Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong vỏ não và phần dưới vỏ não. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp laị nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố. Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắt và làm sống dậy chúng chính là cơ sở sinh lí của trí nhớ.
Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình. Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Tâm Lý- Trí nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Nội dung :
1. Cơ sở lí luận :
1.1 Khái niệm trí nhớ :
Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong vỏ não và phần dưới vỏ não. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp laị nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố. Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắt và làm sống dậy chúng chính là cơ sở sinh lí của trí nhớ.
Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình. Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người.
1.2 Vai trò của trí nhớ :
Trong cuộc sống của con người, trí nhớ có vai trò rất quan trọng. Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường và ổn định. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lí bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong đời sống, để đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội. Như vậy, “ trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất cứ một hành động nào, không thể có ý thức bản ngã, do đó không thể hình thành nhân cách. I.M.Xêsênoov – nhà sinh lí học người Nga đã viết một cách di dỏm rằng, nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh.” (4) : Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007.
Đối với quá trình nhận thức, trí nhớ có vai trò to lớn. Nó lưu giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập, rèn luyện, phát triển trí tuệ của mình. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính ( tư duy và tưởng tượng ) làm cho quá trình này đạt kết quả hợp lí. Trí nhớ cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ.
1.3. Các quá trình trí nhớ :
Trí nhớ của con người là một hoạt động tich cực, phức tạp bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau: ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại và quên. Chúng không phải là các quá trình tự trị, những năng lực tâm lý tự trị mà được hình thành trong hoạt động và do hoạt động quy định.
Quá trình ghi nhớ (mã hoá thông tin)
Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động trí nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết, “ấn tượng” của đối tượng mà ta đang tri giác (tức là tài liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối líên hệ giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Trong giai đoạn này, trí nhớ cảm giác có vai trò quan trọng để ghi nhớ thông tin ban đầu dưới dạng những kích thích. Trí nhớ cảm giác chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi (khoảng 1 giây). Trí nhớ cảm giác có liên quan đến các cơ quan cảm giác tiếp nhận kích thích như trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác, và các loại trí nhớ khác tương quan với mỗi giác quan khác). Khả năng lưu giữ thông tin của trí nhớ giác quan khác nhau. Trí nhớ thị giác không đến 1 giây, trí nhớ thính giác kéo dài từ 3 – 4 giây,… Khả năng lưu giữ của thông tin mất ngay, tuy nhiên trí nhớ cảm giác có độ chính xác cao đối với kích thích tác động vào cơ quan cảm giác. Trí nhớ cảm giác như là một hình chụp nhanh để lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn, sau khi kích thích tác động vào các qiác quan thì thông tin được lưu giữ trong khoảng thời gian 1 giây thì bị phá huỷ và được thay thế bằng một thông tin mới. Nếu thông tin trong trí nhớ cảm giác không chuyển sang dạng trí nhớ khác thì sẽ bị mất thông tin.
Quá trình lưu giữ thông tin.
Lưu giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được trên vở não trong quá trình ghi nhớ, có liên quan đến trí nhớ ngắn hạn. Thông tin trong trí nhớ cảm giác thông thường ở dạng thô, muốn lưu giữ thì phải chuyển sang hình thức trí nhớ trí nhớ ngắn hạn. Việc xử lý thông tin trí nhớ cảm giác là những thông tin đầy đủ, chính xác, chi tiết được chuyển thành từng nhóm. Trí nhớ ngắn hạn của con người có khả năng lưu giữ thông tin 7 -+ 2 nhóm. Thực nghiệm cho thấy, muốn nhớ một dãy số ta hay nhóm các dãy số hoặc dãy chữ trên thành 7 nhóm. Việc nhóm giúp lưu giữ thông tin trong trí nhớ ngắn hạn tốt hơn. Trí nhớ ngắn hạn (lưu giữ ngắn hạn) có thể nhớ đến 7 tập hợp thông tin tương đối phức tạp, tồn tại tròn vòng 15 – 20 giây rồi biến mất. Sự lưu giữ lại thông tin phụ thuộc vào sự lặp lại nhắc lại thông tin. Đây là một điều kiện chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. - Việc lặp lại thông tin có liên quan đến sự sắp xếp thứ tự thông tin cho phù hợp logic và liên kết thông tin đó vói thông tin đã có trong trí nhớ.
Quá trình tái hiện trí nhớ.
Tái hiện gồm 3 quá trình: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng. Nhận lại gồm 2 loại là nhận lại đúng nghĩa là ghi nhớ thông tin đầy đủ các đặc điểm cơ bản của thông tin. Hình ảnh tri giác trùng khớp với biểu tượng trí nhớ dẫn đến nhận lại nhanh; và nhận lại sai: ghi nhớ thông tin không tốt, không đầy đủ, không phải là những đặc điểm cơ bản, hình ảnh tri giác không trùng khớp với sự vật hiện tượng (do tri nhớ tốt nhưng hình ảnh tri giác thay đổi quá nhiều dẫn đến có sự nhầm lẫn), do suy diễn của cá nhân và liên quan đến xúc cảm của cá nhân.
Quá trình quên.
Quên là quá trình không làm tái hiện lại được những thông tin đã biết, đã có trong một thời điểm cần thiết. Quên thông thường là do cơ chế tự bảo vệ của não (quên để mà nhớ). Nguyên nhân của sự quên: sự ghi nhớ không tốt, ức chế của thần kinh, hiện tượng không gắn với thực tiễn của cá nhân.
2. Một số biện pháp rèn luyện để nâng cao trí nhớ :
2.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ :
Trước khi đi vào phân tích các cách rèn luyện trí nhớ. Ta cần tìm ra nguyên nhân gì khiến chúng ta quên đi một sự vật, hiện tượng; để từ đó nhìn nhận đúng, xác định đúng và có phương pháp khắc phục sự quên nhằm duy trì khả năng nhớ của con người. Bởi trên thực tế, không phải cái gì con người cũng có thể nhớ được trọn vẹn, hoàn chỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ nhưng dưới đây là những lí do cơ bản :
Thứ nhất, quên do vấn đề cần được nhớ không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân. Trong thực tiễn cuộc sống, mỗi cá nhân đều vấn đề chủ yếu cần phải nhớ; người học sinh có vấn đề chủ chốt là kiến thức học tập; những bài giảng thuộc chuyên ngành của mình là vấn đề nhớ chủ yếu của giáo viên còn luật sư thì nhớ các vấn đề liên quan đến luật…Tuy nhiên nếu họ gặp những vấn đề thuộc ngoài lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của mình 1 hoặc vài lần thì dễ quên. Những cái gì không được nhắc đi nhắc lại hoặc không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hằng ngày của cá nhân thì dễ bị quên.
Thứ hai, quên do sự việc cần nhớ không liên quan đến đời sống chủ thể, hoặc có yếu tố không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu thường trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn chính những nhu cầu đó. Bởi vậy những gì đáp ứng nhu cầu có thể nói là ấn tượng khó quên của con người. Ngược lại nếu những vấn đề, vật chất, tinh thần…nào dó mà không đáp ứng nhu cầu thì con người rất dễ quên. Khi chúng ta hứng thú với điều gì đó thì nó sẽ đuợc ý thức rõ hơn và khiến ta xuất hiện một cảm tình đặc biệt với nó. Bởi vậy hứng thú là cơ sở để ta nhớ lâu. Nhưng nếu không hứng thú về đối tượng đó thì lại dễ quên.
Thứ ba, quên do không thể chuyển một hiện tượng, sự vật từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn khi chưa hiểu kĩ bản chất của vấn đề đó. Thực tế cho thấy, đôi khi chúng ta không nhớ được điều gì đó thường do chưa hiểu kĩ điều cần nhớ. Muốn được lưu giữ trong trí óc để sẵn sàng tái hiện, thì điều cần nhớ phải đã từng đặt dấu ấn chính xác, rõ ràng và mạnh mẽ trên trí óc con người ít nhất là một người. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình học tập. Một bài toán nếu không nắm được bản chất, không hiểu sâu thì dễ quên, khi gặp cái dạng bài tương tự có biến đổi thì không làm được...
2.2. Các phương pháp rèn luyện trí nhớ :
Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não, được vận dụng không ngưng nghỉ trong hầu hết cuộc đời, vì thế cần phải biết giữ gìn và bảo dưỡng chức năng quý báu này. Để có một trí nhớ tốt, chúng ta có thể thực hiện các cách sau:
Tập trung cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê trong công việc.
Biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí, phù hợp với tính chất, nội dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ.
Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, cần vận dụng vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình vào quá trình nhớ.
Kể cho ai đó nghe về một cuốn sách hay, , câu chuyện hay là một cách thông minh để nhớ về nó. Việc nói ra miệng sẽ giúp các thông tin được “mã hoá” dễ dàng hơn, hoặc liên kết dễ dàng hơn với những thông tin đã có sẵn trong bộ nhớ. Sử dụng khả năng này, trí nhớ của bạn không những truyền đạt đi những thông tin, mà còn chuyển tải những cảm xúc đa dạng, phong phú - thật khác xa
Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí cũng làm tăng khả năng trí nhớ. Các nghiên cứu cho rằng trong bất kì một khoảng thời gian học tập nào cũng có hai đỉnh điểm ghi nhớ không tốt là lúc bắt đầu và sắp kết thúc. Vì vậy, thời gian học tập lí tưởng trong mỗi lần học không nên dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học nên chia làm 4 phần nhỏ, mỗi phần dài 25 phút, giữa các phần nên nghỉ ngơi 5 phút để làm một vài động tác đơn giản hoặc nghe một bản nhạc nhẹ… Sau mỗi lần học nên nghỉ nửa tiếng rồi tiếp tục vào khoảng thời gian học mới.
Đi bộ. Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Illinois (Mỹ) nhận thấy chỉ sau 3 tháng đi bộ, hoạt động nhớ của một nhóm người tương đương với những người trẻ hơn họ 3 tuổi. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thấy việc đi bộ thúc đẩy đốt sống cổ, từ đó tăng lượng máu chuyển lên não. Theo giáo sư Lee Dong-yeong ở khoa Thần kinh (bệnh viện Quốc gia Seoul, Hàn Quốc), hoạt động tuần hoàn máu tích cực kích thích sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, cho phép trao đổi thông tin nhanh hơn và đồng thời hơn. Và điều này giúp cải thiện trí nhớ về lâu dài.
Sắp xếp các dữ liệu cần nhớ thành nhóm theo kiến thức hoặc kinh nghiệm cá nhân. Phương pháp này theo thuật ngũ chuyên ngành gọi là “phương pháp lập nhóm”. Việc tìm ra các cách khái quát vấn đề để ghi nhớ rất dễ thuộc. Ví dụ việc nhớ số điện thoại tưởng chừng như khó khăn sẽ trở nê dễ dàng khi bạn tách các số rồi nhóm chúng lại với nhau theo âm điệu vần dễ nhớ. Chẳng hạn như với số điện thoại 0 1 2 7 2 1 3 1 6 7 6 có thể nhóm thành các nhóm số ( 0 1 ) – ( 2 7 2 ) – ( 1 3 1 ) – ( 6 7 6 ). Tương tự như vậy, lập nhóm những điểm giống nhau hoặc có cùng tính chất, lập thành mối liên kết giữa chúng với con người, vật thể, hình ảnh... cũng dễ ghi nhớ hơn.
2.3. Liên hệ bản thân:
Thực chất, trí nhớ là một quá trình lặp đi lặp lại. Trí nhớ rất cần thiết cho quá trình học tập. Trí nhớ có thể rèn luyện được. Việc rèn luyện khả năng nhớ hang ngày mà một điều không khó, nó bắt nguồn từ những thói quen hàng ngày của mỗi chúng ta. Chúng ta có thể bắt nguồn từ những cách đơn gian nhất như: sau khi đọc xong một bài học, một phần lý thuyết các ta nên gấp sách lại thử xem mình nhớ được bao nhiêu phần trăm. Vài tiếng sau lại nhớ lại, vài ngày sau lại thử diễn đạt lại xem còn được bao nhiêu. Cứ như vậy, dần dần, bạn có thể cải thiện khả năng ghi nhớ của mình.
Mỗi người chỉ có 24 tiếng, và tuỳ theo cơ địa, sinh lý, thói quen mà có một thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày: buổi sáng, chiều hay tối. Bạn nên thử tìm thời điểm học thích hợp cho mình. Khi học tập điều quan trọng nhất là phải có sự tập trung, khi học bạn có thể nghe một bản nhạc nhẹ để nao phải và náo trái cùng họat động cùng phối hợp, đạt hiểu quả làm việc cao nhất. Có một cách để nhớ lâu, đó là nên học theo nhóm. Mỗi người tự mình tái hiện lại kiến thức và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình cho bạn bè nghe. Khi đã diễn đạt được như vậy sẽ nhớ rất lâu. Việc ôm khư khư quyển sách lẩm nhẩm một mình rất ít hiệu quả.
Đọc sách là một cách cải thiện trí nhớ tốt hơn các cách thông thường như chơi bài hoặc chơi cờ. Sau khi nghiên cứu mối quan hệ giữa chứng mất trí và những hoạt động giải trí như chơi cờ, chơi bài, xem tivi và đọc sách, một nhóm nghiên cứu ở Trung tâm Y học (trường Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc) nhận thấy những người đọc sách ít có nguy cơ phát triển chứng mất trí hơn. Theo tiến sĩ Won Jang-won ở bệnh viện trường Đại học Kyung Hee, đọc sách giúp thúc đẩy sự dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn bằng việc luyện khả năng hiểu các sự kiện xảy ra trước đó và sau đó trong một cuốn sách. Nhưng cách đọc sách hiệu quả mà giúp dễ dàng ghi nhớ nội dung sách là trước khi đọc bất kỳ quyển sách nào, bạn nên nhìn tựa đề sách, tác giả, sau đó lật giở mục lục, tài liệu tham khảo để xác định tâm thế khi đọc. Khi đọc phải biết sàn lọc những thông tin. Từ ngữ quan trọng để ghi nhớ bởi trong một cuốn sách có đến 80% từ ngữ rườm rà, chỉ còn lại 20% là những từ ngữ cốt lõi chứa đựng nội dung của cuốn sách.
Một cách rất tốt cho việc ghi nhớ những thông tin là ghi chép lại. Một lần ghi chép được ví như một lần học qua. Dung lượng ghi nhớ dài hạn của não người không có giới hạn. Nhưng dung lượng ghi nhớ ngắn hạn lại hạn chế - ví dụ như việc nhớ số điện thoại vừa học thuộc, danh sách các việc phải làm trong ngày, tên của các cửa hiệu đọc lướt qua cửa kính ô tô… Những người già có ít tế bào nhớ hơn, nên tốt hơn là họ cần ghi lại những thông tin “rắm rối” như số điện thoại và các việc phải làm hàng ngày khi chúng vừa xuất hiện. Khi những ghi nhớ ngắn hạn không cần thiết “nhảy” vào bộ não chúng ta, chứng đãng trí lại càng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy việc ghi chép bài trên lớp rất quan trọng kết hợp với việc nghe giảng sẽ giúp việc nhớ lại những thông tin tốt hơn.
Một phương pháp khoa học là tạo hình ảnh và màu sắc trong trí não. Bởi lẽ hình ảnh và màu sắc sẽ có tác động đến não phải, làm cho cả hai bán cầu não hoạt động trong việc ghi nhớ vừa giảm bớt gánh nặng cho não trái vừa ghi nhớ dễ dàng. Vì vậy ghi đọc sách phải chọn nhưng từ ngử cốt lõi để đánh dấu, việc ghi chép bài nên được sơ đồ hóa với nhiểu màu sắc đa dạng.
Nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt đầu “quên ngay sau khi học”! Chỉ trong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng thông tin một cách thông suốt, dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc chắn vào bộ nhớ, bạn cần tái khởi động ôn lại ngay. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi nhắc lại vẫn là phương pháp củng cố đáng tin cậy nhất. Thông tin đã được nằm trong não sẽ được lấy ra, trả vào bộ nhớ, tạo cho nó “hạn sử dụng” lâu hơn. Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc những dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải nhắc lại thông tin ngay lập tức vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy. Điều này sẽ giúp nhắc lại những kiến thức đã được học, việc ghi nhớ cung trở nên dễ dàng hơn. Tránh tình trạng dồn nén những kiến thức để học thuộc, ghi nhớ. Ví như tình trạng phổ biến hiện này của sinh viên, học sinh trước khi đi thi cố nhồi nhét trong đầu một núi kiến thức khổng lồ. Kiểu học như vẹt không phải là cách tốt nhất để lưu trữ kiến thức về lâu về dài.
Cùng với việc học cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lí tránh để tình trạng căng thẳng gây ức chết thần kinh. Đặc biệt kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, lưu thông máu tốt từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ tài liệu.
Ngoài ra còn có rất nhiều cách để rèn luyện trí nhớ như uống rượu vang, uống cà phê… Việc lựa chọn những cách rèn luyện phụ thuộc vào cơ địa, vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người. Tuy vậy việc rèn luyện cần phải được bắt đầu từ sớm và phải diễn ra thường xuyên mới có hiệu quả.