Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM), thanh toán
quốc tế (TTQT) ra đời và phát tri ển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động của mình, TTQT không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh
những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếpcho đất nước, cho ngân hàng (NH), cho doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt
động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt
động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu
theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự
chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với
người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được ti ền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị
trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán ; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán
giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại ), rủi ro
không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá ; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi
người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do
tỷ giá biến động
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu BÀI TẬP VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA NGÂN HÀNG
-----------------
BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 3 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – K22
DANH SÁCH NHÓM
1. Phạm Quốc Kỳ
2. Huỳnh Ngọc Hà My
3. Hoàng Thị Khánh Hội
4. Trần Ngọc Uyên Phương
TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
2
BÀI TẬP VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1/ Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM), thanh toán
quốc tế (TTQT) ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động của mình, TTQT không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh
những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếpcho đất nước, cho ngân hàng (NH), cho doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt
động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt
động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu
theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự
chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với
người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị
trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán
giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro
không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá…; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi
người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do
tỷ giá biến động…
Các loại rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT của NHTM
a. Đối với phương thức chuyển tiền: Đây là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng
(người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất
định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…) ở một địa điểm
nhất định. NH chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp
vụ chuyển tiền. Trong phương thức này, người bán có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán
trong trường hợp trả tiền sau. Hoặc người mua có thể gặp rủi ro không được người bán giao hàng hoặc
giao hàng kém phẩm chất trong trường hợp trả tiền trước.
b. Đối với phương thức nhờ thu: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ NH thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Có 2 loại
nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức này có nhược điểm là không đảm
bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc
độ thanh toán chậm và NH chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần mà thôi.
c. Phương thức tín dụng chứng từ: Là một sự thoả thuận mà trong đó một NH (NH mở thư tín dụng)
theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một
người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký
phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ
biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” -
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
3
UCP500 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm
1993). Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên tham gia như:
d. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ
chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ
bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH
chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ
đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập
khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.
e. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C
thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng
cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về
nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng
hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ
chứng từ có sai sót.
Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có
hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị
phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác
nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm
của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
f. Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank): NH phát hành là NH đại diện cho
người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu
và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước,
người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực
hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm
không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH
cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.
g. Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank): NH thông báo là NH được NH mở
yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm
về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…)
trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C
giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm với các bên liên quan.
h. Rủi ro đối với NH được chỉ định: NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh
toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH
được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ
giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc
nhà xuất khẩu.
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
4
j. Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc
NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho
người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ
thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm
vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả
thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất
khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
j. Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank): NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc
bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải
rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của
UCP500. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà
nhập khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả
kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà
nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không
hành động đúng theo quy định của UCP500.
k. Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh: Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.
l. Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: Là những rủi ro có quan hệ
với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên.
Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.
m.Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, hoả hoạn…
Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro
Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM, cần có các
biện pháp, chính sách mang tính đồng bộ và dài hạn, cụ thể là:
Đối với NHTM:
Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân
hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do
vậy, các NHTM cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các
sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng.
Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức
nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho
thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
5
nước nói chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn
có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết.
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường
công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.
Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các NH cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc
biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT
của NHTM. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp
theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần phải thiết lập mới và củng cố
mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin,
hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu
quả và nhanh chóng.
Đối với khách hàng:
Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng - những người trực tiếp tham gia vào
quá trình hoạt động TTQT. Do vậy, để giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT, các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu cần phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ
lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu. Cần
am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật
của nước có quan hệ ngoại thương.
Đối với Nhà nước:
Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật
nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc
tế mà chúng ta tham gia.
Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống
quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các
quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo
phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.
Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự
quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các
giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ
thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình
hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
6
Đối với NHNN:
Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với
các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp
kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.
Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ thống
NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết
cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh NH.
Câu 2. Những rủi ro trong thanh toán L/C và giải pháp khắc phục ?
Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức
thanh toán quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp.
Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những rủi ro vẫn có thể xảy ra
nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phương thức L/C.
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những rủi ro
trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.
1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá
Công ty Simac của Anh, một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, đã nhập khgẩu gỗ từ hãng Latel
của Pháp. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc
cần gỗ gấp nên Simac đã nhanh chóng thoả thuận nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán
theo L/C, vì vội vàng nên Simac chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển
tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Simac chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi,
nhưng mãi vẫn chưa thấy hàng về. Tìm hiểu kỹ thì Simac mới vỡ lẽ ra rằng Latel chỉ là một công ty ảo
trên mạng, không có thật.
Như vậy những rủi ro này là rất đáng tiếc, các doanh nghiệp cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi
ro trên.
Biện pháp:
- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu
- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa
vụ của mình một cách đầy đủ
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
7
- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ
áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà
nhập khẩu
2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa
hàng hoá và chứng từ
Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý "lừa đảo" rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những
giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trọng, bởi rất có thể
hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.
Biện pháp phòng tránh:
- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà
nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị
lớn)
- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu
- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng
Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice)
- Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự
giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu
- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện
thương mại.
- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)
3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không
đúng quy định
Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả
thuận trong hợp đồng Hapos đã để cho đôi tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh
ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bát ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật bản
đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. kết quả là tất
cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.
Đây là bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp. Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro kèm
theo.
Do đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp tránh rủi ro như:
- Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà
nhập khẩu
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá
- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như
nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed..
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHDEM1K22_NHOM3 BÀI TẬP
8
* Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C: Ngân hàng này không đảm bảo khả năng thanh toán
Giải pháp:
- Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi
- Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C tại
nước xuất khẩu
* Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu: Không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù nhà
nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng
Giải pháp:
+ Tìm hiểu kỹ bạn hàng
+ Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác
+ Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngọai thương nếu không thực hiện hợp đồng
+ Hai bên ký quỹ tại ngân hàng
+ Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như : Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank
guarantee...
* Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C: Chậm giao hàng do không thu
gom và chuẩn bị kịp
Giải pháp:
+ Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng
+ Thời gian đưa hàng lên tàu
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được
* Chuyên chở hàng hóa hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới: Chuyển tải hàng hóa:
Giải pháp:
+ Khảo sát tuyến vận tải ng