thanh toán thay đổi do yếu tố tâm lí tác động, tỷ trọng thanh toán bằng USD ngày một tăng. Do vậy mà chính phủ đã nhấn mạnh năm 2011 sẽ ổn định kinh tế vĩ mô với hai trụ cột: ổn định giá và giảm dần lãi suất. Điều này cho phép dự đoán Chính phủ sẽ đặt tỷ giá hối đoái trên nền tảng căn bản là ổn định. Nếu có điều chỉnh sẽ linh hoạt theo biến động thị trường. Chính sách tỷ giá lúc này cần toàn diện và đồng bộ hơn. Trước hết phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi nội tệ và ngoại tệ ở mức chênh lệch hợp lý theo hướng dự trữ bắt buộc ngoại tệ phải cao hơn nội tệ. Mức chênh lệch hợp lý này sẽ giúp tăng uy tín cho đồng nội tệ và giảm áp lực điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi ngoại tệ phải thật thấp trong tương quan với tiền gửi nội tệ. Trái lại, lãi suất cho vay ngoại tệ phải thật cao. Tiếp đến NHNN có thể can thiệp thị trường hối đoái ở vai trò người mua bán cuối cùng để cân đối cung cầu và khi cần thiết có thể điều chỉnh linh hoạt. Ảnh hưởng của cán cân thanh toán đối với tỷ trọng thanh toán quốc tế bằng đồng USD: Năm 2009, dương 4 tỉ đô la Mỹ, nhưng sai sót 12,8 tỉ nên cán cân thương mại âm 8,8 tỉ đô la Mỹ. Năm ngoái dương 6 tỉ đô la Mỹ, sai sót đã giảm mạnh nên thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể chỉ còn 2,5 tỉ đô la Mỹ. Nếu sai sót tiếp tục giảm, cán cân tổng thể có khả năng cân bằng trong những năm tiếp theo. năm 2011, cán cân thanh toán tổng thể có thể cân bằng hoặc thâm hụt không đáng kể, tổng thu ngoại tệ so với tổng chi của Việt Nam đều dương. Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ quá cao vừa qua phản ánh sự bất hợp lý của hệ thống lãi suất nói chung và chênh lệch lãi suất nội - ngoại tệ nói riêng. Điển hình là năm 2011 năm đầu tiên cán cân tổng thể thanh toán quốc tế của Việt Nam có thăng dư kể từ năm 2008. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm 2011 sẽ thặng dư khoảng 1 tỷ đôla Mỹ (trước đó Ngân hàng Nhà nước dự báo thặng dư là 2,5 tỷ đôla). Năm 2009 cán cân thanh toán thâm hụt 9 tỷ USD, năm 2010 là 3,06 tỷ USD. Trong trường hợp có những biến động tăng về tỉ giá thì có thể có những thiệt hại và tổn thất nhất định đối với DN nhập khẩu, DN vay ngoại tệ và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ. Tất nhiên, việc tăng tỉ giá hối đoái cũng có lợi cho xuất khẩu, nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu là nguồn ngoại tệ chủ yếu để tài trợ nhập khẩu, trả nợ nước ngoài và nguồn cung chủ yếu của một quốc gia. Để hạn chế rủi ro, NHNN nên cần có những phân tích, dự báo tốt, công khai thông tin và tuyên truyền chính sách để dân chúng và cộng đồng DN có lòng tin cao hơn vào VND. Riêng các DN cần phải có dự phòng rủi ro về tỉ giá hối đoái bằng cách đa dạng hóa các công cụ thanh toán. Nếu vay nợ nước ngoài, phải tính đến rủi ro tỉ giá hối đoái trong 4 phương án tài chính. Cụ thể, phải đưa biến động tỉ giá hối đoái dự kiến vào như là một chỉ tiêu để tính toán đến hiệu quả của phương án đầu tư... 3. Vị thế của đồng Đôla trong nền kinh tế Việt Nam: Hình 15 : tổng dự trữ quốc tể của Việt Nam Một số người coi sự xuống dốc của đồng đôla là một bằng chứng nữa cho thấy giai đoạn dài với vai trò ưu thế trên toàn cầu của Mỹ sắp kết thúc. Chức năng của đồng bạc Mỹ là tiền tệ dự trữ hàng đầu vẫn là trụ cột chính của vị trí ưu thế của Washington trên thế giới kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Nhiều thập kỷ qua, đồng đôla vẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng trong kinh doanh. Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla, mặt khác, 5 hầu hết các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu (như dầu lửa) cũng được định giá bằng đồng tiền của nước Mỹ này. Những thứ đó đều đem lại nhiều lợi thế cho Mỹ, đáng kể nhất là chi phí vay mượn thấp hơn (bởi vì luôn có nhu cầu về đồng tiền dự trữ này lớn hơn những đồng tiền khác). Và sau đó là những ảnh hưởng về chính trị và văn hóa tăng lên – quyền lực và thanh thế – với đồng tiền đứng đầu trật tự phân hạng kinh tế. Vì thế sẽ không có gì là bất ngờ khi những dự đoán về sự “băng hà” của đồng đôla có xu hướng đi cùng với dự đoán rằng vai trò siêu cường của Mỹ đang chỉ còn đếm từng ngày. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết đã đúng. Việc tạo ra đồng euro và sự nổi lên của những nền kinh tế như Trung Quốc thực tế đang mở ra triển vọng cho hệ thống tiền tệ toàn cầu ít phụ thuộc hơn vào đồng đôla như hiện tại. Nhìn chung, đồng đôla tiếp tục duy trì vai trò chính trong các giao dịch ngoại hối, thương mại, và thị trường ngân hàng quốc tế. Mặc dù hầu hết các quốc gia thêm đồng euro vào “kho” dự trữ của mình kể từ khi đồng tiền này được đưa vào sử dụng năm 1999, nhưng dự trữ bằng đồng đôla vẫn nhiều gấp 2 ½ lần và vẫn đang có xu hướng tăng. Thực tế, tỷ lệ đồng đôla hiện tại trong dự trữ tiền tệ toàn cầu thực tế còn cao hơn giai đoạn đầu những năm 1990. Năm 1990, đồng đôla chiếm 45% lượng dự trữ thì ngày nay đã chiếm 65%. Còn thời kỳ đỉnh cao của đồng đôla là năm 1999, năm đồng euro được đưa vào sử dụng, là 71,5%. Nhiều nhà kinh tế chỉ ra rằng phần lớn sự biến động hiện tại trong vai trò của đồng đôla có xu hướng tạo ra nhầm lẫn giữa hai vấn đề: sự bất ổn đang tồn tại trong thị trường ngoại hối, và vai trò cấu trúc trung và dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu của đồng đôla. Tuy nhiên, nếu xét những vấn đề tài chính đang nổi lên mà Mỹ phải đối diện – như thâm hụt tài khoản vãng lai nghiêm trọng và bùng nổ nợ công – các nhà kinh tế như Jeffrey Frankel của Harvard và Menzie Chinn của đại học Wisconsin-Madison cho rằng euro có thể tiến triển tốt, có lẽ sẽ vượt qua tỷ lệ của đồng đôla trong dự trữ toàn cầu vào khoảng năm 2015. Tuy nhiên, người ta sẽ tự hỏi, liệu kịch bản như thế có thực sự thể hiện sự chuyển đổi cơ bản của trật tự toàn cầu. Còn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng yên Nhật thì sao? Mặc dù đồng yên Nhật vẫn được giữ làm đồng tiền dự trữ rộng rãi ở một số khu vực trên thế giới, nhưng sự hấp dẫn của nó đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi thực tế kinh tế không mấy sáng 6 sủa của kinh tế Nhật Bản kể từ những năm 1990. Còn với đồng nhân dân tệ, thì ngay cả những người ủng hộ Trung Quốc nhất cũng thừa nhận rằng phải nhiều năm nữa nền kinh tế Trung Quốc mới có được những thuộc tính cần thiết của một đồng tiền dự trữ quốc tế, đặc biệt là khi thị thường tài chính sâu, minh bạch, và có tính thanh khoản vẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới Mỹ. Trong khi đó, cũng nên nhớ rằng, dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla của Trung Quốc vẫn tăng trong quý 3 năm nay. Một ý tưởng khác khiến cho các giới quan tâm tới đồng SDR (quyền rút vốn đặc biệt, một dạng tiền tượng trưng do IMF phát hành). Ý tưởng này cũng đang được chú ý kể từ ngày 23/3/2009 khi Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đề nghị với ngân hàng trung ương chuyển dự trữ ngoại tệ từ đồng đôla sang SDR. Và trong cuộc họp cấp cao của G20 tại London trong tháng 4, các quốc gia tham dự đã đồng ý gói bảo hiểm lớn 250 tỷ USD trị giá SDR. Những tin đồn về việc một số nước đang liên kết lại với nhau để sử dụng đồng tiền khác USD trong thanh toán các giao dịch về dầu mỏ cũng đã bị dập tắt và quan điểm cho rằng các nước Ảrập vùng vịnh có thể vô tình đã chuẩn bị gạt đồng đôla sang một bên vì những lợi thế thương mại không rõ ràng là ko hợp lý. Bởi, Ảrập Xêút đã có thỏa thuận từ lâu với Mỹ về việc sẽ không hành động làm mất ổn định đồng đôla, đổi lại, Mỹ hứa bảo đảm an ninh cho nước này trong khu vực trước những nguy cơ lớn. Điều tương tự cũng đúng với Nhật Bản, khi nước này cũng còn gắn chặt với Mỹ trong liên minh quân sự, cũng như thông qua mạng lưới phức tạp các quan hệ thương mại. Mặc dù Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, thì chỉ riêng thực tế này là khó có thể đủ để thuyết phục Tokyo chuyển dự trữ ngoại tệ sang nhân dân tệ. 4. Biến động tỷ giá USD qua từng giai đoạn Biến động tỷ giá luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu . Riêng ở Việt Nam, từ sau năm 1989, cơ chế tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của Nhà nước đã phát huy được vai trò vừa là 1 phạm trù kinh tế vận động theo quy luật cung cầu của nền kinh tế, vừa là 1 công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước. Việc điều hành tỷ giá USD/VND của Nhà nước qua từng năm có sự khác nhau, dẫn đến biến động tỷ giá USD/VND có thể chia ra làm 3 giai đoạn: 7 a. Giai đoạn thả nổi tỷ giá: 1989 – 1993 Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái USD/VND thể hiện qua bảng dưới đây: Tỷ giá và lạm phát của Việt Nam qua các năm 1989 – 1993 Năm Tỷ giá USD/VND Lạm phát Giá chính thức của Nhà nước Giá của thị trường tự do Tăng giảm % 1989 4.200 4.570 +8.80 +34.070 1990 6.650 7.550 +13.50 +67.50 1991 12.720 12.550 -0.02 +68.00 1992 10.720 10.500 -0.02 +17.50 1993 10.835 10.736 -0.01 +5.20 Bảng số liệu trên cho ta thấy, tỷ giá USD/VND qua các năm có biến động lên xuống. Tuy nhiên , tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá USD/VND có khuynh hướng tăng và được Nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ Nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi tỷ giá đã: - Kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ , nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá. - Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn lốc USD làm mất ổn định nền kinh tế - Quản lý ngoại tệ của Chính phủ không đạt được kết quả mong muốn - Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Tình trạng leo thang của giá đồng đôla đã kích thích tâm lý dự trữ đồng Đôla. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị mua bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Trước tình hình đó, từ năm 1992, Chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái USD/VND. b. Giai đoạn cố định tỷ giá: 1993 – 1996 Lạm phát và tỷ giá Việt Nam qua các năm 1993 – 1996 Năm Tỷ giá USD/VND So sánh % năm trước Tốc độ lạm phát (%) 1993 10.835,00 100% 5.2 1994 11.050,00 +1.98% 14.7 1995 11.040,00 0% 12.7 8 1996 11.060,00 +0.18% 4.5 (số liệu lấy từ tập san ngân hàng tháng 7/1995 đến tháng 12/1995 và từ tháng 1/1996 đến tháng 12/1996, từ tháng 1/1997 đến tháng 12/1997) Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của ngoại tệ và vào cụm các nhân tố đối ngoại. Tốc độ lạm phát tăng tổng cộng là 36.8% trong khi tỷ giá VND so với USD chỉ tăng 2%, đưa đến thực tế giá bán hàng nội địa đã tăng trên 30% so với hàng nhập ngoạiViệc duy trì tỷ giá ổn đinh trong thời gian dài từ 1993 – 1996 đã không khuyến khích được xuất khẩu, làm cho ngoại thương kém phát triển. Đứng trước tình hình đó, ngay từ năm 1997 cho đến nay, Nhà nước đã có những chỉ đạo điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường. c. Giai đoạn điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước từ năm 1997 đến nay: Giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng cũng như thị trường ngoại tệ nói chung bị giảm sút. Thực tế 6 tháng cuối năm 1997, nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trường lúc ngưng trệ. Doanh số mua 6 tháng cuối năm 1997 đạt 2.7 tỷ USD, giảm 5% so với 6 tháng đầu năm,doanh số bán đạt 2.6 tỷ USD giảm 1% so với 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ đã phải mua với giá cao và chịu lỗ rất lớn do tỷ giá tăng đột biến. Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn VNĐ do lãi suất thấp hơn và không chịu rủi ro về tỷ giá đã gây mất cân đối cung cầu VNĐ trên thị trường. Nhà nước đã mở rộng liên độ giao dịch của các ngân hàng thương mại từ 1% đến 5% rồi đến 10%. Những giải pháp này cũng đã góp phần làm giảm sức ép đối với tỷ giá hối đoái VNĐ. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á đã ảnh hưởng gây sức ép đến VNĐ do yếu tố đầu cơ của thị trường, đã đẩy tỷ giá ở thị trường tự do tăng mạnh có lúc lên đến 14600 VNĐ/USD. Bước qua năm 1998, những tháng trước và sau tết, tình hình tỷ giá hối đoái trong nước ngày càng trở nên phức tạp, giá USD mỗi ngày một tăng, thậm chí có ngày thay đổi giá vài lần đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội. Nhiều doanh nghiệp cố gắng giữ ngoại tệ trong tài khoản chờ tăng giá để kiếm chênh lệch. Đồng ngoại tệ đóng băng, ngân hàng không mua không bán và cho vay bằng ngoại tệ được. Trước tình hình đó, chính phủ đã có 1 quyết định đúng nhằm kiểm soát ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam bằng việc ban hành quyết định 37/1998/QĐ- TTg (ngày 14-2-1998) “về một số biện pháp quản lý ngoại tệ”. Đây là 1 bước thành công lớn của Nhà nước ta trong vấn đề quản lý và kiểm soát ngoại tệ, nhanh chóng làm giảm cơn sốt tỷ giá ngoại tệ. Hiện nay , ngân hàng đã kiểm soát được trên 90% lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường, đã thu hút nhiều nguồn từ 1 lượng ngoại tệ tăng thêm. 9 5. Tại sao WBS lại chọn đồng USD làm đồng bản vị Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4 trữ lượng vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ). Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1971, hầu hết các nước đều bán vàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước. Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi như một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế. Thời kỳ này, giá vàng dao động quanh ngưỡng 35USD/ounce, giá dầu ở mức 3 USD/ thùng.Vì nước Mỹ đã tích trữ lượng vàng vật chất gấp nhiều lần quốc gia khác. Đó là món hời sau đại chiến. Khi đó Mỹ đã thu được tiền sau thế chiến, chủ yếu là vàng, vì không có đồng tiền nước nào được đảm bảo khi mua bán với Mỹ. Sau một thời gian kinh tế phát triển tốt dưới thỏa thuân BWS, thương mại phát triển, dollar được người ta sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế và trở thành đồng tiền quốc tế hóa cao nhất. Ch
Luận văn liên quan