Tên nước Pháp hay Công Hoà Pháp, vị trí địa lý là một quốc gia nằm tại Tây
Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác.
- Diện tích 674,843 km² đứng thứ 40 thế giới và là nước rộng nhất Tây Âu.
- Dân số 63.044.000 (2005).
- Thủ đô Paris và ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Kinh tế phát triển của Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Mục lục
A. Giới thiệu chung
1. Cái nhìn tổng quan
2. Tổng quan kinh tế và chính trị
B. Kinh tế nước Pháp sau chiến tranh thế giới lần
thứ II (1945)
I. Hệ thống kinh tế
II. Thể chế kinh tế - chính trị
III. Các giai đoạn phát triển kinh tế
1. Thời kỳ phục hồi kinh tế (1945-1950)
2. Thời kỳ tăng trưởng nhanh (1951-1972)
3. Thời kỳ phát triển không ổn định (1973-1981)
4. Thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ (1982-2006)
IV. Một số chính sách khác của Pháp
C. Quan hệ giữa Pháp với Việt Nam
2
A. Giới thiệu chung
1. Cái nhìn tổng quan
- Tên nước Pháp hay Công Hoà Pháp, vị trí địa lý là một quốc gia nằm tại Tây
Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác.
- Diện tích 674,843 km² đứng thứ 40 thế giới và là nước rộng nhất Tây Âu.
- Dân số 63.044.000 (2005).
- Thủ đô Paris và ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp.
3
2. Tổng quan kinh tế và chính trị
Về chính trị
Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung
ương tập quyền. Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy. Pháp là một trong
những nước sáng lập Liên minh châu Âu và nằm trong khu vực đồng tiền chung
Châu Âu euro. Pháp cũng là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên
Hiệp Quốc, đồng thời là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới
được công nhận là có vũ khí hạt nhân.
Về kinh tế
Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8,
Pháp là nước có nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới theo tỉ giá trao đổi trên thị
trường sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh và đứng thứ 4 trên thế giới
theo sức mua tương đương. Với tổng sản phẩm quốc dân 1.600 tỉ euro
(1.6×€10
12
; số liệu năm 2005), Pháp là một trong những nước có tỉ lệ nghèo đói,
tỉ lệ bất bình đẳng trong thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn,
đồng thời có dịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu) và
dịch vụ công cộng (như vận tải công cộng và an ninh) vào loại tốt nhất thế giới.
Theo các số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới, Pháp là nền kinh
tế lớn thứ 3 Liên minh châu Âu, sau Đức và Anh quốc. Pháp là một trong 10
thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1/1/1999, và các
đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp
đầu năm 2002.
4
B. Kinh tế nước Pháp
sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1945)
I. Hệ thống kinh tế
Nền kinh tế Pháp là tổng hợp của kinh tế tư bản hiện đại với sự can thiệp
của nhà nước, nhưng mức độ can thiệp này ngày càng giảm dần. Chính phủ vẫn
nắm giữ một số ngành mũi nhọn hoặc nắm giữ quyền kiểm soát trong các công ty
thuộc các ngành đường sắt, điện năng, máy bay và các công ty viễn thông. Chính
phủ nước này cũng bắt đầu nới lỏng quyền kiểm soát của mình đối với nền kinh
tế từ đầu những năm 90, nhưng tốc độ tư nhân hoá đang diễn ra một cách chậm
chạp, tiến trình này đã và đang diễn ra đối với France Telecom, Air France, cũng
như trong ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng. Trong khi đó,
nguồn đất đai rộng lớn và phì nhiêu cùng với sự áp dụng công nghệ và đưa vào
các giống mới đã khiến cho Pháp trở thành một trong những nước đứng đầu Tây
Âu về nông nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao cũng sẽ đặt ra nhiều vấn đề đối với
chính phủ nước này mặc dù đã áp dụng chế độ làm việc 35 giờ/tuần. Pháp rất
ngại cắt giảm các phúc lợi xã hội và sự cồng kềnh quan liêu của chính quyền các
cấp bù vào đó là chính sách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm giữ mức thâm
hụt ngân sách thấp.
- Đặc trưng : Sự can thiệp của nhà nước đã hình thành mô hình kinh tế kế
hoạch hướng dẫn kiểu Pháp.
- Tổ chưc ra quyết định : Phi tập trung.
- Cơ chế điều tiết hoạt động : thị trường.
- Quyền sở hữu tài sản : tư nhân.
- Hệ thống khuyến khích : Vật chất và tinh thần.
5
II. Thể chế kinh tế - chính trị
1. Thể chế chính trị
- Nền cộng hoà thứ 5 (1958).
- 6/1958 Tướng De Gaulle lên nắm quyền ban hành hiến pháp mới , mở rộng
quyền của tổng thống, giảm quyền của Quốc Hội.
- Tổng thống De Gaulle đã củng cố nền độc lập tự chủ (1966 : Pháp rút khỏi
NATO) , cải thiện quan hệ với Liên Xô và Đông Âu , ổn định và phát triển kinh
tế , xã hội.
Từ năm 1958, Pháp đã xây dựng một nền dân chủ tổng thống có sức kháng cự
những sự bất ổn đã trải qua trong những nền dân chủ nghị viện trước đó. Theo
hiến pháp 1958, các thể chế của nền Cộng hòa thứ năm ở Pháp được thiết lập và
hoạt động trên cơ sở kết hợp giữa chế độ nghị viện và chế độ tổng thống, thông
qua quyền lực của nhân dân. Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy
tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử
của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công
cộng và tính liên tục của quốc gia.
Tổng thống chỉ định thủ tướng (điều 8, Hiến pháp 1958), là người cầm đầu nội
các, chỉ huy các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước. Là trọng tài, tổng
thống đảm bảo sự phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và lập pháp, đồng
thời điều hòa mối quan hệ hợp lệ giữa chính phủ và nghị viện.Số lượng thành
viên trong chính phủ tùy thuộc vào quyết định của thủ tướng, có sự chấp thuận
của tổng thống. Cơ quan lập pháp của Pháp gồm có quốc hội và thượng nghị
viện, tuy nhiên quốc hội có nhiều thẩm quyền hơn so với thượng nghị viện. Các
đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu trực
tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền bãi miễn chính phủ, và vì thế phe
chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ. Các thượng
6
nghị sĩ được lựa chọn bởi theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm),
và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi 3 năm bắt đầu từ tháng 9, 2008.
7
Thủ tướng
Hội đồng
bộ trưởng
Quốc Hội Thượng nghị
viện
Nhân dân ( từ 18 tuổi có quyền bỏ phiếu )
Hội đồng
xã
Hội đồng hàng
vùng
Hội đồng
hàng tỉnh
Nghị
sĩ
8
2. Thể chế kinh tế
Ở Pháp, mọi hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua khu vực nhà nước
và khu vực tư nhân. Nền kinh tế Pháp là một nền kinh tế tự do, trong đó sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và trao đổi chiếm đa số. Sản xuất được định hướng bởi
các cơ chế thị trường, theo sáng kiến của các cá thể, có cạnh tranh, có sự lựa chọn
của người tiêu dùng và mở cửa với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nhà nước đóng
vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định
chính sách ngân sách, thuế khóa, tiền tệ, thương mại, thông qua các đạo luật…
Nhà nước cũng là khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp quốc gia, đầu tư
nhiều về trang thiết bị sản xuất và là người kiểm soát gần như toàn bộ các hoạt
động tài chính, cung cấp tín dụng. Nhưng sự can thiệp của nhà nước thể hiện rõ
nhất trong việc đóng vai trò là người sản xuất thông qua các xí nghiệp công cộng.
Sự tham gia của nhà nước thể hiện qua ba hình thức: Các dịch vụ công cộng (bưu
chính, nhà in quốc gia, vận tải, viễn thông…), các công ty nhà nước (than, điện,
khí đốt, ô tô, ngân hàng…), và các xí nghiệp kinh tế hỗn hợp nhà nước - tư nhân
trong đó nhà nước chiếm đa số vốn (đường sắt, dầu khí…). Pháp cũng là nước
có khu vực kinh tế nhà nước lớn nhất trong Liên minh châu Âu.
Hoạt động kinh tế ở Pháp mang một sô nét đặc trưng riêng. Trước hết,
Pháp có một ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến cao, có sức cạnh tranh
trên trường quốc tế, một ngành nông nghiệp truyền thống mạnh nhất châu Âu, và
một hệ thống dịch vụ năng động, hiện đại không ngừng đổi mới thích ứng với
nhu cầu thị trường. Tiếp đó là về quy mô sản xuất, sự tập trung kinh tế thể hiện rõ
trong sản xuất công nghiệp với sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn, nhất là trong
các ngành khai thác, sản xuất vũ khí và những ngành nhà nước chiếm độc quyền.
Ba mươi tập đoàn lớn nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau ở Pháp đạt trên 50 ty
phrang doanh số. Nét đặc trưng cuối cùng của hoạt động kinh tế ở Pháp là sự tồn
tại của ngành thủ công. Ở Pháp có hai tổ chức là: Tổng liên đoàn nghề thủ công
Pháp và Liên hiệp các nhà thủ công Pháp với chức năng phát triển tay nghề thủ
công, bảo vệ quyền lợi người lao động.
9
III. Các giai đoạn phát triển kinh tế
1. Thời kỳ Phục hồi kinh tế (1945-1950)
a. Kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Pháp là nước thắng trận,
nhưng nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề và kiệt quệ: sản xuất công
nghiệp giảm xuống gấp ba lần, sản xuất nông nghiệp giảm hai lần (so với trước
chiến tranh). Nên trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển chậm
chạp, gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục lại nền kinh tế.
Thời kỳ này Pháp đã tăng cường vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
nên đã hình thành mô hình kinh tế kế hoạch hướng dẫn kiểu Pháp. Kế hoạch 5
năm đầu tiên của Pháp (1947-1951) đã ra đời nhằm mục tiêu khôi phục kinh tế
sau chiến tranh.
Năm 1948, Pháp nhận “viện trợ” kinh tế của Mĩ theo kế hoạch “phục hưng
châu Âu” do ngoại trưởng Mĩ Macsan đề ra. Nhờ đó, kinh tế có những bước phát
triển mới, nhưng bị phụ thuộc vào kinh tế Mĩ.
Bên cạnh đó để hàn gắn và khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhà cầm
quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư
khai thác thuộc địa Đông Dương. Đó là các chính sách bóc lột tối đa trên nhiều
lĩnh vực kinh tế : nông nghiệp (cướp đất của nông dân để xây đồn điền trồng lúa,
cao su...), bóc lột công nghiệp,thương nghiệp , và tăng thuế nặng.
b. Xã hội
Tháng 9/1946, Quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp mới, thiết lập
nền Cộng hoà thứ tư với chế độ Tổng thống. Theo đó các quyền tự do dân chủ
được rộng rãi hơn, tiến bộ hơn và quyền hạn của Tổng thống giảm đi nhiều so với
trước chiến tranh. Chính phủ Pháp được thành lập trong đó có 5 đảng viên Cộng
sản giữ những chức vụ quan trọng như Phó thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng, lao
động, y tế… Trong khuôn khổ của hiến pháp mới và với chính phủ mới tiến bộ,
đã mở ra khả năng tiến hành những cải tạo kinh tế - xã hội sâu sắc ở Pháp.
10
Nhưng, tháng 5/1947, dưới sức ép của Mĩ thông qua “kế hoạch Macsan”,
Thủ tướng Ramađiê (Đảng Xã hội cánh hữu) đã gạt những người Cộng sản ra
khỏi chính phủ. Cũng từ đó chính phủ Pháp ngày càng thiên sang hữu, thực hiện
những chính sách đối nội, đối ngoại ngược lại lợi ích của nhân dân Pháp.
Về đối nội, thu hẹp các quyền tự do dân chủ của nhân dân, xoá bỏ những
cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây: tăng thuế, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội…
Về đối ngoại, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thực dân hao
người, tốn của ở Đông Dương, Angiêri, gia nhập khối quân sự xâm lược NATO
và để cho Mĩ đóng quân và thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Pháp, tán
thành tái vũ trang lại cho Tây Đức và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt phục thù Tây
Đức vốn là kẻ thù nguy hiểm của nước Pháp…
Do những chính sách đối nội, đối ngoại phản động của giới cầm quyền,
tình hình nước Pháp trở nên không ổn, cao trào đấu tranh của công nhân và nhân
dân Pháp bùng nổ.
2. Thời kỳ tăng trưởng nhanh (1951-1972)
a. Kinh tế
Giai đoạn này kinh tế các nước tư bản tăng trưởng khá nhanh và tương đối
ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước tư bản (%)
2.8
4
2.7 2.8
5.1
5.5
6.8
4.6
8.7
10.4
Mỹ Anh Pháp Đức Nhật
1952-1962
1963-1972
11
Đối với Pháp
Về nông nghiệp, do áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật vào nông
nghiệp đã khiến cho năng suất và sản lượng trong nông nghiệp tăng nhanh, Pháp
đã nhanh chóng trở thành một trong bốn nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế
giới. Cơ cấu kinh tế cũng thay đổi nhanh chóng, từ năm 1950 đến 1973, tỷ trọng
khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) ở Pháp từ 33% giảm xuống còn 12%. Tuy
nhiên, nông nghiệp tăng nhanh về sản lượng nhưng lao động trong nông nghiệp
lại giảm xuống rõ rệt. Năm 1950 lao động trong nông nghiệp ở Pháp là 29,1%,
đến năm 1970 giảm xuống còn 13,1% trong tổng lao động của các ngành kinh tế.
Trong giai đoạn này, nhà nước cũng trở thành người sở hữu một bộ phận
khá lớn tư bản xã hội. Đến giữa những năm 50, phần các phương tiện sản xuất cơ
bản (không kể sản xuất quân sự) nằm trong tay nhà nước đạt 42% , khu vực kinh
tế nhà nước cũng chiếm khoảng 30% tổng số đầu tư, thu hút khoảng 15-30% tổng
số công nhân viên và sản xuất khoảng 20-30% tổng sản phẩm công nghiệp. Cơ sở
hạ tầng cần thiết cho sự phát triển kinh tế đa số đều nằm trong tay khu vực nhà
nước, các xí nghiệp nhà nước của Pháp nắm gần 100% ngành sản xuất than, hơi
đốt, điện, ngành đường sắt, 88,3% ngành hàng hải, 86% ngành hàng không.
Tiếp tục các kế hoạch 5 năm, cho đến kế hoạch lần thứ 5 (1967-1971) đã
đưa ra những định hướng quan trọng giúp cho nước Pháp thúc đẩy được phát
triển kinh tế dựa vào những bước tiến của cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại và từng bước đưa nước Pháp hội nhập kinh tế khu vực EU và kinh tế thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới
thứ hai có liên quan đến những nhân tố sau:
- Nhờ cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật làm cho năng suất lao động và
khối lượng sản phẩm hàng hoá tăng tiến vượt bậc.
- Giá nhập nguyên nhiên liệu từ thế giới thứ ba rẻ.
- Chính sách mở cửa của nhà nước ra thị trường châu Âu và thế giới.
- Vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có hiệu quả.
12
b. Xã hội
Sự phát triển kinh tế trong thời kì này đồng thời cũng gây ra những hậu
quả về bất công xã hội, khiến dân chúng bất bình, đặc biệt là giới sinh viên và các
công đoàn công nhân. Tháng 5/1968, khủng hoảng xã hội đã bùng nổ với những
cuộc biểu tình của sinh viên, chỉ trong một vài tuần, cả nước Pháp đã bị tê liệt bởi
bãi công, bãi khóa. Bầu không khí căng thẳng bao trùm, phong trào đấu tranh đòi
tự do hóa lan rộng. Trước tình hình đó, tướng De Gaulle phải chấp nhận giải tán
quốc hội và tổ chức bầu cử vào tháng 6/1968, sau đó tình hình khủng hoảng đã
giải quyết.
3. Thời kỳ phát triển không ổn định (1973-1981)
a. Các vấn đề k inh tế
Bước vào thập niên 70 của thế kỉ 20, kinh tế các nước tư bản bộc lộ nhiều
mâu thuẫn mới, đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế dầu lửa 1974-1975 xảy ra
làm cho kinh tế thế giới mới thực sự bước vào đình trệ, tôc độ tăng trưởng kinh tế
giảm sút kèm theo đó là lạm phát cao và mức thất nghiệp gia tăng đã không khích
thích được đầu tư.
Pháp cũng không nằm ngoài tình trạng đó, kinh tế Pháp bước vào thời kỳ
phát triển không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái, lạm pháp, thất nghiệp,
và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2,5% năm, tốc độ tăng đầu tư tư bản
cố định trong nước giảm sút nghiêm trọng đã tác động đến năng suất lao động,
mức tăng năng suất lao động trong công nghiệp giai đoạn 1973-1977 so với giai
đoạn 1963-1973 giảm từ 5,2% xuống 4%. Sau khi hệ thống tiền tệ thế giới
Bretton Woods bị phá vỡ, Pháp bước vào giai đoạn tỷ giá hối đoán thả nổi, làm
cho lạm phát trong giai đoạn này tăng cao (11,1%).
13
Những chỉ số kinh tế chủ yếu của Pháp từ năm1961 đến 1982
Bình quân 1961-1973 Bình quân 1974-1982
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 5,4 2,5
Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng công
nghiệp (%)
5,4 2,0
Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
(%GDP)
14,4 20,4
Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
(%GDP)
13,8 20,4
Cán cân thanh toán (% GDP) -0,1 0,0
Tỷ lệ lạm phát (%) 4,5 11,1
Tỷ lệ tăng lương (%) 11,2 15,4
Tổng dân số (triệu) 49,4 53,2
Số dân ở độ tuổi lao động (nghìn) 20,8 22,8
Tỷ lệ tăng việc làm 0,7 0,3
Tỷ lệ thất nghiệp 2,0 4,8
Tỷ lệ thu ngân sách (%GDP) 34,6 38,4
Tỷ lệ chi ngân sách (%) 34,0 40,1
Thâm hụt ngân sách (%GDP) -0,5 0,9
Lãi suất ngắn hạn (%) 5,6 9,8
Lãi xuất dài hạn (%) 6,9 11,1
Nguồn: RAMSES, 1996
14
Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm (%)
(theo ngân hàng Thế giới, báo cáo phát triển thế giới năm 1985)
3.3
2.3
9.8
4.3
2.8
1.1
5.5
2.5
4.6
2.1
5.2
2.2
0
2
4
6
8
10
12
Mỹ Nhật Anh Pháp Đức Italia
1953-1973
1973-1982
Năm 1978 và 1986 là Pháp có xuất siêu, đặc biệt năm 1982 Pháp có số
thâm hụt thương mại kỷ lục lên đến 93 tỷ phrang. Những mặt hàng mạnh về xuất
khẩu là thực phẩm (ngũ cốc, đồ uống, sản phẩm sữa, đường củ cải), theo bảng
dưới đấy thì trong thời kì này Pháp cũng là nước xuất khẩu nhiều về công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp ô tô, công nghiệp thực
phẩm.Trái lại, Pháp nhập siêu các thiết bị điện, điển tử dân dụng, năng lượng,
hàng tiêu dùng.
Cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Pháp
Mặt hàng
Xuất khẩu Nhập khẩu
1973 1984 1973 1984
Lương thực, thực phẩm 19,7 16,8 17,7 12,9
Năng lượng 2,4 4,0 12,9 24,5
Công nghiệp 77,9 79,2 69,4 62,6
Tổng số 100 100 100 100
Nguồn INSEE, số liệu kinh tế Pháp 1994-1995
15
Khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoàng cơ cấu, khủng hoảng năng
lượng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Điều đó thể hiện ở sự tăng trưởng của
nhiều ngành sản xuất đã vượt quá giới hạn của thị trường và nguyên liệu. Cuộc
khủng hoảng dầu lửa thứ hai nổ ra năm 1979 giáng thêm một đòn nữa vào kinh tế
phương Tây, đặc biệt nặng nề đối với các nước phụ thuộc về dầu lửa như Pháp ở
thời kỳ đó. Trong vòng hai năm, giá dầu lửa tăng lên hơn 3 lần, từ 2,9$/thùng
năm 1973 lên 9$/thùng năm 1975, và tăng mạnh đến năm 1980 lên tới 30$/thùng
và 34,87$/thùng vào năm 1982. Do phải nhập dầu mỏ với giá quá cao, nhiều
công ty xí nghiệp của Pháp đã phá sản khiến cho số người thất nghiệp tăng lên
nhanh chóng, kèm theo đó là sự can thiệp nhà nước quá sâu, kích cầu làm tăng
thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ tăng nhanh.
Nợ của chình phủ tính theo thu nhập quốc dân năm 1980 (%)
Mỹ 37,9
Nhật 52,0
Pháp 37,3
Đức 32,5
Anh 54,6
Italia 58,5
b. Các vấn đề xã hội – các chính sách khắc phục
Trong giai đoạn này, do phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ hai cuộc khủng
hoảng dầu lửa làm cho nền kinh tế Pháp phát triển chậm chạp và không ổn định,
kèm theo đó là các vấn đề xã hội gia tăng.
16
Nạn thất nghiệp
Chỉ số Đơn vị 1970 1980
- Tổng số việc làm Nghìn 20,611 21,747
Lao động nam % 64,5 61,4
Lao động nữ % 35,5 38,6
- Tỷ lệ thất nghiệp % lực lượng lao động 2,5 6,4
Nam - 1,5 4,3
Nữ - 4,3 9,5
Từ năm 1974, nạn thất nghiệp bùng nổ với mức độ ngày càng trầm trọng:
hơn 1 tr ng thất nghiệp năm 1975, 2 triệu năm 1982 và trở thành mối lo ngại hàng
đầu trong cuộc sống 32% dân pháp (1976). Trước tình hình này, cả chính phủ lẫn
mọi đảng phái chính trị đều tập trung coi đây là vấn đề ưu tiên giải quyết hàng
đấu trong chính sách của mình.
Các chính sách khuyến khích giới chủ tạo thêm công ăn việc làm dưới
nhiều dạng như hợp đồng lao động tạm thời, hợp đồng lao động tương trợ đoàn
kết, khuyến khích nghỉ hưu, ưu tiên cho tuyển dụng lớp trẻ, đào tạo nghề
nghiệp… cũng giải quyết phàn nào những khó khăn về công ăn việc làm cho
người lao động.
Chỉ số Đơn vị 1973 1982
Tổng chi phí cho chính sách công ăn việc làm Tỷ Franc 38,9 118,2
Trợ cấp thất nghiệp Tỷ Franc 7,2 47,7
Khuyến khích nghỉ hưu Tỷ Franc 6,0 20,4
Duy trì việc làm Tỷ Franc 0,5 4,6
Khuyến khích tạo việc làm Tỷ Franc 1,9 4,8
Khuyến khích hoạt động mới Tỷ Franc 0,08 1,4
Đào tạo nghề nghiệp Tỷ Franc 26,2 36,2
Hoạt động thị trường lao động Tỷ Franc 0,3 1,1
Nguồn: tình hình nước Pháp 1994-1995, CREDOC
17
Vấn đề nhà ở, nạn bần cùng trong xã hội
Nhà ở luôn là một trong những vấn đề khó giải quyết đối với chính phủ
Pháp, mặc dù có nhiều quan tâm đến chính sách nhà ở: xây mới, cải tạo nhà cũ,
kế hoạch đô thị hóa, ưu tiên giải quyết nhà ở cho các gia đình có thu thập thấp,
khó khăn. Năm 1975, trung bình 2,58 người có 1 nhà ở.
Tình hình nhà ở tại Pháp1975
Chỉ số 1975
Số người dân/nhà ở 2,58
Số buồng/nhà ở 3,47
Số người ở/ buồng 0,83
Nhà ở không đầy đủ tiện nghi (%) 26,9
Tuy vậy, nhà ở vẫn không đáp ứng đc nhu cầu ngày càng tăng của dân
chúng, mặt khác, từ năm 1974, số nhà mới xây đã giảm đi. Đầu những năm 1980,
khủng hoảng dầu hỏa lần