Một trong số những hoạt động quan trọng nhất của q uá trình hội nhập đó là chúng ta
cần quan tâm đến cấu trúc tổ chức hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, xây
dựng một hệ thống pháp lý chặt chẻ, đổi mới chất lượng quản trị điều hành của các Ngân
hàng, xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cho cả hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Vấn đề này được đặt ra như một thách thức rất lớn cần phải nghiên
cứu để nhận định và đưa ra những nhận xét về cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng,
hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng, hệ thống ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------------
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
- Nhóm học viên:
1. Đặng Thị Lan Hương
2. Nguyễn Thị Thanh Hương
3. Trần Viết Quang Khánh
4. Nguyễn Thuỳ Linh
5. Đỗ Thị Kim Loan
6. Nguyễn Thành Luân
- Lớp: Cao học Khóa 9
- Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng
TpHCM, Năm 2011
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
PHẦN NỘI D UNG...................................................................................................................... 5
1. Ngân hàng, hoạt động ngân hàng ....................................................................................... 5
1.1. Khái niệm ngân hàng ................................................................................................... 4
1.2. Khái niệm hoạt động ngân hàng................................................................................. 5
1.3. Phân loại ngân hàng..................................................................................................... 5
2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................................................................................ 6
2.1. Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................................... 6
2.2. M ô hình của hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................................................. 8
3. Cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng .................................................................... 10
3.1. N gân hàng trung ương ............................................................................................... 10
3.1.1. Mô hình N gân hàng trung ương là một cơ quan trực thuộc chính phủ ............ 11
3.1.2. Mô hình N gân hàng trung ương độc lập với chính phủ ..................................... 12
3.2. N gân hàng thương mại .............................................................................................. 15
3.2.1. Cấu trúc mạng lưới của các ngân hàng Việt Nam .............................................. 16
2.2.2. Sự phát triển của mạng lưới ngân hàng Việt nam .............................................. 17
2.2.3. Cấu trúc tổ chức bộ mạy của các NHTM ............................................................ 18
2.2.4. Việc phân bổ cấu trúc cổ đông của các NHTM Việt Nam ................................ 27
2.2.5. Vấn đề cổ phần hoá các NHTM Nhà nước.......................................................... 30
2.2.6. Môi trường hoạt động ngành N gân hàng Việt Nam ........................................... 44
3.3. Xu hướng tổ chức hoạt động của các ngân hàng trên thế giới ............................. 47
3.3.1. Mô hình tập đoàn tài chính .................................................................................... 47
3.3.2. Mô hình ngân hàng đa năng .................................................................................. 48
3.3.3. Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần tuý .............................................................. 49
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................... 51
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
3
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:
Một trong số những hoạt động quan trọng nhất của quá trình hội nhập đó là chúng ta
cần quan tâm đến cấu trúc tổ chức hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, xây
dựng một hệ thống pháp lý chặt chẻ, đổi mới chất lượng quản trị điều hành của các Ngân
hàng, xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cho cả hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Vấn đề này được đặt ra như một thách thức rất lớn cần phải nghiên
cứu để nhận định và đưa ra những nhận xét về cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng,
hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu:
Mục tiêu của tiểu luận là tìm hiểu và nắm được những mô hình tổ chức được áp
dụng trong ngành ngân hàng cũng như các tác động của chúng đến hành vi, danh mục
dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Trên cơ sở đó, phân tích những tác động có thể có của
mô hình tổ chức đến lợi nhuận, rủi ro và hiệu quả họat động của ngân hàng.
3. Pham vi nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng, hệ thống ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương p háp phân tích
tổng hợp cùng các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.
5. Kết cấu của đề tài: gồm 3 phần
1. Ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng.
2. Cấu trúc tổ chức hoạt động ngân hàng.
3. Cấu trúc tổ chức hoạt động hệ thống ngân hàng.
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
4
PHẦN NỘI DUNG
1. Ngân hàng và hoạt động ngân hàng
1.1. Khái niệm ngân hàng (theo luật các TCTD năm 2010)
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức
tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp
tác xã.
1.2. Khái niệm hoạt động ngân hàng (theo luật các TCTD năm 2010)
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
các nghiệp vụ sau đây:
Nhận tiền gửi;
Cấp tín dụng;
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
1.3. Phân loại ngân hàng:
1.3.1. Phân loại ngân hàng theo truyền thống:
Ngân hàng thương mại: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của
lợi nhuận.
Ngân hàng chính sách: Hoạt động của các Ngân hàng này không nhằm
mục đích kiếm lời m à nhằm p hục vụ m ột tôn chỉ, m ục đích xã hội để
nâng đỡ, tư ơng trợ m ột tầng lớp xã hội nào đó. Ở Việt nam hiện nay, có
Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển.
Ngân hàng hợp tác xã: là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân
do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo
quy định của Luật này nhằm m ục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ
tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
1.3.2. Phân loại ngân hàng theo hình thức sở hữu:
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
5
Ngân hàng thương mại nhà nước: được thành lập, tổ chức dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ.
Ngân hàng TMCP: là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần.
Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt
Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng
Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài)
trên cơ sở hợp đồng liên doanh. N gân hàng thương mại liên doanh được
thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở
lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng
nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo
đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt
Nam.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng thương mại được thành
lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó
phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng
mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành
viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
1.3.3. Phân loại theo sản phẩm cung cấp:
Ngân hàng bán buôn: danh mục sản phẩm không nhiều nhưng giá trị từng
sản phẩm rất lớn. Khách hàng thường là các doanh nghiệp lớn.
Ngân hàng bán lẻ: danh mục sản phẩm rất nhiều nhưng giá trị từng sản
phẩm không lớn. Khách hàng thường là hộ gia đình.
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ.
1.3.4. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:
Ngân hàng chuyên doanh: một tổ chức công lập hay tư lập mà hoạt động
thường xuyên là thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng p hục vụ một số lĩnh
vực kinh tế nhất định.
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
6
Ngân hàng đa năng: cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa dạng.
Hình 1 – Mô hình ngân hàng đa năng
2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.1. Quá trình phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam
Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi N gân hàng Quốc
gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau:
Thời kỳ 1951-1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc
lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy
bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp
phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng
ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc
doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
Thời kỳ 1955-1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa
xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền N am. Trong thời
kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo
điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng
không quân của M ỹ ở miền Bắc.
- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi
phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
7
Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và
thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ
thống N gân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế
độ cũ ở miền Nam. Theo đó, N gân hàng Quốc gia của chính quy ền Việt Nam Cộng
hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới
của nước Cộng hòa X ã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền
Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống N gân hàng Nhà nước về cơ
bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh
doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.
Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân
hàng Việt Nam:
- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử việc
chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN.
- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng
cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.
- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng
( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng
và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế
hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân
hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ,
ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương
mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ
ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
- Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ
Tiền tệ quốc tế, N gân hàng Thế giới, N gân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi
thông.
- Ngày 2/12/1997, Luật N gân hàng Nhà nước Việt N am và Luật Các tổ chức tín dụng
được Q uốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998.
- Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng
được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2011. Theo đó, N gân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
8
phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân
hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của
các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân
hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng
và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán
quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ s ở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã ban
hành Nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của N gân hàng Nhà nư ớc Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 96/2008/NĐ-CP
ngày 26/8/2008 của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức, theo N ghị định 96/2008/NĐ-CP,
Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng N gân hàng trung
ương, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.
2.2. Mô hình của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
9
NHNN
NHNN Tỉnh, TP
Các TCTD
NHTM Quốc TCTD phi ngân
Ngân hàng
doanh hàng
NH chính sách NHTM Cổ phần Công ty tài chính
Cty cho thuê tài
NHTM NH liên doanh
chính
NH hợp tác xã CN NH nước Các TCTD phi
ngoài ngân hang khác
NH 100% vốn
nước ngoài
Hình 2 – Cấu trúc tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay
Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2010, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
bao gồm các tổ chức sau :
Các tổ chức tín dụng quốc doanh : Ngân hàng ngọai thương Việt Nam, N gân hàng
Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đ ầu tư và phát triển Việt Nam , N gân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt N am, N gân hàng phát triển Nhà đồng
bằng sông Cửu long, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển (trong đó 02 ngân
hang đã cổ phần hóa đó là VCB và Vietinbank).
Các tổ chức tín dụng cổ phần : 37 ngân hàng thương mại cổ phần.
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (City bank,
Duetsche Bank AG, Hoa Kiều, ... )
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
10
Các ngân hàng liên doanh : 05 ngân hàng liên doanh (VID Public bank, Vinasiam
bank; Indovina bank; Chohungvina bank, NH Việt-Nga).
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 05 ngân hang (Standard Chartered, HSBC,
ANZ, Shinhan, Hong Leong)
Công ty tài chính : 17 công ty tài chính (2 công ty đã cổ phần hóa là Công ty T ài
chính Cổ phần Dầu khí và Công ty Cổ phần Tài chính Handico)
Công ty cho thuê tài chính : 13 công ty tài chính
3. Cấu trúc tổ chức hoạt động của các ngân hàng Việt Nam
3.1. Ngân hàng trung ương
NHTW là “ngân hàng của các ngân hàng”, là ngân hàng độc quyền phát hành tiền, là cơ
quan quản lý của quốc gia về tiền tệ, hoạt động ngân hàng;
NHTW không giao dịch trực tiếp với công chúng;
NHTW chỉ giao dịch với các NH trung gian, giao dịch với chính phủ, các tổ chức tài
chính quốc tế;
NHTW đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia;
Trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng trên thế giới ghi nhận có 3 mô hình Ngân
hàng Trung Ương (NHTW) đã hình thành và phát triển. Đó là: (1) NHTW độc lập với
Chính phủ, (2) NHTW là một cơ quan thuộc Chính phủ và (3) NHTW thuộc Bộ Tài
chính. Hiện nay, mô hình NHTW trực thuộc bộ tài chính đã không còn được các nước
trên thế giới áp dụng. Do đó, Nhóm chỉ nêu và phân tích hai mô hình: NHTW độc lập với
Chính phủ và NHTW là một cơ quan thuộc Chính phủ.
3.1.1. Mô hình Ngân hàng trung ương là một cơ quan trực thuộc chính phủ
M ô hình NHTW là một cơ quan trự c thuộc Chính phủ là mô hình trong đó
NHTW là một cơ quan ngang Bộ thuộc chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của
chính phủ về mô hình t ổ chức, nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên
quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.
Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nư ớc Đông Á (Hàn quốc,
Đài loan, Singap ore, Indonesia, Việt nam ...) hoặc các nước thuộc khối XH CN trư ớc
đây.
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
11
Chính phủ
Hội đồng chính sách tiền tệ
Chủ tịch hội đồng chính sách tiền tệ
Các thành viên: Thống đốc NH…
Ngân hàng trung ương
Hình 3 - Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ
Ưu điểm của mô hình này là Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách t iền tệ
của NH TW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và
liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô
trong thời kỳ. Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quy ền lực để
khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong
việc thự c hiện chính sách t iền t ệ. Ngoài ra, việc tạm chi cho ngân sách trung ương bù
đắp thâm hụt ngân sách sẽ làm gia tăng lạm phát.
Tuy nhiên, sự lớn m ạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như
Singapore, Hàn quốc, Đài loan... nơi NH TW là m ột bộ phận trong guồng m áy chính
phủ là một bằng chứ ng có sức thuyết phục về sự p hù hợp của mô hình tổ chứ c này đối
với truyền thống văn hoá Á đông.
3.1.2. Mô hình NHTW độc lập với chính phủ
Là mô hình trong đó NH TW không chịu sự chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội.
Quan hệ giữa NH TW và chính phủ là quan hệ hợp tác.
Các NH TW theo mô hình này là Hệ thống dự trữ liên bang M ỹ, NHTW Thụy sĩ, Anh,
Pháp, Đức, Nhật bản và NHTW châu Âu (ECB). Xu hướng tổ chức ngân hàng trung
ương theo mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các nước phát triển
Quốc Hội
NHTW Chính phủ
Hình 4 - Mô hình NHTW độc lập với chính phủ
Quản trị Ngân hàng TS. Hoàng Công Gia Khánh
12
Theo mô hình này, NHTW có t oàn quyền quyết định việc xây dự ng và thự c hiện
chính s ách tiền tệ mà không bị ảnh hư ởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc
các áp lực chính trị khác.
Tuy nhiên, không phải tất cả các NH TW đư ợc tổ chứ c theo mô hình này đều
đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ khi điều hành chính
sách tiền t ệ. M ức độ độc lập của mỗi NH TW phụ thuộc vào sự chi phối của người đứ ng
đầu nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW.
Điểm bất lợi chủ yếu của m ô hình này là khó có sự kết hợp hài hoà giữa chính
sách tiền tệ - do NH TW thực hiện và chính sách tài khoá - do chính phủ chi phối để
quản lý vĩ mô một cách hiệu quả.
Nhìn chung, dù tổ chức theo mô hình nào thì ngân hàng trung ương cũng thực hiện các
chức năng cơ bản sau đây :
Là ngân hàng phát hành tiền
Là ngân hàng của các ngân hàng, đóng vai trò là người cho vay cuối cùng
Là cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Là ngân hàng của chính phủ.
3.1.3. Cấu trúc tổ chức của NHNN Việt Nam
Trên cơ sở Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban
hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các
đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, như sau:
Quản