Bài tập Thi hành hình phạt tử hình

Trong hệ thống hình phạt, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với những đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà khả năng giáo dục, cải tạo để đưa họ trở lại cuộc sống xã hội không còn nữa và cần vĩnh viễn cách ly họ với đời sống xã hội. Đối với hình phạt tử hình, nếu đã thi hành mới phát hiện bản án đó không đúng với thực tế thì không thể khắc phục được hậu quả. Vì vậy, pháp luật về thi hành hình phạt tử hình cần phải được quy định rất chặt chẽ. Thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam là một nội dung của giai đoạn thi hành án hình sự trong thủ tục tố tụng. Nó được quy định trong chương XXVI của Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Tuy nhiên chỉ với 2 điều luật quy định về thi hành hình phạt tử hình, trên thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu về thi hành hình phạt tử hình là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì thế, với đề tài “Thi hành hình phạt tử hình”, em xin đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về vấn đề này trên khía cạnh lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật. Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy, cô giáo góp ý để em hoàn thiện bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3165 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Thi hành hình phạt tử hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH MỞ ĐẦU Trong hệ thống hình phạt, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với những đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà khả năng giáo dục, cải tạo để đưa họ trở lại cuộc sống xã hội không còn nữa và cần vĩnh viễn cách ly họ với đời sống xã hội. Đối với hình phạt tử hình, nếu đã thi hành mới phát hiện bản án đó không đúng với thực tế thì không thể khắc phục được hậu quả. Vì vậy, pháp luật về thi hành hình phạt tử hình cần phải được quy định rất chặt chẽ. Thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam là một nội dung của giai đoạn thi hành án hình sự trong thủ tục tố tụng. Nó được quy định trong chương XXVI của Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Tuy nhiên chỉ với 2 điều luật quy định về thi hành hình phạt tử hình, trên thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu về thi hành hình phạt tử hình là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì thế, với đề tài “Thi hành hình phạt tử hình”, em xin đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về vấn đề này trên khía cạnh lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật. Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy, cô giáo góp ý để em hoàn thiện bài viết của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Khái quát về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam 1.1. Hình phạt tử hình Điều 35 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Tính chất đặc biệt ở đây được thể hiện qua sự khác biệt của nó với những hình phạt khác trong cùng hệ thống. Cụ thể: Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, bởi vì nó tước đoạt đi quyền thiêng liêng nhất của người phạm tội – quyền được sống. Nếu mọi hình phạt khác đều hàm chứa cả nội dung trừng trị và cải tạo giáo dục, thì tử hình loại bỏ mọi khả năng đó. Tử hình chỉ mang ý nghĩa trừng trị, phòng ngừa tội phạm, bởi vì những người bị áp dụng hình phạt tử hình là những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, khả năng cải tạo giáo dục không còn. Vì tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình như vậy nên việc thi hành nó phải tuân theo một thủ tục hết sức nghiêm ngặt. Nếu có sai sót trong việc thi hành án tử hình thì không thể sửa chữa được nữa. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của nguyên tắc nhân đạo, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, việc áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng thu hẹp. Năm 1989, có 35 nước bãi bỏ loại hình phạt này. Đến năm 1999, con số này đã tăng lên gần 80 nước. Hiện nay, những nước phê phán hình phạt tử hình dựa trên 2 lý do cơ bản sau: Tiếp tục duy trì hình phạt tử hình đồng nghĩa với việc vi phạm nhân quyền và nguyên tắc nhân đạo. Và thi hành hình phạt tử hình có thể tồn tại khả năng người bị chết oan do việc kết án và thi hành hình phạt tử hình sai. Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình, nhưng có xu hướng hạn chế hơn. Đây là vấn đề mang tính cần thiết khách quan, do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước. Phải thừa nhận rằng, tử hình là hình phạt tước đi mạng sống của con người, tuy nhiên nó không vi phạm nhân quyền và cũng không trái với nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Việt Nam. Con người được pháp luật bảo vệ, nhưng ngược lại cũng phải tuân theo những yêu cầu của pháp luật và xã hội. Họ có quyền lựa chọn hành vi nhưng hành vi đó không được xâm hại đến các khách thể được pháp luật bảo vệ. Nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi phạm tội “gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội” thì có nghĩa là người đó đã mang tự do, thậm chí quyền sống của mình ra để đánh đổi. Trong trường hợp đó, Nhà nước phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình mới tương xứng với tính chất,mức độ tội phạm người đó thực hiện thì cũng có nghĩa là không ai vi phạm được quyền sống của họ mà chính họ đã tự khước từ quyền sống của mình. Như vậy, có thể nói “thừa nhận hình phạt tử hình là biện pháp bảo vệ quyền được sống chứ không phải vi phạm quyền sống của con người”. Duy trì hình phạt tử hình cũng không vi phạm nguyên tắc nhân đạo. Khi xem xét để tuyên hình phạt tử hình đối với một bị cáo, Toà án phải xem xét rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ. Nếu xét thấy việc cách ly vĩnh viễn người phạm tội với xã hội là không cần thiết thì Toà sẽ không áp dụng hình phạt tử hình. Đối với một số đối tượng sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình như: phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chưa thành niên… Và với những quy định chặt chẽ của pháp luật, thực tiễn đã chứng minh, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào tử hình oan một người vô tội. Tất nhiên, theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang có xu hướng hạn chế và thay đổi hình phạt này. Xu hướng hạn chế hình phạt tử hình trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thực hiện trong cả hoạt động xét xử và cả trong hoạt động thi hành án. Những quy định về thi hành hình phạt tử hình được quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, hạn chế đến mức tối đa khả năng đưa bản án tử hình ra thi hành. 1.2. Thi hành hình phạt tử hình Thi hành hình phạt tử hình là một trong những nội dung của thi hành án hình sự. Vì thế nó mang những đặc điểm chung của thi hành án hình sự. Thi hành hình phạt tử hình là một dạng hoạt động Nhà nước, thực hiện quyền lực Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, bảo đảm hiệu lực thực tế của bản án, quyết định của Toà án bằng các biện pháp pháp luật quy định. Căn cứ và nội dung của thi hành hình phạt tử hình chính là các nội dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Nó có hiệu lực bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Theo quy định của pháp luật, dựa trên nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự, thì chủ thể phải chấp hành hình phạt tử hình là cá nhân người bị kết án. Bên cạnh đó, thi hành hình phạt tử hình cũng mang những đặc điểm riêng, phân biệt với thi hành các hình phạt khác. Thi hành hình phạt tử hình là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Nếu như thi hành các hình phạt khác là buộc người bị kết án phải chấp hành các biện pháp tư pháp nhằm mục đích cải tạo, giáo dục họ với phương châm trừng trị, cải tạo kết hợp với giáo dục, ngăn ngừa tội phạm, thì đối với thi hành hình phạt tử hình, mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội đã không còn. Bởi vậy, pháp luật đã quy định riêng cho thi hành hình phạt tử hình các nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ. Việc thi hành hình phạt tử hình chỉ là quá trình mà Hội đồng thi hành án tử hình thực thi nhiệm vụ theo thủ tục, trình tự luật định. Từ những phân tích trên, có thể hiểu thi hành hình phạt tử hình là một dạng hoạt động mang tính hành chính – tư pháp đặc biệt được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo một trật tự do pháp luật quy định chặt chẽ, cụ thể nhằm thực hiện nội dung bản án tử hình. 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình 2.1. Lược sử các quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình * Giai đoạn trước năm 1945 Trước năm 1945, tử hình là một hình phạt phổ biến trong pháp luật hình sự Việt Nam. Pháp luật phong kiến cũng đã có những quy định tiến bộ về thi hành hình phạt tử hình, như quy định hoãn “hành hình” đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 100 ngày; không được thi hành hình phạt tử hình vào những dịp lễ tết… Tuy nhiên, vấn đề thi hành hình phạt tử hình lại không được pháp luật phong kiến quy định cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, việc thi hành hình phạt tử hình trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào các quan lại xét xử. Phần lớn, sau khi xét xử, hình phạt sẽ được thi hành ngay. Thậm chí, sau khi tuyên án tử hình bằng miệng thì hình phạt tử hình đã được thi hành. Đôi khi, thi hành án tử hình được thực hiện do một câu nói của nhà vua mà không cần trải qua thủ tục điều tra, xét hỏi. Do đó, việc thi hành hình phạt tử hình oan xảy ra rất nhiều. Việc thi hành hình phạt tử hình được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đa số đều rất tàn khốc, dã man, gây sự đau đớn về thể chất và tinh thần khi thi hành đối với phạm nhân (như hoả thiêu, bỏ vạc dầu, lăng trì, voi dày - ngựa xé, chém đầu, chém ngang lưng…). Như vậy, thi hành hình phạt tử hình ở giai đoạn này còn tuỳ tiện và thiếu khách quan. * Giai đoạn từ năm 1945 đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 Thời kỳ sau cách mạng Tháng Tám 1945, Nhà nước ta áp dụng nhiều quy định pháp luật được kế thừa từ thời thực dân Pháp. Bên cạnh một số quy định của Nhà nước mới, thi hành hình phạt tử hình vẫn tuân theo nhiều quy định pháp luật trước đó. Có một điều mới, đó là Nhà nước đã bỏ hình thức dùng máy chém và chuyển sang áp dụng hình thức xử bắn. Tuy nhiên do điều kiện đất nước thời bấy giờ nên trong nhiều trường hợp, bản án tử hình có thể được thi hành bằng nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là dùng dao găm. Cán bộ thi hành bản án tử hình cũng rất khác nhau, không giao cho một lực lượng nào chuyên trách, mà tuỳ tình huống cụ thể để quyết định người thi hành và biện pháp thích hợp. Việc thi hành hình phạt tử hình được quy định trong các văn bản sau: - Sắc lệnh số 150/SL ngày 12-4-1953 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập Toà án nhân dân đặc biệt ở những nơi thi hành chính sách ruộng đất, có quy định về quyền tuyên án xử tử hình của Toà án. - Nghị định số 264-TTg ngày 11-5-1953 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành các sắc lệnh số 150/SL và 151/SL. - Thông tri số 561/TA ngày 5-12-1970 của Toà án quân sự trung ương hướng dẫn về việc thi hành án tử hình. - Chỉ thị số 138-KC1 ngày 13-2-1974 của Bộ Công an về việc thi hành án tử hình. - Chỉ thị số 07/TATC ngày 12-3-19744 của TANDTC hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ của TAND trong việc thi hành án tử hình. - Chỉ thị số 31/CT ngày 17-5-1974 của VKSNDTC về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án tử hình. Sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật đơn lẻ về việc thi hành hình phạt tử hình, như: Pháp lệnh 115/LCT ngày 2-12-1978 của UBTVQH về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình; Thông tư Liên bộ số 03/TTLB ngày 6-12-1982 của TANDTC – VKSNDTC - Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp về việc thực hiện các quy định của Luật Tổ chức TAND ngày 3-7-1981 đối với bản án tử hình. Quy định về thi hành hình phạt tử hình trong thời kỳ này còn tản mát, chưa đề cập đầy đủ, toàn diện, đặc biệt là thiếu các thủ tục cụ thể về thi hành hình phạt tử hình. * Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 Thi hành hình phạt tử hình được quy định tại chương XXV của BLTTHS 1988, gồm 2 điều luật: Điều 228 về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa rất thi hành và Điều 229 về thi hành hình phạt tử hình. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, thi hành hình phạt tử hình được quy định tập trung trong một văn bản luật. Điều này chứng tỏ Nhà nước ta đã bắt đầu có sự quan tâm đến vấn đề thi hành hình phạt tử hình, đồng thời chứng minh sự tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật lập pháp của nước ta. Và những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong BLTTHS 1988 được BLTTHS 2003 kế thừa và phát triển hoàn thiện, phù hợp với thời đại mới. 2.2. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về thi hành hình phạt tử hình Hiện nay, thi hành hình phạt tử hình được quy định chủ yếu tại chương XXVI - BLTTHS 2003, ngoài ra còn được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 và một số văn bản dưới luật khác. Những quy định này kế thừa những quy định của các văn bản pháp luật trước đó về thi hành hình phạt tử hình, đặc biệt là từ BLTTHS 1988. So với những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 đã quy định cụ thể hơn. Công tác thi hành hình phạt tử hình là một hoạt động mang tính hành chính – tư pháp đặc biệt, vì thế nó đòi hỏi một thủ tục chặt chẽ và có sự tham gia phối kết hợp của nhiều ngành, nhiều lực lượng khác nhau. Theo Điều 258 và 259 BLTTHS 2003 thì những cơ quan, tổ chức tham gia công tác thi hành hình phạt tử hình bao gồm: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan công an. Và công tác thi hành hình phạt tử hình đòi hỏi phải trải qua 2 loại thủ tục: Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành (Điều 258 BLTTHS 2003) và Thủ tục thi hành hình phạt tử hình (Điều 259 BLTTHS2003). * Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành: Toà án nhân dân cấp tỉnh trở lên có thẩm quyền xét xử và tuyên án tử hình đối với người phạm tội. Nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu có kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử theo thủ tục phúc thẩm và khi Toà phúc thẩm quyết định, bản có hiệu lực thi hành. Điều 72 Hiến pháp 1992 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật …”. Như vậy, muốn đem bản án tử hình ra xem xét để đưa ra thi hành, thì trước hết đó phải là bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành thường trải qua các bước sau: - Kiểm tra lại bản án tử hình Theo quy định chung, bản án và quyết định của Toà án khi có hiệu lực pháp luật thì được đưa ra thi hành, nhưng bản án tử hình lại theo một thủ tục khác hẳn. Sở dĩ như vậy là vì thi hành hình phạt tử hình một khi đã thực hiện thì không thể khắc phục hậu quả được nữa. Điều 258 BLTTHS 2003 quy định, sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án TANDTC và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng VKSNDTC. Trong thời hạn 2 tháng, Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC phải xem xét, xác định việc xét xử có chính xác hay không, có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không. Quy định này hoàn toàn hợp lý. Nó xác định rõ trách nhiệm cá nhân của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC; đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người bị kết án. Đây là thủ tục bắt buộc và được xem như là bước đầu tiên trong thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành - bước kiểm tra lại bản án tử hình. - Trình tự gửi đơn xin ân giảm và xét đơn xin ân giảm Khoản 1 Điều 258 BLTTHS 2003 quy định: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.” Tuy điều luật không quy định thời hạn xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước, nhưng việc quy định quyền gửi đơn xin ân giảm đã khẳng định trách nhiệm xét đơn của Chủ tịch nước và đương nhiên là bản án chỉ có thể đưa ra thi hành sau khi có ý kiến trả lời của Chủ tịch nước. Trường hợp người bị kết án làm đơn xin ân giảm tử hình thì Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC phải trình tờ trình về ý kiến của mình lên Chủ tịch nước về hình phạt tử hình đối với người bị kết án, sau đó chuyển hồ sơ vụ án cùng đơn xin ân giảm của người bị kết án lên Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Để đảm bảo việc xét đơn ân giảm được nhanh chóng và hiệu quả, ngày 5/9/2003, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước có quyết định số 60-QĐ/VP-PL ban hành Quy chế xử lý hồ sơ xin ân giảm hình phạt tử hình ở cơ quan văn phòng Chủ tịch nước. Theo đó, thời hạn giải quyết đối với mỗi hồ sơ vụ án tại cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước trung bình là 45 ngày kể từ ngày hồ sơ đến Văn phòng Chủ tịch nước. Những trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định. Quy chế này cũng quy định về trình tự thủ tục xử lý hồ sơ vụ án tại Văn phòng Chủ tịch nước. Cùng với Quy chế nêu trên, ngày 30/10/2003, Văn phòng Chủ tịch nước và TANDTC đã ban hành Quy chế số 72-QC/LT về phối hợp công tác giữa 2 cơ quan này. Tại mục V của Quy chế 72 quy định về việc xét đơn xin ân giảm hình phạt tử hình, về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Văn phòng Chủ tịch nước và TANDTC trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ xin ân giảm hình phạt tử hình. Những trường hợp đơn xin ân giảm mà có nội dung kêu oan thì Văn phòng Chủ tịch nước trả hồ sơ về cho TANDTC giải quyết. Đối với những trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc Văn phòng Chủ tịch nước có yêu cầu báo cáo bổ sung thì TAND có trách nhiệm xác minh, bổ sung tài liệu trong thời hạn không quá 30 ngày. Trường hợp mà Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân giảm của người bị kết án thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Hai Quy chế này đã khắc phục những vướng mắc trong trình tự xét đơn xin ân giảm án tử hình mà BLTTHS 2003 quy định chưa cụ thể. Tuy nhiên, không phải trong mọi vụ án, người bị kết án đều nộp đơn xin ân giảm. Điều này có thể do ý chí chủ quan của người bị kết án, nhưng cũng có thể do những nguyên nhân khách quan khác. Nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi của người bị kết án, cũng như tránh trường hợp tử hình oan, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ 5 “thi hành bản án và quyết định của Toà án” trong BLTTHS. Tiểu mục 1.1, mục 1, phần II của Nghị quyết này đã dự liệu các trường hợp người bị kết án không nộp đơn xin ân giảm. Và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện để người bị kết án tử hình thực hiện quyền nộp đơn xin ân giảm tử hình của mình. Quy định này chứng tỏ tính nhân đạo trong pháp luật thi hành hình phạt tử hình Việt Nam. Nếu có thể, hình phạt tử hình sẽ được chuyển thành hình phạt tù chung thân, giữ lại quyền sống cho người phạm tội, tạo cơ hội cho họ có thể cải tạo. - Xem xét điều kiện thi hành hình phạt tử hình Theo Khoản 2, Điều 258 BLTTHS 2003, bản án tử hình chỉ được thi hành khi: Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC không quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; người bị kết án có đơn xin ân giảm thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. Từ quy định này ta có thể xem xét các trường hợp cụ thể bản án tử hình được thi hành sau đây: +/ Người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC. +/ Người bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC, quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (do TANDTC gửi đến). +/ Người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình. +/ Người bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Toà án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (do TANDTC gửi đến) Như vậy, khi bản án tử hình rơi vào một trong những trường hợp nêu trên thì mới được đưa ra thi hành. Qua đây ta thấy pháp luật TTHS Việt Nam quy định rất chặt chẽ về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đem ra thi hành. Do đó, việc xảy ra trường hợp tử hình oan hầu như không xảy ra trên thực tiễn thi hành hình phạt tử hình. Đồng thời, vấn đề nhân quyền và nguyên tắc nhân đạo thể hiện rất rõ qua những quy định của pháp luật. Điều này được thể hiện rõ nhất qua quyền nộp đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của người bị kết án. Pháp luật tạo mọi cơ hội để người bị kết án thực hiện quyền này của mình, kể cả khi đã hết thời hạn nộp đơn xin ân giảm nhưng người bị kết án có lý do chính đáng thì vẫn được phép nộp đơn dưới sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. * Thủ tục thi hành hình phạt tử hình: Thủ tụ
Luận văn liên quan