Bài thảo luận Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản nguồn nước được xem như là yếu tố quyết định tới quá trình sống của thủy sản. Để đánh giá cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh tốt nhất cho môi trường nước ta cần tiến hành phân tích các tính chất thủy lý,thủy hóa, .cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường nước. Trong bài thảo luận này sẽ đề cập tới 2 trong các tính chất của nước đó là độ dẫn điện (EC) và nồng độ muối. Trong đó sẽ nêu cụ thể nội dung và cách tiến hành từ đó ta có thể đưa ra nhận xét, đánh giá, phương pháp điều chỉnh hợp lí

docx51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2899 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y BÀI THẢO LUẬN Môn học : Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản Giảng viên :Phạm Thị Trang Sinh viên :Đỗ Hoàng Hiệp Lớp : K43 Nuôi trồng thủy sản Phần 1.Lời mở đầu : Trong nuôi trồng thủy sản nguồn nước được xem như là yếu tố quyết định tới quá trình sống của thủy sản. Để đánh giá cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh tốt nhất cho môi trường nước ta cần tiến hành phân tích các tính chất thủy lý,thủy hóa,…..cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường nước. Trong bài thảo luận này sẽ đề cập tới 2 trong các tính chất của nước đó là độ dẫn điện (EC) và nồng độ muối. Trong đó sẽ nêu cụ thể nội dung và cách tiến hành từ đó ta có thể đưa ra nhận xét, đánh giá, phương pháp điều chỉnh hợp lí Phần 2.Nội dung : 2.1.Độ dẫn điện : 2.1.1. Khái niệm : - Độ dẫn điện là khả năng mang một dòng điện của dung dịch.Khả năng này tùy thuộc vào sự hiện diện của các ion, tính linh động, hóa trị của các ion và nhiệt độ lúc đo đạc. Các dung dịch của hầu hết các hợp chất vô cơ là các chất dẫn tốt nhưng ngược lại đối với các phân tử hữu cơ có tính dẫn điện kém. - Đo độ dẫn là phép đo khả năng dẫn điện của một dung dịch. Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện vì nước phân ly rất ít, nhưng do nước trong tự nhiên luôn có chứa các chất tan trong nó và các chất này khi tan trong nước thì bị phân ly thành các cation (ion tích điện dương) và anion (ion tích điện âm) nên các nguồn nước trong tự nhiên (như nước ao, nước sông, nước ngầm…) đều dẫn điện. Tại một nhiệt độ xác định, độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ các cation và các anion, tức là phụ thuộc vào thành phần của dung dịch. Đối với nước uống, sinh hoạt, nước mặt thì độ dẫn điện có thể được xem như là thước đo gần đúng cho nồng độ chung của các chất vô cơ trong đó. Ví dụ: nước nguyên chất có độ dẫn khoảng 0,055 μS/cm tương đương với điện trở khoảng 18,2 MΩ.cm = 18.200.000 Ω.cm tại 250C. Độ dẫn của nước mưa là khoảng 10 – 20 μS/cm, của nước sông, giếng khơi hoặc nước ngầm trong khoảng 100 – 1000 μS/cm. Độ dẫn của nước lợ thường lớn hơn 1000 μS/cm và có thể lên tới 20 000 μS/cm Độ dẫn điện của nước (Electrical Conductivity : EC ) liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO42-, NO3-, PO4- v.v… Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước.. Độ dẫn điện của nước phụ thuộc và tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước tăng lên 10oCthì độ dẫn điện của nước sẽ tăng 2-3%. Thông thường độ dẫn điện được đo ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 25oCNước tinh khiết không phải là một chất dẫn điện tốt. Nước cất thông thường trong trạng thái cân bằng với lượng khí CO2 trong không khí có dẫn điện khoảng 20 dS/m. Bởi vì dòng điện được tạo ra bởi sự chuyển động của các dòng ion trong dung dịch, độ dẫn điện tăng lên khi nồng độ của các ion tăng lên. Độ dẫn điện đặc trưng của một số loại nước: - Nước tinh khiết: 5,5 . 10-6 S / m - Nước uống thông thường: 0,005 – 0,05 S/m - Nước biển: 5 S/m Trong môi trường nước, các khoáng chất phân ly thanh các anion, cation... do đó dẫn điện.Nhờ hiện tượng này mà người ta đo độ dẫn điện của nước từ đó đánh giá tổng lượng chất rắn hoà tan trong nước là bao nhiêu. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở, cường độ dòng điện hoặc bút đo độ dẫn điện. 2.1.2. Cách đo : Đo độ dẫn điện của một dung dịch dựa theo nguyên tắc là phép đo độ dẫn của một đơn vị thể tích dung dịch ở giữa 2 tấm điện cực đặt song song và đối diện nhau (hình 1). Các tấm điện cực thường được làm bằng platin Hình 1. Sơ đồ nguyên lý của điện cực đo độ dẫn điện Độ dẫn điện của dung dịch được đo trực tiếp bằng máy đo độ dẫn điện sử dụng điện cực platin. Dụng cụ và hóa chất gồm : - Cốc (nhựa hoặc thủy tinh) - Máy đo độ đẫn - Nước cất - Dung dịch có độ dẫn điện chuẩn (thường đi kèm theo máy đo) Các bước thực hiện : Bước 1: lấy mẫu nước cần phân tích, sau khi lấy chuyển trực tiếp vào cốc (thể tích của mẫu nước trong cốc phải đủ cao để nhúng ngập hoàn toàn đầu đo đến vạch dấu có sẵn trên điện cực do nhà sản xuất đánh dấu sẵn). Bước 2: Nhúng điện cực vào cốc và khuấy nhẹ để đảm bảo không có bọt khí bị kẹt giữa 2 điện cực trong phần đầu điện cực đo sau đó để yên để máy tự đo. Đối với một số máy, muốn thực hiện phép đo cần phải thao tác bấm nút trên máy (có thể là nút “Read”) và kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình của máy đo. Đợi cho kết quả hiển thị trên màn hình dừng hẳn không thay đổi nữa hoặc có chữ “Ready” nhỏ hiện lên trên màn hình thì mới ghi lại kết quả đo. Sau khi đo xong cần tráng rửa kỹ điện cực bằng nước cất, lấy khăn bông mềm thấm nước và thực hiện bảo quản điện cực theo như hướng dẫn của nhà sản xuất Đơn vị đo độ dẫn điện là micromho/cm (µmho/cm) hoặc theo đơn vị đo lường quốc tế (SI) là millisiemem/m (mS/m); 1mS/m=10 µmho/cm và 1 µhmo/cm=1 µS/cm.Trong nước ngọt, độ dẫn điện thường từ 50 đến 1.500 µmho/cm (Theo Hiệp hội sức khỏe cộng đồng người Mỹ-APHA, 1989;Arce và Boyd,1980), môi trường nước lợ và mặn thì đọ dẫn điện cao hơn nhiều. Độ dẫn điện và nồng độ muối có liên quan rất chặt chẽ về nồng độ các ion trong môi trường,độ dẫn điện tăng cùng với sự tăng nồng độ muối. Việc đo đạc chính xác độ dẫn điện thường không được đòi hỏi cao đối với nuôi trồng thủy sản, mà thay vào đó việc thay nồng độ muối của nước thường được sử dụng hơn. Máy đo độ dẫn điện thường được sử dụng để ước tinh nhanh mức độ khoang hóa của nước thiên nhiên và mức độ ô nhiễm nguồn nước thải công nhiệp. Một số loại máy thường dùng : LUTRON CD-4303 Lutron CD-4303 là đồng hồ dùng để đo độ dẫn điện của nước dải đo hiển thị 4 số, dải đo 0.1 uS to 199.9 uS (Micro Siemens), 0.2 mS to 1.999 mS (Mili=liSiemens), 2 mS to 19.99 mS. 2.2.Nồng độ muối (độ mặn) : 2.2.1. Khái niệm : - Thuật ngữ nồng độ muối chỉ tổng nồng độ các ion hòa tan trong nước . - Đơn vị tính là mg/L hoặc phần ngàn (‰). - Để ước tính nồng độ muối của nước một cách tốt nhất thì cần tính tổng nồng độ 7 ion quan trọng trong môi trường làm cho nước thiên nhiên có nồng độ muối là: Na+,K+,Ca2+,Mn2+,Cl-,SO4 2-,và HCO3- vì các ion này thường chiếm hơn 95% trong tổng số các ion hòa tan trong nước. 2.2.2. Cách tiến hành đo : Cách thứ nhất : Dùng tỉ trọng kế Để đo nồng độ muối chúng ta có thể sử dụng tỉ trọng kế, nhưng mức độ chính xác của dụng cụ này không cao. Bước 1 :Chuẩn bị dụng cụ (xô nhựa, máy đo) Bước 2: Múc nước ao vào xô nhựa, dùng cốc thuỷ tinh sạch đổ đầy vào ống đong của máy.Bước 3: Thả từ từ phần đế của máy (phần có chứa các tinh thể) cho nước tràn ra từ từ. Bước 4: Chờ đến khi cột đọc ổn định (không còn dao động), đọc và ghi kết quả là giá trị độ mặn cần đo. Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa máy bằng nước sạch, đậy nắp. Cách thứ hai: Dùng khúc xạ kế : Đây là thiết bị hiện đại hơn nhiều so với tỉ trọng kế nên cho kết quả chính xác hơn chinh vì vậy trong lĩnh vực thủy sản, thiết bị đo nồng độ muối được sử dụng phổ biến nhất là khúc xạ kế và máy đo nồng độ muối Các bước cụ thể như sau : Dùng dung dịch nước cất nhỏ lên mặt kính khúc xạ kế rồi đậy nắp kính lại xem nền xanh trở về vị trí không chưa, nếu chưa thì dùng tua vít chỉnh cho về không      Nhỏ dung dịch cân đo lên mặt kính, rồi điều chỉnh độ phóng đại sau cho xem được rõ nhất. Lưu ý : Sau khi đo xong lấy giấy thấm chặm lên bề mặt cho khô trước khi bảo quản máy hoặc thực hiện việc đo khác    Thao tác đo:      1. Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính     2. Đậy tấm chắn sáng     3. Nước phải phủ đều trên lăng kính     4. Đưa lên mắt ngắm     5. Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.     6. Lau khô bằng giấy thấm mềm  Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế. Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng. Hiệu Chuẩn  Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng kính. Thực hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường. Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì dùng tua vít xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000 Ghi chú:  Vít hiệu chỉnh được đậy bằng nắp nhựa. Không nên hiệu chuẩn khúc xạ kế khi không cần thiết. Khúc xạ kế đã được hiệu chuẩn tại nhà máy. Nước thông thường do có nhiều tạp chất, nên khi xem trên khúc xạ kế sẽ có nồng độ nhỏ hơn 0. Bảo Quản : Bảo quản khúc xạ kế trong hộp kèm theo và để nơi thoáng mát Không nên để khúc xạ kế vô nước. Giới thiệu một số loại khúc xạ kế thông dụng : Cách thứ ba : Dùng máy đo tự động Đơn giản hơn 2 cách trước là sử dụng các loại máy đo tự động và đo được đa thông số như độ mặn, độ ẩm, nhiệt độ,…. Ta chi cần đưa đầu (cực) đo vào trong nước cần phân tích, sau đó trên màn hình sẽ hiển thị các thông số mà ta cần. Một số loại máy đo tự động và đa năng : Máy đo độ mặn / oC xách tay HIỆU: EUTECH – SINGAPORE model: SALT 6+ Sản phẩm của tập đoàn Thermo Fisher của Mỹ. Sản xuất tại Singapore Chức năng đo: muối / oC Ứng dụng trong phòng thí nghiệm và tại hiện trường Thang đo độ muối: 1.0-50.00ppt/0.1-5.00% Độ phân giải: 0.1ppt/0.01% Độ chính xác: ± 1% trên toàn thang đo Hiệu chuẩn: 1 điểm bằng tay Thang đo nhiệt độ: -10-110oC Độ phân giải: 0.10C Độ chính xác: ±0.50C Bù nhiệt tự động hoặc bằng tay (0 đến 500C) Màn hình hiển thị LCD Tự động bù nhiệt độ. Sensor loại 2-cell Nguồn: pin, tự động tắt nguồn sau 20 phút không sữ dụng Khả năng sử dụng của pin>100h Kích thước: 15.7x8.5x4.2cm; 255g Máy đo đa Máy loại chống thấm nước theo tiêu chuẩn IP67 Vận hành bằng pin, trọng lượng: 916 g Đơn vị Thang đo Độ phân giải Độ chính xác DO (%) (mg/l) 0 – 500 0 – 50 ± 2 ± 0,2 0,1 0,01 Nhiệt độ -5 – 450C ± 0,150C 0,10C Độ dẫn (mS/cm) 0 – 200 ± 0,001 0,001-0,1 Độ muối (ppt) 0 – 70 ± 0,1 0.01 pH 0 – 14 ± 0,2 0,01 TDS (g/L) 0 – 100 0,0001 Áp suất(mmHg) 500 – 800 ± 3 0,1 Máy đo đa năng đo nồng độ muối, độ ẩm, PH, nhiệt độ,….. Phần 3: Nhận xét, đánh giá : 1.Đối với độ dẫn điện : nói chung không ảnh hưởng nhiều tới động vật thủy sản. 2.Đối với độ mặn : Mức qui định phù hợp <5‰ , cá phát triển tốt nhất ở độ mặn 0-5‰ tùy vào từng loài. Biến động trong ngày không quá 3‰. Độ mặn cao, cá dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn và chậm lớn cũng như sẽ chết hàng loạt. Để phòng ngừa độ mặn tăng cao đối với ao nuôi cá nước ngọt cần chú ý làm bờ ao cao, xem xét kỹ nguồn nước cấp vào ao, đặc biệt là các tỉnh phía nam hay có triều cường tăng cao,bên cạnh đó cần chú ý tránh rò rỉ khi nuôi gần các ao nuôi hải sản. Khi phát hiện độ mặn tăng cao và đột ngột cần thay nước ngay lập tức,bơm nước ngọt vào ao từ từ bằng máy bơm cỡ nhỏ hay máng dẫn tránh hiện tượng sốc cho thủy sản. .
Luận văn liên quan