Bài tậpTình huống về phá sản

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật và cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, không ít các doanh nghiệp do trình độ quản lý non kém hoặc do nhiều nguyên nhân khác đã và đang thua lỗ, nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và lâm vào tình trạng bị phá sản. Thực tế cho thấy, tình trạng các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị vỡ nợ đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực: hoặc trốn nợ, hoặc giải thể thay thế phá sản, hoặc các chủ nợ tự xử một cách tùy tiện, chỉ nhằm thỏa mãn quyền lợi của cá nhân, gây ảnh hưởng đến trật tự nền kinh tế, trật tự thị trường và hoạt động bình thưởng của các doanh nghiệp khác. Phá sản là một hiện tượng, một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ở những mức độ khác nhau, phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, việc phá sản không phải chỉ đem lại những hậu quả tiêu cực. Ngoài tác dụng răn đe, cơ chế phá sản tự thân nó còn lại một công cụ cơ cấu lại nền kinh tế rất có hiệu quả. Luật phá sản được ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004 với mục đích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp bị mắc nợ và những người có liên quan, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi giải quyết việc phá sản, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo vệ kỷ cương và trật tự xã hội.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tậpTình huống về phá sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật và cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, không ít các doanh nghiệp do trình độ quản lý non kém hoặc do nhiều nguyên nhân khác đã và đang thua lỗ, nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và lâm vào tình trạng bị phá sản. Thực tế cho thấy, tình trạng các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị vỡ nợ đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực: hoặc trốn nợ, hoặc giải thể thay thế phá sản, hoặc các chủ nợ tự xử một cách tùy tiện, chỉ nhằm thỏa mãn quyền lợi của cá nhân, gây ảnh hưởng đến trật tự nền kinh tế, trật tự thị trường và hoạt động bình thưởng của các doanh nghiệp khác. Phá sản là một hiện tượng, một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ở những mức độ khác nhau, phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, việc phá sản không phải chỉ đem lại những hậu quả tiêu cực. Ngoài tác dụng răn đe, cơ chế phá sản tự thân nó còn lại một công cụ cơ cấu lại nền kinh tế rất có hiệu quả. Luật phá sản được ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004 với mục đích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp bị mắc nợ và những người có liên quan, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi giải quyết việc phá sản, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo vệ kỷ cương và trật tự xã hội. B. Nội dung Tình huống: Trong năm 2007, Công ty nhà nước Sông Hồng của UBND tỉnh Y gặp khó khăn và thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Đầu năm 2008, nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y vì cho rằng UBND tỉnh Y không có quyền này. Sau đó, theo đơn yêu cầu của đại diện hợp pháp của công ty Sông Hồng, ngày 22/3/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng. Câu hỏi: 1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai ? Giải thích rõ ? 2. Để mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng, Tòa án cần chuẩn bị đủ những chứng cứ pháp lý nào ? 3. Ngày 29/3/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã phát hiện: - Ngày 22/4/2008, công ty Sông Hồng tiến hành thanh toán nợ 293 triệu đồng không có bảo đảm cho công ty cổ phần Hoa Hồng. - Ngày 29/4/2008, công ty Sông Hồng tự ý tiến hành trả lương tháng 4 cho người lao động làm việc tại công ty. Hỏi: Xác định rõ tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các hành vi mà công ty Sông Hồng đã thực hiện. Giải quyết tình huống: 1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Giải thích rõ? Trả lời: Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng. Công ty Nhà nước sông Hồng là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nên nó thuộc đối tượng áp dụng của Luật phá sản năm 2004 ( khoản 1 Điều 2 Luật phá sản năm 2004). Theo giả thiết thì “Tòa án nhân dân tỉnh Y đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y vì cho rằng UBND tỉnh Y không có quyền này”. Vậy để xác định UBND tỉnh Y có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không, ta phải căn cứ vào các quy định của Luật Phá sản 2004 xem chủ thể nào có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước, cụ thể ở đây là Công ty nhà nước Sông Hồng. Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định tại các Điều 13,14,15,16 Luật Phá sản năm 2004. Theo đó, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở phá sản công ty nhà nước Sông Hồng: - Các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (theo Điều 13) - Công Đoàn hoặc người đại diện cho người lao động (theo Điều 14) - Người đại diện theo pháp luật của công ty (theo Điều 15) - Người đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp (theo Điều 16) Theo giả thiết: “Công ty nhà nước Sông Hồng của UBND tỉnh Y” có thể dễ dàng nhận thấy UBND tỉnh Y không phải là chủ nợ, đại diện cho người lao động hay là người đại diện theo pháp luật của công ty nhà nước. Vì vậy ta phải xem UBND tỉnh Y có thể là đại diện chủ sở hữu của công ty sông Hồng hay không để thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 16. Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 63 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, ta thấy UBND tỉnh Y có thể là đại diện chủ sở hữu của công ty nhà nước Sông Hồng. Vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra là UBND tỉnh Y không phải là đại diện chủ sở hữu công ty Sông Hồng và UBND tỉnh Y là đại diện chủ sở hữu công ty Sông Hồng. - Trường hợp 1: UBND tỉnh Y không phải là đại diện chủ sở hữu của công ty Sông Hồng. Vì không phải là đại diện chủ sở hữu của công ty Sông Hồng nên theo khoản 1 Điều 16 Luật phá sản năm 2004 UBND tỉnh Y không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty. Vì vậy quyết định trả lại đơn của Tòa án nhân dân tỉnh Y là đúng. - Trường hợp 2: UBND tỉnh Y là đại diện chủ sở hữu của công ty Sông Hồng. Trường hợp này ta cần xem xét các điều kiện mà pháp luật đưa ra đối với quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Theo Điều 16 Luật phá sản thì đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước đó lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. . Nội dung quy định này cho thấy quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước phải có hai điều kiện cần và đủ, đó là: - Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản; - Doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Ta thấy thời điểm mà công ty phải “nhận thấy” công ty lâm vào tình trạng phá sản không phải mốc rõ ràng, chắc chắn vì thế việc xác định thời hạn 3 tháng mà công ty có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất khó. Tuy nhiên, theo giả thiết: “đầu năm 2008, nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đới với công ty Sông Hồng”, tức là UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngay khi nhận thấy công ty nhà nước Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản. vì vậy, trong trường hợp này, UBND cũng không có quyền nộp đơn và Tòa án không thụ lý và trả lại đơn là đúng. Tóm lại, Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y với lý do UBND tỉnh Y không có quyền này là phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Để mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng, Tòa án cần chuẩn bị đủ những chứng cứ pháp lý nào? Trả lời: Theo Điều 3 Luật phá sản năm 2004: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Điều này được hướng dẫn thi hành tại mục 2 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 : “ Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:  a. Có các khoản nợ đến hạn.  Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;  b. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán.  Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã...).” Theo khoản 2 Điều 28 Luật phá sản năm 2004: “Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản”. Theo đó để có thể đưa ra quyết định này, Tòa án cần chuẩn bị những chứng cứ pháp lý, đó là những giấy tờ chứng nhận công ty Sông Hồng đáp ứng đủ các điều kiện để toà án mở thủ tục phá sản, bao gồm những giấy tờ mà pháp luật quy định công ty Sông Hồng bắt buộc phải nộp theo khoản 4 Điều 15 Luật phá sản năm 2004. Bao gồm : - Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ( do đại diện hợp pháp của công ty công ty Sông Hồng nộp với nội dung chính đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật phá sản 2004) ; - Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; - Báo cáo về các biện pháp mà công ty đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong đó “Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp”; - Bảng kê chi tiết tài sản của công ty và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được; - Danh sách các chủ nợ của công ty trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm. - Danh sách những người mắc nợ của công ty, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm. Nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp thì phải có danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên. Theo Điều 3 Luật phá sản năm 2004 thì những giấy tờ trên phải chứng minh được rằng công ty Sông Hồng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có yêu cầu của chủ nợ. Các yêu cầu đối với các khoản nợ đến hạn và đối với yêu cầu của chủ nợ được hướng dẫn chi tiết tại mục 2 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2005/NQ-HĐTP Trường hợp này yêu cầu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp gửi đơn với đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định của pháp luật cho Tòa án có thẩm quyền. Ngoài ra, Toà án cũng cần phải có giấy tờ chứng nhận rằng công ty Sông Hồng đã nộp tiền tạm ứng phí phá sản doanh nghiệp vì theo theo khoản 2 Điều 21 Luật phá sản năm 2004: “Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của Toà án, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động quy định tại Điều 14 của Luật này” và khoản 2 Điều 22 “Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.”:. Do đó trước khi mở thủ tục phá sản, người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản và tòa phải có biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản công ty sông Hồng đã nộp khoản tiền tạm ứng này. 3. Sau khi có đầy đủ căn cứ pháp lý công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, ngày 29/3/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Y ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này. - Ngày 22/4/2008, công ty Sông Hồng tiến hành thanh toán số nợ 293 triệu đồng (không có bảo đảm) cho công ty cổ phần Hoa Hồng. - Ngày 29/4/2008, công ty Sông Hồng tự ý tiến hành trả lương tháng 4 cho người lao động làm việc tại công ty. Hỏi: Xác định rõ tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các hành vi mà công ty Sông Hồng đã thực hiện. Trả lời : - Hai hành vi nêu trên của công ty Sông Hồng là bất hợp pháp. Nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và các chủ thể có liên quan, Luật phá sản nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động hoặc trước khi thực hiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán. Cụ thể Điều 31 Luật phá sản năm 2004 quy định: “Các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế 1. Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây: a) Cất giấu, tẩu tán tài sản; b) Thanh toán nợ không có bảo đảm; c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. 2. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện: a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản; b) Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng; c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; d) Vay tiền; đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.” Theo đó, hành vi thứ nhất : “ Ngày 22/4/2008, công ty Sông Hồng tiến hành thanh toán số nợ 293 triệu đồng (không có bảo đảm) cho công ty cổ phần Hoa Hồng. ” là hành vi trái pháp luật vì kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, công ty Sông Hồng bị cấm thanh toán nợ không có bảo đảm. (theo điểm b khoản 1 Điều 31 Luật phá sản năm 2004). Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể. Các chủ nợ đều có thể đòi nợ nhưng không thể tùy tiện. Khi có quyết định mở thủ tục phá sản, công ty Sông Hồng không thể thanh toán nợ cho riêng bất kỳ chủ nợ nào. Công ty cổ phần Hoa Hồng cũng không thể đòi thanh toán riêng khoản nợ của mình mà phải thông qua thủ tục gửi giấy đòi nợ được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật phá sản năm 2004. Để đòi nợ, công ty cổ phần Hoa Hồng phải gửi giấy đòi nợ đến tòa án trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản công ty Sông Hồng; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh toán tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ. Tòa án nhân dân tỉnh Y sẽ dựa vào danh sách này để tiến hành thanh toán nợ cho các chủ nợ (trong đó có công ty cổ phần Hoa Hồng, nếu công ty này gửi giấy đòi nợ lên tòa án đúng hạn đã quy định tại Điều 51 Luật phá sản năm 2004) khi xử lý nợ của công ty Sông Hồng. Điều này cho thấy, việc xử lý nợ phải dựa trên cơ sở tập thể các chủ nợ. Việc thanh toán nợ cho các chủ nợ là thanh toán chung chứ không phải cho từng cá nhân riêng biệt, điều này nhằm giải quyết quyền lợi của chủ nợ trên nguyên tắc công bằng và hợp lý. Việc đòi nợ và thanh toán nợ phải thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền. Việc thanh toán nợ của công ty Sông Hồng phải thông qua đại diện là Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Công ty cổ phần Hoa Hồng sẽ nhận được một phần hoặc toàn bộ số nợ của mình từ đây chứ không phải trực tiếp từ công ty Sông Hồng. Việc thanh toán nợ được tiến hành trên số tài sản còn lại của công ty Sông Hồng. Tại thời điểm ngày 22/4/2008, Tổ quản lý, thanh lý tài sản vẫn còn đang trong thời gian kiểm kê tài sản của công ty này, vì vậy, công ty Sông Hồng không thể tiến hành trả nợ cho công ty cổ phần Hoa Hồng. Bên cạnh đó, việc thanh toán nợ chỉ tiến hành sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là sau khi có quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Y. - Hành vi thứ hai: “Ngày 29/4/2008, công ty Sông Hồng tự ý tiến hành trả lương tháng 4 cho người lao động làm việc tại công ty.” cũng là hành vi bất hợp pháp. Vì việc trả lương cho người lao động trong công ty phải được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán trước khi thực hiện (theo điểm e khoản 2 Điều 31 Luật phá sản năm 2004) nhưng ở đây công ty Sông Hồng đã tự ý thực hiện. Việc này cũng gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và các chủ thể có liên quan.. Tóm lại, từ những phân tích trên đây có thể khẳng định, hai hành vi nói trên của công ty Sông Hồng là bất hợp pháp. C. Kết luận Phá sản là một hiện tượng có tính quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, ở môi trường cạnh tranh và chịu sự chi phối của các quy luật vốn có trong nền kinh tế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị… thì những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc phải lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần chồng chất và đối đầu với phá sản. Mặc dù việc phá sản doanh nghiệp sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực về các mặt kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, song nó lại có tác dụng đào thải loại bỏ những đơn vị kinh doanh yếu kém ra khỏi thị trường và cơ cấu lại nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện đa dạng các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh thế và là những chủ thể chủ yếu hoạt động trên thị trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp bình đẳng trước pháp luật và có quyền cạnh tranh theo khuôn khổ pháp luật cho phép, kết quả, không ít doanh nghiệp bị thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Luật phá sản được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế khách quan và quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Nó là một công cụ pháp lý hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện việc quản lý nền kinh tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb.CAND, Hà Nội, 2009 ; 2. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 ; 3. Luật phá sản năm 2004 ; 4. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản ; 5. Nguồn Internet.
Luận văn liên quan