Bài tập tình huống Luật an sinh xã hội

Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp có liên quan đến khả năng đóng góp của các đối tượng và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã thất nghiệp nên tính chất xã hội của bảo hiểm thất nghiệp ( giúp đỡ người lao động khi mất việc làm) phải được kết hợp hài hoà với tính chất kinh tế ( đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm thất nghiệp). Vì vậy, luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động. ( Điều 81 và khoản 3- Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006) Cụ thể theo quy định tại Khoản 1- Điều 2 - Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: “ công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này: a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.”

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4117 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống Luật an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC a, Trong trường hợp này, Ông N có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không ? Tại sao ? Hãy tư vấn cho ông N để ông có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. a-1. Trong trường hợp này, Ông N có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không ? Tại sao ? Đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp có liên quan đến khả năng đóng góp của các đối tượng và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã thất nghiệp nên tính chất xã hội của bảo hiểm thất nghiệp ( giúp đỡ người lao động khi mất việc làm) phải được kết hợp hài hoà với tính chất kinh tế ( đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm thất nghiệp). Vì vậy, luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động. ( Điều 81 và khoản 3- Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006) Cụ thể theo quy định tại Khoản 1- Điều 2 - Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: “… công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này: a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước....” Khoản 2 - Điều 2 - Nghị định 127 cũng quy định rõ người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động theo các hợp đồng trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu : + người lao động đang hưởng lương hưu hằng tháng; + người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Như vậy để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì trước hết người lao động phải là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó người lao động phải được cơ quan lao động có thẩm quyền xác định là “người thất nghiệp”. Hiện nay trong các văn bản pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa chính thức về “người thất nghiệp” nhưng theo các quan điểm chung nhất, người thất nghiệp được hiểu là: “người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, trong khoảng thời gian xác định không có việc làm, đang tìm việc làm, đã đăng ký thất nghiệp theo quy định” Xem: Giáo trình Luật an sinh xã hội- đại học Luật Hà Nội- nxb. Tư pháp 2005- tr197 Các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Góp phần giúp các cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện nghiệp vụ chính xác, kịp thời, hỗ trợ đúng đối tượng và góp phần đảm bảo công bằng xã hội, người được hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Các điều kiện này được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị đinh 127/2008/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH. Về nguyên nhân thất nghiệp Người lao động có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Do vậy, nguyên nhân thất nghiệp phải là nguyên nhân không có “lỗi” của người lao động. Bao gồm: + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật; + Người lao động bị mất việc làm do người sử dụng lao động thu hẹp sản xuất,giảm chỗ làm việc; chấm dứt hoạt động; thay đổi cơ cấu công nghệ hay do chuyển đổi quyền sở hữu… Những trường hợp thất nghiệp do lỗi của người lao động như đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bị sa thải thì người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 32/2010/TT- BLĐTBXH, để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp một khoảng thời gian nhất định trước khi nghỉ việc, cụ thể là : “Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.” Người lao động đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 15 Nghị định 127 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 32) Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định trên (ngày thứ nhất trong mười lăm ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc)- khoản 3 Điều 15 Nghị định 127 và Điều 2 Thông tư 32. Điều kiện này được hiểu là người lao động sau khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động vẫn có khả năng đi làm khi được giới thiệu việc làm mới. Đồng thời để đảm bảo ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp là trợ giúp khó khăn cho người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp thì người lao động phải không có nguồn thu nhập khác trong quá trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Xét trường hợp của ông Nguyễn Văn N: Ông Nguyễn Văn N đã có 24 năm công tác tại một doanh nghiệp nhà nước (trong đó có 7 năm làm việc nặng nhọc độc hại) nên có thể coi ông N đã giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với doanh nghiệp nhà nước, đã đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian lao động tại doanh nghiệp là 24 năm và có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, ông N 53 tuổi, do doanh nghiệp chuyển đổi và sắp xếp lại lao động thành công ty cổ phần nên ông N thuộc diện lao động dôi dư và phải chấm dứt hợp đồng lao động. Do vậy, ông N có thể được coi là người thất nghiệp vì những lý do sau : Một là, ông N là người trong độ tuổi lao động theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam ( Điểm a – Khoản 1 – Điều 145 – Bộ luật Lao động và Điểm a – Khoản 1 – Điều 70 – Luật Bảo hiểm xã hội xác định người lao động được hưởng lương hưu khi : “Nam đủ sáu mươi tuổi…” ). Ông N mới 53 tuổi nên vẫn còn trong độ tuổi lao động. Hai là, tuy ông N được xác định là mất 63% khả năng lao động nhưng do ông chưa mất hoàn toàn khả năng lao động nên ông vẫn có thể thực hiện các công việc nhất định phù hợp với thể lực và trí lực. Ba là, trong khoảng thời gian bị chấm dứt hợp đồng lao động ông N không có việc làm khác để tạo ra nguồn thu nhập. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi đã được doanh nghiệp giải quyết các chế độ theo quy đinh, do sức khỏe không tốt ( hội đồng giám định y khoa kết luận ông N mất 63% khả năng lao động ) nên ông N có nguyện vọng xin về hưu hàng tháng trước tuổi. Như vậy có thể thấy, sau khi bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động ông N không có ý định tìm kiếm việc làm mới và cũng không tiến hành đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động có thẩm quyền. Do đó, tuy ông N đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị chấm dứt hợp đồng lao động, ông N vẫn không được coi là người thất nghiệp và ông cũng không đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 81 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và Điều 15 – Nghị định 127/2008/NĐ-CP, Điều 2 – Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH. Vì : Thứ nhất, ông N đã không đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị chấm dứt hợp đồng lao động. Thứ hai, ông N không tìm kiếm việc làm mới nên dù sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động, ông N không tìm đc việc làm cũng không được coi là “chưa tìm được việc làm” theo quy định tại Khoản 3 – Điều 15 – Nghị định 127/2008/NĐ-CP. Kết luận : Trong trường hợp này, ông N không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. a-2.Tư vấn cho ông N để ông có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, mà cụ thể là ông Nguyễn Văn N, pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có những quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, ông N hoàn toàn có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 – Điều 15 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và Khoản 3 – Điều 7 – Nghị định 127/2008/NĐ-CP : “…được hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp…”. Để có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trước hết ông N phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 81 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Cụ thể là : + Về điều kiện thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp : Sau khi ông N bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, ông N có quyền được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và được xác nhận đầy đủ về đóng bảo hiểm thất nghiệp trong sổ bảo hiểm xã hội ( quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 – Điều 7 – Nghị định 127/2008/NĐ-CP ). Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 10 – Nghị định 127/2008/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm : “bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị”. Do đó, ông N nên yêu cầu doanh nghiệp nhà nước đó trả hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp có xác nhận của Cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông N là đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. + Về đăng ký bị chấm dứt hợp đồng lao động với cơ quan lao động : Đây là điều kiện bắt buộc để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Điểm a- khoản 1- Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH quy định: “Trong thời hạn bảy ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn bảy ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc). Người lao động có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung trong bản Đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này nộp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm.” Như vậy, trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày ông N bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, ông N cần phải: Một, trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp. Hai, kê khai đầy đủ các nội dung trong bản Đăng ký thất nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định và nộp cho Trung tâm giới thiệu việc làm. + Về điều kiện tìm kiếm việc làm: Ông N sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động ông vẫn chưa tìm được việc làm. Do vậy, sau thời hạn mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn mười lăm ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp) ông N phải nộp đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật tại Trung tâm giới thiệu việc làm. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiêp bao gồm: “a) Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo đúng pháp luật. Đồng thời, người lao động phải xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của Cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.” Xem: khoản 2- Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH b, Hãy giải quyết chế độ hưu trí cho ông N ? Về đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động được quy định tại Khoản 1 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006, có thể thấy ông N là người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên ( theo Điểm a – Khoản 1 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006). Về điều kiện để được hưởng lương hưu. Theo hợp đồng giám định y khoa kết luận, ông N mất 63% khả năng lao động, như vậy có thể thấy, ông N bị suy giảm khả năng lao động trên 61% và đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm ( ta coi như 24 năm công tác, ông N đã đóng bảo hiểm đủ ). Căn cứ theo quy định tại Điều 50 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006, “nam đủ sáu mươi tuổi hoặc từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên” sẽ được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, xét trường hợp của ông N, thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lê và đã đủ năm mươi tuổi, nên căn cứ theo khoản 1 – Điều 51 – Luật Bảo hiểm xã hội Ông N sẽ được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50. Mức lương hưu hằng tháng. Theo Điều 52 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về Mức lương hưu hằng tháng thì . “1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.” Như vậy, ông N có 24 năm đóng Bảo hiểm xã hội, căn cứ theo Khoản 1 – Điều 52 thì tương ứng với 15 năm ông N đóng bảo hiểm sẽ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm thì tính thêm 2% đối với nam, vậy ông N sẽ được tính thêm 18% (2% x 9 năm ). Tổng mức lương sẽ tương ứng với 63% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông N. Tại Khoản 2 – Điều 51, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Theo quy định chung, nam 60 tuổi đủ tuổi hưởng lương hưu hằng tháng, như vậy ông N 53 tuổi đã nghỉ hưu trước tuổi quy định chung 7 năm, mức lương hưu sẽ bị giảm đi 7%. Nhận xét: Đối với người lao động, khi nghỉ hưu ngoài chế độ lương hưu, người lao động còn có thể được hưởng trợ cấp một lần. Chế độ hưu trí này được quy định tại tại khoản 1- Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2006 như sau : “Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần” Như vậy, đối với lao động là nam, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần nếu đã có trên 30 năm đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu. Trong trường hợp của Ông Nguyễn Văn N,tuy đã có đầy các điều kiện hưởng chế độ lương hưu hằng tháng như đã phân tích ở trên nhưng ông N không được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu do ông N mới chỉ có 24 năm đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Kết luận : ông N có đầy đủ các điều kiện để được hưởng lương hưu hằng tháng với mức lương tương ứng với 56% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông.
Luận văn liên quan