Bài thảo luận môi trường và con người

Là sự có măt của một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí , làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chiu và làm giảm tầm nhìn xa.

ppt21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận môi trường và con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH THÀNH NHÓM CÂU 1: Hãy trình bày xuất xứ , nguyên nhân, nồng độ các khí và tác hại của chúng trong môi trường không khí ở một khu vực trong thành phố Hà Nội. Nhóm chọn khu công nghiệp Minh Khai –Vĩnh Tuy. Khái niệm : Ô nhiễm không khí Là sự có măt của một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí , làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chiu và làm giảm tầm nhìn xa. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Theo :Kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (năm 2013)cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước. I.Xuất xứ gây ô nhiễm không khí 1.Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp. Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), .. và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác. 2.Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng Hiện nay,hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần. 3.Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải  Các phương tiện được công ty sử dụng trong quá trình vận chuyển, đi lại: làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường và nhà dân sống xung quanh. II.Nguyên nhân 1. Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí : + )Vật chất bị đốt cháy => khói, tro bụi…. +) Đốt nhiên liệu hóa thạch => CO2, N2O, CH4 +) Đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt… => SO2 +) Đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác => CO +) Các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi… 2. Do những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong ngành công nghiệp đã thâm nhập vào khí quyển như: CFC (CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2….) 3. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trong quá trình sản xuất, vận chuyển => các hóa chất bay hơi, bụi…. 4. Trong sinh hoạt ,nấu nướng của khu công nghiệp như sử dụng chất tẩy rửa,sơn ,đồ gỗ,khói thuốc,bếp lò kín khí,ống khói,lò sưởi,bốc mùi của các loại vi khuẩn,nấm mốc,… 5.Ô nhiễm do đám cháy: Ngày 15/04/2014:Xảy ra đám cháy phát ra từ kho hàng của công ty Diana và một số doanh nghiệp khác ở khu công nghiệp Vĩnh Tuy. Nhà kho rộng vài nghìn mét vuông chìm trong biển lửa. Vụ cháy không những gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp mà còn gây ô nhiễm cho khu vực Hà Nội nói riêng và môi trường không khí của chúng ta nói chung. III.Nồng độ chất khí thải 1.Nồng độ bụi vượt quá mức cho phép.  Kết quả quan trắc mới đây (2012)của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất cũng cho thấy, nồng độ bụi tại các khu dân cư gần khu công nghiệp và đường giao thông lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 3 lần; tại các công trường xây dựng nồng độ bụi vượt quá từ 20 - 30 lần. Tại mặt phố Minh Khai và nút giao thông Ngã Tư Sở (thời điểm đo vào mùa nóng) nồng độ CO2 trung bình từ 13,9 - 19,8mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép 2,7 - 3,9 lần; nồng độ SO2 từ 0,6 - 0,8mg/m3, vượt 2 - 2,6 lần. Hầu hết các ngã ba, ngã tư đều có nồng độ bụi tổng số vượt quá tiêu chuẩn cho phép 6,4 - 11 lần (mùa nóng) và 4,1 - 5,8 lần (mùa lạnh).Riêng tiếng ồn vượt giới hạn tiêu chuẩn cho phép tới 3,2 - 9,5 lần (ban ngày) và từ 25,6 - 26,5 lần (ban đêm). 2. Lượng khí thải đang gia tăng Theo nghiên cứu của Trạm khí tượng thủy văn TW, lượng khí thải độc hại đang gia tăng nhanh, nguồn phát sinh chủ yếu là 14 KCN. Trong đó, đặc biệt là các KCN nội thành như:KCN Vĩnh Tuy, KCN Bắc Thăng Long,…. KCN Vĩnh Tuy(2010): bụi khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn châu Âu 20µg/m3; nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp 2.5 lần. Cùng với các KCN và các tác nhân khác, mỗi năm bầu không khí Hà nội tiếp nhận khoảng 80.000 tấn khói bụi, 9200 tấn khí SO2, 19000 tấn khí NO2, 46000 tấn khí CO2,... Đến năm 2010, bầu không khí ô nhiễm vượt 7-9 lần mức độ cho phép, riêng chất hữu cơ bay vượt ngưỡng 35 lần. IV. Tác hại 1.Đối với con người Theo điều tra của sở Y tế Hà Nội năm 2010, các hộ sống quanh các khu công nghiệp thường mắc các bệnh mãn tính về Tai- Mũi- Họng, cúm, phổi, bệnh ngoài da.... Ở KCN Vĩnh Tuy tỷ lệ này đạt khoảng 43% số dân cư quanh vùng. 1.1. TÁC HẠI CỦA BỤI   +)Thành phần hóa học, thời gian tiếp xúc là các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người. +) Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực …TCVN 2005 qui định bụi tổng cộng trong không khí xung quanh  0,5 mg/m3. +)  Bụi đất đá không gây ra các phản ứng phụ: tính trõ, không có tính gây độc. Kích thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. +)Bụi than: thành phần chủ yếu là hydrocacbon đa vòng (VD: 3,4-benzenpyrene), có độc tính cao, có khả năng gây ung thư, phần lớn bụi than có kích thước lớn hơn 5 micromet bị các dịch nhầy ở các tuyến phế quản và các lông giữ lại. Chỉ có các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 5 mm vào được phế nang. 1.2. TÁC HẠI CỦA CO     Ôxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức.   Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc tóm tắt dưới đây: 1.3. TÁC HẠI CỦA SO2 VÀ NOX +)  SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít (HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. +)   Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. +)  SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. +) Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. +) Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là 50mg/m3. +)  Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3 +) Giới hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3. 1.4. TÁC HẠI CỦA  HF +)  HF sinh ra do quá trình sản xuất hóa chất (HF) và là một tác nhân ô nhiễm quan trọng khi nung gạch ngói, gốm sứ. +) Không khí bị ô nhiễm bởi HF và các hợp chất fluorua gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật và sức khoẻ của người. Các hợp chất fluorua gây ra bệnh fluorosis trên hệ xương và răng. 1.5. AMONIAC (NH3) +)  NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu: kẽm, đồng và các hợp kim của đồng. NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có nồng độ trong khoảng từ 16 đến 25% thể tích sẽ gây nổ. +) NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp. +) Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3. +) Tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/m3 trong thời gian 30’ sẽ nguy hiểm đối với tính mạng. 2. Đối với động, thực vật Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí. SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm. Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá. Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước. Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. 3.Đối với tài sản +) Làm gỉ kim loại. +)Ăn mòn bêtông. +) Mài mòn, phân huỷ chất sõn trên bề mặt sản phẩm. +)Làm mất màu, hư hại tranh. +)Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải. +)Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da. 4.Đối với toàn cầu  Mưa axit Hiệu ứng nhà kính Sự suy giảm ôzôn Biến đổi nhiệt độ
Luận văn liên quan