Mr. Indifference, CFO của VDEC đã quyết định khắc phục tình trạng giảm sút nhu cầu ở Mỹ đối với sản phẩm giày trượt “Speedos” bằng cách xuất hàng sang Thái Lan. Hơn nữa vì giá cao su và nhựa ở Đông Nam Á rẻ nên Mr. Indifference đã quyết định nhập một số yếu tố cần thiết để sản xuất “Speedos” từ Thái Lan. Mr. Indifference cảm thấy rằng nhập cao su và nhựa từ Thái Lan đã mang lại cho VDEC lợi ích về mặt chi phí (giá nguyên vật liệu nhập từ Thái Lan rẻ hơn 20% so với cùng chủng loại tại Mỹ). Hiện tại, 20 triệu đôla hoặc khoảng 10% doanh số của VDEC được đóng góp bởi hoạt động kinh doanh tại Thái Lan. Ngược lại, chi phí cho cao su và nhựa nhập từ Thái Lan chỉ chiếm 4% giá vốn của VDEC.
Việc cạnh tranh tại thị trường Thái Lan với các nhà sản xuất giày trượt Mỹ cũng thưa thớt. Những đối thủ này xuất hàng sang Thái Lan và tính trị giá lô hàng theo đôla Mỹ. Hiện tại, VDEC đang theo chiến lược là tính giá bán theo đồng baht Thái. Mr. Indifference cảm thấy rằng điều này đã tạo ra cho VDEC một lợi thế cạnh tranh vì các nhà nhập khẩu Thái sẽ lập kế hoạch dễ dàng hơn khi họ không phải lo lắng cho những số tiền thanh toán khác nhau do biến động tỷ giá. Hơn nữa, một khách hàng lớn của VDEC (một cửa hàng bán lẻ) đã thỏa thuận mua một số lượng cố định giày trượt “Speedos” hàng năm nếu như cửa hàng được tính giá bằng THB trong khoảng thời gian 3 năm. Việc mua các nguyên vật liệu đầu vào của VDEC từ các nhà xuất khẩu Thái hiện tại cũng được tính bằng THB.
9 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống chương 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 8:
Mr. Indifference, CFO của VDEC đã quyết định khắc phục tình trạng giảm sút nhu cầu ở Mỹ đối với sản phẩm giày trượt “Speedos” bằng cách xuất hàng sang Thái Lan. Hơn nữa vì giá cao su và nhựa ở Đông Nam Á rẻ nên Mr. Indifference đã quyết định nhập một số yếu tố cần thiết để sản xuất “Speedos” từ Thái Lan. Mr. Indifference cảm thấy rằng nhập cao su và nhựa từ Thái Lan đã mang lại cho VDEC lợi ích về mặt chi phí (giá nguyên vật liệu nhập từ Thái Lan rẻ hơn 20% so với cùng chủng loại tại Mỹ). Hiện tại, 20 triệu đôla hoặc khoảng 10% doanh số của VDEC được đóng góp bởi hoạt động kinh doanh tại Thái Lan. Ngược lại, chi phí cho cao su và nhựa nhập từ Thái Lan chỉ chiếm 4% giá vốn của VDEC.
Việc cạnh tranh tại thị trường Thái Lan với các nhà sản xuất giày trượt Mỹ cũng thưa thớt. Những đối thủ này xuất hàng sang Thái Lan và tính trị giá lô hàng theo đôla Mỹ. Hiện tại, VDEC đang theo chiến lược là tính giá bán theo đồng baht Thái. Mr. Indifference cảm thấy rằng điều này đã tạo ra cho VDEC một lợi thế cạnh tranh vì các nhà nhập khẩu Thái sẽ lập kế hoạch dễ dàng hơn khi họ không phải lo lắng cho những số tiền thanh toán khác nhau do biến động tỷ giá. Hơn nữa, một khách hàng lớn của VDEC (một cửa hàng bán lẻ) đã thỏa thuận mua một số lượng cố định giày trượt “Speedos” hàng năm nếu như cửa hàng được tính giá bằng THB trong khoảng thời gian 3 năm. Việc mua các nguyên vật liệu đầu vào của VDEC từ các nhà xuất khẩu Thái hiện tại cũng được tính bằng THB.
Mr. Indifference có phần hài long với những kế hoạch hiện tại và nhận thấy thiếu các đối thủ cạnh tranh ở Thái và bước đầu có thể đảm bảo được tương lai của VDEC tại thị trường giày trượt Thái Lan. Đặc biệt, Mr. Indifference cảm thấy các nhà nhập khẩu Thái Lan thích VDEC hơn các đối thủ khác vì VDEC tính giá bán bằng đồng THB. Hơn nữa, ông cũng cho rằng những sản phẩm giày trượt chất lượng cao của VDEC sẽ đảm bảo cho sự thành công trong tương lai cho công ty trên thị trường Thái.
Bạn, chuyên gia phân tích tài chính của VDEC, thì lại ngờ vực về sự thành công đảm bảo trong tương lai của VDEC. Mặc dù bạn vẫn tin ở chiến lược xuất nhập hàng ở Thái của VDEC là tốt nhưng bạn đã nhận ra những dấu hiệu của khủng hoảng châu Á sẽ làm suy yếu nền kinh tế Thái Lan. Đặc biệt, bạn quan tâm đến những kỳ vọng hiện tại về tương lai kinh tế Thái Lan và những điều này sẽ tác động như thế nào đến VDEC. Những dự báo hiện tại chỉ ra rằng lạm phát dự kiến sẽ cao, thu nhập quốc dân giảm và đồng THB tiếp tục giảm giá. Theo quan điểm của bạn, những biến động trong tương lai này sẽ gây nên những tác động tài chính đối với VDEC và cả những nhà cung cấp lẫn nhà nhập khẩu Thái. Cả những người tiêu dung và công ty Thái sẽ điều chỉnh thói quen chi tiêu của họ khi những biến động này xảy ra.
Trong quá khứ, thật là khó có thể để khuyên Mr. Indifference về những vấn đề tiềm năng có thể xảy ra tại Thái Lan. Do đó, bạn đã thực hiện một danh sách các câu hỏi và dự định trình bày cho vị CFO khó tính này sau khi đã trả lời chúng. Các câu hỏi của bạn như sau:
Mức lạm phát cao hơn ở Thái Lan sẽ tác động như thế nào đến VDEC (giả sử lạm phát ở Mỹ không đổi)?
VDEC sẽ bị tác động như thế nào về mặt cạnh tranh từ các đối thủ bao gồm các công ty Thái Lan và công ty Mỹ hoạt động tại Thái Lan?
Thu nhập quốc dân của Thái Lan giảm sẽ tác động như thế nào đến VDEC?
Sự giảm giá tiếp tục của đồng THB sẽ tác động như thế nào đến VDEC? Điều này sẽ tác động như thế nào đến các nhà xuất khẩu giày trượt Mỹ khi họ tính giá hàng xuất khẩu bằng đôla Mỹ.
Nếu VDEC gia tăng hoạt động ở Thái Lan và trải qua những vấn đề tài chính nghiêm trọng thì có cơ quan quốc tế nào để công ty có thể tiếp cận tìm kiếm những khoản vay và sự hỗ trợ về tài chính.
Bài làm:
Câu 1: Mức lạm phát cao hơn ở Thái Lan sẽ tác động như thế nào đến VDEC (giả sử lạm phát ở Mỹ không đổi)?
Giả định:
Thu nhập quốc dân không đổi.
Không có sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá ( tỷ giá thả nổi hoàn toàn)
Dự doán khủng hoảng châu á sẽ xảy ra thì mức độ lạm phát của Thái Lan sẽ cao hơn mức độ của lạm phát của Mỹ.
Vì công ty VDEC đã thỏa thuận với một khách hàng lớn ở Thái Lan (một cửa hàng bán lẻ) bán một số lượng cố định về giày trượt “Speedos” hàng năm nếu như cửa hàng được tính bằng THB trong khoảng thời gian 3 năm thì công ty VDEC có nên dự trữ đồng THB hay không? Việc dự trữ hay không dự trữ đồng THB có ảnh hưởng gì đến kết quả hoạt động kinh doanh của VDEC về sản phẩm giày trượt hay không?
Trường hợp 1: VDEC có dự trữ đồng THB:
Chiến lược của công ty VDEC có thể là tiếp tục thực hiện chiến lược giữ nguyên giá bán theo đồng THB hay chiến lược tăng giá theo đồng THB.
Đối với chiến lược giữ nguyên giá:
Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu sản phẩm giày “Speedos” sang Thái Lan không đổi so với trước khi chưa có sự gia tăng lạm phát ở Thái Lan.
Chi phí bằng đồng THB tăng do: giá nguyên vật liệu ở Thái Lan tăng (lạm phát ở Thái Lan tăng) đồng thời vì dự trữ đồng THB của công ty VDEC không có lợi (đồng THB giảm giá so với USD).
Vì doanh thu bằng đồng THB không đổi mà chi phí bằng đồng THB tăng do đó lợi nhuận bằng đồng THB sẽ giảm.
Lúc này, VDEC có thể nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á (nếu cuộc khủng hoảng này không tác động đến tất cả các nước ở khu vực châu Á.
Đối với chiến lược của công ty là tăng giá bán theo đồng THB:
Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu sản phẩm giày “speedos” sang Thái Lan sẽ tăng so với trước khi chưa có sự gia tăng lạm phát ở Thái Lan.
Chi phí bằng đồng THB tăng do: giá nguyên vật liệu ở Thái Lan tăng (lạm phát ở Thái Lan tăng) đồng thời vì dự trữ đồng THB của công ty VDEC không có lợi (đồng THB giảm giá so với USD).
-Nếu mức tăng doanh thu mà lớn hơn mức tăng chi phí thì lợi nhuận tăng.
-Nếu mức tăng doanh thu bằng với tăng chi phí thì lợi nhuận không đổi.
-Nếu mức tăng doanh thu nhỏ hơn mức tăng chi phí thì lợi nhuận sẽ giảm. Trong trường hợp này, VDEC có thể chuyển hướng nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu Á (nếu cuộc khủng hoảng này không tác động đến tất cả các nước ở khu vực châu Á.
Trường hợp 2: VDEC không có dự trữ đồng THB.
Chiến lược của công ty VDEC có thể là tiếp tục thực hiện chiến lược giữ nguyên giá bán theo đồng THB hay chiến lược tăng giá theo đồng THB.
Đối với chiến lược giữ nguyên giá:
Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu sản phẩm giày “Speedos” sang Thái Lan không đổi so với trước khi chưa có sự gia tăng lạm phát ở Thái Lan.
Chi phí bằng đồng THB có thể không đổi hoặc tăng nhưng không đáng kể do: giá nguyên vật liệu ở Thái Lan tăng (lạm phát ở Thái Lan tăng) đồng thời vì hưởng lợi từ việc đồng THB giảm giá nhiều hơn so với USD (VDEC dùng USD đổi sang THB mua nguyên vật liệu).
Trong trường hợp này thì lợi nhuận bằng đông THB sẽ không đổi hoặc giảm thì giảm không đáng kể.
Đối với chiến lược tăng giá bán bằng đồng THB:
Doanh thu bằng đồng THB của VDEC từ việc xuất khẩu sản phẩm giày “Speedos” sang Thái Lan tăng so với trước khi chưa có sự gia tăng lạm phát ở Thái Lan.
Chi phí bằng đồng THB có thể không đổi hoặc tăng nhưng không đáng kể do: giá nguyên vật liệu ở Thái Lan tăng (lạm phát ở Thái Lan tăng) đồng thời vì hưởng lợi từ việc đồng THB giảm giá nhiều hơn so với USD (VDEC dùng USD đổi sang THB mua nguyên vật liệu).
Trong trường hợp này thì lợi nhuận bằng đông THB sẽ tăng.
Kết luận: Nếu tiếp tục duy trì việc xuất khẩu sang Thái Lan thì có khả thi hay không nếu đồng THB tiếp tục giảm giá do nguy cơ của cuộc khủng hoảng Châu Á xảy ra tác động trực tiếp đến Thái Lan?
Là một chuyên gia phân tích tài chính của VDEC, tôi có ý kiến là:
Nếu mục tiêu của chúng ta la thu được lợi nhuận từ việc xuất khẩu sản phẩm “speedos” sang Thái Lan sang đó chuyển sang USA để chuyển về Mỹ. Thì việc xuất khẩu sản phẩm “speedos” sang Thái Lan không thu được lợi nhuận nhiều vì đông THB mất giá do lạm phát của Thái Lan tăng cao hơn so với múa lạm phát ổn định của Mỹ.
Nếu vẫn duy trì xuất khẩu sang Thái Lan thì lợi nhuận kiếm được nên giữ lai bằng đồng THB để tái đầu tư lại ở Thái Lan bằng cách mua nguyên vật liệu ở Thái Lan sau đó đưa về Mỹ để sản xuất sản phẩm “speedos” sau đó xuất khẩu sang Thái Lan.
Câu 2: VDEC sẽ bị tác động như thế nào về mặt cạnh tranh từ các đối thủ bao gồm các công ty Thái Lan và công ty Mỹ hoạt động tại Thái Lan:
Giả định: Dự doán khủng hoảng châu á sẽ xảy ra thì mức độ lạm phát của Thái Lan sẽ cao hơn mức độ của lạm phát của Mỹ.
Sức cạnh tranh của VDEC cũng phụ thuộc vào việc VDEC có dự trữ đồng THB hay không?
Trường hợp 1: VDEC không có dự trữ đồng THB:
Việc VDEC có dự trữ đồng THB thì có tạo ra sức cạnh tranh với các công ty Thái Lan và các công ty Mỹ hoạt động tại Mỹ?
Lúc này công ty VDEC vẫn duy trì chiến lược giữ nguyên giá bán bằng đồng THB. Còn chiến lược tăng giá sản phẩm “speedos” để tăng tính cạnh tranh bởi vì chi phí sản xuất giầy trượt không đổi sẽ không được áp dụng.
Chiến lược giữ nguyên giá bán bằng đồng THB (chiến lược giữ khách hàng) của VDEC:
Đối với các công ty Thái Lan: do lạm phát tăng nếu:
- Công ty Thái Lan vẫn giữ nguyên giá bán như trước: thì điều gì sẽ xảy ra đối với các công ty này? Nếu mà lạm phát tăng thì giá nguyên vật liệu cao su và nhựa sẽ gia tăng do dó chi phí sản xuất giầy trượt sẽ tăng thì việc giữ nguyên giá bán có thể bù đắp được chi phí đã bỏ ra hay không ? đồng thời vì chất lượng giầy “speedos” của Mỹ có chất lượng tốt hơn so với giầy trượt của các công ty của Thái Lan (dây truyền sản xuất sản phẩm và trình độ nhân công của VDEC cao hơn các công ty Thái Lan) . Do đó, sức cạnh tranh của sản phẩm “speedos” vẫn cao hơn của các công ty Thái Lan.
- Các công ty Thái Lan tăng giá bán bằng đồng THB của sản phẩm giầy trượt thì dĩ nhiên lúc này công ty VDEC càng có được lợi thế cạnh tranh so với các công ty Thái Lan.
Kết luận : Trong trường hợp này thì việc dự trữ đông THB sẽ tạo cho VDEC có sức cạnh tranh cao hơn so với các công ty Thái Lan
Đối với các công ty Mỹ hoạt động tại Thái Lan: do lạm phát tăng ( các công ty này thanh toán lô hàng xuất khẩu bằng tiền USD)
-Nếu các công ty này giữ nguyên giá bán bằng USD (tức là giá theo đồng THB sẽ tăng). Lúc này người dân Thái Lan bỏ ra một lượng THB cao hơn để mua sản phẩm này. Điều này làm cho công ty VDEC sẽ có tình cạnh tranh cao hơn.
-Nếu các công ty này giảm giá bằng đồng USD ( để giữ nguyên giá bán theo đồng THB)nhưng chi phí nguyên vật liệu mua vẫn cao hơn so với VDEC. Khả năng cạnh tranh của công ty VDEC sẽ giảm trong ngắn hạn.
Trường hợp 2: VDEC có dự trữ đồng THB:
Lúc này công ty VDEC vẫn duy trì hai chiến lược giữ nguyên giá bán bằng đồng THB, chiến lược tăng giá sản phẩm “speedos”
Chiến lược giữ nguyên giá bán bằng đồng THB (chiến lược giữ khách hàng) của VDEC:
Đối với các công ty Thái Lan: do lạm phát tăng:
-Nếu các công ty này giữ nguyên giá: thì việc cạnh tranh giữa công ty Thái Lan và VDEC sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của hai bên. Vì công ty VDEC là một công ty lớn ở Mỹ nên cuộc cạnh tranh này sẽ nghiêng về VDEC.
-Nếu các công ty này tăng giá: thì dĩ nhiên sản phẩm của VDEC sẽ được ưu chuộng hơn. Dẫn đến khả năng cạnh tranh của VDEC sẽ cao hơn.
Đối với các công ty Mỹ hoạt động tại Thái Lan: do lạm phát tăng ( các công ty này thanh toán lô hàng xuất khẩu bằng tiền USD)
-Nếu các công ty này giữ nguyên giá bán bằng USD( tức là giá theo đồng THB sẽ tăng) khi này người dân Thái Lan bỏ ra một lượng THB cao hơn để mua sản phẩm này. Điều này làm cho công ty VDEC sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.
-Nếu các công ty này giảm giá bằng đồng USD ( để giữ nguyên giá bán theo đồng THB) nhưng chi phí nguyên vật liệu mua vẫn cao hơn so với VDEC. Khả năng cạnh tranh của công ty VDEC sẽ giảm trong ngắn hạn.
Chiến lược tăng giá sản phẩm speedos bằng đồng THB:
Đối với các công ty Thái Lan:
-Các công ty ở Thái Lan giữ nguyên giá: lúc này VDEC có thể kém cạnh tranh hơn so với các công ty này (điều này còn phụ thuộc vào tâm lý của người tiêu dùng)
-Các công ty Thái Lan tăng giá: có 3 trường hợp xảy ra:
Mức tăng giá của các công ty này lớn hơn mức tăng giá của VDEC: VDEC có tính cạnh tranh cao hơn
Mức tăng giá của các công ty này nhỏ hơn mức tăng giá của VDEC: VDEC có tính cạnh tranh kém hơn điều này chỉ có tác động trong ngắn hạn.
Mức tăng giá của các công ty này bằng mức tăng giá của VDEC: VDEC có tính cạnh tranh cao hơn vì sản phẩm của VDEC có chất lượng cao hơn các công ty Thái Lan.
Đối với các công ty Mỹ hoạt động tại Thái Lan:
-Các công ty này giữ nguyên giá bán theo đồng USD (giá bán theo đồng THB tăng): trường hợp này tương tự như công ty Thái Lan tăng giá.
-Các công ty này giảm giá bán theo đồng tiền USD : trong gnắn hạn thì tính cạnh tranh của VDEC sẽ bị ảnh hưởng . nhưng trong dài hạn thi không có.
Câu 3: Thu nhập quốc dân của Thái Lan giảm sẽ tác động như thế nào đến VDEC?
Giả định: tỷ lệ lạm phát Thái Lan không thay đổi, giá bán “speedos” không đổi.
Thu nhập quốc dân giảm làm lượng nhập khẩu tất cả hàng hóa của Thái =Lan giảm nên tỷ giá hối đoái USD/THB giảm. Lúc này đồng THB thái sẽ tăng so với USD.
Trường hợp 1: Khi thu nhập của Thái Lan giảm thì nhu cầu sản phẩm “speedos” giảm nên doanh thu của nhà nhập khẩu speedos giảm, khi đó có hai khả năng có thể xảy ra đối với VDEC:
Một là: nhà nhập khẩu Thái Lan sẽ hủy hợp đồng nhập khẩu speedos của công ty VDEC nếu chi phí hủy hợp đồng nhỏ hơn khoản lỗ mà các nhà nhập khẩu phải chịu. Trong trường hợp này doanh thu của VDEC đối với speedos ở Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng (giảm).
Hai là: nhà nhập khẩu Thái Lan vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng nhập khẩu đối với sản phẩm speedos nếu chi phí hủy hợp đồng lớn hơn khoản lỗ mà các nhà nhập khẩu phải chịu. Trong trường hợp này doanh thu của VDEC đối với sản phẩm speedos không bị ảnh hưởng.
Trường hợp 2: thu nhập quốc dân của Thái Lan giảm nhưng nhu cầu về sản phẩm speedos không đổi:
VDEC có dự trữ đồng THB thì khi tỷ giá hối đoái giảm dẫn đến THB tăng giá so với USD thì doanh thu bằng THB không đổi nhưng doanh thu bằng USD tăng; mặt khác chi phí bằng THB không đổi đồng thời chi phí bằng USD không đổi ( vì đã bỏ ra một số USD trước đó để mua THB dự trữ ) dẫn đến lợi nhuận bằng USD tăng
VDEC không dự trữ THB thì doanh thu bằng THB không đổi nhưng doanh thu bằng USD tăng, trong khi đó chi phí bằng THB không đổi nhưng chi phí bằng USD tăng ( vì lúc này công ty VDEC phải dùng một số USD lớn hơn để mua một số lượng THB như cũ ). Vì vậy lợi nhuận có 3 trường hợp xảy ra:
Nếu mức tăng của doanh thu nhỏ hơn mức tăng của chi phí thì lợi nhuận sẽ giảm
Nếu mức tăng của doanh thu bằng mức tăng của chi phí thì lợi nhuận se không đổi
Nếu mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng
Câu 4: Sự giảm giá tiếp tục của đồng THB sẽ tác động như thế nào đến VDEC? Điều này sẽ tác động như thế nào đến các nhà xuất khẩu giày trượt Mỹ khi họ tính giá hàng xuất khẩu bằng đôla Mỹ.
Sự giảm giá tiếp tục của đồng THB sẽ ảnh hưởng đến công ty VDEC:
Giả định: Lạm phát và thu nhập quốc dân là không đổi
Trường hợp 1: VDEC không dự trữ THB
Nếu THB giảm giá so với USD thì Tỉ giá hối đoái lúc này sẽ tăng, vì vậy các nhà xuất khẩu Thái lúc này sẽ gặp thuận lợi (vì doanh thu bằng THB sẽ tăng), còn những nhà nhập khẩu Thái sẽ gặp bất lợi (vì chi phí bằng USD tăng ).
Còn đối với công ty VDEC:
Chi phí tính bằng USD giảm ( do chi phí mua nguyên vật liệu bằng đồng THB là không đổi )
Doanh thu bằng đồng THB không đổi nhưng doanh thu bằng USD giảm ( vì cần nhiều THB hơn để đổi lấy 1 USD )
→ Lợi nhuận bằng USD giảm (vì chi phí nguyên vật liệu chiếm 4% giá vốn, trong khi đó doanh thu chiếm khoảng 10% nên mức giảm trong doanh thu sẽ lớn hơn mức giảm trong chi phí ).
Trường hợp 2 : VDEC có dự trữ THB
Chi phí tính bằng THB hay chi phí tính bằng USD không đổi. Trong khi đó doanh thu bằng THB không đổi nhưng doanh thu bằng USD giảm, do đó lợi nhuận cũng giảm.
( Kết luận : Trong cả 2 trường hợp lợi nhuận của VDEC đều giảm, trong dài hạn VDEC có khả năng không đầu tư vào thị trường Thái Lan.
Sự giảm giá liên tục của đồng THB tác động các nhà xuất khẩu giày trượt của Mỹ khi họ tính giá hàng xuất bằng USD.
Khi đồng THB giảm giá liên tục dẫn đến tỉ giá hối đoái tăng, do các công ty xuất khẩu giày trượt của Mỹ tính giá hàng xuất bằng USD nên các nhà nhập khẩu sẽ tốn nhiều THB hơn để đổi lấy USD khi mua hàng của các công ty này, vì vậy hàng hóa của các công ty xuất khẩu giày trượt này sẽ trở nên mắc hơn. Vì vậy, sức cạnh tranh của công ty VDEC sẽ kém hơn so với các công ty khác. Nếu các công ty này đưa ra chiến lược giảm giá bán để duy trì lượng khách hàng của mình thì doanh số bán là không đổi nhưng doanh thu và lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ trong dài hạn.
Câu 5: Nếu VDEC gia tăng hoạt động ở Thái Lan và trải qua những vấn đề tài chính nghiêm trọng thì có cơ quan quốc tế nào để công ty có thể tiếp cận tìm kiếm những khoản vay và sự hỗ trợ về tài chính.
Nếu VDEC gia tăng hoạt động ở Thái Lan và trải qua những vấn đề tài chính nghiêm trọng thì VDEC có thể tìm đến công ty tài chính quốc tế cho những khoản vay và sự hỗ trợ về tài chính.
IFC, một nhánh đầu tư tư nhân thuộc WB được thành lập vào năm 1956 để khuyến khích đầu tư tư nhân trong các nước. IFC không chỉ cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp mà còn mua cổ phiếu, qua đó trở thành chủ sở hữu một phần của doanh nghiệp chứ không phải chỉ là một chủ nợ.
IFC đã có 176 nước thành viên, trong đó xác định những chính sách chung và chấp nhận đầu tư. Mặc dù IFC điều hành các hoạt động của mình trong nhiều lĩnh vực với các cơ sở giáo dục khác trong Nhóm Ngân hàng Thế giới, IFC thường hoạt động độc lập như nó có pháp lý và tài chính tự riêng của mình với các điều của hiệp định này, vốn cổ phần, quản lý nhân viên.
Nếu VDEC là một công ty có danh tiếng đủ để IFC tin cậy vào khả năng tài chính của VDEC trong tương lai thì IFC sẽ có thể xem xét việc cho vay hỗ trợ đối với VDEC.
Nhưng trên thực tế, khi cuộc khủng hoảng châu Á xảy ra ảnh hưởng đến nền kinh tế Thái Lan thì VDEC có thể thu hẹp việc kinh doanh ở Thái Lan, chứ không phải tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh ở Thái Lan, dẫn đến phát sinh những vấn đề tài chính nghiêm trọng nhờ đến sự hỗ trợ của IFC.