Bài tập Trình bày cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khoản 1 Điều 4 Nghị định 04/2005/ NĐ – CP quy định: “Khiếu nại là việc người lao động, tập thể lao động yêu cầu cá nhân. Cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của người lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Trình bày cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM I.Trình bày cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động. 1. Khái niệm khiếu nại Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khoản 1 Điều 4 Nghị định 04/2005/ NĐ – CP quy định: “Khiếu nại là việc người lao động, tập thể lao động yêu cầu cá nhân. Cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của người lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. 2.Các nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lao động Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lao động là những nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong luật lao động, các nguyên tắc này thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà bước ta trong thời kỳ đổi mới. Bao gồm các nguyên tắc sau: 2.1. Khách quan, trung thực, đúng pháp luật Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 04/2005/NĐ-CP. Đây dường như là một nguyên tắc hiến định , có trong tất cả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nguyên tắc này được đề ra như một tiêu chí để đo tính hợp pháp, hợp hiến, đúng trình tự, thủ tục của việc giải quyết khiếu nại trong lao động được thể hiện trong suốt quá trình tiến hành hoạt động giải quyết khiếu nại. Khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong thụ lý đơn khiếu nại của người lao động (NLĐ) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến viếc khiếu nại của NLĐ là sự vi phạm pháp luật của Người sử dụng lao động (NSDLĐ), là sự thiếu khách quan , trung thực trong quá trình sử dụng lao động, điều hành sản xuất của NSDLĐ. Vì thế, trong “khâu” tiếp nhận đơn khiếu nại của NLĐ đòi hỏi phải làm chặt chẽ, đúng pháp luật, khách quan, trung thực từ phía các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ và các chủ thể có liên quan, đồng thời yêu cầu này cũng đặt ra với chủ thể gửi đơn khiếu nại. Pháp luật quy định nguyên tắc này như là một yêu cầu đòi hỏi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lao động có ý thức hơn về trách nhiệm về hành động của mình trong công tác tiếp nhận và xem xét đơn thư khiếu nại của NLĐ, có làm tốt khâu thụ lý này thì mới mong có quá trình giải quyết khiếu nại đầy đủ, khách quan, trung thực và đúng pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ, NSDLĐ và những chủ thể khác có liên qua. Khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong quá trình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết khiếu nại trong lao động Xác minh làm rõ vụ việc là một vấn đề, một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi công sức, lòng nhiệt tình của các chủ thể có liên quan, sự kết hợp giải quyết của các cá nhân, cơ quan, tổ chức ở bất kì vị trí, chức năng, nhiệm vụ nào. Cần sự tham gia hỗ trợ của NLĐ của tổ chức Công đoàn, sự công minh của Thanh tra lao động. Vấn đề này được quy định rõ trong Luật Kiếu nại, tố cáo tại các Điều 30, 31, 32, trong Nghị định o4/2005/NĐ-CP đã nêu rõ thủ tục giải quyết khiếu nại. Tại đây dã quy định thẩm quyền về trình tự các bước tiến hành, nhằm tránh hiện tượng khiếu nại không đúng, vượt cấp hay giải quyết khiếu nại thiếu khách quan, trung thực và vi phạm pháp luật . Khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc ra quyết định giải quyết vụ việc khiếu nại trong lao động. Ra quyết định giải quyết vụ việc khiếu nại có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu ra quyết định đúng, thỏa mãn được nguyện vọng của cả hai bên thì sẽ giúp mối quan hệ giữa họ tốt đẹp vụ việc khếu nại sẽ chấm dứt. Nhưng ngược lại, quyết định giải quyết khiếu nại không khách quan, trung thực và vi phạm thì quyền lợi của hai bên sẽ không được đảm bảo, từ đó dẫn tới vụ việc kéo dài làm mất ổn định sản xuất, hiệu quả kinh tế giảm sút và những hậu quả khó lường. Vì thế, khách quan, trung thực, đúng pháp luật cần được tuân thủ chặt chẽ trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại trong lao động. 2.2 Kịp thời, nhanh chóng và công khai Được quy định tại Nghị định 04/2005/NĐ-CP của Chính phủ, nguyên tắc này đòi hỏi phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác phải luôn luôn tôn trọng tính tối cao của pháp luật. Nó đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hện đúng đắn trên thực tế, được áp dụng thống nhất mọi lúc, mọi nơi. Có giải quyết nhanh chóng vụ việc thì quyền lợi của các bên liên quan mới được đảm bảo. Kịp thời, nhanh chóng và công khai giúp ngăn chặn nhanh nhất sự vi phạm pháp luật trong lao động của các chủ thể tham gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật đã quy định cho họ, ổn định sản xuất là yêu cầu mà Nhà nước đắt ra đối với các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm trong giải quyết tranh chấp lao động nói chung và khiếu nại nói riêng. 2.3 Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 04/2005/NĐ-CP, theo đó mọi vụ viêc khiếu nại phải được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự và thời hạn của pháp luật. Trong các quy định của pháp luật về mọi lĩnh vực thì việc quy định trình tự và thủ tục giải quyết các công việc sẽ là một quy định không thể thiếu nó giúp hướng dẫn xác định chủ thể giải quyết, nó đặt ra và nêu lên trách nhiệm cho tất cả các chủ thể tham gia từ đưa đơn khiếu nại, cung cấp chứng cứ, kết luận về vụ việc và ra quyết định hay kiến nghị giải quyết. Để giải quyết nhanh nhất vụ việc cần ý thức tôn trọng pháp luật của mọi thành viên có liên quan, giúp tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp, giúp lợi ích của NLĐ được đảm bảo tạo đà cho kinh tế phát triển. 3. Quyền và nghĩa vụ của Người khiếu nại, Người bị khiếu nại .Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại Quyền của người khiếu nại: theo Khoản 1 Điều 6 Nghj định 04/2005/NĐ-CP thì người khiếu nại có các quyền sau: a, Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện khiếu nại; b, Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của NSDLĐ và Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra thì có quyền khiếu nại lên Chánh thanh tra Sở ; người khiếu nại và người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Sở thì có quyền tiếp tục khiếu nại lên Chánh thanh tra Bộ; c, Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại ; d, Rút đơn khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết. Ngoài những quy định tại BLLĐ và Nghị định 04/2005/NĐ-CP , thì người khiếu nại trong lao động còn có các quyền theo quy định tại Điều 17 Luaatjk khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung năm 2004 và năm 2005. Quy định tại điểm a về việc “ tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình để khiếu nại” là quy định tạo ra bước thuận lợi đầu tiên cho NLĐ khi khiếu nại. khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm họ có thể trực tiếp khiếu nại lên chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Quy định tại điểm b khoản này có tác dụng giúp giải quyết vướng mắc, băn khoăn của người khiếu nại trước quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Khi họ không đồng ý thấy còn sai sót, không khách quan thì có thể khếu nại lên chủ thể có thẩm quyền cao hơn. Khi quyền lợi của NLĐ, NSDLĐ bị xâm hại dẫn đến khiếu nại thì giải quyết khiếu nại cần phải khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của họ, hoặc có thể yêu cầu chủ thể gây thiệt hại bồi thường theo quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Quyền quyết định giải quyết khiếu nại của chủ thể có thẩm quyền phải được ra đời theo đúng trình tự hợp pháp, rõ ràng và dễ hiểu từ đó làm căn cứ cho việc thực hiện, bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại, khôi phục hoặc bồi thường những thiệt hại đã xảy ra cho NLĐ, NSDLĐ. Một điểm nữa mà chúng ta cần quan tâm đó là: khi tiến hành khiếu nại, nhận thấy quyền lợi của mình đã được đảm bảo hay khiếu nại của mình là không hợp lý, không có căn cứ, người khiếu nại có quyền rút đơn trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại, tạo điều kiện tốt cho mối quan hệ đã được xác lập phát triển. Nghĩa vụ của người khiếu nại Song song với quyền lợi được hưởng bao giờ cũng là nghĩa vụ phải thực hiện. Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 04/2005/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của người khiếu nại như sau: a, Gửi đơn khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết; Đây là một nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc đối với người khiếu nại, để có thể giải quyết nhanh chóng vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho họ. b, Đơn phải nêu rõ lý do, nội dung khiếu nại, trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu chứng cứ cần thiết (nếu có) ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp; Đây là một quy định cần được tuân thủ nghiêm ngặt, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện nó vì có thể người khiếu nại không biết nhưng cũng không tránh khỏi những trường hợp cố tình coi thường pháp luật. Vì thế, cần quy định ra các chế tài giúp việc tuân thủ này được thực hiện trong thực tế, tạo điều kiện cho giải quyết khiếu nại khách quan, trung thực. c, Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Quy định này đề cao tính tối cao của pháp luật, thể hiện rõ quyền lực của Nhà nước trong giải quyết khiếu nại lao động. Khi quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật, yêu cầu các chủ thể có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại Quyền của người bị khiếu nại Theo quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 04/2005/NĐ-CP thì người bị khiếu nại có các quyền sau: a, Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định lao đọng, hành vi lao động bị khiếu nại; b, Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại; Để đảm bảo công bằng cho người bị khiếu nại trong quá trình giải quyết vụ việc pháp luật quy định cho họ quyền đưa ra nguyên nhân, lý do đưa ra quyết định, hành vi lao động bị khiếu nại và chứng minh cho các quyết định của hành vi đó là đúng pháp luật Người bị khiếu nại cũng như người bị khiếu nại đều có quyền được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại. Đây là một quyền lợi chính đáng của người bị khiếu nại sẽ giúp họ theo dõi quá trình giải quyết vụ việc, biết được các quyết định của cá nhân, cơ quan, tổ chức cấp trên khi giải quyết khiếu nại, từ đó làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Nghĩa vụ của người bị khiếu nại Người sử dụng lao động bị khiếu nại có các nghĩa vụ tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 04/2005/NĐ-CP như sau: a, Tiếp nhận giải quyết đơn khiếu nại lần đầu về lao động Đây là nghĩa vụ đầu tiên của NSDLĐ bị khiếu nại phải thực hiện, thực hiện tốt nghĩa vụ này sẽ là căn cứ quan trọng, là bước tháo gỡ cho vụ việc khiếu nại của người lao động. b, Có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định lao động và hành vi lao động bị khiếu nại; nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Nghĩa vụ này thường được tiến hành trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu. Đây là việc làm vừa mang tính chất nghĩa vụ vừa là quyền của NSDLĐ, bởi vì: không ai dám chắc mọi quyết định, mọi hành vi của mình đều là đúng. Vì thế, quy định nghĩa vụ này giúp NSDLĐ có thể kiểm tra lại việc làm của mình, sửa chữa những khuyết điểm, tháo gỡ những băn khoăn cho NLĐ và tạo thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên. c, Giải thích về quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; d, Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại về lao động đã có hiệu lực pháp luật; e, Bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật; Đây là việc làm bắt buộc đối với NSDLĐ, nó đề cao tính tối cao của pháp luật buộc mọi chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật phải tuân thủ. 4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lao động 4.1. Thẩm quyền và thời hiệu giải quyết khiếu nại Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động được quy định tại điều 186 và Điều 187 BLLĐ và quy định tại Nghị định 04/2005/NĐ-CP như sau: a, Đối với giải quyết khiếu nại lần đầu, tại Khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 04/2005/NĐ-CP quy định: “ NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu của NLĐ, tập thể lao động khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên lao động có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết khiếu nại về lao động theo quy định của pháp luật”; b, Đối với giải quyết khiếu nại lần tiếp theo tại Khoản 3 và 4 Điều 8 Nghị định 04/2005/NĐ-CP quy định: “ Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà NSDLĐ hoặc Thanh tra viên lao động đã giải quyết nhưng còn khiếu nại”, “ Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà chánh thanh tra Sở giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định giải quyết của chánh thanh tra Bộ là quyết định cuối cùng”. Song song với việc quy định thẩm quyền quy định khiếu nại, pháp luật quy định thời hiệu khiếu nại nhằm tạo sự ràng buộc trách nhiệm giữa các chủ thể trong giải quyết vụ việc. Thời hiệu khiếu nại được quy định là 90 ngày kể từ ngày ngườ khiếu nại nhận được quyết định lao động hoặc có hành vi lao động của NSDLĐ. Trong trường hợp vi ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Trong khoảng thời gian 90 ngày nếu NLĐ, tập thể lao động không khởi kiện ra Tòa Án thì có thể tiến hành theo các quy định tại Nghị định 04/2005/NĐ-CP. Như vậy chủ thể có thẩm quyền giải quyết sẽ phụ thuộc phần lớn sự lựa chon của NLĐ và tập thể lao động khi họ thực hiện bảo vệ quyền lợi của mình. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lao động. Trình tự, thủ tục khiếu nại được quy định tại Điều 12 Nghị định 04/2005/NĐ-CP như sau: 1. Khi tiến hành khiếu nại: “ Người khiếu nại phải có đơn ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ, tên, địa chỉ, lí do, nội dung khiếu nại, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sử dụng lao động bị khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại, bên khiếu nại phải do người khiếu nại ký. Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết” 2.Trường hợp người khiếu nại trực tiếp trình bày khiếu nại thì người có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại Khoản 1 điều này, có chữ ký của người khiếu nại. 3.Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh quyền đại diện hợp pháp của mình và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng Khoản 1 và Khoản 2 điều này. - Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 04/2005/NĐ-CP, nếu NLĐ, NSDLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại lên cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc khởi kienj ra Tòa án nếu họ tiếp tục khiếu nại thì sẽ được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thụ lí giải quyết theo thời hạn, trình tự quy định tai Điều 15 Nghị định này. - Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần tiếp theo, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của chánh thanh tra Sở mà người khiếu nại, người bị khiếu nại không đông ý thì có quyền khiếu nại tiếp theo đến chánh thanh tra Bộ và quyết định giải quyết khiếu nại của chánh thanh tra Bộ là quyết định giải quyết cuối cùng. Theo suốt quá trình giải quyết khiếu nại là việc lập hồ sơ về vụ việc, hồ sơ lập và lưu trữ theo đúng quy định tại Điều 19 của Nghị định 04/2005/NĐ-CP. Qua trình bày ở trên đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động và kết quả của quá trình ấy là ra được quyết định giải quyết khiếu nại đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể có liên quan. II.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1.Nêu thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG và nhận xét về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp trên của HĐHG công ty B ? Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của HĐHG Hòa giải là biện pháp giải quyết các tranh chấp, theo đó với sự giúp đỡ của bên thứ 3 giữ vai trò trung gian, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận với nhau về các giải pháp giải quyết các xung đột, mâu thuẫn một cách ổn thỏa. +Hội đồng hòa giải lao động cơ sở( HĐHGLĐCS): Được thành lập tại các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên, có nhiệm vụ và thẩm quyền hòa giải tất cả các vị tranh chấp lao động cá nhân và các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại doanh nghiệp khi có đơn của một hoặc hai bên tranh chấp. HĐHGLĐCS gồm một số đai diện ngang nhau của bên NSDLĐ và bên NLĐ, số lượng do hai bên thỏa thuận. Nhiệm kỳ của hội đồng là hai năm đại diện mỗi bên thay nhau làm chủ tịch, thư ký, hội đồng làm việc theo nguyên tắc thỏa thuận, nhất trí. + Hòa giải bên lao động ( theo quy định tai điều 163 BLLĐ) : do cơ quan lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động quy định tại điều 157 của bộ luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng dạy nghề và chi phí dạy nghề và hòa giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân (tại doanh nghiệp chưa có HĐHGLĐCS ) Thủ tục tiến hành hòa giải Thủ tục hòa giải được quy định tại mục IV thông tư 10/LĐTBXH- Ngày 25/3/1997 như sau: + Thời hạn hòa giải: HĐHGLDCS hay hòa giải viên lao động tiến hành phiên họp hòa giải trong vòng bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. + HĐHGLĐCS hay hòa giải viên đưa ra phương án hòa giải để các bên tham gia xem xét. Nếu hai bên chấp nhận thì lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của hai bên, của chủ tịch và thư ký hộ đồng hay của hòa giải viên. Trường hợp hòa giải không thành thì hội đồng hòa giải hay hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của hội đồng hay của hòa giải viên, có chữ ký của chủ tịch hay thư ký của hội đồng hay của hòa giải viên. Bản sao biên bản được gửi cho hai bên tranh chấp trong vòng ba ngày, kể từ ngày hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa Án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp đối với tranh chấp lao động cá nhân hay yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể. Nhận xét thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG công ty B - Về thẩm quyền: HĐHGLĐCS là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa NLĐ( anh C ) và NSDLĐ( công ty B ). Vì công ty B đã có HĐHGLĐCS nên hòa giải viên sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của HĐHG trong tình huống này là đúng với quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. - Về thủ tục: HĐHG công ty B đã tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật cả về thời hạn cũng như thủ tục. HĐHGLĐCS đã tiến hành phiên họp hòa giải trong vòng bảy ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Sau khi nhận quyết định xa thải ngày 10/7/2008 anh C đã gửi đơn yêu cầu HĐHGLĐCS của công ty B giải quyết, đến ngày 13 /7/2008 HĐHG đã tiến hành phiên họp hòa giải nhưng đại diện của công ty B vắng mặt, ngày 15/7/2008 HĐHG triệu tập lần 2 nhưng công ty B không đến. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 165 BLLĐ thì: “Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do c
Luận văn liên quan