Bài thảo luận Đất phèn

Nhóm đất phèn – tên theo phân loại của FAO là Thionic Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hoá xảy ra là acid sulfuric được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973). Đất phèn có nơi gọi là đất “chua mặn”. Trên thực tế sản xuất nhân dân Miền Nam quen gọi là “ đất phèn “. Trên thế giới, đất phèn đựơc gọi bằng một số tên sau đây: Van der Spek (1950) gọi là “catclays”, muốn chỉ đất chua, có tầng Sulphat sắt hay sulphat nhôm, có những đốm vàng trong tầng phẫu diện. Edelman và Van Staveren (1956) lại gọi là “mudclays”, ý muốn nói tầng đất này chứa nhiều sét bùn, chua, có “chất nhờn”. Ngoài ra, còn gọi là đ ất “daroxit”, chỉ rằng, trong các tầng đất phèn màu “vàng trấu” hay “vàng rơm” của phức chất Kfe3(SO4)2(OH)6. Ho ặc có tác giả còn gọi là đất “thiosol”, muốn chỉ rằng trong đất có nhiều lưu huỳnh hay sulphat; hay còn gọi là đất “acid peat soils”, muốn chỉ rằng trong đ ất chua vừa có nhiều hữu cơ dạng gần giống than bùn và nhiều acid sulphuric. Cũng có tác giả còn gọi là đ ất phèn là “strong acid sulphate soil of salty padly fields” để chỉ những cánh đồng lúa giàu acid sulphuric và mặn ven biển Nhật Bản. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thường bị gley hóa mạnh ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu hu ỳnh và H 2S

pdf46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Đất phèn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đất phèn Nhóm MT_pro Mục lục CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT PHÈN ................................................................trang I.Định nghĩa đất phèn .....................................................................................................trang II. Tính chất đất phèn .....................................................................................................trang III.Quá trình phèn hóa ...................................................................................................trang IV. Phân loại đất phèn ....................................................................................................trang V. Sự phân bố đất phèn ..................................................................................................trang CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN .........................trang CHƯƠNG III : TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT PHÈN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ........................trang CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN .....................................................trang I. Cách làm đất để ruộng không bị xì phèn ...................................................................trang II.Kĩ thuật rửa phèn .......................................................................................................trang III.Xử lí đất chua bằng vôi và lân ..................................................................................trang IV.Bón phân hữu cơ .......................................................................................................trang V. Hiệu quả sử dụng đất phèn ........................................................................................trang GVHD Nguyễn Trường Ngân 1 Đất phèn Nhóm MT_pro GVHD Nguyễn Trường Ngân 2 Đất phèn Nhóm MT_pro CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT PHÈN I.Định nghĩa đất phèn : Nhóm đất phèn – tên theo phân loại của FAO là Thionic Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hoá xảy ra là acid sulfuric được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973). Đất phèn có nơi gọi là đất “chua mặn”. Trên thực tế sản xuất nhân dân Miền Nam quen gọi là “ đất phèn “. Trên thế giới, đất phèn đựơc gọi bằng một số tên sau đây: Van der Spek (1950) gọi là “catclays”, muốn chỉ đất chua, có tầng Sulphat sắt hay sulphat nhôm, có những đốm vàng trong tầng phẫu diện. Edelman và Van Staveren (1956) lại gọi là “mudclays”, ý muốn nói tầng đất này chứa nhiều sét bùn, chua, có “chất nhờn”. Ngoài ra, còn gọi là đất “daroxit”, chỉ rằng, trong các tầng đất phèn màu “vàng trấu” hay “vàng rơm” của phức chất Kfe3(SO4)2(OH)6. Hoặc có tác giả còn gọi là đất “thiosol”, muốn chỉ rằng trong đất có nhiều lưu huỳnh hay sulphat; hay còn gọi là đất “acid peat soils”, muốn chỉ rằng trong đất chua vừa có nhiều hữu cơ dạng gần giống than bùn và nhiều acid sulphuric. Cũng có tác giả còn gọi là đất phèn là “strong acid sulphate soil of salty padly fields” để chỉ những cánh đồng lúa giàu acid sulphuric và mặn ven biển Nhật Bản. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thường bị gley hóa mạnh ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S. II. Tính chất đất phèn : Đất phèn ở Việt Nam đều tập trung ở các đồng bằng châu thổ, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong một năm, đất có từ 168 – 252 ngày bị ngập nước (trong mùa mưa), bắt đầu từ 15/5 cho đến ngày 20/1 năm sau. Do ảnh hưởng của ngập nước ngọt trong mùa mưa, nên đất thường xuất hiện quá trình gley hóa từ yếu đến mạnh. Đất có tích lũy chất hữu cơ tương đối khá (từ 4 – 12%) ở tầng đất mặt, đặc biệt đất dưới rừng tràm phân bố tự nhiên trên đất phèn. Mặc dù đất phèn không bị ảnh hưởng ngập của nước triều, nhưng hàm lượng SO3 (%) trong đất khá cao, như: - Đất phèn yếu: 0,50 – 1 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô. - Đất phèn trung bình: 1 – 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô. - Đất phèn mạnh > 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô. Đất phèn ở trạng thái đất khô, do ảnh hưởng của Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 ( khi bị thuỷ phân làm cho độ chua của đất tăng lên rất cao pH (đất khô): - Đất phèn yếu: pH = 4,5 – 5,5 - Đất phèn trung bình: pH = 3,5 – 4,5 GVHD Nguyễn Trường Ngân 3 Đất phèn Nhóm MT_pro - Đất phèn mạnh: pH < 3,5 (GS.TS Vũ Cao Thái – 1995) *Phẫu diện đất phèn : Về hình thành phẫu diện đất phèn, đã hình thành các tầng đất trong phẫu diện khá rõ ràng, khác với đất ngập mặn ven biển, như: - Tầng A: Tầng tích lũy nhiều chất hữu cơ và có oxit Ferric, nên đất thường có màu nâu đen hoặc đen. - Tầng Bj: Là tầng có chứa khoáng jarosit, có màu xám lẫn vàng da cam và nâu (chỉ có ở loại đất phèn hoạt động). - Tầng Cp: Là tầng sinh phèn, có chứa khoáng pyrit (FeS2) có màu xám nâu, đất bị glay mạnh, thường có mùi lưu huỳnh và mùi thối của khí H2S. Đất phèn khi phân bố ở nơi đất thấp, gần biển, thường bị nhiễm nước mặn, qua các hệ thống kênh rạch và các mạch nước ngầm trong mùa khô. 1. Lý tính của đất phèn 1.1 Thành phần cơ giới Thành phần cơ giới có nơi gọi là “cấp hạt” hay “sa cấu”. Chỉ nói về tỷ lệ phần trăm các hạt sét, cát và bùn có trong đất. Trong đất phèn hoạt động cũng như tiềm tàng thường có tỷ lệ sét 50-65%. Thông thường, ở các tầng đất sâu, tỷ lệ sét cao. Bùn cũng chiếm 15-25% trong thành phần cơ giới. Có thể xếp chung thành phần cớ giới của đất phèn là đất sét trung bình đến sét nặng. Tuy nhiên, ở một số vùng đất phèn trung bình đến ít, gần các triền phù sa cổ thành phần cơ giới chung là thịt nhẹ đến thịt trung bình. Thành phần cơ giới nặng (sét cao) của đất phèn gắn liền với quá trình hình thành của nó. Đất phèn lắng tụ trong phù sa biển, mà biển ở đây do bồi đắp của phù sa Cửu Long, dòng chảy chậm, nguồn đưa đi xa, nên vật liệu được mang về bồi đắp thành vịnh hoặc biển cũ thường rất mịn. Thành phần rất mịn này đã tạo nên tỷ lệ sét cao, tức là thành phần cơ giới nặng. Ngoài ra, một số loại đất mới bị nhiễm phèn có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ ở lớp mặt, nhưng dưới sâu vẫn là sét cao. Loại này thường gặp ở Long Phước, Nhơn Trạch, một số giồng cát cũ của Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). 1.2 Thành phần khoáng sét. Đất phèn ở Việt Nam, phần khoáng sét ở các tầng đất phẫu diện đều giống nhau, có các loại : - Khoáng illite : đây là một loại khoáng chủ yếu trong thành phần sét của đất và được nhận biết bởi các đỉnh cấu trúc có độ dài 10Ǻ, 5Ǻ, 3.3Ǻ. - Khoáng Kaolinite : là loại có trọng lượng tương đối sau illite, nhận biết bởi các đỉnh 7.1Ǻ, 3.56Ǻ. GVHD Nguyễn Trường Ngân 4 Đất phèn Nhóm MT_pro - Ngoài ra, còn có một số loại khoáng có mức độ ít hơn trong thành phần của sét như : monmorilonite, nhận biết bằng các đỉnh 18Ǻ; vermicalite nhận biết bởi đỉnh 10Ǻ và khoáng quartz nhận biết bằng các đỉnh 4.25 Ǻ, 3.35 Ǻ. Theo kết quả nghiên cứu về thành phần khoáng sét, phân tích bằng phương pháp nhiệt, đất phèn Đồng Tháp nhận thấy dưới sâu của đất phèn này còn có bentonite, một chất phụ gia trong công nghiệp xà phòng và các công nghiệp khác. Có nghiên cứu cho rằng, không có mối tương quan chặt giữa đơn vị phân loại đất với thành phần khoáng trong đất – các khoáng vật thường phân bố thành từng nhóm, một nhóm khoáng vật có thế có mặt trong nhiều loại đất khác nhau. Trong mỗi loại đất lại có thể có nhiều loại khoáng vật, thường thì có từ 3-7 nhóm, chúng thường tồn tại dạng hỗn hợp hơn là độc lập. Trong đất phèn Đồng Tháp Mười, quartz chiếm ưu thế hơn kaolinite, illite và smectite. Chlorite và khoáng hỗn hợp illite và smectite chỉ thấy ở dạng vết. 1.3 Tính trương co của đất phèn. Loại đất phèn C (%) Sét (%) Độ trương co - Phèn tiềm tàng có hữu cơ ở dưới 7.2 60.1 27.2 - Phèn nhiều hữu cơ ở dưới 3.1 58.2 15.8 - Phèn mặn có hữu cơ ở dưới 6.3 59.3 23.9 - Phèn trung bình (Ô Môn) không có hữu 2.4 55.2 8.7 cớ ở dưới. - Phèn nhiều hữu cơ ở dưới 6.9 61.2 21.3 Bảng 1 : Độ trương co của một số loại đất phèn Bảng 1 cho thấy, tính trương co của đất phèn rất lớn do thành phần khoáng sét cao và tỉ lệ hữu cơ lớn. Khi khoáng sét mất nước khoảng cách giữa các lớp aluminsilicat bị thu hẹp sẽ co lại. Mặt khác, khi xác thực vật (hữu cơ) mất nước cũng teo lại, đã làm cho tỉ lệ co của đất này lớn. Như vậy, nguyên nhân của sự co trương lớn có liên quan đến hữu cơ và sét cao. Tính trương co có liên quan đến việc làm thủy lợi, xử lý kênh mương và giải thích hiện tượng thẩm lậu của nước trong ruộng phèn. Mặc dù đã đắp kĩ bờ ao, nhưng nước trong ruộng vẫn bị rút ra ngoài kênh tiêu do những kẽ nứt được tạo bởi tính trương co của đất ở phía dưới sâu 1-1.2m. 1.4 Nhiệt độ của đất phèn. Nhiệt độ của đất có liên quan đến độ ẩm đất, đến độ hòa tan không khí, đến hoạt động của hệ vi sinh vật và liên quan đến đặc tính của phèn trong đất. Nghĩa là, nhiệt độ đất có liên quan quá trình lý hóa, hóa sinh học của đất nói chung và phèn nói riêng. Ví dụ : vi sinh vật cần một nhiệt độ thích hợp để sống và hoạt động là 25-30oC 1.5 Tỷ trọng đất phèn Nói đến tỷ trọng đất, tức là muốn nói đến trọng lượng tịnh bằng g/cm3 đất khô kiệt, mà các hạt đất xếp sít vào nhau, không có kẽ hở. Tỷ trọng có liên quan đến thành phần sét, cát và chất hữu GVHD Nguyễn Trường Ngân 5 Đất phèn Nhóm MT_pro cơ trong đất. Trong thực tế sản xuất, tỷ trọng bằng 2.65 g/cm3 được xếp vào loại trung bình. Kasinky đánh giá đất trồng với mức tỷ trọng như sau : - 2.5-2.66 g/cm3 : đất có mùn trung bình - 2.5 g/cm3 trở xuống : đất giàu hữu cơ 3 - Lớn hơn 2.7 g/cm : đất giàu Fe2O3 Tỷ trọng ở tầng trên hơi thấp vì ở đây tỷ lệ mùn thường 6-7%; còn ở tầng jarosit tỷ trọng từ trung bình đến cao. Điều này liên quan đến việc cày xới, công, năng lực máy làm đất và có thể từ đó để xem khối lượng khoán đào đắp kênh mương hay vận chuyển đất. + Độ chặt : về mùa mưa, khi đất ngập nước, độ chặt giảm rất rõ, khi độ ngập nước 5-10cm. Đất phèn, do thành phần cơ giới là sét, khi ngập nước lại bị nhiễm mặn nên có Na+ xâm nhập, với màng thủy hóa của nó, đã làm độ chặt giảm nhiều khi ngập nước lợ. Các vùng đất phèn nói chung là đất không có nền; khi khô, tầng trên rất cứng nghĩa là độ chặt cao. Khi ngập, tầng trên độ chặt giảm mạnh và thấp hơn nhiều so với tầng dưới (do có thêm bùn nhão). Từ đó, việc bố trí máy nông nghiệp làm việc trên vùng đất phèn cần chú ý cho thích hợp, nếu không dễ bị sa lầy. Ví dụ : mùa khô có thể dùng máy bánh hơi, bánh xích, còn mùa ngập phải dùng máy bánh lồng. + Độ ẩm đất : về mùa khô, độ ẩm thường giảm thấp trên đất thấp. Nếu so hai tầng 0-20cm và 40- 50cm thì tầng trên rất khô, nhưng tầng dưới lại vẫn ẩm ướt. Bởi vì, vùng đất phèn, mạch nước phèn thường xuất hiện gần mặt đất (60-70cm). Sự biến động của độ ẩm thường phụ thuộc nhiều đến thời kì, tầng đất, mạch nước ngầm và địa hình. Biên độ biến động ẩm độ trong tầng 0-10cm rất lớn. Vì vậy, cần theo dõi sát độ ẩm đất để định ra thời kì cày lật đất. Nếu ẩm độ quá thấp, máy làm việc rất khó khăn và chóng hư hỏng. 2. Hóa tính đất phèn Nói đến tính chất đất phèn, tức là nói đến hóa tính của nó. Bởi vì hóa tính đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đất phèn hay không phèn, quyết định năng suất và phẩm chất cây trồng, quyết định số lượng và chất lượng phân bón, loại cây trồng, biện pháp thủy lợi và môi sinh. Hóa tính có tầm quan trọng đặc biệt. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến hàm lượng các chất. - Lượng tổng số : lượng toàn bộ co trong dất của một chất, có thể chất đó ở dạng hợp chất hay đơn chất, hữu cơ hay vô cơ, dễ tan hay không tan. - Lượng dễ tiêu : lượng của một chất nào đó, có khả năng dễ tan vào dung dịch đất để trồng cây trồng cơ thể sử dụng được. - Thành phần hóa học của các chất trong đất phèn rất dễ thay đổi theo thời gian và các điều kiện bên ngoài như : nước ngập hay cạn, bón vôi hay không bón, để trống hay có cây che phủ, lên liếp hay để nguyên… 2.1 Mùn và chất hữu cơ Số liệu phân tích ở bảng sau : Loại đất Địa điểm lấy mẫu Độ sâu (cm) C (%) M (%) GVHD Nguyễn Trường Ngân 6 Đất phèn Nhóm MT_pro 0-20 4.8 8.3 20-70 Phèn nhiều Lê Minh Xuân 1.0 4.7 70- 1.4 2.4 100 0-5 7.0 11.9 5-10 Phèn nhiều 6.0 10.2 Nhị Xuân 60-70 (trũng) 4.0 6.8 90- 4.4 7.1 100 0-20 6.0 10.2 20-50 Phèn nhiều Ấp9, xã Hòa Anh, Hậu Giang 3.8 6.4 50- 1.2 2.0 100 0-15 5.7 6.7 Phèn đang 40-60 Tam Nông, Đồng Tháp 3.8 5.1 chuyển hóa 90- 4.2 6.4 100 0-25 5.2 7.9 40-50 Phèn trung bình Ô Môn – Hậu Giang 3.2 5.2 90- 4.8 7.3 100 Bảng 2 : Lượng mùn và hữu cơ trong một số đất phèn Như vậy, đất phèn Đông Nam Bộ thuộc loại đất giàu mùn. Thông thường, tầng mặt có hàm lượng mùn cao hơn các tầng dưới. Bởi vì đất phèn ở vùng trũng thường nhận sự rửa trôi các vùng khác đến và bản thân những cây cỏ sống trên bề mặt của đất, chết đi, phân giải thành mùn và không bị rửa trôi. Xét về chất lượng mùn trong tầng mặt : - C của acid mùn humic : 0.7 – 0.75% - C của acid mùn fulvonic : 0.97 – 0.98% - Tỷ lệ C humic/C fulvunic dao động trong khoảng 0.7 – 0.8% - Nếu mùn humic tăng tức là đất tốt và tỷ số giữa humic và fulvonic cao, biểu hiện chất lượng mùn tốt, chiếm ưu thế trong tổng số mùn (ở Việt Nam, thông thường tỷ lệ này nhỏ hơn 1). 2.2 Đạm trong đất phèn GVHD Nguyễn Trường Ngân 7 Đất phèn Nhóm MT_pro Thông thường, khi đất giàu hữu cơ và mùn, sẽ giàu đạm. Bởi vì, đạm là sản phẩm cửa chất hữu cơ. Xét về đạm tổng số (bao gồm đạm trong hữu cơ, đạm dạng hòa tan và trong các hợp chất vô- hữu cơ) ở đất phèn Đông Nam Bộ rất giàu (trung bình từ 0.15-0.25%). Hầu hết các mẫu phân tích có hàm lượng đạm tổng số trong đất từ 0.1-0.4%, có trường hợp đạt 0.6% Loại phèn Địa điểm Độ sâu (cm) N (%) Nơi phân tích 23-25 0.24 Trường đại học Phèn nhiều Lê Minh Xuân 35-45 0.10 Nông Nghiệp 85-90 0.14 0-20 0.41 Phèn đang Tam Nông Phân viện 45-80 0.32 chuyển hóa Đồng Tháp Khoa học Việt Nam 80-90 0.11 0-40 0.24 Trường đại học Tiềm tàng Cần Giờ 40-60 0.14 Nông Nghiệp 80-90 0.11 0-25 0.31 Châu Thành Trường đại học Phèn trung bình 45-60 0.20 Hậu Giang Nông Nghiệp 80-90 0.17 Bảng 3 :Lượng đạm ở một số vùng đất phèn Tùy lượng đạm tổng số cao nhưng đạm dễ tiêu lại nghèo. Phương pháp phân tích đạm dễ tiêu ngày nay chưa thật ổn định. Đất nghèo đạm dễ tiêu, có nơi chỉ vài chục ppm, thậm chí chỉ có vệt (trace). Vì vậy, việc bón đạm hay tạo đạm cho đất phèn là quan trọng. 2.3 Lân (P2O5) trong đất phèn Lân trong đất phèn có nhiều dạng : lân hữu cơ, lân vô cơ, lân hữu cơ-vô cơ hoặc lân dạng hòa 3- tan. Ví dụ, lân ở dạng PO4 lân hữu cơ là lân trong liên kết của chất hữu cơ. Đó là hợp chất lân trong thân thể vi sinh vật ở rễ cây, những chất hữu cơ trung gian đang phân giải và mùn. Bất cứ trong động thực vật nào cũng chứa acid nucleic, phosphatit, phitin. Lượng lân tổng số ít, chỉ khoảng 0.01-0.05%. Những đất phèn ít và mặn, do pH cao, nên lân tổng số có cao hơn và có khi đạt đến 0.1% trọng lượng đất khô. Tuy nhiên, lượng lân tiêu rất ít. Lượng lân dễ tiêu chỉ có vệt hoặc có khi chỉ vài chục ppm. Trong đất phèn mặn, phèn ít, lượng lân dễ tiêu có cao hơn (10-20ppm). Nguyên nhân của sự nghèo lân ở đất phèn vì pH thấp, độ hòa tan và tái tạo của lân yếu. Mặt khác, lân vô cơ trong đất chủ yếu là dạng canxiphosphat có khả năng thủy phân. Nhưng trong đất phèn đã nghèo canxi mà trong đó một phần đã tạo thành hydroxyl apatit Ca5(PO4)3OH là một chất kết tủa bền trong đất. Theo phản ứng : GVHD Nguyễn Trường Ngân 8 Đất phèn Nhóm MT_pro  3Ca(OH)2 +2H3PO4 Ca3(PO4) + 4Ca3(PO4)2 + 6H2O Sau đó,  2 Ca3(PO4)2 + H2O Ca5(PO4)3OH + CaHPO4 Hoặc là lân tác dụng với sulphat nhôm  H3PO4 + Al2(SO4)3 3H2SO4 + 2AlPO4  H3PO4 + Fe2(SO4)3 3H2SO4 + 2FePO4 Các hợp chất muối phosphat vừa tạo thành đều bị kết tủa, làm giảm lượng lân dễ tiêu trong dung dịch đất. Ngoài ra, trong đất phèn, ta còn gặp dạng AL2(OH)3PO4 hoặc Fe2(OH)3PO4 đều là những dạng khó tan. Xét về biến động và lượng P2O5 dễ tiêu trong đất phèn vùng trống lúa, nếu để nước ngập 1-2cm thường xuyên thì P2O5 có chiều hướng tăng dần, nhưng tăng chậm và dừng lại. Theo dõi sự biến động của lân dễ tiêu ở tầng mặt nhưng trong điều kiện xử lý làm phèn “bốc” lên “hạ” phèn thì ở những ngày thứ 21-36 và các ngày 51-66 thì phèn bốc lên; ở những ngày thứ 51- 87, phèn hạ xuống. Chứng tỏ rằng, khi lượng phèn lên cao, P2O5 giảm xuống và ngược lại, nếu ta tăng cường bón phân lân, cung cấp lân dễ tiêu cho đất, sẽ hạ được phần nào mức độ phèn. Sản phẩm của các phản ứng đã tạo thành những hợp chất của lân với Al, Fe và cả Ca dưới dạng khó tan, nhất là trong diều kiện pH thấp. Như vậy, so với loại đất được đánh giá là P tổng số trung bình (phù sa sông Hồng, sông Mã, sông Chu, sông Thái Bình mức 0.08-0.12%) thì lân tổng số ở đất phèn là nghèo và lân dễ tiêu lại càng nghèo (30-36ppm). Vì vậy, cần phải bón lân cho đất phèn thì cây trồng mới cho năng suất và điều này cũng giải thích vì sao một số vùng đất phèn bón thêm DAP (phân “tiêu”), năng suất tăng rõ. Lân là một yếu tố dinh dưỡng hết sức quan trọng trong đất phèn, nên cần hiểu rõ để sử dụng cho đúng. 2.4 Kali trong đất phèn. Kali là sản phẩm được phong thích từ các khoáng vật trong mẫu chất (felspat, mic, anbit…). + Trong đất, chúng ở trong các dạng muối KHCO3, K2CO3… hoặc dạng K hấp phụ xung quanh keo đất (hạt rất nhỏ, bằng 1-100ppm). Kali tổng số trong đất có thể từ 0.07-0.2% đặc biệt có nơi 3%. Nhưng kali trong đất phèn thường nói đến là kali có khả năng trao đổi. Loại đất phèn Địa điểm Độ sâu (cm) K+ Na+ 0-20 0.05 0.3 Phèn nhiều Lê Minh Xuân 20-70 0.03 0.6 GVHD Nguyễn Trường Ngân 9 Đất phèn Nhóm MT_pro 70-100 0.06 1.3 0-30 0.07 0.2 Phèn tiềm tàng Đồng Tháp 50-60 0.03 0.5 90-100 0.05 0.7 0-25 0.14 3.2 Phèn mặn Nhà Bè 40-50 0.11 3.8 80-90 0.06 2.6 0-34 0.08 0.2 Phèn trung bình Ô Môn 50-60 0.07 0.6 80-95 0.06 0.5 0-25 1.84 12.1 50-80 0.59 10.3 Phèn tiềm tàng Cần Giờ 90-100 1.64 15.2 Bảng 4 : Kali và Natri trao đổi trong mộ số loại đất phèn Đối với đất phèn tiềm tàng thì kali không nghèo nhưng với các loại phèn khác, kali hơi nghèo. 2.5 Natri trong đất phèn. Bảng 4 cũng cho ta thấy, natri trao đổi (kí hiệu Na+) trong các loại đất phèn không thiếu, trong đó ở đất phèn tiềm tàng và phèn mặn khá cao. Về mùa khô, Na+ trong đó ở mặt đất tạo thành một lớp muối NaCl trên lớp bùn mỏng, khô cong, nứt nẻ. Trên mặt đất khô cong ấy, có nổi lên những lấm tấm li ti trắng đục của muối NaCl. Sự có mặt của Na+ nhiều lúc hạn chế sự ảnh hưởng của các ion phèn như Al3+, Fe2+, Fe3+ và tạo nên NaOH, làm tăng pH của đất lên, tức là hạn chế bớt phèn. Tuy nhiên, nếu lượng Na+ quá lớn, thì sẽ tạo nên phèn mặn và có thể tạo nên Na2CO3. Chất này ở phạm vi 0.1% đã hạn chế sự sinh trưởng của cây, nếu trên 0.2% mọi cây trồng đều chết. Có nhiều noi người ta bón muối (có Na+) để hạ phèn : điều này có thể thực hiện được. Tuy vậy, sau đó sẽ làm cho đất mất màu nhanh chóng. Nhất là khi đất khô, làm đất kết gắn cứng nhắc, rất rắn khó cày bừa. Ở vùng phèn mặn, có thể Na sẽ tham gia phản ứng hóa học tạo một số sản phẩm như : acid chlorhidric, CO2, H2S… Natri Carbonate tích lũy sẽ gây ngộ dộc cho cây trồng. Tuy nhiên, điều này cũng rất ít khi xảy ra ở đất phèn nhiều vì lượng Na không lớn lắm và khả năng để hoàn thành phản ứng không nhiều. GVHD Nguyễn Trường Ngân 10 Đất phèn Nhóm MT_pro Ở đất phèn nhiều, Na có thể là dinh dưỡng, nhưng ở đất phèn mặn và phèn tiềm tàng ven biển nên chú ý biện pháp loại bỏ ion này. Na+ là cation hóa trị một, dễ tan, linh động, do đó dùng biện pháp thủy lợi rửa mặn là tốt nhất. Những phân tích ở đất phèn Ấn Độ và Thái Lan có lượng Na2O khoảng 0.1-0.6% trọng lượng đất. 2.6 Canxi trong đất phèn. Ca trong đất được giải phón
Luận văn liên quan