Bài thảo luận ô nhiễm biển đông

Công ước Luật biển 1982 đã đưa ra một khái niệm khá toàn diện về ô nhiễm môi trường biển. Ô nhiễm môi trường biển là “việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả biệc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5326 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận ô nhiễm biển đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI THẢO LUẬN Ô NHIỄM BIỂN ĐÔNG 2 1. Giới thiệu khái quát về biển đông. - Đây là một biển ven lục địa, ở trung tâm Đông Nam Á, thuộc bờ tây của Thái Bình Dương Bảng 1.1. Các tên gọi của Biển Đông Tên quốc tế East China Sea Tên Việt Nam Biển Đông Tên Trung Quốc Biển Nam Hải Tên Thái Lan ทะเลจนีใต ้ Tên Mã Lai Laut China Selatan Tên Philippin Biển Luzón ( Nguồn: BienDong.net ) - Trải rộng từ vĩ độ 0º lên đến vĩ độ 25º Bắc và từ kinh độ 100º đến 121º Đông, biển Đông là một biển nửa kín. Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. 3 - Biển Đông có diện tích 3,447 triệu km², lớn gấp khoảng 1,5 lần Địa Trung Hải, khoảng 8 lần Biển Đen, 2 lần biển Nhật Bản. - Biển Đông là biển lớn đứng thứ 3 trên thế giới, nhưng lại là biển rộng nhất trong số sáu biển bao quanh rìa giữa lục địa Châu á. - Biển Đông là biển ven lục địa ở trung tâm Đông Nam á thuộc bờ tây Thái Bình Dương có chiều dài từ Đài Loan đến Singapore khoảng 3000 km, bề rộng cũng khá lớn, hẹp nhất là từ bờ biển Nam Bộ nước ta đến đảo Kalimantan thuộc Indonesia cũng tới 1000 km. - Tuy Biển Đông là một biển ven lục địa và phụ thuộc vào Thái Bình Dương, nhưng nó vẫn thông cả sang với Ấn Độ Dương. Các eo biển với Thái Bình Dương là: eo Đài Loan, eo Ba Si và thông với Ấn Độ Dương là: eo Malacca, eo Gaspa, eo Karimata. - Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình 4 Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á .- Biển Đông có độ sâu trung bình khá lớn, khoảng 1140m. Trong vùng biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan với nhiều quần đảo lớn nhỏ khác nhau. 2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường biển. Công ước Luật biển 1982 đã đưa ra một khái niệm khá toàn diện về ô nhiễm môi trường biển. Ô nhiễm môi trường biển là “việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả biệc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển 3. Thực trạng ô nhiểm biển đông Vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thể cộng đồng thế giới. Chiếm diện tích khoảng ¾ bề mặt trái đất, biển vào đại dương có tầm quan trọng to lớn đối với sự tồn vong của loài người. Ô nhiễm môi trường biển không chỉ gắn kết với các hoạt động biến đổi của tự nhiên mà còn gắn liền đi đôi với các hoạt động của con người. Hoạt động của con người có thể trực tiếp làm ô nhiễm môi trường biển hoặc cũng có thể gián tiếp gây ra các hiện tượng tự nhiên làm ô nhiễm môi trường biển, chẳng hạn như việc phá rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn và việc sử dụng mìn khai thác cá… có thể gây ra các tác nhân khiến cho cho môi trường biển trở nên ô nhiễm. và biển Đông cũng không tách rời khỏi vấn đề này. 5 Ảnh ô nhiễm ở bờ biển a. Ô nhiễm ven bờ. 6 - Hiện nay, vấn đề ô nhiễm biển là một trong những vấn đề nghiêm trọng đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, vấn đề ô nhiễm biển Đông cũng không nằm ngoài tình trạng đó. - Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm qua, biển Đông còn là nơi đổ các chất thải độc hại của nhiều quốc gia ven biển. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau: + Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại. + Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ. + Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v... + Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. + Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển. 7 - Kết quả đánh giá nhanh thu được từ nguồn báo cáo hàng năm về môi trường cho thấy, hiện ước tính tổng tải lượng thải nguồn sinh hoạt hàng năm phát sinh ở khu vực ven biển Đông đã lên đến 13.423,7 nghìn tấn trong đó phần lớn là chất hữu cơ (COD) khoảng 8.930 nghìn tấn và khoảng 2,2 nghìn tấn BOD (chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật); 391,2 nghìn tấn Nitơ tổng số (N-T), 115,1 nghìn tấn Phốtpho tổng số (P-T) và khoảng 1.396,7 nghìn tấn chất rắn lơ lửng (TSS). Trung tâm phát sinh chất thải lớn nhất là các nước ven biển như Trung Quốc, với 6.221,5 nghìn tấn chát thải/năm, tiếp theo Việt Nam với khoảng 3.43,9 nghìn tấn/năm. Các nước còn lại như singapo, Philipin, Thái Lan, Mianma, Campuchia có lượng chất thải đổ ra biển hàng năm nhỏ hơn. - Ngành có lượng chất thải gây ô nhiễm lớn nhất là công nghiệp. Ngành này chiếm tới 70% lượng chất thải đổ ra biển hàng năm. Sau đó là ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ ít gây ô nhiễm hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành du lịch đặc biệt là du lịch biển phat triển mạnh mẽ đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm trên biển Đông. - Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp của các vùng ven biển rất đáng lo ngại bởi khối lượng chất thải phát sinh khá lớn: 5.342 nghìn tấn COD, 1.173.1 nghìn tấn BOD và khoảng 1.080,9 nghìn tấn N-T; 375,2 nghìn tấn P-T và 218,6 nghìn tấn TSS. , Phân tích loại chất thải theo vị trí địa lý từng quốc gia cho thấy, khu vực phía bắc và tây biển Đông là nơi tập trung các chất thải với tỷ lệ khoảng 80 - 88% tổng lượng phát sinh. b. Ô nhiễm mặt nước biển 8 - Tràn dầu trên biển: - Khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển hàng năm qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Triều Tiên. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm. Biển Đông đã trở thành một trong các địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất. Các vùng có các hoạt động dầu khí là vùng biển Việt Nam, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Quần đảo Trường Sa. - Các hoạt động thông thường kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do dầu. Ví dụ các tầu trở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vậnchuyển thông thường. Sóng biển và gió đều có chiều hướng đưa lượng dầu thoát ra tấp vào bờ biển Việt Nam. Các vụ rò rỉ và tràn dầu đã được cục môi trường thống kê bằng tài liệu kể từ năm1989. Vụ nghiêm trọng nhất cho tới nay xảy ra hồi tháng 10 năm 1994. Tàu chở dầu của Singapore đã đâm vào cầu tầu ở cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn gần thành phố Hồ Chí Minh làm tràn ra hơn 1.700 tấn dầu gasoil. Vùng bị ảnh hưởng bao gồm khu cảng và hơn 30.000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt. Các vụ tràn dầu xảy ra vì nhiều nguyên nhân, 9 trong đó có gia tăng mật độ đi lại, thiếu sự kiểm soát giao thông và các biện pháp an toàn không phù hợp trên một số tàu chở dầu. - Một trong những mối đe dọa ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với các vùng biển là sự cố tràn dầu. Trong những năm gần đây, không ít các vụ tràn dầu do va, đâm, đắm tàu đã xảy ra, gây hậu quả xấu nghiêm trọng cho môi trường. Chỉ thống kê từ năm 1992 đến năm 2006, đã có 35 vụ tràn dầu làm thiệt hại về kinh tế hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa kể đến những thiệt hại về môi trường tự nhiên và hậu quả thiệt hại về kinh tế do đánh bắt hải sản giảm sút. Trong thời gian từ 1999-2004, cũng đã xảy ra 4 vụ rò rỉ hóa chất gây ô nhiễm môi trường biển - Ô nhiễm dầu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với hệ sinh thái biển, chỉ với hàm lượng dầu 0,1mg/l trong nước biển đã làm chết các phù du làm thức ăn cho cá, tôm và làm thối, hỏng trứng cá, tôm. * Hậu quả ** Suy giảm đa dạng sinh học - Kết quả báo cáo cho thấy, môi trường sống ven biển và hệ sinh thái khu vực biểnđang bị đe doạ với 40% các dải san hô ngầm cùng một nửa của diện tích các rừng ngập mặn ở khu vức này đã biến mất. Nước ô nhiễm từ đất liền (chứa bùn đất, hoá chất...), đánh bắt quá mức và đánh bắt huỷ diệt dẫn tới việc huỷ diệt từng phận hoặc toàn bộ các rạn san hô ở vùng ven bờ. - Một ví dụ điển hình là hàng loạt san hô chết ở Vịnh Hạ Long - Cát Bà trong thời kỳ 1998-2000 mà nguyên nhân chính là nạn ô nhiễm bùn trên rạn san hô so với trước năm 1996, hiện số rạn san hô nghèo ở VN đã tăng 2 lần và số rạn tốt chỉ còn 1/3. Cho tới nay, tình trạng ở một số nơi dường như còn tồi tệ hơn. Độ đục tăng cao không đủ ánh sáng để san hô quang hợp. Theo TS Nguyễn Huy Yết, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, kết quả khảo sát trong tháng 6/2006 cho thấy hầu như không còn san hô ở vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Các rạn san hô bị suy thoái và huỷ diệt kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học cũng như nguồn lợi hải sản do nhiều loài cá không còn bãi đẻ. Hậu quả này thể hiện rõ nhất ở sự vắng bóng của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá bướm, ốc nón, ốc tù... tại vịnh Hạ Long và các vùng xung quanh trong các đợt 10 khảo sát gần đây. Các rạn san hô biến mất cũng đồng nghĩa với việc chức năng chắn sóng tự nhiên của chúng khi có bão hoặc sóng thần không còn. - Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam - No.187 [2004-11-11]: Sự phát triển của kinh tế trong những năm vừa qua đã khiến cho môi trường biển của Việt Nam bị biến đổi, với chiều hướng xấu cho sự tồn tại và tăng trưởng của các loài hải sản: các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông được đưa ra biển ngày càng nhiều, gây nguy cơ thiếu ôxy trên diện rộng; vùng nước ven bờ bị ô nhiễm dầu, kẽm; trầm tích đáy biển ven bờ - nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản - bị ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép... Đặc biệt, theo những khảo sát gần đây, trong vùng biển ven bờ đã phát hiện được 8 - 16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng, khiến cho nhiều chủ ngư trại tôm và cá mú trắng tay vì dịch bệnh - Ô nhiễm môi trường đã làm cho các hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Chẳng hạn đối với rạn san hô - đóng vai trò như "rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển" - nhưng lại đang bị khai thác quá mức bằng các phương tiện mang tính hủy diệt để đánh bắt hải sản sống trong rạn (đánh giá cho thấy 80% rạn san hô biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó có 50% ở tình trạng rủi ro cao). - Môi trường biển thay đổi, các nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài bị phá huỷ như vậy đã gây ra tổn thất lớn về đa dạng sinh học biển và vùng bờ: số lượng loài giảm, một số loài bị tiệt diệt..., dẫn tới giảm năng suất khai thác tự nhiên ở vùng biển. Trước đây, mỗi 1 héc ta rừng ngập mặn có thể cho khai thác từ 700 - 1.000 kg thủy sản, nhưng hiện nay, con số này chỉ còn bằng 1/20; nhiều loài thường gặp trong rừng ngập mặn đã không còn hoặc với số lượng rất ít. Hiện có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó nhiều loài vẫn đang là đối tượng bị tập trung khai thác và trên 70 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt ** Sự đa dạng sinh học suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển.. Nghề khai thác thủy sản đang gặp khó khăn do nguồn lợi gần bờ có biểu hiện cạn kiệt, trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ chưa được đánh giá đầy đủ. Công tác dự báo nguồn lợi hải sản khu vực xa bờ đến nay mới chỉ bắt đầu. Hiện tượng vi phạm các quy định của Nhà nước trong khai thác thuỷ sản vẫn còn xẩy ra ở nhiều nơi. Đáng kể 11 là dùng ánh sáng đèn có cường độ quá lớn, xung điện, chất độc, chất nổ, lưới cào “tầu bay”…để đánh bắt cá; khai thác vào mùa vụ cấm, không tuân thủ đúng quy định về mắt lưới và loại nghề cho phép dẫn đến tình trạng nguồn lợi hải sản bị giảm sút, một số loài hải sản quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng. *** Ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước biển ven bờ phục vụ cho du lịch, từ năm 2007 đến nay, Trung tâm quan trắc thuộc Sở TN-MT đã tiến hành quan trắc với tần suất 4 lần/năm tại 6 vị trí gồm: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu (TP. Vũng Tàu); Long Hải (huyện Long Điền); Lộc An (huyện Đất Đỏ) và khu du lịch Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc). Kết quả cho thấy, các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, các chỉ tiêu vi sinh, chất rắn lơ lửng đều vượt tiêu chuẩn từ 1 đến 23 lần ở hầu hết các vị trí. Riêng quý I-2009, chất lượng nước biển ven bờ đã được cải thiện tại hầu hết các điểm, trừ khu vực Bãi Sau có chỉ tiêu vi sinh vượt 2,4 lần và Bãi Dâu có chất rắn lơ lửng vượt mức cho phép 2,84 lần. Theo quy định của pháp luật về môi trường thì các dự án đầu tư cơ sở lưu trú và khu du lịch phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc có bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi khởi công. Thế nhưng, trên thực tế chỉ các dự án xây dựng sau khi Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ 1-7-2006) và các khách sạn, khu du lịch do cấp tỉnh quản lý nhà nước về môi trường (từ 100 phòng trở lên hoặc từ 10ha trở lên) là thực hiện tốt các thủ tục hành chính về môi trường. Phần lớn các dự án do cấp huyện quản lý chưa trình bản cam kết bảo vệ môi trường để được phê duyệt trước khi khởi công. Trong số 9 đơn vị kinh doanh du lịch do cấp tỉnh quản lý (Sở TN-MT) cũng có đến 2 đơn vị chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải là khách sạn Sài Gòn 85 (TP. Vũng Tàu) và Khu du lịch Long Hải Beach resort (huyện Long Điền). Riêng các cơ sở lưu trú do cấp huyện quản lý hầu hết đều chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải mà chủ yếu là xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra môi trường hoặc kết nối vào hệ thống thoát nước đô thị. Qua kiểm tra, Sở TN-MT còn phát hiện một số khu du lịch tự xử lý rác thải trong khuôn viên khu du lịch. 12 Ngành du lịch được cho là ngành công nghiệp sạch. Các chất thải phát sinh từ hoạt động du lịch không có tác động lớn đến chất lượng môi trường và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, môi trường của ngành du lịch đang chịu tác động lớn từ các ngành khác nhất là sự cố tràn dầu. Theo quy luật, vào thời gian giao mùa (tháng 3 hàng năm), vùng biển từ mũi Kỳ Vân – Long Hải đến Bãi Sau – Vũng Tàu lại xuất hiện dầu trôi dạt vào bờ dưới dạng đã bị phong hóa, vón cục. Hiện tượng này xảy ra hàng năm đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ nhưng đến nay Sở TN-MT và các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương vẫn chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này. Mặt khác, các sự cố tràn dầu do va, đâm, chìm tàu với mức độ ngày càng tăng như hiện nay cũng là những nguy cơ lớn tác động đến môi trường nước biển. 4. Nguyên nhân ô nhiễm Ô nhiễm môi trường biển bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Ô nhiễm bắt nguồn từ đất, kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông, ngòi, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải đổ công nghiệp; - Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra; - Ô nhiễm do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra; - Ô nhiễm do sự nhấn chìm; - Ô nhiễm do tàu thuyền; - Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển 5. Giải pháp. - Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển - Hoàn thiện khung thể chế quản lý biển - Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn gây ô nhiễm biển - Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ - Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ Xây dựng các khu bảo tồn biển 13 - Tuyên truyền giáo dục cho người dân ( nhất là người dân vùng ven biển), nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển. - Xử lí các chất thải công nghiệp, đô thị… ở nhũng vùng ven biển, tránh xả ra biển gây ô nhiễm nguồn nước biển, đồng thời có quy định dân cư sống vên biển không được vứt rác bừa bãi. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần xử lí nghiêm minh các trường hợp gây ô nhiễm môi trường biển ( xử phạt hành chính ) - Khắc phục các sự cố tràn dầu, đắm tàu để không gây ô nhiễm trên diện rộng… - Tăng cường công tác dự báo thời tiết ( mưa, bão…) để có biện pháp phòng chống và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại mà nó gây ra ô nhiễm do sập cầu, cống, các công trình, cơ sở hạ tầng, đường giao thông, các cảng biển, nhà máy xí nghiệp ven biển… - Xây dựng công ước quốc tế trong việc bảo tồn tài nguyên biển giữa các quốc gia có chung biển Đông. 6. Câu hỏi thảo luận. 14 Câu hỏi 1: Các bạn hiểu như thế nào về ô nhiễm biển ? ( sử dụng lúc đầu) Câu hỏi 2: Chúng ta có vai trò gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường biển không ?( sử dụng cuối bài thảo luận )
Luận văn liên quan