Bài Thảo Luận: Chính Sách Tài Chính Quốc Gia

Chuyển hướng cơ chế quản lý chính sách tài chính tiền tệ kiểu “động viên tập trung” sang chính sách tài chính phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. • Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp. Trong đó tài chính nhà nước thực hiện chức năng xã hội, an ninh quốc phòng, điều tiết lợi ích, định hướng phát triển kinh tế. Tài chính doanh nghiệp thì hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.

pdf16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Thảo Luận: Chính Sách Tài Chính Quốc Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Thảo Luận: Chính Sách Tài Chính Quốc Gia Nhóm 14: 1. Lê Hồng Thuấn 2. Hồ Quang Minh 3. Lò Thị Xôm 4. Nu-Min-Vông-Khăm-Sao 1.Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia • Tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước • Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và sức mua cuả đồng tiền. • Tạo công ăn việc làm. 2. Những quan điểm cơ bản • Chuyển hướng cơ chế quản lý chính sách tài chính tiền tệ kiểu “động viên tập trung” sang chính sách tài chính phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. • Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp. Trong đó tài chính nhà nước thực hiện chức năng xã hội, an ninh quốc phòng, điều tiết lợi ích, định hướng phát triển kinh tế. Tài chính doanh nghiệp thì hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. • Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và ngân hàng. Trong đó tài chính nhà nước là khách hàng của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng là đối tượng quản lý về mặt tài chính của tài chính nhà nước. • Thực hiện cơ chế tài chính lành mạnh. • Chính sách tài chính phải giải phóng triệt để mọi nguồn vốn trong nước để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thành thị trường vốn để đảm bảo cho việc huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. • Cần xác định rõ mục tiêu ưu tiên phát triển để phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đảm bảo tạo cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả. • Xây dựng và thực hiện các chính sách tài chính cần đứng trên quan điểm hệ thống. • Chú trọng nghiên cứu, khảo sát, đúc kết kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, thử nghiệm các phương thức phù hợp • Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về tài chính, tăng cường kiểm soát thanh tra. 3. Nội dung của chính sách tài chính quốc gia 3.1. Chính sách về vốn: - Vốn là điều kiện đầu tiên quyết định và duy trì sản xuất, đồng thời là cơ sở để phân phối lợi nhuận, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế; vốn gồm những nguồn vật tư, tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong dân. - Chính sách tạo vốn phải cơ bản tuân thủ nguyên tắc lợi ích của người có vốn, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc kinh tế. - Mục tiêu của chính sách tạo vốn chủ yếu tạo ra môi trường kinh tế và tiền đề pháp lý để biến mọi nguuồn lực tiền tệ thành tư bản sinh lợi và tăng trưởng trong qúa trình sản xuất xã hội. - Biện pháp: + Khắc phục tình trạng cấp vốn tràn lan, buộc doanh nghiệp tự tạo sức mạnh tài chính, tự chịu trách nghiệm theo pháp luật với chủ nguồn vốn. + Phát triển kinh tế nhiều thành phần nhất quán và được thể chế hóa. + Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. + Phát triển kinh tế thị trường tài chính. + Có chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Mục tiêu của chính sách đầu tư là bảo tồn và sử dụng vốn hiệu quả. - Các phương thức sử dụng vốn hiệu quả: + Chuyển vốn xây dựng cơ bản của nhà nước sang tín dụng ngân hàng dài hạn. + Xác định trọng điểm của đầu tư nhà nước. + Hình thành các công ty cổ phần, công ty hợp danh. 3.2. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp - Phát triển doanh nghiệp sẽ tập hợp có hiệu quả các nguồn lực phân tán gồm: + Chính sách đầu tư + Chính sách ưu đãi về thuế và các chi phí. + Ban hành luật điều tra độc quyền, duy trì cạnh tranh lành mạnh. 3.3. Chính sách đối với ngân sách nhà nước - Bố trí nguồn thu, rà soát lại các khoản chi. - Chấm dứt việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng trung ương đối với ngân sách nhà nước dưới mọi hình thức. - Thiếu hụt ngân sách nhà nước cần được hạn chế, tiến tới công bằng thu chi. - Cần thường xuyên đổi mới cải tiến các hình thức huy động, đặc biệt là hệ thống thuế. Thuế không những là nguồn thu ngân sách mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. 3.4. Chính sách về tài chính, đối ngoại - Huy động tối đa nguồn vốn nước ngoài, tạo ra và tận thu các nguồn ngoại tệ. - Triệt để thu hút vốn từ bên ngoài. - Tăng cường đầu tư phát triển các hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. - Nhập khẩu chủ yếu để phục vụ đầu tư - Có hệ thống giá và tỷ lệ hợp lý. - Quản lý tốt việc sử dụng ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh. - Cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục. - Tạo ra môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế thuận lợi. 3.5. Chính sách về tiền tệ và tín dụng - Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia là kiểm soát chặt chẽ lạm phát, ổn định giá cả của đồng tiền, tạo điều kiện huy động vốn. - Điều hành khối lượng tiền cung ứng. - Chính sách tín dụng: + Tín dụng ngân hàng cần được mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn có hiệu quả với phương châm không để các dự án đầu tư có hiệu quả cao bị thiếu vốn. + Tăng cường cho vay trung và dài hạn. + Giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi.
Luận văn liên quan