Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi do những ưu điểm và lợi thế mà các hình thức giải quyết tranh chấp khác không có được.
17 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Trọng tài thương mại hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
Trang
Mở đầu
Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi do những ưu điểm và lợi thế mà các hình thức giải quyết tranh chấp khác không có được.
Khái quát chung
Tranh chấp thương mại.
“Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này đã đựoc sử dụng phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sự nhường bước của tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen thuộc của cơ chế kế hoạch hoá đã ăn sâu vào tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam Trích Giáo trình luật thương mại Việt Nam (tập 2), trang 427.
”. Như vậy, dù tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh thì đó cũng là sự thể hiện của sự bất đồng về lợi ích, quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại.
Tranh chấp thương mại: là các tranh chấp diễn ra giữa các thương nhân, chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là những tranh chấp phát sinh trong quá trình các thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích lợi nhuận. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng BTO, BT, BOT, thực hiện các điều ước quốc tế khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương…Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song và đa phương. Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương.
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Giải quyết tranh chấp thương mại là một biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể, đây cũng là biện pháp cần thiết để laọi trừ các tranh chấp sẽ phát sinh trong tương lai, và cũng là bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Để giải quyết tranh chấp thương mại các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp là: thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại và toà án.
Tuy nhiên khi lựa chọn các hình thức giải quyết này, các chủ thể cần lựa chọn các phương án phù hợp với mức độ và phạm vi của tranh chấp, nhất là không nên làm lộ bí mật kinh doanh của mình.
Các hình thức trọng tài thương mại
Để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên tranh chấp có thể lựa chọn các hình thức trọng tài; trọng tài thường trực (trọng tài quy chế), trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc). Tùy từng trường hợp tranh chấp cụ thể các bên có thể lựa chọn các hình thức trọng tài khác nhau để giải quyết tranh chấp của mình. Tuy nhiên có những sự khác biệt giữa trọng tài thường trực với trọng tài ad-hoc. Luật trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, tại kì họp thứ 7 khóa XII. Tại khoản 6 Điều 3 có quy định: “Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.” Và khoản 7 Điều 3 cũng quy định: “ Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyêt tranh chấp theo quy đinh của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.
So với trọng tài thường trực thì trọng tài vụ việc có một số lợi thế nhất định sau Giáo trình luật thương mại 2, trang 448 & 449
;
Thứ nhất, trọng tài vụ việc có thể giải quyết một cách nhanh chóng vụ tranh chấp và ít tốn kém hơn, xét cho cùng của vấn đề thì trọng tài vị việc phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp.
Thứ hai, quyền lựa chọn các trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn bởi các danh sách trọng tài viên sãn có như hình thức trọng tài thường trực mà có thể lựa chọn bất kì trọng tài viên trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất kì trung tâm trọng tài nào.
Thứ ba, các bên tranh chấp có quyền rộng rãi xác định các quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trong khi đó, ở trọng tài thường trực, các bên chủ yếu chịu sự rang buộc bởi các quy tắc tố tụng của chính trung tâm tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn.
Tuy nhiên có những điểm mà trọng tài vụ việc không có được so với trọng tài thường trực như; trọng tài thường trực có bộ máy ổn định, có tư cách pháp nhân, có một đội ngũ trọng tài viên thường trực, có quy tắc tố tụng xác định. Và điều cơ bản đây là một hình thức phổ biến trên thế giới.
Sự hình thành và phát triển trọng tài thương mại ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong kinh doanh bằng đã được pháp luật quy định từ những năm đầu của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trọng tài kinh tế ra đời ở Việt Nam trên cơ sở Nghị định số 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/1/1960. Theo quy định tại các văn bản pháp luật của thời kì đó từ Nghị định số 20 đến Pháp lệnh Trọng tài kinh té ngày 10/1/1990, Trọng tài kinh tế nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, có chức năng quản lý nhà nước đối với hợp đồng kinh tế và giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật về hợp đồng kinh tế. Thời kì này cùng với các tổ chức trọng tài của Nhà nước còn có các tổ chức trọng tài phi chính phủ: Hội đồng trọng tài Ngoại thương (thành lập và hoạt động theo Nghị định số 59/NĐ-CP, ngày 30/4/1963) và Hội đồng trọng tài Hàng hải (thành lập theo Nghị định số 153/NĐ-CP, ngày 5/10/1964), hai Hội đồng trọng tài này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế, hợp đồng bảo hiểm…khi có một bên chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Trọng tài kinh tế dần được hoàn thiện, đặc biệt là trong Pháp lệnh Trọng tài kinh tế do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 10/1/1990.
Ngày 1/7/1994, hệ thống trọng tài kinh tế của Nhà nước chấm dứt hoạt động. Để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Chính phủ đã ra Nghị định số 116/NĐ-CP, ngày 5/9/1994, quy định tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, một tổ chức xã hội – nghề nghiệp được tổ chức ở các tỉnh, thành phố có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế theo các quy định của pháp luật. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 204/TTg, ngày 28/4/1993 về việc thành lập Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam – một tổ chức phi chính phủ - trên cơ sở hợp nhất của hai hội đồng trọng tài kinh tế Ngoại thương và Hàng hải, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế.
Sau một thời gian hoạt động, các Trung tâm trọng tài kinh tế đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, ngày 25/2/2003 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại, quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, ngày 17/6/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Trọng tài thương mại 2010. Luật gồm 13 Chương và 82 Điều, quy định về các quy tắc tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung, vấn đề hủy quyết định của trọng tài, điều kiện thành lập các trung tâm trọng taì, điều kiện của trọng tài viên… Đặc biệt kể từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 11/1/2007, Luật đã có sự kế thừa tham khảo về luật của nhiều quốc gia trên thế giới, Luật mẫu về Trọng tài Thương mại được Ủy ban của Liên Hiệp quốc về luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), thông qua ngày 21/6/1985 và áp dụng cho các quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Ưu thế của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình trong hệ thống các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bởi vì tố tụng của nó đã mang lại những lợi ích thiết thực cho nhà kinh doanh. Có thể nhận thấy những ưu thế này trong các đặc trưng của trọng tài :
Thứ nhất, trọng tài thương mại đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp. Tố tụng trọng tài cho phép các bên: tự do lựa chọn hình thức trọng tài là trọng tài theo vụ việc hay trong tài thường trực, tự do lựa chọn và chỉ định các trọng tài viên mà họ tín nhiệm. Nguyên tắc này giúp các bên tìm thấy sự công bằng trong việc bảo vệ quyền lợi cho mình. Mặt khác, trọng tài viên được lựa chọn là bất kỳ cá nhân nào phù hợp với đòi hỏi của vụ tranh chấp cụ thể, được các bên tín nhiệm như luật gia, các nhà chuyên môn, các nhà kinh doanh...
Thứ hai, nguyên tắc xét xử không công khai của trọng tài : Nguyên tắc này tạo cho trọng tài trở nên một lợi thế rất lớn để đảm bảo cho các bên giữ gìn uy tín và bí mật trong kinh doanh. Các thương nhân khi có tranh chấp xảy ra, họ thường không muốn đưa vụ việc ra tranh luận công khai, thứ nhất là do sự đòi hỏi bí mật trong kinh doanh, họ không muốn các thương nhân khác biết họ có tranh chấp, ngoài ra, báo chí cũng là vấn đề mà các bên e ngại, vì chuyện “đổ thêm dầu vào lửa” khi kể lại một vụ tranh chấp nào đó là việc rất có thể xảy ra. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vì vậy sẽ bảo vệ danh tiếng cũng như sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường thông qua tính bảo mật thông tin kinh doanh khi giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, tính nhanh chóng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng là một ưu điểm nỗi bật và chính ưu điểm này mà các nhà kinh doanh xem trọng tài thương mại là lựa chọn hàng đầu khi xảy ra tranh chấp. Bởi vì, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm mà không phải trải qua nhiều cấp xét xử như toà án. Đối với nhà kinh doanh thì “thời gian là tiền bạc, là cơ hội”, là những yếu tố góp phần vào sự thành bại trong kinh doanh. Vì thế trọng tài trở nên hấp dẫn đối với những ai không muốn đồng vốn của mình bị giam giữ quá lâu vì sự kiện tụng kéo dài.
Thứ tư, tố tụng trọng tài là một thể thức hết sức mền dẻo, linh hoạt, phù hợp với tính chất kinh doanh thể hiện ở những nội dung như các bên tranh chấp có thể chọn bất kỳ nơi nào thuận tiện để giải quyết tranh chấp, thậm chí có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp không cần dựa theo pháp luật mà chỉ dựa vào sự công bằng trên nguyên tắc không trái với pháp luật. Có nghĩa là họ giao toàn bộ niềm tin của mình cho các trọng tài viên mà họ đã lựa chọn. Trên lĩnh vực thương mại quốc tế, các bên có thể thỏa thuận chọn luật và thông lệ quốc tế nào mà họ cho là có lợi nhất cho họ.
Thứ năm, với tính chất là một tổ chức phi chính phủ, ưu điểm của trọng tài thể hiện ở việc trọng tài viên hoàn toàn độc lập, không bị chi phối bởi một cơ quan chủ quản nào. Họ xét xử vụ việc theo pháp luật và theo khả năng hiểu biết của mình. Hơn nữa, chính là sự gần gũi và quan tâm của trọng tài viên đối với các bên tranh chấp cũng là một ưu điểm của trọng tài so với tố tụng tư pháp thông thường. Đây là yếu tố thuận lợi cho các bên tranh chấp khi sử dụng phương pháp này, vì trong quá trình giải quyết tranh chấp các bên đôi khi thiếu sự bình tĩnh, trọng tài viên sẽ là người bám sát, theo dõi tiến triển vụ việc và có sự giúp đở kịp thời cho các bên. Hơn thế nữa, do trọng tài viên là những người được sự lựa chọn từ chính các bên tranh chấp, cho nên, trọng tài viên sẽ là người gần gũi và biết tận dụng những biên lề của quy phạm pháp luật, bảo vệ tối đa lợi ích của các bên.
Ưu điểm và hạn chế của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại với Tòa án.
Mục
Tranh tụng tại Toà án
Trọng tài thương mại
Tính
chung thẩm
Phán quyết của Tòa không tránh khỏi bị kháng cáo
Hầu hết các phán quyết không dễ bị kháng cáo
Sự công nhận
quốc tế
Rất ít có sự công nhận. Trừ một số
Ngoại lệ như các nước EU
Có sự công nhận thông qua công ước Niu-oóc 1958.
Tính trung lập
Thường một bên tranh chấp có
quốc tịch tại nơi xét xử
Có sự bình đẳng về nơi xét xử
Năng lực
chuyên môn
Không phải các thẩm phán đều chuyên về một lĩnh vực
Có thể lựa chọn các trọng tài có trình
độ & chuyên môn cao, có tính độc lập.
Sự linh hoạt
Bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng
Có thể linh hoạt về quy tắc, thời gian..
Biện pháp
tạm thời
Tòa án có thể có hành động kịp thời
& hiệu quả
Trọng tài không thể ra mệnh lệnh
Nhân chứng
Có quyền yêu cầu và triệu tập
Không có thẩm quyền
Tốc độ
Có thể kéo dài nhiều thời gian
Tương đối nhanh.
Bí mật
Các phiên xét xử thường công khai
Có thể bí mật hoặc công khai
Chi phí
Án phí vừa phải, tuy nhiên chi phí
là dành cho các luật sư là chủ yếu
Tương đối cao
Tùy theo mức độ và sự cần thiết mà các bên có thể lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau, phù hợp với quy mô và mức độ của các tranh chấp.
Thẩm quyền của trọng tài thương mại.
Trong việc giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài các bên có thể thỏa thuận trao cho thẩm quyền nhất định, tuy nhiên điều này cần phải dựa trên các quy định của pháp luật, như Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 được thay thế bằng Luật Trọng tài thương mại 2010.
Trọng tài có thẩm quyền các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nếu được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo một trình tự và thủ tục nhất định. Theo như Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/1/2004 đã quy định chi tiết về thẩm quyền của trọng tài thương mại.
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Giải quyết tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận trọng tài, trọng tài chỉ giải quyết khi có thỏa thuận của các bên về đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Hay thỏa thuận trọng tài là căn cứ để áp dụng phương thức giải quyết thương mại bằng trọng tài. Quyền tự do kinh doanh là quyền tối cao của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bao hàm cả quyền lựa chọn các phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh. Vì vậy, khi có tranh chấp các bên có thể lựa chọn các hình thức giải quyết phù hợp nhất, có thể bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài thương mại. Nếu các bên lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp thì yêu cấu băt buộc đặt ra là các bên phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài phải có hiệu lực pháp lý.
Lựa chọn trọng tài, tranh chấp giữa các bên được giải quyết tại Hội đồng trọng tài do Trung tâm trọng tài tổ chức hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài hoặc một trọng tài duy nhât. Các bên có thể lựa chọn các hình thức trọng tài phù hợp; trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc, theo thỏa thuận của các bên để giải quyết tranh chấp.
Áp dụng pháp luật, Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau: đối với vụ tranh chấp mà không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng Luật tương ứng để giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn luật nước ngoài sẽ không được chấp nhận. Đây cũng là nguyên tắc xác định chủ quyền tối cao trên lãnh thổ nước ta; đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. nếu không có thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài lựa chọn áp dụng mà cho là phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi lựa chọn pháp luật nước ngoài thì pháp luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đây là quy định phù hợp với Luật mẫu UNCITRAL. Nếu các bên không lưạ chọn luật, Ủy ban trọng tài sẽ áp dụng luật đươc xác định bởi nguyên tắc xung đột pháp luật mà Ủy ban trọng tài thấy là thích hợp.
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư khi giải quyết tranh chấp, trong một quá trình giải quyết tranh chấp không có ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài. Nếu các vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài tiến hành thì trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng, xét xử độc lập căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận và những quy định của pháp luật hiện hành. Trọng tài viên phải đảm bảo nguyên tắc vô tư, khách quan, nếu không muốn không muốn các bên khước từ nếu có căn cứ chứng minh. Nguyên tắc này được đặt ra đối với các trọng tài viên giải quyết tranh chấp bởi lẽ tính độc lập, khách quan và vô tư của trọng tài viên có thể ảnh hưởng đến tính đúng đắn, khách quan và khả năng thi hành phán quyết của trọng tài. Ngoài ra đây cũng là tôn trọng thỏa thuận của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp.
Giải quyết một lần, khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nghĩa là muốn giải quyết tranh chấp càng nhanh càng tốt. Họ không muốn các tranh chấp kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình. Vì thủ tục tố tụng trọng tài tương đối ngắn gọn, không có nhiều giai đoạn như tố tụng tại Tòa án, và cũng không dễ bị kháng cáo.
Các giai đoạn cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài.
Điều 3.2, Luật Trọng tài thương mại quy định “thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”. Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn và chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Nói cách khác, thỏa thuận trọng tài là căn cứ để áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu các bên lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp thì một bên yêu cầu bắt buộc đặt ra là các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Điều này có nghĩa rằng các trung tâm trọng tài chỉ được thụ lý đơn khi các đương sự đã có thỏa thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, thư điện tử, telex, fax, hoặc hình thức khác có thể hiện ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp đó bằng trọng tài. Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, thỏa thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc qua các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận sự trao đổi đó thể hiện sự tồn tại của việc ghi nhận hoặc bên kia không phủ nhận.
Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc có thể là một thỏa thuận riêng biệt độc lập với hợp đồng. Đối với những điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng thì việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp theo Điều 18, Luật Trọng tài thương mại 2010.
Nộp đơn kiện
Nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi trung tâm trọng tài hoặc bị đơn. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các chứng cơ tài liệu liên quan, bản sao phải có chứng thực hợp lệ.
Tố tụng trọng tài bắt đầu khi trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn hoặc từ bị đơn nhận được đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn. Nếu giải quyết tại tại trung tâm trọng tài, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những chứng cớ tài liệu mà nguyên đơn đã gửi.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu liên quan, bị đơn có trách nhiệm gửi cho trung tâm trọng tài hoặc bị đơn bản tự bảo vệ, nếu trung tâm trọng tài không có quy định khác. Và bị đơn cũng có quyền kiện ngược lại nguyên đơn, thời gian và hình thức cũng tương tự nguyên đơn khởi kiện, nếu như bị đơn thấy như các nội dung mà nguyên đơn khởi kiện là không đúng.
Thành lập Hội đồng trọng tài.
Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên, bị đơn phải chọn phải chọn các Trọng tài viên có tên tron